Khảo sát tính an toàn và hợp lý của thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa tim mạch Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương

Mở đầu: Tại Việt Nam bệnh THA càng tăng nhanh trong cộng đồng, biến chứng THA ngày một tăng, THA là vấn đề thời sự và gánh nặng y tế. Điều trị THA không chỉ dừng lại ở mức độ khống chế trị số huyết áp (HA) cho đến mức xem như bình thường mà còn cần ngăn ngừa, giảm, làm chậm xuất hiện các tổn thương cơ quan đích. Mục tiêu: Khảo sát tính an toàn và hợp lý của thuốc chống THA tại khoa tim mạch Bệnh Viện Cấp Cứu Trưng Vương (BVCCTV). Phương pháp: Cắt ngang mô tả, hồi cứu và tiền cứu. Chia thành 2 giai đoạn (GĐ): GĐ 1: phân tích, đánh giá trên 385 hồ sơ bệnh án từ 09/2009- 02/2010, đề ra biện pháp can thiệp. GĐ 2: phân tích, đánh giá trên 290 hồ sơ bệnh án từ 03/2010 - 06/2010, đánh giá biện pháp can thiệp. Kết quả: Sự phân bổ giới tính gồm 111 (28,83%) nam và 274 nữ (71,17%). Độ tuổi từ 40 đến 105, trung bình (66,52 ± 11,79). Tần suất rối loạn điện giải là 39,22%, tần suất THATT đơn độc chiếm 25,19%. Tỷ lệ đạt HA mục tiêu chung là 92,2%, số thuốc chống THA trung bình cho mỗi bệnh nhân để đạt HA mục tiêu là 2,07 ± 0,42 loại. Lựa chọn thuốc theo thứ tự giảm dần: UCMC, UC calci, chẹn beta, lợi tiểu, UCTT, UCTKTU. Tỷ lệ phối hợp thuốc chống THA lần lượt là: hai thuốc (42,6%); đơn trị liệu (31,69%); phối hợp 3 thuốc (21,04%); phối hợp trên 3 thuốc (4,42%). Nếu THA không có bệnh lý hoặc kèm theo ĐTĐ type 2 hoặc sau NMCT; bệnh mạch máu não; kèm suy tim; THATT đơn độc ở người cao tuổi thì thuốc UCMC dùng nhiều nhất. THA kèm bệnh thận mạn thì thuốc UC calci dùng nhiều nhất. Liều lượng nhóm UCMC có 7/385 trường hợp (1,82%) dùng liều chưa hợp lý theo Dược Thư Việt Nam. Việc chọn thuốc chống THA ở bệnh nhân THA kèm: ĐTĐ type 2, sau NMCT và hội chứng suy tim ở 2 giai đoạn (trước và sau khi khi có biện pháp can thiệp), cho thấy hiệu quả khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, việc chọn thuốc chống THA ở bệnh nhân THA kèm bệnh thận và bệnh mạch máu não ở 2 giai đoạn, cho thấy hiệu quả khác nhau có ý nghĩa thống kê.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tính an toàn và hợp lý của thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa tim mạch Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 245 KHẢO SÁT TÍNH AN TOÀN VÀ HỢP LÝ CỦA THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA TIM MẠCH BỆNH VIỆN CẤP CỨU TRƯNG VƯƠNG Võ Văn Bảy*, Bùi Tùng Hiệp** TÓM TẮT Mở đầu: Tại Việt Nam bệnh THA càng tăng nhanh trong cộng đồng, biến chứng THA ngày một tăng, THA là vấn đề thời sự và gánh nặng y tế. Điều trị THA không chỉ dừng lại ở mức độ khống chế trị số huyết áp (HA) cho đến mức xem như bình thường mà còn cần ngăn ngừa, giảm, làm chậm xuất hiện các tổn thương cơ quan đích. Mục tiêu: Khảo sát tính an toàn và hợp lý của thuốc chống THA tại khoa tim mạch Bệnh Viện Cấp Cứu Trưng Vương (BVCCTV). Phương pháp: Cắt ngang mô tả, hồi cứu và tiền cứu. Chia thành 2 giai đoạn (GĐ): GĐ 1: phân tích, đánh giá trên 385 hồ sơ bệnh án từ 09/2009- 02/2010, đề ra biện pháp can thiệp. GĐ 2: phân tích, đánh giá trên 290 hồ sơ bệnh án từ 03/2010 - 06/2010, đánh giá biện pháp can thiệp. Kết quả: Sự phân bổ giới tính gồm 111 (28,83%) nam và 274 nữ (71,17%). Độ tuổi từ 40 đến 105, trung bình (66,52 ± 11,79). Tần suất rối loạn điện giải là 39,22%, tần suất THATT đơn độc chiếm 25,19%. Tỷ lệ đạt HA mục tiêu chung là 92,2%, số thuốc chống THA trung bình cho mỗi bệnh nhân để đạt HA mục tiêu là 2,07 ± 0,42 loại. Lựa chọn thuốc theo thứ tự giảm dần: UCMC, UC calci, chẹn beta, lợi tiểu, UCTT, UCTKTU. Tỷ lệ phối hợp thuốc chống THA lần lượt là: hai thuốc (42,6%); đơn trị liệu (31,69%); phối hợp 3 thuốc (21,04%); phối hợp trên 3 thuốc (4,42%). Nếu THA không có bệnh lý hoặc kèm theo ĐTĐ type 2 hoặc sau NMCT; bệnh mạch máu não; kèm suy tim; THATT đơn độc ở người cao tuổi thì thuốc UCMC dùng nhiều nhất. THA kèm bệnh thận mạn thì thuốc UC calci dùng nhiều nhất. Liều lượng nhóm UCMC có 7/385 trường hợp (1,82%) dùng liều chưa hợp lý theo Dược Thư Việt Nam. Việc chọn thuốc chống THA ở bệnh nhân THA kèm: ĐTĐ type 2, sau NMCT và hội chứng suy tim ở 2 giai đoạn (trước và sau khi khi có biện pháp can thiệp), cho thấy hiệu quả khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, việc chọn thuốc chống THA ở bệnh nhân THA kèm bệnh thận và bệnh mạch máu não ở 2 giai đoạn, cho thấy hiệu quả khác nhau có ý nghĩa thống kê. Kết luận. Tỷ lệ chọn thuốc điều trị THA hợp lý là 98,18%. Từ khóa. Tăng huyết áp (THA), tăng huyết áp tư thế (THATT), ức chế men chuyển (UCMC), ức chế calci (UC calci), ức chế thụ thể angiotensin II (UCTT), ức chế thần kinh trung ương (UCTKTU) ABSTRACT STUDYING THE SAFETY AND REASONABILITY OF MEDICAMENT TREATMENT IN THE HYPERTENSION AT THE CARDIOVASCULAR DEPARTMENT OF TRUNG VUONG EMERGENCY HOSPITAL Vo Van Bay, Bui Tung Hiep* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 245 - 251 Background: In Vietnam, the hypertension increases faster and faster in the community and its side-effects increases more and more are topical question and the health load. To treat the hypertension, it is not only to control the blood pressure index until the blood pressure is considered as normal but also to prevent, to decrease *Bệnh viện huyện Bình Chánh, TP. HCM **Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, TP. HCM Tác giả liên lạc: TS. Bùi Tùng Hiệp ĐT: 0913912872 E-mail: buitunghiep@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 246 and to delay the injuries at the principal target organs. Objectives: To study the safety and reasonability of medicaments treatment in the hypertension at the cardiovascular department of Trung Vuong emergency hospital. Method: Cross-sectional, descriptive, retrospective and prospective study. It is divided into two stages: Stage 1: analyze, estimate over 385 clinical records from September 2009 to February 2010 to suggest the measures of intervention. Stage 2: analyze, estimate over 290 clinical records from March 2010 to June 2010 to evaluate the measures of intervention. Results: Arrangement according to sex including 111 (28.83%) males and 274 females (71.17%). Age: from 40 to 105, average (66.52 ± 11.79). The percentage of electrolytic disorder was 39.22%, the percentage of hypertension systole occupying 25.19%. Ratio obtains the blood pressure for common aim was 92.2%, the average of antihypertensive drugs used for each patient to obtain the desired blood pressure was 2.07 ± 0.42 kinds. The choice of hypertensive drugs according to the decrease more and more was: ACEI, CCB, beta blocker, diuretic, ARB, inhibit the central nervous system. The ratio of associated antihypertensive drugs was: 2 medicaments (42.6%); 1 medicament (31.69%); three medicaments (21.04%); over three medicaments (4.42%), respectively. The choice of the medicaments against hypertension were: In the hypertension without pathological signs or with diabetes type 2 or after coronary thrombosis; with brain vascular diseases; heart failure; mental disorder at elderly persons, the ACEI were indicated the most. In the hypertension with renal disease, the CCB were used the most. The dosage of group of the medicaments of inhibiting enzyme, are 7/385 cases (1.82%) they used unreasonable dosage according to Vietnam Pharmacy Book. The choice of medicaments against hypertension of the hypertension’s patients associated diabetes type 2 or with coronary and heart failure symtoms of two stages (before and after the intervention) not showed a significant difference. Contrary to the choice of medicaments against hypertension of hypertension’s patients associated renal disease and brain vascular diseases at two stages, indicated a significant difference. Conclusion: The ratio of reasonable choice of antihypertensive drugs against hypertension was 98.18%. Keywods: Hypertension, angiotensin-converting enzyme inhibitor (ACEI), calcium channel blocker (CCB), angiotensin II receptor blocker (ARB), inhibit the central nervous system ĐẶT VẤN ĐỀ Ở các nước kinh tế phát triển cũng như các nước kinh tế đang phát triển bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, trong đó bệnh THA chính là yếu tố nguy cơ làm cho bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. THA là nguyên nhân dẫn đến hậu quả bệnh lý nguy hiểm như: suy tim, suy thận, bệnh mạch vành, đột quỵ... Do đó THA là vấn đề thời sự và gánh nặng y tế. Việt Nam đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển đời sống xã hội, mức sống ngày càng cao, bệnh THA ngày càng tăng nhanh trong cộng đồng, biến chứng THA ngày một tăng. Theo số liệu cập nhật của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2007, ở Việt Nam tử vong do bệnh mạch vành là 66,179 người/năm. Việc điều trị cho bệnh nhân THA không chỉ dừng lại ở mức độ khống chế trị số HA cho đến mức HA xem như bình thường, mà còn là cần ngăn ngừa, giảm, làm chậm xuất hiện các tổn thương cơ quan đích do nguyên nhân THA gây ra. Việc kiểm soát HA giúp giảm các yếu tố nguy cơ, như nguy cơ tim mạch, nguy cơ tai biến mạch máu lớn và mạch máu nhỏ nhằm giảm tử suất và bệnh suất. THA là một bệnh mạn tính, việc điều trị đòi hỏi quá trình liên tục và lâu dài. Trong điều trị THA với nhiều bệnh lý tim mạch kèm theo đòi hỏi thầy thuốc phải hết sức thận trọng khi lựa chọn thuốc chống THA cho mỗi đối tượng theo khuyến cáo, có nhiều chứng cứ lâm sàng nhằm bảo vệ cơ quan đích tối ưu. Việc điều trị điều bệnh THA không theo khuyến cáo làm cho bệnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 247 trầm trọng thêm, suất hiện sớm biến chứng, không ngăn chặn được tổn thương cơ quan đích do nguyên nhân THA gây ra.. Khoa tim mạch bệnh viện cấp cứu Trưng Vượng, TP HCM (BVCCTV) là những khoa có tần suất sử dụng các thuốc điều trị THA khá cao, chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tính an toàn và hợp lý của thuốc điều trị THA tại khoa tim mạch BVCCTV” nhằm góp phần sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và giúp nâng cao chất lượng điều trị tại khoa tim mạch BVCCTV. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát tính an toàn và hợp lý của thuốc chống THA tại khoa tim mạch BVCCTV. Mục tiêu chuyên biệt Khảo sát cơ cấu các loại thuốc chống THA chỉ định cho bệnh nhân THA. Phân tích, đánh giá sự lựa chọn thuốc, phối hợp thuốc và tỷ lệ đạt HA mục tiêu điều trị theo JNC VII và khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam năm 2008. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả (hồi cứu và tiền cứu) trên hồ sơ bệnh án và khảo sát trực tiếp trên bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa tim mạch BVCCTV từ: 09/2009 - 06/2010(8,9), chia thành 2 giai đoạn (GĐ): Giai đoạn I: khảo sát trên 385 hồ sơ bệnh án nội trú có chỉ định điều trị tại khoa tim mạch từ: 09/2009 - 02/2010. Giai đoạn II: dựa trên kết quả khảo sát đề ra biện pháp can thiệp trên 290 bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa tim mạch từ: 03/2010 - 6/2010. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn lựa vào nghiên cứu Các hồ sơ bệnh án nội trú có chẩn đoán THA được chỉ định điều trị tại khoa tim mạch BVCCTV từ: 09/2009 - 06/2010. Tiêu chuẩn loại trừ Hồ sơ của bệnh án trốn viện, chuyển viện và bệnh nhân < 18 tuổi. KẾT QUẢ Bảng 1. Tỷ lệ rối loạn điện giải STT Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Giảm kali 95 62,91 Giảm natri 29 19,21 Giảm kali, natri 15 9,93 Tăng natri 1 0,66 Tăng kali 9 5,96 Rối loạn điện giải Tăng kali, giảm natri 2 1,32 Lúc nhập viện 142 94,03 Phân loại Sau điều trị 9 5,97 Bảng 2. Tỷ lệ đạt HA mục tiêu chung Đạt HA mục tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) Có 355 92,20 Không 30 7,8 Tổng 385 100 Bảng 3. Số loại thuốc chống THA cho mỗi nhóm bệnh THA Min Max Mean SD Kèm ĐTĐ 1 4 2,12 0,82 Kèm bệnh thận 1 4 2,37 0,11 Kèm NMCT 1 2 2,07 0,22 Kèm suy tim 1 5 2,50 0,17 Không bệnh kèm 1 4 1,97 0,80 Kèm đột quỵ 1 4 2,52 0,19 Chung 1 5 2,07 0,42 Bảng 4. Tần suất sử dụng thuốc chống THA STT Nhóm thuốc Tần suất Tỷ lệ % UCMC 266 34,91 Captopril 146 19,16 Imidapril 51 6,69 Lisinopril 34 4,46 Perindopril 31 4,07 Quinapril 2 0,26 1. Enalapril 2 0,26 UC calci 177 23,23 Amlodipin 127 16,67 Felodipin 31 4,07 Diltiazem 12 1,57 2. Nifedipin 7 0,92 Chẹn beta 143 18,77 Bisoprolol 109 14,30 Carvedilol 20 2,62 3. Metoprolol 8 1,05 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 248 STT Nhóm thuốc Tần suất Tỷ lệ % Atenolol 5 0,66 Proranolol 1 0,13 Lợi tiểu 129 16,93 Furosemid 94 12,34 Indapamid 18 2,36 Spironolacton 16 2,10 4. Hydrochlothiazid 1 0,13 UCTT 39 5,12 Valsartan 26 3,41 Telmisartan 11 1,44 5. Losartan 2 0,26 UCTKTU 8 1,05 6. Methyldopa 8 1,05 Tổng 762 100 31.80% 42.70% 21.10% 4.40% 0 15 30 45 Tỷ lệ % Đơn trị Phối hợp 2 thuốc Phối hợp 3 thuốc Phối hợp hơn 3 thuốc Trị liệu Biểu đồ 1. Lựa chọn thuốc chống THA trong điều trị THA 41.33% 27.04% 15.31% 11.73%% 4.8%% 1.05% 0 15 30 45 Tỷ lệ % Biểu đồ 2. Tần suất thuốc chống THA cho bệnh THA không bệnh lý kèm theo 42.53% 29.11% 18.65% 5.23% 3.73% 0.75% 0 10 20 30 40 50 Tỷ lệ % UCM C UC calci Chẹn beta UCTT Thiazid UCTKTW Nhóm thuốc Biểu đồ 3. Tần suất thuốc chống THA ở bệnh THATT đơn độc 34.38% 2 1.4 3 % 19 .2 0 % 16.52% 7.59% 0.90% 0 15 30 45 Tỷ lệ % UCMC UC calci Chẹn beta Lợi t iểuUCTT UCTK TW Nhóm thuốc Biểu đồ 4. Tần suất thuốc chống THA ở bệnh THA kèm ĐTĐ 33.650% 2 7 . 8 8 % 17 . 3 3 % 15.38% 2.88% 2.88% 0 10 20 30 40 Tỷ lệ % UC calciLợi tiểu UCMC Chẹn beta UCTT UCTK TW Nhóm thuốc Biểu đồ 5. Tần suất thuốc chống THA ở bệnh THA kèm bệnh thận 25.37% 22.39% 20.09% 19.40% 11.95% 0 10 20 30 Tỷ lệ % UCMC Chẹn beta UC Calci UCTT Lợi tiểu Nhóm thuốc Biểu đồ 6. Tần suất thuốc chống THA kèm bệnh mạch máu não 35.00% 35.00% 15.00% 10.00% 7.59% 5.00% 0 10 20 30 40 Tỷ lệ % UCMC Chẹn beta Lợi tiểu UCTT UC calci UCTK TW Nhóm thuốc Biểu đồ 7. Tần suất thuốc chống THA ở bệnh THA sau NMCT 41.67% 23.34% 16.67% 10.00% 8.34% 0 10 20 30 40 50 Tỷ lệ % UCMC Chẹn beta Đối kháng aldosteron UC calci UCTT Nhóm thuốc Biểu đồ 8. Tần suất thuốc chống THA ở bệnh THA kèm hội chứng suy tim Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 249 Khảo sát về liều UCMC trên bệnh THA kèm bệnh thận: tỷ lệ sử dụng chưa hợp lý là 1,82% (trên liều khuyến cáo)(2,4) Nhận xét: trong GĐ I chúng tôi khảo sát hồi cứu trên 385 bệnh nhân nội trú từ: 9/2009 - 02/2010. Kết quả khảo sát về sự lựa chọn thuốc chống THA cho trên 4 nhóm đối tượng chính là bệnh THA với các bệnh lý kèm theo như: ĐTĐ type 2, bệnh lý thận mạn (thuốc khuyến cáo: UCMC, UCTT), sau NMCT (thuốc khuyến cáo: UCMC, chẹn beta) và bệnh mạch máu não (thuốc khuyến cáo: UCMC, lợi tiểu thiazid). Đa số được chọn thuốc theo khuyến cáo, nhưng cũng còn nhiều bệnh nhân chưa được dùng thuốc theo khuyến cáo JNC VII và Hội TMHVN 2008 nên chúng tôi đã tổ chức trình bày với bác sĩ trưởng khoa tim mạch ngay sau khi kết thúc GĐ I và GĐ II tác động trên 4 nhóm đối tượng bệnh nhân này. Trong GĐ II chúng tôi thu thập được 290 bệnh nhân từ tháng 3/2010 - 6/2010. Bảng 5. So sánh lựa chọn thuốc chống THA ở bệnh THA kèm ĐTĐ type 2 ở các GĐ GĐI (n = 118) GĐ II (n = 68) P UCMC 77 (34,38%) 48 (34,78%) > 0,05 UCTT 17(7,59%) 8 (5,8%) > 0,05 Tổng 94 (41,97%) 56 (40,58%) Bảng 6. So sánh thuốc chống THA ở bệnh THA kèm bệnh mạch máu não các GĐ GĐ I (n = 27) GĐ II (n = 19) P UCMC 17 (25,37%) 15 (45,45%) < 0,05 Thiazid 1(1,7%) 1(3,03%) > 0,05 Tổng 18(27,07%) 16(48,48%) Bảng 7. So sánh sự chọn thuốc chống THA ở bệnh THA sau NMCT các GĐ GĐ I (n = 11) GĐII (n = 5) p UCMC 7 (35,00%) 4 (36,36%) > 0,05 Chẹn beta 7 (35,00%) 2 (18,18%) > 0,05 Tổng 14 (70,00%) 6 (54,54%) Bảng 8. So sánh thuốc chống THA ở bệnh THA kèm bệnh thận các GĐ GĐ (n = 46) GĐ II (n = 22) P UCMC 18(17,33%) 16(31%) < 0,05 UCTT 3 (2,88%) 2 (4%) > 0,05 Tổng 21(20,21%) 18 (34%) BÀN LUẬN - Tỷ lệ rối loạn điện giải chiếm 39,22%, giảm kali (24,67%) > giảm natri (7,53%) > giảm natri và kali (3,89%) > tăng kali (2,33%). Do người cao tuổi cơ địa suy giảm dễ mắc bệnh nội khoa và do dùng thuốc. Xét tương quan giữa giảm kali và thuốc lợi tiểu gây mất kali sau quá trình điều trị (χ2 = 6,30; n = 9; df = 8; p = 0,61), không có tương quan. Tuy nhiên cỡ mẫu nhỏ (9 trường hợp) nên chưa kết luận giảm kali do thuốc lợi tiểu gây mất kali. - Tỷ lệ đạt HA mục tiêu chung sau thời gian điều trị là 92,2%, qua quá trình theo dõi điều trị đã có sự điều chỉnh thuốc hợp lý để bệnh nhân đạt HA mục tiêu. - Số loại thuốc chống THA trung bình cho mỗi bệnh nhân để đạt HA mục tiêu là (2,07 ± 0,42) loại. Ở bệnh nhân đột quỵ cần nhiều hơn so với trung bình (2,52 ± 0,19) loại. Số thuốc trung bình để đạt HA mục tiêu thấp hơn JNC7. Theo JNC VII, hầu hết bệnh nhân THA sẽ phải cần hai hoặc nhiều hơn các thuốc chống THA để đạt được HA mục tiêu (< 140/90 mmHg, < 130/80mmHg đối với ĐTĐ). - Tần suất lựa chọn thuốc chống THA phân bố không đều, xu hướng ít sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid (2,49%). Nhóm UCMC dùng nhiều nhất (41,84%) trong đó captopril dùng nhiều nhất (19,16%) do có nhiều bệnh lý kèm theo có chỉ định bắt buộc(5,6). Kế đến là nhóm UC calci (28%) trong đó amlodipin được sử dụng nhiều nhất (16,67%), do có nhiều bệnh nhân có chỉ định bắt buộc(5) và dùng phối hợp thuốc. Tiếp theo là nhóm chẹn beta (23%) trong đó bisoprolol sử dụng nhiều nhất (14,30%), do có nhiều bệnh nhân có chỉ định bắt buộc(6,10). Và nhóm lợi tiểu chiếm tỷ lệ sử dụng ít (19%), trong đó tỷ lệ furosemid khá cao (12,34%) do có nhiều bệnh nhân có chỉ định bắt buộc(5) và dùng cấp cứu cơn THA. Nhóm UCTT ít được lựa chọn thường sử dụng khi bệnh nhân không dung nạp với UCMC, thường là vì ho khan. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 250 - Về phối hợp thuốc chống THA: phối hợp 2 thuốc > đơn trị > phối hợp 3 thuốc > phối hợp hơn 3 thuốc, do tỷ lệ bệnh nhân có HATT lớn hơn HA mục tiêu 20/10 mmHg cao (55,06%), theo JNC7 phối hợp thuốc nên thực hiện sớm khi HA lớn hơn HA mục tiêu 20/10mmHg. - THA không bệnh kèm chiếm 26,49%, thuốc sử dụng: UCMC (41,33%) > UC calci (27,04%) > chẹn beta (15,31%) > thiazid (3,06%). Lợi tiểu thiazid cần lựa chọn đầu tay cho tượng này(6). Trong đó tỷ lệ phối hợp > 2 thuốc chiếm đa số (67,64%) do bệnh nhân nhập viện có mức HA lớn hơn HA mục tiêu 20/10 mmHg (50%). Hiệu quả hạ áp: chẹn beta, lợi tiểu thiazid, UC calci và UCMC tương đương nhau. Hiệu lực phòng ngừa các biến cố tim mạch: lợi tiểu thiazid, chẹn beta, UC calci và UCMC tương đương nhau(1). - THATT đơn độc ở người lớn tuổi chiếm 15,06%, thuốc sử dụng: UCMC (42,53%) > UC calci (29,11%) chẹn beta (18,65%) > UCTT (5,23%) > thiazid (3,73%). Do có 30 trường hợp kèm ĐTĐ, 10 trường hợp kèm bệnh thận mạn, 19 trường hợp bệnh mạch vành. Thuốc lợi tiểu thiazid, tương tự thiazid và UC calci (dihydropyridin) đặc biệt hiệu quả trên bệnh cao tuổi có THATT đơn độc vì làm giảm bệnh tật và tử vong tim mạch(5). - THA kèm ĐTĐ chiếm 30,65%, thuốc sử dụng: UCMC (34,38%) > UC calci (21,43%) > chẹn beta (19,20%) > lợi tiểu (16,52%) > UCTT (7,59%). Thuốc UCMC và UCTT làm giảm tiến triển đến suy thận ở bệnh ĐTĐ type 2(3,7,11), UCTT dùng ít do chỉ dùng khi không dung nạp với UCMC. - THA kèm bệnh thận mạn chiếm 11,95%, thuốc sử dụng: UC calci (33.65%) > lợi tiểu (27,88%) > UCMC (17,33%) > UCTT (2,88%). Thuốc UCTT hiệu quả trong suy thận mạn (13), giảm protein niệu(12). - THA kèm bệnh mạch máu não chiếm 7,01%, thuốc sử dụng: UCMC (25,37%) > chẹn beta (22,39%) > UC calci (20,90%) > UCTT (19,40%) > thiazid (1,49%). Thuốc UCMC và thiazid làm giảm đột quỵ tái phát(5). - THA sau NMCT chiếm 2,86%, thuốc sử dụng: UCMC, chẹn beta (35%) > lợi tiểu (15%) > UCTT (10%) > UC calci (5%). Thuốc UCMC và chẹn beta làm giảm tỷ lệ tử vong(5). - THA kèm hội chứng suy tim chiếm 8,34%, thuốc sử dụng: UCMC (41,67%) > chẹn beta (23,34%) > đối kháng aldosteron có và không có kết hợp lợi tiểu quai (16,67%), (suy tim loại NYHA III và IV) > UC calci (10%) > UCTT (8,34%). UCMC, chẹn beta và đối kháng aldosteron có hoặc không lợi tiểu quai làm giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tim mạch(5). - THA kèm ĐTĐ type 2: sự lựa chọn thuốc UCMC và UCTT ở 2 GĐ trước và sau khi tác động khác nhau không ý nghĩa (χ2, p > 0,05). - THA kèm bệnh thận mạn: sự lựa chọn thuốc UCMC ở 2 GĐ trước và sau khi tác động khác nhau có ý nghĩa thống kê (χ2, p < 0,05). Sau khi can thiệp ở GĐ 2 ở nhóm bệnh nhân suy thận mạn được sử dụng thuốc hợp lý hơn, cụ thể là: nhóm UCMC từ 17,33% tăng lên 31%. Sự lựa chọn thuốc UCTT ở 2 GĐ khác nhau không ý nghĩa thống kê (χ2, p > 0,05). - THA kèm bệnh mạch máu não: sự lựa chọn thuốc UCMC ở 2 GĐ khác nhau có ý nghĩa thống kê (χ2, p < 0,05). Sau khi can thiệp ở GĐ 2 ở nhóm bệnh THA kèm bệnh mạch máu não được chỉ định thuốc hợp lý hơn, cụ thể là: nhóm UCMC từ 25,37% tăng lên 45,45%. Sự chọn lợi tiểu thiazid ở 2 GĐ khác nhau không ý nghĩa thống kê (χ2, p > 0,05). - THA sau NMCT: sự chọn thuốc UCMC, chẹn beta ở 2 GĐ khác nhau không ý nghĩa thống kê (χ2, p > 0,05). Sau khi can thiệp ở GĐ 2 bệnh nhân được chỉ định thuốc hợp lý hơn, cụ thể là: GĐ 1 còn 2 bệnh nhân chưa được chỉ định UCMC hoặc chẹn beta, ở GĐ 2 có 100% bệnh nhân được chỉ định UCMC hoặc chẹn beta. KẾT LUẬN Cơ cấu các loại thuốc chống THA: UCMC > UC calci > chẹn beta > lợi tiểu UCTT > UCTKTU. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên c
Tài liệu liên quan