Khảo sát tình hình nhiễm khuẫn trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa A2 BV Thống Nhất từ 07/2010 đến 07/2011

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm vi khuẩn học trên bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa A2 BVTN và độ nhạy cảm cuả vi khuẩn đối với các kháng sinh thông thường. Phương pháp: Hồi cứu, cắt ngang, mô tả Kết quả: - Tác nhân gây bệnh chủ yếu: Klebsiella pneumoniae 32,3%; Acinetobacter baumannii 32,2%, Pseudomonas aeruginosa 18,5%. - Klebsiella spp còn nhạy với nhiều loại kháng sinh: trên 80% đối với Cephalosporin thế hệ 3, 100% đối với nhóm Imipenem, nhóm Fluoroquinolon còn nhạy từ 80-90%. - A. baumannii đề kháng kháng sinh rất cao, 75% kháng với Imipenem, nhóm Fluoroquinolon đề kháng từ 29-36% Kết luận: Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn Gram âm (Klebsiella spp.; Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa ) với tình trạng đề kháng kháng sinh cao ở nhóm A. baumannii, còn nhạy cảm với nhiều kháng sinh ở nhóm Klebsiella spp

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm khuẫn trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa A2 BV Thống Nhất từ 07/2010 đến 07/2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 254 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẪN TRÊN BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI KHOA A2 BV THỐNG NHẤT TỪ 07/2010 ĐẾN 07/2011 Phạm Thị Phương Oanh*, Hồ Thị Bích Thủy*, Nguyễn Quang Minh* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm vi khuẩn học trên bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa A2 BVTN và độ nhạy cảm cuả vi khuẩn đối với các kháng sinh thông thường. Phương pháp: Hồi cứu, cắt ngang, mô tả Kết quả: - Tác nhân gây bệnh chủ yếu: Klebsiella pneumoniae 32,3%; Acinetobacter baumannii 32,2%, Pseudomonas aeruginosa 18,5%. - Klebsiella spp còn nhạy với nhiều loại kháng sinh: trên 80% đối với Cephalosporin thế hệ 3, 100% đối với nhóm Imipenem, nhóm Fluoroquinolon còn nhạy từ 80-90%. - A. baumannii đề kháng kháng sinh rất cao, 75% kháng với Imipenem, nhóm Fluoroquinolon đề kháng từ 29-36% Kết luận: Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn Gram âm (Klebsiella spp.; Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa ) với tình trạng đề kháng kháng sinh cao ở nhóm A. baumannii, còn nhạy cảm với nhiều kháng sinh ở nhóm Klebsiella spp. Từ khóa: kháng sinh, vi khuẩn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. ABSTRACT SURVEYING THE BACTERIAL CONTAMINATION IN PATIENTS WITH ACUTE EXACERBATIONS OF COPD AT DEPARTMENT A2- THONG NHAT HOSPITAL FROM JULY/2010 TO JULY/2011 Pham Thi Phuong Oanh*, Ho Thi Bich Thuy*, Nguyen Quang Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 254 - 259 Objectives: Surveying bacteriological characteristics in patients hospitalized for acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease at the department A2, Thong Nhat Hospital and determining antibiotic sensitivity of bacteria to conventional antibiotics. Methods: Retrospective, cross-sectional, descriptive study Results: - Major pathogenetic agents: Klebsiella pneumoniae 32. 3%, 32. 2% Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa 18. 5%. - Klebsiella spp are sensitive to a lot of antibiotics: over 80% for third generation Cephalosporin, 100% for Imipenem, and 80-90% for Fluoroquinolone. - A. baumannii is highly resistant: 75% to Imipenem, 29-36% to Fluoroquinolone Conclusions: Pathogens are mainly gram-negative bacteria (Klebsiella spp.; Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa) with high antibiotic resistance in A. baumannii, and high sensitivity to various antibiotics in Klebsiella spp. Keywords: antibiotic, bacterial, Chronic Obstructive Pulmomary disease – COPD ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên thế giới(7) Trong khi tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do * Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thị Phương Oanh ĐT: 0909313663 Email: ptpoanh@gmail. com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 255 những bệnh hàng đầu, đặc biệt là bệnh tim mạch, giảm xuống trong vòng thập kỷ qua thì tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do COPD lại tăng lên 1,2 lần. WHO dự đoán rằng COPD trở thành nguyên nhân tử vong hàng thứ ba (hiện tại là hàng thứ tư) và là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ năm (hiện tại ở hàng thứ 12), tạo ra gánh nặng đáng kể về kinh tế-xã hội(7). Các đợt kịch phát là đặc tính của BPTNMT, là nguyên nhân chủ yếu về bệnh suất và tử vong, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, tiên lượng của bệnh nhân BPTNMT. Số đợt kịch phát trong 1 năm tăng lên khi bệnh tiến triển(1). Vì vậy, đề phòng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các đợt kịch phát sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ nhập viện. Nguyên nhân thường gặp nhất của đợt kịch phát là nhiễm khuẩn khí phế quản và ô nhiễm không khí, nhưng có tới 1/3 các đợt kịch phát nặng không xác định được nguyên nhân(5). Trên bệnh nhân nhập viện vì vào đợt cấp BPTNMT có chỉ định dùng kháng sinh, thì việc lựa chọn kháng sinh ban đầu là hết sức quan trọng Để có những dữ liệu giúp cho việc lựa chọn kháng sinh được thích hợp và hiệu quả, nhiều nghiên cứu về đặc điểm vi khuẩn học trên bệnh nhân bị đợt kịch phát BPTNMT đã được thực hiện, tuy nhiên, loại vi khuẩn nổi trội gây đợt cấp lại thay đổi theo thời gian, yếu tố dịch tễ, địa lý, , và mức độ nhạy cảm kháng sinh của chúng cũng thay đổi. Vì vậy, việc cập nhật thường xuyên các đặc điểm về vi khuẩn học là vấn đề cần được đặt ra. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát đặc điểm vi khuẩn học trên bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp BPTNMT tại khoa A2 bệnh viện Thống Nhất từ 7/2010 đến 7/2011. Mục tiêu chuyên biệt - Xác định tỷ lệ các loại vi khuẩn phân lập được gây đợt cấp BPTNMT - Xác định độ nhạy cảm kháng sinh của các loại vi khuẩn gây bệnh ở trên. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Định nghĩa Theo GOLD (Global initiative for Chronic Obstructive lung Disease): Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmomary disease – COPD) là bệnh có đặc điểm giới hạn luồng khí phục hồi hoàn toàn. Giới hạn luồng khí thường vừa tiến triển và vừa đi kèm với phản ứng viêm bất thường của phổi đối với các hạt hay khí độc. Định nghĩa này không bao gồm “viêm phế quản mạn”, “khí phế thủng” và loại trừ hen phế quản (giới hạn luồng khí hồi phục được)(3). Đợt cấp BPTNMT Định nghĩa theo GOLD (đồng thuận): đợt kịch phát của BPTNMT là một biến cố trong diễn tiến tự nhiên của bệnh, đặc trưng bởi sự thay đổi tình trạng khó thở của bệnh nhân so với mức cơ bản, ho và/hoặc có nhiều đàm hơn sự dao động bình thường hàng ngày, khởi phát cấp tính và có thể cần thay đổi thuốc thường dùng hàng ngày ở bệnh nhân mắc BPTNMT. Tăng thể tích đàm và tính chất đàm mủ gợi ý nguyên nhân nhiễm khuẩn. Kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp. - Bệnh nhân đợt kịch phát có ba triệu chứng chủ yếu: khó thở nhiều hơn, gia tăng lượng đàm và đàm mủ. - Bệnh nhân đợt kịch phát có hai triêu chứng chủ yếu, mà đàm mủ là một trong hai triệu chứng. - Bệnh nhân đợt kịch phát nặng đòi hỏi phải thở máy (xâm lấn hoặc không). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân nhập khoa A2, bệnh viện Thống Nhất từ 7/2010 đến 7/2011 thỏa các tiêu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 256 chuẩn sau: - Tuổi: từ 60 tuổi trở lên - Được chẩn đoán “đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” (BPTNMT) theo tiêu chuẩn của GOLD 2009. Tiêu chuẩn chẩn đoán Bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp BPTNMT * Tăng khó thở so với mức cơ bản * Tăng thể tích đàm * Thay đổi màu sắc và tính chất đàm Tiêu chuẩn loại trừ - Mắc bệnh lao, giãn phế quản, hen phế quản kèm theo. - Bệnh phẩm không đạt chất lượng Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Hồi cứu, cắt ngang, mô tả Cỡ mẫu và Cách chọn mẫu Do mục tiêu nghiên cứu là khảo sát nên chúng tôi nhận tất cả bệnh nhân trong dân số nghiên cứu bắt đầu từ 7/2010 đến 7/2011 thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và không phạm tiêu chuẩn loại trừ. Theo đó số mẫu nhận được: 86 mẫu. Các biến số nghiên cứu: - Tuổi - Giới - Tình trạng hút thuốc lá - Các tác nhân vi khuẩn - Độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh Phương pháp tiến hành Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT theo tiêu chuẩn của GOLD sẽ được lấy mẫu đàm trong vòng 48 giờ đầu trước khi cho kháng sinh. Bệnh phẩm được gởi đến khoa vi sinh của bệnh viện nuôi cấy định lượng vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung Tuổi và giới Bảng 1: Phân bố theo đối tượng tuổi Tuổi n % ≤60 1 1,2 >60 84 98,8 Tổng cộng 86 100 Nhận xét: Bệnh nhân >60 chiếm đa số, tuổi trung bình là 76,9 Bảng 2: Phân bố theo đối tượng giới Giới n % Nam 84 97,7 Nữ 2 2,3 Tổng cộng 86 100 Nhận xét: Bệnh nhân nam chiếm đa số, tỷ lệ 97,7% Hút thuốc lá Bảng 3: Tỷ lệ hút thuốc lá Hút thuốc lá n % Có 74 86,1 Không 12 13,9 Tổng cộng 86 100 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá chiếm 86,1 % Đặc điểm của tác nhân gây bệnh Kết qủa phân lập Bảng 4: Kết quả phân lập vi khuẩn Phân lập vi khuẩn n % Âm tính 36 41,9 Một loại 35 40,7 Dương tính Hai loại 15 17,4 Tổng cộng 86 100 Nhận xét: Tỷ lệ phân lập được vi khuẩn gây bệnh là 58,1%, trong đó số lần vi khuẩn xuất hiện trong các mẫu cấy là 35+(15x2)=65. Tần suất tác nhân gây bệnh phân lập được theo nhóm nhiễm khuẩn. Bảng 5: Tần suất tác nhân gây bệnh phân lập được Tác nhân gây bệnh n Tỉ lệ Acinetobacter spp. 21 32,3 Nhóm trực khuẩn Gr âm P. aeruginosa 12 18,5 Enterobacter spp. 3 4,6 E. coli 4 6,1 Nhóm vi khuẩn đường ruột Klebsiella spp. 21 32,3 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 257 Tác nhân gây bệnh n Tỉ lệ S. aureus 2 3,1 Cầu khuẩn Gram dương S. coagulase neg 2 3,1 Tổng cộng 65 100 Nhận xét: Nhóm trực khuẩn Gram âm chiếm tỷ lệ cao nhất 50,8%, kế đó là nhóm vi khuẩn đường ruột, chiếm tỷ lệ 43%. Nhóm cầu khuẩn Gram dương chiếm tỷ lệ 6,2%. Độ nhạy cảm kháng sinh của các loại vi khuẩn phân lập được Bảng 6: Độ nhạy cảm kháng sinh của Klebsiella pneumoniae S I R Kháng sinh n % n % n % Amoxixilin/A. clavulanic 15 75 2 10 3 15 Piperacillin/Tazo bactam 19 90,5 0 0 2 9,5 Ticarcillin/cid clavulnic 16 76,2 3 14,3 2 9,5 Ceftazidime 17 81,0 2 9,5 2 9,5 Cefepime 19 90,5 0 0 2 9,5 Cefotaxime 17 81,0 2 9,5 2 9,5 Ceftriaxone 17 81,0 2 9,5 2 9,5 Cefuroxime 15 71,4 3 14,3 3 14,3 Trimethprime/Sulfameth oxazon 9 64,3 0 0 5 35,7 Imipenem 9 100 0 0 0 90 Aztreonem 3 100 0 0 0 0 Meropenem 15 100 0 0 0 0 Gentamycine 16 88,9 0 0 2 11,1 Amikacine 19 100 0 0 0 0 Neltimicine 18 90,0 0 0 2 10,0 Ciprofloxacine 16 80,0 2 10,0 2 10,0 Levofloxacine 17 89,5 0 0 2 10,5 Ofloxacine 16 88,9 0 0 2 11,1 Nhận xét: Klebsiella pneumoniae còn nhạy với nhiều loại kháng sinh với tỷ lệ cao Bảng 7: Độ nhạy cảm kháng sinh của P. aeruginosa S I R Kháng sinh n % n % n % Piperacillin/Tazo bactam 9 75 0 0 3 25 Ticarcillin/cid clavulnic 8 72,7 0 0 3 27,3 Ceftazidime 9 81,8 0 0 2 18,2 Cefoperazone 8 66,7 1 8,3 3 25,0 Cefotaxime 5 41,7 1 8,3 6 50 Ceftriaxone 5 41,7 1 8,3 6 50 Meropenem 9 75 0 0 3 25 Gentamycine 3 23,1 2 15,4 8 61,5 Amikacine 5 38,5 2 15,4 6 45,1 S I R Kháng sinh n % n % n % Ciprofloxacine 9 75 0 0 3 25 Levofloxacine 8 80 0 0 2 20 Ofloxacine 8 73,7 0 0 3 24,3 Nhận xét: Đa số chủng P. aeruginosa còn nhạy cảm với một số kháng sinh, tuy nhiên tỷ lệ đề kháng cũng cao. Bảng 8: Độ nhạy cảm kháng sinh của Acinetobacter spp. S I R Kháng sinh n % n % n % Piperacillin/Tazo bactam 12 54,5 2 9,1 8 36,4 Ticarcillin/cid clavulnic 6 28,6 0 0 15 71,4 Ceftazidime 14 63,6 0 0 8 36,4 Cefepime 12 54,5 2 9,1 8 36,4 Cefoperazone 3 100 0 0 0 0 Cefotaxime 2 9,5 11 52,4 8 38,1 Ceftriaxone 9 42,8 6 28,6 6 28,6 Cefuroxime 3 25 3 25 6 50 Trimethoprime/ Sulfamethoxazon 6 37,5 2 12,5 8 50 Imipenem 2 25 0 0 6 75 Aztreonem 5 26,3 6 31,6 8 42,1 Meropenem 14 70 0 0 6 30 Gentamycine 8 36,4 0 0 14 63,6 Amikacine 8 36,4 0 0 14 63,6 Neltimicine 8 40 0 0 12 60 Ciprofloxacine 15 71,4 0 0 6 28,6 Levofloxacine 14 63,6 2 9,1 6 27,3 Ofloxacine 6 35,3 5 29,4 6 35,3 Nhận xét: A. baumannii còn nhạy với một số kháng sinh nhưng tỷ lê đề kháng với một số kháng sinh khác cũng rất cao. BÀN LUẬN Tuổi và giới Mẫu nghiên cứu có độ tuổi từ 60- 88, trung bình là 76,9 và bệnh nhân nam chiếm 97,7%. Kết quả của chúng tôi gần giống với kết quả của một số tác giả khác. Theo Lin S-H và cộng sự, tuổi trung bình của bệnh nhân là 76,3 ±9,4, trong đó nam giới chiếm 83,2%(5). Trong nghiên cứu của tác giả Đỗ Quyết và cộng sự, nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 70-79, nam giới chiếm 83,2%(2). Nghiên cứu mới đây của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hảo cũng cho kết quả Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 258 tương tự: tuổi trung bình của bệnh nhân là 76,6 ± 7, nam giới chiếm tỷ lệ 93,6%(6). Như vậy, BPTNMT thường gặp ở người cao tuổi, nam giới mắc nhiều hơn đáng kể so với nữ giới. Điều này liên quan với việc nam giới hút thuốc lá nhiều hơn nữ, mà hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính gây BPTNMT. Tuy nhiên, người ta dự báo rằng tỷ lệ nữ giới mắc BPTNMT cũng sẽ tăng lên(1). Nguyên nhân chủ yếu là do số phụ nữ hút thuốc lá tăng hoặc bị ảnh hưởng khói thuốc lá thụ động (nghĩa là họ thường xuyên phải sống trong môi trường có khói thuốc lá, khói bếp,) Hút thuốc lá Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây BPTNMT. Thống kê cho thấy khoảng 80-90 % BN bị BPTNMT do có hút thuốc lá. Tỷ lệ bệnh nhân có hút thuốc lá của chúng tôi là 86,1% trong đó 100% là nam giới, tương tự với kết quả của Nguyễn Thị Ngọc Hảo (90% bệnh nhân hút thuốc lá, chủ yếu là nam giới)(6). So với tỷ lệ của tác giả Đỗ Quyết và cộng sự là 79% bệnh nhân có hút thuốc lá, trong đó nam hút thuốc lá 100%(2) thì tỷ lệ bệnh nhân nam hút thuốc lá của chúng tôi cũng không khác. Đặc điểm của tác nhân gây bệnh Tần suất phân lập được vi khuẩn Tỷ lệ phân lập vi khuẩn của chúng tôi là: 59,1%9 (n=86), cao hơn so với tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hảo (46,4%, n=110)(6), gần tương đương với kết quả của Lin và cs (66,4%, n=494)(5), và thấp hơn so với kết quả phân lập của tác giả Đỗ Quyết và cs (91,3%, n=40) [3]. Có thể giải thích sự khác biệt này là do khác nhau về cỡ mẫu. Tần suất các loại vi khuẩn phân lập được Theo kết quả của chúng tôi, nhóm vi khuẩn được phân lập chiếm tỷ lệ cao nhất là trực khuẩn Gram âm 50,8% (trong đó chủng Acinetobacter spp. chiếm 32,3% và Pseudomonas aeruginosa chiếm 18,5%), kế đó là nhóm vi khuẩn đường ruột, chiếm tỷ lệ 43% ( trong đó Klebsiella pneumoniae chiếm 32,3%, E. coli chiếm 6,1% và Enterobacter chiếm 4,6%); còn lại nhóm cầu khuẩn Gram dương chiếm tỷ lệ 6,2% (trong đó Staphylococcus aureus chiếm 3,1% và Staphylococcus coagulase negative cũng chiếm 3,1%). Theo GOLD, các vi khuẩn thường gây nên đợt kịch phát BPTNMT là: Hemophilus influenzea,Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis, Pseudomonas aeruginosa, Enterobacteriacae spp; các vi khuẩn không điển hình bao gồm Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae. Trong khi đó, theo nghiên cứu của tác giả Lê Tiến Dũng, các chủng vi khuẩn thường gặp trong đợt kịch phát BPTNMT theo thứ tự là P. aeruginosa (29%), S. pneumoniae (17%), M. cataralis (8%)(4). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy H. influenzae, S, pneumoniae và M. catarrhalis, cũng như không xác định được tình trạng nhiễm vi khuẩn không điển hình. So sánh với kết quả của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hảo(2), kết quả của chúng tôi cũng tương tự: 3 chủng vi khuẩn phân lập được chiếm tỷ lệ cao nhất là K. pneumoniae (32,3%), P. aeruginosa (18,5% ) và Acinetobacter spp. (32,3%). Kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy sự nổi trội của một số chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong đợt kịch phát BPTNMT, tuy nhiên loại vi khuẩn ưu thế trong các nghiên cứu có khác nhau. Sự khác nhau này có thể liên quan đến đối tượng nghiên cứu (người cao tuổi), các yếu tố môi trường cũng như yếu tố dịch tể học, sự thay đổi của chủng gây bệnh qua các thời kỳ, thay đổi về sự phân bố địa lý của vi khuẩn. Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi và của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hảo cùng thực hiện tại bệnh viện Thống Nhất, vi khuẩn K. pneumoniae ngày càng chiếm tỷ lệ cao trên BN có đợt cấp BPTNMT. Sự nhạy cảm kháng sinh của các tác nhân Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 259 gây bệnh Các nhóm vi khuẩn được phân lập chiếm tỷ lệ cao nhất là: Klebsiella pneumoniae, Acinetobacter spp. và P. aeruginosa. K. pneumoniae phân lập được còn nhạy cao với nhiều kháng sinh: trên 80% đối với Cephalosporin thế hệ 3, 100% đối với nhóm Imipenem, nhóm Fluoroquinolon còn nhạy từ 80-90%, và nhạy với nhóm Aminoglycoside 90- 100% Chủng P. aeruginosa còn nhạy cảm với các kháng sinh nhất là Ceftazidime (81,8%) và Quinolone hô hấp (75-80%), tỷ lệ kháng cao ở Cefotaxim(50%), Ceftriaxon (50%), Gentamycine (61,5%), Amikacine (45,1%) Acinetobacter spp. đề kháng kháng sinh rất cao: 80% kháng với Imipenem, với nhóm Fluoroquinolon đề kháng từ 29-36%. Staphylococcus aureus được phân lập với tỷ lệ thấp (3,1%). Nhìn chung, các vi khuẩn gây đợt cấp BPTNMT trong nghiên cứu vẫn còn nhạy với nhiều loại kháng sinh, tuy nhiên tỷ lệ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn cũng khá cao. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 86 bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp BPTNMT tại khoa A2 bệnh viện Thống Nhất từ 7/2010 đến 07/2011, chúng tôi rút ra được môt số nhận xét sau: - Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là nam, lứa tuổi chiếm đa số là trên 60, tuổi trung bình là 76,9. Có 86,1% bệnh nhân hút thuốc lá - Tỷ lệ phân lập được vi khuẩn là 58,1%. Trong đó, 40,7% phân lập được môt loại vi khuẩn và 17,4% phân lập được 2 loại vi khuẩn - Ba loại vi khuẩn phân lập được chiếm tỷ lệ cao nhất là: K. pneumoniae (32,3%), Acinetobacter spp. (32,3%) và P. aeruginosa ( 18,5%). - Kháng sinh còn nhạy nhiều nhất với từng chủng VK là + Klebsiella pneumoniae: Imipenem (100%), Cephalosporin thế hệ 3 (trên 80%), Fluoroquinolon còn nhạy từ 80-90%. + Pseudomonas aeruginosa: Ceftazidime (81,8%), Fluoroquinolone (75-80%). + Acinetobacter spp: Cefoperazone (100%), Fluoroquinolone (63-71. 4%), Meropenem (70%) - Kháng sinh bị đề kháng nhiều nhất với từng chủng VK là + Klebsiella pneumoniae: Amoxicillin/A. clavulanic (15%), Cefuroxim (14. 3%), Ofloxacin (11. 1%). + Pseudomonas aeruginosa: Gentamycin (61. 5%), Cefotaxim (50%), Ceftriaxone (50%). + Acinetobacter spp. Imipenem (80%), Fluoroquinolon (29-36%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Thoracic Society/ Euro Respiratory Society Task Force: Standards for the diagnosis and management of Patients with COPD [ internet]. Version 1. 2. Newyork: American Thoracic Society; 2004 [ updateed 2005 September 8]. Available from: http: //www. thoracic. org/sections/copd/index/html 2. Đỗ Quyết và cs (2009). “ Nguyên nhân vi khuẩn giai đoạn đầu và sau đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. Tạp chí nội khoa, báo cáo khoa học lần thứ VI. Hội nội khoa Việt Nam, Tr 216-220. 3. Global Strategy for the Diagnosis, Management, and Prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease ( UPDATEED 2009). 4. Lê Tiến Dũng (2006), Khảo sát đặc điểm và sự đề kháng in vitro vi khuẩn gây viêm phổi trong đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương 2005-2006. 5. Lin S-H, Kuo P-H, Hsueh P-R, Yang P-C, Kuo S-H (2007). “ Sputum bacteriology in hospitalized with exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease in Taiwan with an emphasis on Klebsiella pneumoniae and Pseudomonas aeruginosa”. Respiratory, 12, pp. 81-87. 6. Nguyễn Thị Ngọc Hảo (2009), Đặc diểm vi khuẩn học trên bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp tính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TPHCM. 7. World Health Organization, Chornic respiratory disease: Burden.. Accessed 24 May 2007
Tài liệu liên quan