Mở đầu: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được của bệnh tim mạch. Có nhiều thuốc điều
trị tăng huyết áp có hiệu quả, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp các thuốc với nhau. Sự lựa chọn thuốc khởi đầu
nên dựa vào tuổi, chủng tộc, tác dụng phụ lên chuyển hóa, yếu tố nguy cơ tim mạch, và quan trọng nhất là xem
xét các bệnh phối hợp.
Mục tiêu: Khảo sát cơ cấu sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa tim mạch Bệnh viện Cấp Cứu
Trưng Vương. Khảo sát tình hình kiểm soát huyết áp ở đối tượng nghiên cứu sau 1 tuần theo khuyến cáo ESC
2007.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Khảo sát việc sử dụng thuốc chống tăng huyết áp ở 510 bệnh nhân.
Cơ cấu sử dụng thuốc: Phối hợp 2 thuốc để đạt HA mục tiêu chung chiếm tỉ lệ cao nhất; tăng huyết áp
không có bệnh lý kèm theo thì thuốc chống tăng huyết áp được chỉ định nhiều nhất là nhóm ức chế men chuyển,
kế đến là nhóm ức chế kênh Canxi, nhóm chẹn thụ thể bêta, lợi tiểu không phải là chỉ định đầu tay; tăng huyết áp
ở người suy tim thì lợi tiểu chiếm tỉ lệ cao nhất 47,7%, thứ 2 là ức chế men chuyển 43,2%, thấp nhất chẹn thụ
thể bêta có 11,4%; tăng huyết áp ở người có bệnh thận mạn thì ức chế kênh Canxi chiếm tỉ lệ cao nhất 60,5% kế
đến là lợi tiểu (Furosemid 50,0%), ức chế thần kinh trung ương 39,5%; tăng huyết áp ở người có đái tháo đường
thì ức chế men chuyển chiếm tỉ lệ cao nhất 63,6%. Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu: Tỉ lệ đạt HA mục tiêu chung cao
(81,7%); có đái tháo đường: 79,3%, so với không có đái tháo đường 82,0%; có bệnh thận mạn đạt 60,5%, so với
không có bệnh thận mạn 83,1%; có bệnh mạch vành là 79,5%, so với không có bệnh mạch vành là 82,1%; có suy
tim là 72,7% so với không suy tim đạt 82,2%; có đột quỵ là 67,7% so với không có đột quỵ là 82,3%; cao tuổi là
80,9% so với không cao tuổi là 82,5%.
Kết luận: Tăng huyết áp không có bệnh lý kèm theo thì thuốc được chỉ định nhiều nhất là nhóm ức chế men
chuyển, kế đến là nhóm ức chế kênh Canxi, chẹn bêta. Lợi tiểu không phải là chỉ định đầu tay. Tăng huyết áp có
các bệnh lý đi kèm, thuốc chống tăng huyết áp thay đổi theo bệnh kèm.Sử dụng viên thuốc phối hợp cố định liều
còn quá ít. Tỉ lệ đạt HA mục tiêu chung cao (81,7%), nhưng THA có bệnh phối hợp thì tỉ lệ đạt HA mục tiêu
không cao. Phối hợp 2 thuốc để đạt HA mục tiêu chung chiếm tỉ lệ cao nhất
11 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng và hiệu quả thuốc chống tăng huyết áp ở bệnh tăng huyết áp tại khoa Tim mạch Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương 10/2011‐3/2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 21
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ THUỐC CHỐNG
TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA TIM MẠCH
BỆNH VIỆN CẤP CỨU TRƯNG VƯƠNG 10/2011‐ 3/2013
Đôn Thị Thanh Thủy*, Đỗ Công Tâm*, Nguyễn Thị Mỹ Duyên*, Lý Huy Khanh*, Hà Thanh Yến
Trang*, Trần Triệu Thanh Trúc*
Mở đầu: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được của bệnh tim mạch. Có nhiều thuốc điều
trị tăng huyết áp có hiệu quả, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp các thuốc với nhau. Sự lựa chọn thuốc khởi đầu
nên dựa vào tuổi, chủng tộc, tác dụng phụ lên chuyển hóa, yếu tố nguy cơ tim mạch, và quan trọng nhất là xem
xét các bệnh phối hợp.
Mục tiêu: Khảo sát cơ cấu sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa tim mạch Bệnh viện Cấp Cứu
Trưng Vương. Khảo sát tình hình kiểm soát huyết áp ở đối tượng nghiên cứu sau 1 tuần theo khuyến cáo ESC
2007.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Khảo sát việc sử dụng thuốc chống tăng huyết áp ở 510 bệnh nhân.
Cơ cấu sử dụng thuốc: Phối hợp 2 thuốc để đạt HA mục tiêu chung chiếm tỉ lệ cao nhất; tăng huyết áp
không có bệnh lý kèm theo thì thuốc chống tăng huyết áp được chỉ định nhiều nhất là nhóm ức chế men chuyển,
kế đến là nhóm ức chế kênh Canxi, nhóm chẹn thụ thể bêta, lợi tiểu không phải là chỉ định đầu tay; tăng huyết áp
ở người suy tim thì lợi tiểu chiếm tỉ lệ cao nhất 47,7%, thứ 2 là ức chế men chuyển 43,2%, thấp nhất chẹn thụ
thể bêta có 11,4%; tăng huyết áp ở người có bệnh thận mạn thì ức chế kênh Canxi chiếm tỉ lệ cao nhất 60,5% kế
đến là lợi tiểu (Furosemid 50,0%), ức chế thần kinh trung ương 39,5%; tăng huyết áp ở người có đái tháo đường
thì ức chế men chuyển chiếm tỉ lệ cao nhất 63,6%. Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu: Tỉ lệ đạt HA mục tiêu chung cao
(81,7%); có đái tháo đường: 79,3%, so với không có đái tháo đường 82,0%; có bệnh thận mạn đạt 60,5%, so với
không có bệnh thận mạn 83,1%; có bệnh mạch vành là 79,5%, so với không có bệnh mạch vành là 82,1%; có suy
tim là 72,7% so với không suy tim đạt 82,2%; có đột quỵ là 67,7% so với không có đột quỵ là 82,3%; cao tuổi là
80,9% so với không cao tuổi là 82,5%.
Kết luận: Tăng huyết áp không có bệnh lý kèm theo thì thuốc được chỉ định nhiều nhất là nhóm ức chế men
chuyển, kế đến là nhóm ức chế kênh Canxi, chẹn bêta. Lợi tiểu không phải là chỉ định đầu tay. Tăng huyết áp có
các bệnh lý đi kèm, thuốc chống tăng huyết áp thay đổi theo bệnh kèm.Sử dụng viên thuốc phối hợp cố định liều
còn quá ít. Tỉ lệ đạt HA mục tiêu chung cao (81,7%), nhưng THA có bệnh phối hợp thì tỉ lệ đạt HA mục tiêu
không cao. Phối hợp 2 thuốc để đạt HA mục tiêu chung chiếm tỉ lệ cao nhất.
Từ khóa: Tăng huyết áp, thuốc chống tăng huyết áp.
ABSTRACT
SURVEY ON THE USE AND EFFECTIVENESS OF ANTIHYPERTENSION DRUGS IN
HYPERTENSION PATIENS AT CARDIOVASCULAR DEPARMENT OF TRUNG VUONG
EMERGENCY HOSPITAL
Don Thi Thanh Thuy, Do Cong Tam, Nguyen Thi My Duyen, Ly Huy Khanh, Ha Thanh Yen Trang,
Tran Trieu Thanh Truc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 21 ‐ 32
* Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương
Tác giả liên lạc: Bs.CKI Đôn Thị Thanh Thủy ĐT: 0903955093 Email: donthanhthuy_1963@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 22
Background: Hypertension is a risk factor of cardiovascular disease, it can be adjusted. There are many
antihypertension drugs is effective, can be used alone or in combination. The initial choice of antihypertension
drugs should be based on age, race, adverse effects on metabolism, cardiovascular risk factors, and most
importantly consider the coordinate diseases.
Objectives: Survey structure used antihypertension drugs used. Survey of blood pressure control in
research subjects after 1 week as recommended by ESC 2007.
Methods: cross‐sectional description.
Result: After looking at 510 patients during the time of October 2011 to October 2012 who were using use
of antihypertensive drugs at cardiovascular deparment, we came up with the following conclusions: Most used
medications were ACE inhibitors; in second place is Calcium antagonists. Beta‐blockers, Diuretics are not first
choices. In HBP together with heart failures, Diuretics got the highest success rate at 47.7%, second place is ACE
inhibitors at 43.2%, Beta‐blockers lowest at 11.4%, in HBP with Renal failure, Calcium antagonists got the
highest success rate at 60.5%, second place is Diuretics (Furosemid 50.0%), in HBP with diabetes, ACE
inhibitors got the highest success rate at 63.6%. Percentage achieving common goals high blood pressure
(81.7%), 79.3% of patients with diabetes reached their desired blood pressure comparing to 82.0% without;
60.5% of patients with Renal failure reached their desired blood pressure comparing to 83.1% without; 79.5% of
patients with Coronary heart disease got their blood pressure under control, comparing to 82.1% without; 72.7%
of patients with heart failures got their blood pressure under control, comparing to 82.2% without; 67.7% of
patients with strokes got their blood pressure under control, comparing to 82.3% without; 80.9% of elder patients
reached their desired blood pressure, comparing to 82.5% of younger patients.
Conclusions: Hypertension without morbidities, the antihypertension drug is indicated most ACE
inhibitors, followed by calcium channel inhibitors, beta‐blockers. Diuretics are not indicated debut. Hypertension
accompanied with the disease, antihypertensive drug is vary with comorbidities. Using tablet fixed‐dose
combination was too little. Percentage achieving common goals high blood pressure (81.7%), but the hypertensive
patients in collaboration with the proportion achieving BP goals are not high. Coordinate 2 antihypertension
drugs to achieve BP goals accounted for the highest percentage.
Keywords: Hypertension, antihypertension drug.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ
chủ yếu của bệnh tim mạch. Hằng năm trên thế
giới có hàng triệu người tử vong do bệnh tim
mạch như nhồi máu cơ tim, đột quị, bệnh
thận(16). Mục đích của điều trị THA là hạ huyết
áp, ngăn ngừa hoặc phục hồi tổn thương cơ
quan đích(5), đồng thời không gây ra tác dụng
phụ và không làm thay đổi lối sống một cách
thái quá.
Hiện tại có nhiều thuốc điều trị THA có hiệu
quả, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp các
nhóm thuốc với nhau(11). Sự lựa chọn thuốc khởi
đầu nên dựa vào tuổi, chủng tộc, yếu tố nguy cơ
tim mạch, và quan trọng nhất là xem xét các
bệnh phối hợp(7).
Do đặc điểm tình hình bệnh tật ở Bệnh viện
Cấp cứu Trưng Vương, THA luôn chiếm số
lượng lớn tại phòng khám và tỉ lệ điều trị nội trú
của bệnh THA với các biến chứng của nó cũng
gia tăng, sử dụng thuốc của các thầy thuốc đa
dạng, phong phú. Hơn nữa ở Việt Nam chưa có
nhiều nghiên cứu về cơ cấu dùng thuốc.
Mục tiêu
‐ Khảo sát cơ cấu sử dụng thuốc điều trị tăng
huyết áp tại khoa tim mạch Bệnh viện Cấp Cứu
Trưng Vương.
‐ Khảo sát tình hình kiểm soát được huyết áp
ở đối tượng nghiên cứu sau 1 tuần theo khuyến
cáo ESC 2007.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 23
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Các bệnh nhân >18
tuổi nhập viện được chẩn đoán THA và có kê
đơn điều trị THA
Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân dùng
thuốc dãn mạch không phải đưa HA về mục
tiêu mà để điều trị suy tim, suy thận, đái tháo
đường. Những bệnh nhân THA thứ phát.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu mô tả cắt
ngang.
Tiêu chuẩn đánh giá: Đạt HA mục tiêu
<140/90mmHg, còn đối với THA có ĐTĐ và
THA có suy thận HA mục tiêu cần đạt là
<130/80mmHg(9).
Xử lý dữ liệu: So sánh giữa các nhóm với
nhau bằng χ2. Tính OR. So sánh các số trung
bình bằng Student test. Phân tích dữ liệu được
thực hiện trên phần mêm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Tuổi: Bệnh nhân THA tăng theo tuổi, 40‐49
(7,8%), 50‐59 (20,4%), 60‐69 (29,4%), 70‐79
(24,1%). Tuổi trung bình cho cả nam và nữ là
65,76 ± 12,20, không có sự khác nhau giữa nam
và nữ.
Giới: Tỉ lệ bệnh nhân nam 62,4% và nữ
37,6%. Tỉ lệ nam / nữ là: 1,6:1.
Đặc điểm về chỉ số nhân trắc theo giới
Tỉ lệ béo phì và thừa cân chiếm 46,3%, nam
48,1%, nữ 43,2%, không có sự khác biệt giữa
nam và nữ.
Béo bụng: Nữ 36,5%, nam 4,7%. Béo phì
trung tâm nữ 99,0%, nam 60,1%. Có sự khác biệt
giữa nữ và nam.
Đặc điểm về chỉ số nhân trắc theo tuổi
Thừa cân, béo phì, béo bụng giảm theo số
tuổi, ở nhóm < 60 tuổi chiếm tỉ lệ 54,4%, ở nhóm
>60 tuổi là 32,7%.
Béo phì trung tâm nhóm <60 tuổi 68,2%,
nhóm >60 tuổi 77,5%, không có sự khác biệt giữa
2 nhóm tuổi.
Các bệnh nền đi kèm với Tăng huyết áp theo
tuổi
Các nhóm bệnh nền đi kèm với THA đều
tăng theo tuổi.
Bệnh mạch vành ở nhóm < 60 tuổi tỉ lệ
20,8%, nhóm > 60 tuổi 32,0%.
Bệnh ĐTĐ ở nhóm <60 tuổi 16,2%, ở nhóm
>60 tuổi 27%, có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 nhóm.
Rối loạn lipit máu ở nhóm < 60 tuối 3,2%
nhóm >60 tuổi 10,1%.
Đột quỵ ở nhóm <60 tuổi chiếm 1,3%, nhóm
>60 tuổi chiếm 8,1%.
Phân giai đoạn của THA (ESC 2007) theo tuổi
Tỉ lệ THA tăng theo tuổi, nhóm <60 tuổi có
154/510 THA, nhóm > 60 tuổi có 356/510 THA,
THA độ 2 chiếm tỉ lệ 37,1%, độ 3 29,8%, độ 1
21,0%. Không có sự khác biệt mức độ THA giữa
2 nhóm tuổi.
Các yếu tố nguy cơ của THA
Nam: hút thuốc lá 32,7%, tăng cholesterol
21,6%, béo phì 53,7%, ít vận động thể lực 23,5%.
Tiền sử gia đình 51,0%. Số yếu tố nguy cơ: > 3
yếu tố chiếm tỉ lệ cao 62,4%.
Tổn thương cơ quan đích của THA trong đối
tượng nghiên cứu
Tổn thương cơ quan đích chung 82,7%,
chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm mạch máu 72% xơ
vữa động mạch cảnh, bệnh mạch vành 30%.
Mạch máu mắt 39,7%. Phì đại thất trái 52,3%.
Protein niệu vi thể 45,9%, protein niệu đại thể
chiếm 18,6%. ĐTĐ 23,7%, suy tim 8,6%, bệnh
thận mạn 7,5%, đột quị 6,1%.
Cơ cấu sử dụng thuốc chống tăng huyết áp
Bảng 1: Tỉ lệ dùng phối hợp thuốc chống THA theo
tuổi
Phối hợp
thuốc
Chung
(n =491)
<60 tuổi
(n =150)
≥60 tuổi
(n =341) P
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 24
1 thuốc, n (%) 117 (23,8) 46 (30,7) 71 (20,8)
0,114
2 thuốc, n (%) 221 (45,0) 60 (40,0) 161 (47,2)
3 thuốc, n (%) 132 (26,9) 39 (26,0) 93 (27,3)
4 thuốc, n (%) 21 (4,3) 5 (3,3) 16 (4,7)
Bảng 2: Tỉ lệ dùng loại thuốc trong nhóm thuốc
chống THA đơn trị theo tuổi
Thuốc Chung (n =117)
<60 tuổi
(n =64)
≥60 tuổi
(n =71) P
Ức chế men chuyển,
n (%) 56 (47,9) 26 (56,5) 30 (42,3) 0,131
Ức chế thụ thể
Angiotensin, n (%) 14 (12,0) 5 (10,9) 9 (12,7) 0,769
Ức chế kênh Calci,
n (%) 26 (22,2) 10 (21,7) 16 (22,5) 0,919
Lợi tiểu, n (%) 4 (3,4) 1 (2,2) 3 (4,2) 0,551
Ức chế beta, n (%) 9 (7,7) 2 (4,3) 7 (9,9) 0,274
Ức chế thần kinh
trung ương, n (%) 8 (6,8) 2 (4,3) 6 (8,5) 0,390
Tỉ lệ các kiểu phối hợp 2 thuốc chống THA
theo tuổi
221/491 (45,0%).
Nhận xét:
ƯCMC + ƯC Canxi (26,2%) được sử dụng
nhiều nhất.
ƯCMC + Chẹn Bêta (15,4%), ƯCMC + lợi
tiểu: (6,3%) thấp.
ƯCTT + ƯC Canxi, (8,6%).
ƯCTT + Chẹn Bêta (6,8%).
ƯC Canxi + Chẹn Bêta (8,1%).
Sự phối hợp 2 nhóm thuốc không có sự khác
biệt về tuổi.
Tỉ lệ các kiểu phối hợp 3 thuốc chống THA
theo tuổi
132/491(26,9%).
Có 15 kiểu phối hợp 3 nhóm thuốc, trong đó:
ƯCMC + ƯC Canxi + Chẹn Bêta (22,7%).
ƯCMC + Chẹn Bêta + ƯC TKTW (22,0%).
ƯCMC + ƯC Canxi + ƯC TKTW (9,8%).
ƯCMC + Lợi tiểu + ƯC TKTW (8,3%).
ƯCTT + ƯC Canxi + UC TKTW (6,1%).
Tỉ lệ dùng 4 thuốc chống Tăng huyết áp theo
tuổi
Có 21 ca kết hợp 4 thuốc, có 06 kiểu phối
hợp.
ƯCMC + ƯC Canxi + chẹn bê ta + ƯCTKTW
(28%).
ƯCMC + ƯC Canxi + lợi tiểu + chẹn bê ta
(23%).
ƯCMC + ƯC Canxi + Lợi tiểu + ƯC
TKTW(19%).
Bảng 3: Cơ cấu dùng thuốc chống THA ở bệnh nhân
suy tim theo tuổi
Thuốc Chung (n =44)
<60 tuổi
(n =6)
≥60 tuổi
(n =38) P
Ức chế men
chuyển, n (%)
19 (43,2) 1 (16,7) 18 (47,4) 0,158
Ức chế thụ thể
Angiotensin, n (%)
10 (22,7) 1 (16,7) 9 (23,7) 0,703
Ức chế kênh Calci,
n (%)
17 (38,6) 4 (66,7) 13 (34,2) 0,129
Lợi tiểu, n (%) 21 (47,7) 5 (83,3) 16 (42,1) 0,059
- Hypothiazid, n (%) 0
- Furosemid, n (%) 14 (66,7) 4 (80,0) 10 (62,5) 0,469
- Verospiron, n (%) 7 (33,3) 1 (20,0) 6 (37,5)
Ức chế beta, n (%) 5 (11,4) 2 (33,3) 3 (7,9) 0,068
Ức chế thần kinh
trung ương, n (%)
9 (20,5) 3 (11,1) 6 (35,5) 0,053
Bảng 4: Cơ cấu dùng thuốc chống THA ở bệnh nhân
đái tháo đường
Thuốc Chung (n =121)
<60 tuổi
(n =25)
≥60 tuổi
(n =96) P
Ức chế men
chuyển, n (%) 77 (63,6) 17 (68,0) 60 (62,5) 0,611
Ức chế thụ thể
Angiotensin, n (%) 25 (20,7) 3 (12,0) 22 (22,9) 0,230
Ức chế kênh Calci,
n (%) 53 (43,8) 10 (40,0) 43 (44,8) 0,667
Lợi tiểu, n (%) 29 (24,0) 6 (24,0) 23 (24,0) 0,997
- Hypothiazid, n
(%) 3 (10,3) 0 3 (13,0)
- Furosemid, n (%) 19 (65,5) 3 (50,0) 16 (69,6) 0,206
- Verospiron, n (%) 7 (24,1) 3 (50,0) 4 (17,4)
Ức chế beta, n (%) 45 (37,2) 13 (52,0) 32 (33,3) 0,085
Ức chế thần kinh
trung ương, n (%) 46 (38,0) 9 (36,0) 37 (38,5) 0,816
Có 121 ca THA có ĐTĐ kèm theo. Nhóm
ƯCMC chiếm tỉ lệ cao nhất 63,6%, ƯCTT chiếm
20,7%.
Ức chế canxi đứng thứ 2: 43,8%, ƯCTKTW:
38,0%, chẹn bêta: 37,2%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 25
Cơ cấu dùng thuốc chống THA ở bệnh nhân đột
quỵ
Có 31 ca THA có Đột quị kèm theo, Ức chế
men chuyển (67,7%), Ức chế kênh Calci (48,4%),
Ức chế thần kinh trung ương (35,5%), Ức chế
beta (25,8%).
Cơ cấu dùng thuốc chống THA ở bệnh nhân có
bệnh thận mạn
38 ca THA có bệnh thận mạn: Nhóm UC
Canxi chiếm tỉ lệ cao nhất: 60,5%. Lợi tiểu đứng
thứ 2: chiếm 50,0% (Furosemide 94,7%). ƯCMC
chiếm 44%. ƯCTKTW chiếm 39,5%, chẹn bê ta
(31,6%).
Cơ cấu dùng thuốc chống THA ở bệnh nhân tuổi
cao
Có 356 ca THA thuộc nhóm tuổi cao.
Nhóm ƯCMC được sử dụng nhiều hơn
(58,1%) trong khi nhóm ƯC Canxi tỉ lệ ít hơn
(45,5%). Lợi tiểu (17,4%), Ức chế beta (34,6%), Ức
chế thần kinh trung ương (33,1%).
Bảng 5: Tỉ lệ kiểm soát được huyết áp theo khuyến
cáo ESC_2007
Chung (n =415)
Nam
(n =265)
Nữ
(n =150) P
Suy tim, n (%) 32 (7,7) 19 (7,2) 13 (8,7) 0,583
Bệnh mạch vành,
n (%) 116 (28,0) 69 (26,0) 47 (31,3) 0,248
Đái tháo đường,
n (%) 96 (23,1) 72 (27,2) 24 (16,0) 0,011
Bệnh thận mạn,
n (%) 23 (5,5) 12 (4,5) 11 (7,3) 0,231
Đột quỵ, n (%) 21 (5,1) 13 (4,9) 8 (5,3) 0,849
Cao tuổi, n (%) 288 (69,4) 186 (70,2) 102 (68,0) 0,642
Bảng 6: Số thuốc dùng để đạt huyết áp mục tiêu theo
tuổi
Chung (n =399)
<60 tuổi
(n =123)
≥60 tuổi
(n =276) P
1 thuốc, n (%) 100 (25,1) 41 (33,3) 59 (21,4)
2 thuốc, n (%) 185 (46,4) 52 (42,3) 133 (48,2) 0,075
3 thuốc, n (%) 99 (24,8) 27 (22,0) 72 (26,1)
4 thuốc, n (%) 15 (3,8) 3 (2,4) 12 (4,3)
Bảng 7: Tỉ lệ dùng viên rời phối hợp
Chung
(n=510)
Nam
(n=318)
Nữ
(192) p
Viên rời, n (%) 494 (96,9) 309 (97,2) 185 (96,4) 0,609
Viên phối hợp 16 (3,1) 9 (2,8) 7 (3,6)
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình cho cả nam và nữ
Tuổi trung bình của nhóm là 65,76 ± 12,20 so
với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hoàng
và Nguyễn Thị Trúc là 57,9 ± 13,28, của Lý Huy
Khanh từ năm 2008‐2009(14), tại phòng khám
Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương thì bệnh nhân
THA độ tuổi trung bình 63,30 ±13,8, nữ chiếm
57,98%. Nghiên cứu của chúng tôi tương đương.
Giới tính
Nam 62,4%, nữ 37,6%, tỉ lệ nam: nữ là 1,6:1.
Đặc điểm về chỉ số nhân trắc
Theo nghiên cứu của chúng tôi thừa cân béo
phì chiếm 46,3%, nam 48,1%, nữ 43,2%, nam nữ
tương đương nhau nhưng tỉ lệ béo phì trung
tâm ở nữ 99,0% và béo bụng ở nữ 36,5% cao hơn
nam lần lượt là 60,1%, 4,7%, sự khác biệt có tý
nghĩa thông kê (p < 0,001).
BMI trung bình 22,79 ± 3,59, nam 22,98 ±
3,57, nữ 22,48 ± 3,63. So với nghiên cứu của
Nguyễn Văn Hoàng(19) thì BMI của nữ 20,7 ±
3,7, nam 19,8±3,2, nữ cao hơn nam có ý nghĩa
thống kê (p= 0,001).
Vòng eo trung bình 83,58 ± 11,09, vòng eo
trung bình ở nam 83,19 ± 10,78, nữ 84,21 ± 11,60,
vòng eo nữ cao hơn nam. So với nghiên cứu của
Nguyễn Đức Công(15) nghiên cứu một số chỉ số
nhân trắc và bề dày lớp mỡ dưới da ở bệnh nhân
THA nguyên phát trong 80 bệnh nhân THA thì
vòng eo trung bình 83,3 ± 9,4 cm, tương đương
với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Béo bụng làm tăng tỉ lệ THA so với những
người không béo bụng(22,23).
Phân bố mỡ trong cơ thể cũng là một yếu tố
quan trọng, những người béo bụng (béo phì
trung tâm) có nguy cơ THA cao nhất(10). Tỉ lệ béo
phì vùng bụng trong lô nghiên cứu là 74,7% so
với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoàng tỉ lệ béo
phì vùng bụng chiếm 17,2%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 26
Tỉ lệ vòng eo/mông trung bình là 0,9 ± 0,08.
Nam 0,91 ± 0,09, nữ 0,91 ± 0,07.
Như vậy cả 3 chỉ số BMI, vòng eo, tỉ lệ vòng
eo/ mông trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi
đều cao ở người THA phản ánh đúng với nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước. Như vậy cần
đánh giá mức độ thừa cân, béo phì liên quan
đến chế độ ăn, luyện tập, trong công tác phòng
và điều trị THA cần tư vấn cho bệnh nhân kỹ
lưỡng về vấn đề này.
Phân giai đoạn của THA (ESC 2007)
Nhóm nghiên cứu của chúng tôi có THA
độ 2 tỉ lệ 37,1% cao nhất, độ 3 ‐ 29,8%, THA độ
1 tỉ lệ thấp nhất 21,0%. So với nghiên cứu của
Nguyễn Thị Minh Hằng năm 2008(17) tỉ lệ lần
lượt là: độ 2 ‐ 47,15%, độ 3 ‐ 30,81%, độ 1‐
22,04%, thì số lượng của chúng tôi tương
đương. Vấn đề đặt ra diều trị THA có đạt HA
mục tiêu không, quản lý HA ở cộng đồng,
phát hiện trễ, ý thức của người bệnh.
Các yếu tố nguy cơ tim mạch của THA
Giới: Đối với nam tỉ lệ hút thuốc lá 32,7%, tỉ
lệ cholesterol TP >6,1mM/l (hoặc LDL‐C >
4,0mM/l) chiếm 21,6%, nữ tập trung ở nhóm
HDL‐C (HDL < 1,2mM/L) chiếm tỉ lệ 66,7%, ít
vận động thể lực 23,5% (nữ 34,9%, nam 16,7%),
béo phì 56,8% (nam 51,9%, nữ 56,8%).
Ngưng thuốc là một trong những biện pháp
hiệu quả nhất để giảm các yếu tố nguy cơ tim
mạch. Tất cả các BN THA đều cần được nhắc
nhở bỏ thuốc lá ở mỗi lần khám.
Trong nghiên cứu này tỉ lệ hoat động thể
lực chỉ chiếm 23%. Cần hướng dẫn người bệnh
thường xuyên tập luyện, mỗi ngày nên tập thể
lực ít nhất 30 phút ở tât cả các ngày trong tuần.
Sự tập luyên như vậy sẽ giảm được HA từ 4‐ 9
mmHg(8).
Tuổi: Trên 3 yếu tố nguy cơ tim mạch: nhóm
bệnh > 60 tuổi tỉ lệ cao 68,5%. trong đó yếu tố
béo phì chiếm 57,3%, yếu tố tiền sử gia đình có
bệnh tim mạch chiếm 51,0%. Tiền sử gia đình có
giá trị tiên đoán khởi phát THA trong tương lai
của các thành viên trong gia đình(24). Tỉ số chênh
phát triển THA bằng 2,38 khi chỉ có cha hoặc mẹ
THA và tăng lên 6,49 khi có cả cha và mẹ THA,
yếu tố di truyền đóng vai trò quan trong(12). Lu
và cộng