Mục tiêu. Khảo sát tổn thương động mạch vành (ĐMV) thủ phạm và các biến đổi điện tâm đồ của bệnh
nhân (BN) nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (NMCTCSTCL) vùng dưới.
Phương pháp nghiên cứu. Tiền cứu, cắt ngang mô tả. Đối tượng. Các trường hợp BN chẩn đoán xác định
NMCTSTCL vùng dưới và vùng dưới kèm thất phải được chụp ĐMV có cản quang tại BV Thống Nhất từ
09/2007 - 04/2010.
Kết quả. Trong 2 năm rưỡi (09/2007 - 04/2010) có 68 BN NMCTCSTCL vùng dưới, trong đó ĐMV thủ
phạm: ĐMV phải 86,8%; ĐMV trái 13,2% (ĐM mũ 5,8% và đặc biệt có đến 7,4% ĐM liên thất trước thủ
phạm). Kiểu ĐMV ưu thế: ĐMV phải chiếm ưu thế 83,8%, ĐMV trái ưu thế 8,8%, ĐMV cân bằng là 7,4%.
ĐMV phải thủ phạm hầu hết gặp ở kiểu ĐMV phải ưu thế chiếm tỷ lệ đến 96,6% chỉ có 3,4% gặp trong ĐM cân
bằng. ĐM mũ thủ phạm gặp trong kiểu ĐMV trái ưu thế 75% và 25% gặp ở ĐM cân bằng. ĐM liên thất trước
thủ phạm gặp ở kiểu ĐMV trái ưu thế là 60% còn 40% gặp trong kiểu ĐMV cân bằng. Giá trị chẩn đoán
tắc/hẹp ĐMV phải rất cao với độ nhạy 94,8%, độ chuyên 90,0%, diện tích dưới đường cong ROC là 0,948 (p=
0,001). Giá trị chẩn đoán tắc/hẹp ĐMV phải gần với độ nhạy 77,8%, độ chuyên 65,2%, diện tích dưới đường
cong ROC 0,778 (p= 0,001). Giá trị chẩn đoán tắc/hẹp ĐM mũ tương đối cao với độ nhạy 50%, độ chuyên
96,7%, diện tích dưới đường cong ROC là 0,801 (p= 0,001).
Kết luận. ĐM thủ phạm phần lớn là ĐM vành phải (86,8%). Kiểu ĐM ưu thế có ảnh hưởng đến nhánh
ĐMV thủ phạm: ĐMV phải thủ phạm gặp hầu hết ở kiểu ĐMV phải ưu thế; ĐMV Mũ thủ phạm gặp nhiều
trong kiểu ĐMV trái ưu thế; Cả ba kiểu ĐMV thủ phạm đều có thể gặp trong kiểu ĐMV cân bằng. Giá trị chẩn
đoán vị trí tắc/hẹp ĐMV thủ phạm trên điện tâm đồ: rất cao với ĐMV phải; cao với ĐMV phải gần; tương đối
cao đối với ĐM Mũ.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tổn thương động mạch vành thủ phạm và các biến đổi điện tâm đồ của các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên vùng dưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 155
KHẢO SÁT TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH THỦ PHẠM
VÀ CÁC BIẾN ĐỔI ĐIỆN TÂM ĐỒ CỦA CÁC BỆNH NHÂN NMCT CẤP
ST CHÊNH LÊN VÙNG DƯỚI
Hồ Thượng Dũng*, Huỳnh Thị Mười**
TÓM TẮT
Mục tiêu. Khảo sát tổn thương động mạch vành (ĐMV) thủ phạm và các biến đổi điện tâm đồ của bệnh
nhân (BN) nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (NMCTCSTCL) vùng dưới.
Phương pháp nghiên cứu. Tiền cứu, cắt ngang mô tả. Đối tượng. Các trường hợp BN chẩn đoán xác định
NMCTSTCL vùng dưới và vùng dưới kèm thất phải được chụp ĐMV có cản quang tại BV Thống Nhất từ
09/2007 - 04/2010.
Kết quả. Trong 2 năm rưỡi (09/2007 - 04/2010) có 68 BN NMCTCSTCL vùng dưới, trong đó ĐMV thủ
phạm: ĐMV phải 86,8%; ĐMV trái 13,2% (ĐM mũ 5,8% và đặc biệt có đến 7,4% ĐM liên thất trước thủ
phạm). Kiểu ĐMV ưu thế: ĐMV phải chiếm ưu thế 83,8%, ĐMV trái ưu thế 8,8%, ĐMV cân bằng là 7,4%.
ĐMV phải thủ phạm hầu hết gặp ở kiểu ĐMV phải ưu thế chiếm tỷ lệ đến 96,6% chỉ có 3,4% gặp trong ĐM cân
bằng. ĐM mũ thủ phạm gặp trong kiểu ĐMV trái ưu thế 75% và 25% gặp ở ĐM cân bằng. ĐM liên thất trước
thủ phạm gặp ở kiểu ĐMV trái ưu thế là 60% còn 40% gặp trong kiểu ĐMV cân bằng. Giá trị chẩn đoán
tắc/hẹp ĐMV phải rất cao với độ nhạy 94,8%, độ chuyên 90,0%, diện tích dưới đường cong ROC là 0,948 (p=
0,001). Giá trị chẩn đoán tắc/hẹp ĐMV phải gần với độ nhạy 77,8%, độ chuyên 65,2%, diện tích dưới đường
cong ROC 0,778 (p= 0,001). Giá trị chẩn đoán tắc/hẹp ĐM mũ tương đối cao với độ nhạy 50%, độ chuyên
96,7%, diện tích dưới đường cong ROC là 0,801 (p= 0,001).
Kết luận. ĐM thủ phạm phần lớn là ĐM vành phải (86,8%). Kiểu ĐM ưu thế có ảnh hưởng đến nhánh
ĐMV thủ phạm: ĐMV phải thủ phạm gặp hầu hết ở kiểu ĐMV phải ưu thế; ĐMV Mũ thủ phạm gặp nhiều
trong kiểu ĐMV trái ưu thế; Cả ba kiểu ĐMV thủ phạm đều có thể gặp trong kiểu ĐMV cân bằng. Giá trị chẩn
đoán vị trí tắc/hẹp ĐMV thủ phạm trên điện tâm đồ: rất cao với ĐMV phải; cao với ĐMV phải gần; tương đối
cao đối với ĐM Mũ.
Từ khóa. Tổn thương động mạch vành thủ phạm, điện tâm đồ, nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên vùng
dưới.
ABSTRACT
STUDYING THE CULPRIT CORONARY ARTERY LESIONS AND CHANGES IN
ELECTROCARDIOGRAM IN PATIENTS WITH INFERIOR ST-SEGMENT ELEVATION
MYOCARDIAL INFRACTION
Huynh Thi Muoi, Ho Thuong Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 155 - 161
Objectives. Studying the culprit coronary artery lesions and changes in electrocardiogram in patients
patients with inferior ST-segment elevation myocardial infraction.
Methods. Prospective, cross-sectional descriptive study. Patients. Patients had the diagnosis of inferior ST-
segment elevation myocardial infarction and inferior accompanied with right ventricular myocardial infraction,
* ,** Bệnh Viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc : TS.Hồ Thượng Dũng ĐT: 0908136361 Email: dunghothuong@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 156
taking the angiography at Thong Nhat hospital from 09/2007 to 04/2100.
Results. In two and a half years (9/2007-4/2010), there were 68 patients with inferior ST-segment elevation
myocardial infarction in which the culprit vessel were: right coronary artery 86.8%; left coronary artery 13.2%
(circumflex coronary artery 5.8%, escpecially left anterior descending 7.4%. The type of coronary artery
dominance: the dominant right coronay artery was 83.8%, the dominant left coronary artery was 8.8% (6),
coronary artery balance was 7.4% (3). The culprit right coronary arteries were found in most of the type of right
coronary dominance and took 96.6%, however they took only 3.4%(2) in coronary artery balance. The culprit
circumflex coronary arteries were found 75% (2) in the dominant left coronary artery and và 25%(1) in coronary
artery balance. The culprit left anterior descending arteries were 60%(3) found in the dominant left coronary
artery as well as 40% (1) in coronary artery balance. The value of diagnosis embolism/stenosis coronary artery
was very high with the sensitivity 94.8%, specificity 90.0%, the area below ROC curve was 0.948 (p= 0,001).
The value of diagnosis embolism/stenosis right coronary artery was nearly the sensitivity 77.8%, the specificity
65.2%, the area below ROC curve 0.778 (p= 0.001). The value of diagnosis embolism/stenosis circumflex
coronary artery was fairly high with the sensitivity 50%, the specificity 96.7%, the area below ROC curve was
0.801 (p= 0.001).
Conclusions. The culprit coronary artery was found almost in right coronary artery (86.8%). The type of
coronary artery dominance has influenced in the culprite vessels: the culprit right coronary artery was found in
almost dominant right coronary artery; the culprit circumflex coronary artery took a high proportion in dominant
left coronary artery. All of the three type of culprit coronary artery may be found in coronary artery balance. The
value of diagnosis embolism/stenosis culprit coronary artery position in electrocardigram: very high for right
coronary artery, high for the proximal right coronary artery, fairly high for circumflex coronary artery.
Keywords. Culprit coronary artery lesion, electrocardiogram, inferior ST-segment elevation myocardial
infraction.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên dựa trên
điện tâm đồ người ta có thể định vị được vùng
nhồi máu: vùng trước vách, vùng trước mỏm,
vùng trước rộng, vùng sau, vùng dưới, vùng
dưới thất phải. Tùy theo vùng nhồi máu mà có
các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, diễn tiến,
biến chứng, tiên lượng, biểu hiện khác nhau.
Nhồi máu cơ tim thành trước luôn có tổn
thương của động mạch vành trái, trong khi đó
nhồi máu cơ tim vùng dưới thì động mạch thủ
phạm có thể thay đổi do vùng dưới là nơi giáp
ranh giữa động mạch vành phải với động mạch
mũ và nhận máu từ một hoặc hai động mạch
này tùy theo giải phẫu mạch vành của mỗi bệnh
nhân. Việc chẩn đoán chính xác NMCT cấp, xác
định vị trí vùng nhồi máu, xác định vị trí tắc
nghẽn động mạch vành thủ phạm khi tiếp cận
bệnh nhân có thể giúp cho bác sĩ điều trị tiên
lượng bệnh sớm, hoạch định chiến lược tốt và
phần nào giúp bác sĩ can thiệp mạch vành cho
việc chuẩn bị, phòng ngừa các biến chứng, tiên
lượng(8). Xuất phát từ những nhận xét trên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổn thương
động mạch vành thủ phạm và các đặc điểm biến
đổi điện tâm đồ của bệnh nhân nhồi máu cơ tim
cấp có đoạn ST chênh lên vùng dưới.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân NMCT cấp theo tiêu chuẩn
Tổ chức Y tế Thế giới với chẩn đoán xác định
NMCT cấp vùng dưới, vùng dưới kèm thất phải
bằng ECG. Tất cả được chụp ĐMV ở Bệnh viện
Thống nhất từ tháng 9/2007 đến tháng 04/2010.
Tiêu chuẩn chẩn đoán NMCT cấp của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO 1998)(2) có ít nhất 2
trong 3 tiêu chuẩn sau: cơn đau thắt ngực; biến
đổi điện tâm đồ; tăng men tim trong máu. Định
vị NMCT vùng dưới khi ST chênh lên ≥1mm ở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 157
DII, DIII. aVF. Xác định có nhồi máu thất phải
khi ST chênh lên ≥ 1mm ở V4R hoặc V3R, V4R(7).
Các tiêu chuẩn ECG dự đoán vị trí tắc/hẹp của
ĐMV thủ phạm (4,1,7)
Tiêu chuẩn 1: Tắc / hẹp ĐMV phải (RCA)
ST chênh lên ≥1mm ở DII, DIII, aVF.
Tiêu chuẩn 2: Tắc / hẹp ĐMV phải đoạn gần.
ST chênh lên ≥ 1mm ở DII, DIII, aVF. Kèm 1
trong 2 tiêu chuẩn:
(1) ST ở DIII > DII, hoặc (2) ST chênh lên ≥
1mm ở aV4R hoặc vàV3R.
Tiêu chuẩn 3: Tắc / hẹp ĐM mũ (LCX):
ST chênh lên ≥ 1mm ở DII, DIII, aVF. Kèm 1
trong 2 tiêu chuẩn sau:
(1) ST ở DI > DIII, hoặc (2) ST đẳng điện hoặc
chênh lên ở DI, aVL.
Đánh giá tổn thương ĐMV
Đánh giá dòng chảy ĐMV theo phân loại
TIMI, đánh giá tính chất tổn thương ĐMV theo
AHA/ACC, đánh giá mức độ hẹp bằng tỷ lệ
phần trăm so với ĐMV bình thường ngay sát
chỗ hẹp. Tiêu chuẩn đánh giá động mạch thủ
phạm: tổn thương kèm theo huyết khối ảnh
hưởng nặng đến dòng chảy phía sau (TIMI 0,
TIMI 1)(2).
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không đủ dữ liệu trong bệnh án
mẫu, bệnh nhân có tiền căn NMCT cũ.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng bệnh án mẫu, thu thập các số liệu
vào hồ sơ bệnh án. Hỏi tiền sử, bệnh sử, khám
lâm sàng tỉ mỉ khi bệnh nhân nhập viện: Dấu
hiệu sinh tồn, kiểu đau ngực, các triệu chứng đi
kèm, nghe tim phổi, phân độ Killip, ...
Bệnh nhân được làm đầy đủ các xét nghiệm
cần thiết để chẩn đoán xác định, theo dõi điều
trị. Đo điện tâm đồ ở 12 chuyển đạo cơ bản và cả
các chuyển đạo bên phải V3R, V4R. Ghi nhận
kết quả chụp ĐMV: ĐMV thủ phạm, ĐMV tổn
thương phối hợp.
Xử lý số liệu
Các dữ liệu thu thập trong nghiên cứu được
xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS for
Window 15.0. Kết quả được trình bày dưới dạng
tần suất, tỷ lệ phần trăm (%), trị số trung bình ±
độ lệnh chuẩn. Mối tương quan giữa tiêu chuẩn
chẩn đoán ĐTĐ và kết quả chụp ĐMV có ý
nghĩa thống kê: độ nhạy, tính độ chuyên, giá trị
tiên đoán dương tính (GTTĐDT), giá trị tiên
đoán âm tính (GTTĐAT), vẽ đường cong ROC,
tìm giá trị diện tích dưới đường cong ROC để so
sánh giá trị của các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Tuổi trung bình khá cao (65 ± 12), Nam
chiếm đa số (83,8%)
Yếu tố nguy cơ BMV.
Biểu đồ 1. Phân bố các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
67,6 64,7
60,3 56,9
14,7
2,9
0,0
10,0
20,0
30,0
40,0
50,0
60,0
70,0
% beänh nhaân
Taêng HA RLCH
lipid
Huùt thuoác
laù
Tuoåi ≥ 65 Ñaùi thaùo
ñöôøng
Tieàn caên
gia ñình
BMV sôùm
Yeáu toá nguy cô
Phaân boá caùc yeáu toá nguy cô beänh maïch vaønh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 158
Dự đoán vị trí tắc/hẹp của ĐMV thủ phạm
ĐMV phải (tiêu chuẩn 1): chiếm tỷ lệ cao
nhất là 95,6%; ĐMV phải đoạn gần (tiêu chuẩn
2) 36,8%; ĐM mũ (tiêu chuẩn 3) 4,4%.
ĐMV thủ phạm.
Bảng 1. Phân bố ĐMV thủ phạm
ĐMV thủ phạm Số BN Tỷ lệ ( %)
ĐMV phải
ĐMV phải gần
59
33
86,8
48,5
ĐM mũ 4 5,8
ĐM liên thất trước
Gần
Giữa
Xa
5
2
2
1
7,4
2,95
2,95
1,5
ĐMV thủ phạm là ĐMV phải chiếm tỷ lệ cao
nhất (86,8%)
3. ĐMV ưu thế, liên quan ĐMV ưu thế và
ĐMV thủ phạm.
Bảng 2 . Phân bố ĐMV ưu thế
Kiểu phân bố Số BN Tỷ lệ (%)
ĐMV phải ưu thế 57 83,8
ĐMV trái ưu thế 6 8,8
Cân bằng 2 nhánh 5 7,4
Bảng 3. Liên quan ĐMV kiểu ưu thế và ĐMV thủ
phạm
ĐMV phải ưu
thế (n=57)
ĐMV trái
ưu thế
(n=6)
Cân bằng 2
ĐM (n=5)
ĐMV phải thủ phạm
(59)
96,6% (57) 3,4(2)
ĐM mũ thủ phạm (4) 75%(3) 25%(1)
ĐM liên thất trước thủ
phạm (5)
60%(3) 40%(2)
ĐMV phải thủ phạm chiếm chủ yếu (96,6%)
trong kiểu ĐMV phải ưu thế. ĐMV Mũ thủ
phạm gặp phần lớn (75%) trong kiểu ĐMV trái
ưu thế. Cả 3 ĐMV thủ phạm đều có thể gặp
trong kiểu ĐMV cân bằng
Mối tương quan của kết quả chụp ĐMV
với các tiêu chuẩn điện tâm đồ chẩn đoán
vị trí tắc/hẹp
Giá trị tiêu chuẩn 1 để chẩn đoán tắc/hẹp
ĐMV phải rất cao. Độ nhạy: 94,8%, Độ chuyên:
90,0% GTTĐ dương tính: 98,2%, GTTĐ âm tính:
75,0%.
Giá trị tiêu chuẩn 2 tắc/hẹp ĐMV phải gần
tương đối cao. Độ nhạy: 77,8%, Độ chuyên:
65,2%, Giá trị TĐ dương tính: 81,4%, Giá trị TĐ
âm tính: 60,0%
Giá trị tiêu chuẩn 3 tắc/hẹp ĐM mũ khá cao.
Độ nhạy: 50,0%, Độ chuyên: 96,7%, GTTĐ
dương tính: 66,7%, GTTĐ âm tính: 93,5%. Diện
tích dưới đường cong là 0,801 (P = 0,001).
55
1 3
9
0
20
40
60
Coù Khoâng
Coù
Khoâng
ROC Curve
Diagonal segments are produced by ties.
1 - Specificity
1,0,8,5,30,0
Se
ns
iti
vi
ty
1,0
,8
,5
,3
0,0
Biểu đồ 2. Mối tương quan giữa tổn thương
tắc/hẹp ĐMV phải và tiêu chuẩn 1
Biểu đồ 3. Đường cong ROC đánh giá chẩn đoán của tiêu
chuẩn 1. Diện tích dưới đường cong ROC 0,948 (p=0,001).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 159
15
8 10
35
0
5
10
15
20
25
30
35
khoâng coù
khoâng
coù
ROC Curve
Diagonal segments are produced by ties.
1 - Specificity
1,0,8,5,30,0
Se
ns
iti
vi
ty
1,0
,8
,5
,3
0,0
Biểu đồ 4. Mối tương quan giữa tổn thương
tắc/hẹp ĐMV phải gần và tiêu chuẩn 2.
Biểu đồ 5. Đường cong ROC đánh giá chẩn đoán của tiêu
chuẩn 2. Diện tích dưới đường cong là 0,778 (p= 0,001). .
58
4 2 4
0
10
20
30
40
50
60
khoâng coù
khoâng
coù
ROC Curve
Diagonal segments are produced by ties.
1 - Specificity
1,0,8,5,30,0
Se
ns
iti
vi
ty
1,0
,8
,5
,3
0,0
Biểu đồ 6. Mối tương quan giữa tổn thương tắc/hẹp
ĐM mũ và tiêu chuẩn 3
Biểu đồ 7. Đường cong ROC đánh giá chẩn đoán của
tiêu chuẩn 3.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình khá cao (64,9 ± 11,59), thấp
nhất 30 tuổi, cao nhất 84 tuổi, nghiên cứu của tác
giả Võ Thành Nhân tuổi trung bình là (57,0 ±
13,84), như vậy so sánh về tuổi của mẫu nghiên
cứu chúng tôi có tuổi trung bình cao hơn. Nam
chiếm đa số 83,8%, tỷ lệ nữ 16,2%, tỷ lệ này
tương tự như tác giả Võ Thành Nhân tỷ lệ nam
83,3%(9). Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
theo thứ tự giảm dần: tăng huyết áp 67,6%, rối
loạn lipid máu 64,7%, hút thuốc lá 60,3%, đái
tháo đường 14,7%. Các kết quả tương đương với
nghiên cứu của các tác giả khác như Cao Thanh
Ngọc(3) và Điêu Thanh Hùng(6).
Dự đoán ĐMV thủ phạm: tắc/hẹp ĐMV phải
(tiêu chuẩn 1) chiếm tỷ lệ cao nhất là 95,6%,
tắc/hẹp ĐMV phải đoạn gần (tiêu chuẩn 2)
chiếm 36,8%, tắc/hẹp ĐM mũ (tiêu chuẩn 3)
4,4%. Theo nghiên cứu của Võ Thành Nhân dự
đoán ĐM thủ phạm tắc/hẹp: ĐMV phải 93,3%,
ĐMV phải gần 33,3%, ĐM mũ 6,7%(9). So sánh
với kết quả nghiên cứu của Võ Thành Nhân thì
chênh lệch không đáng kể.
ĐMV thủ phạm.
ĐMV phải thủ phạm chiếm 86,8%, ĐMV
trái chiếm 13,2%. Trong đó ĐMV phải đoạn gần
chiếm 48,5%, ĐM mũ 5,8%, ĐM liên thất trước
7,4% và vị trí tổn thương ĐM liên thất trước: gần
2,95%.
Khảo sát tổn thương thủ phạm là ĐM liên
thất trước, chúng tôi nhận thấy các trường hợp
này ĐM liên thất trước rất dài đi vòng qua mỏm
cung cấp máu nuôi 1 phần cơ tim vùng dưới,
nên khi bị tắc nghẽn sẽ gây thiếu máu, nhồi máu
vùng dưới.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 160
ĐMV ưu thế, liên quan ĐMV ưu thế và
ĐMV thủ phạm.
ĐMV phải chiếm ưu thế 83,8%, ĐMV trái
chiếm ưu thế 8,8%, cân bằng 2 nhánh ĐM là
7,4%. Theo y văn trong phần giải phẫu học của
ĐMV, thuật ngữ chiếm ưu thế dùng để chỉ
nhánh ĐMV nào nuôi dưỡng vùng dưới cơ tim:
85% là ĐMV phải chiếm ưu thế, 8% là ĐMV trái
và cân bằng là 7%. Sự phân bố ĐMV ưu thế
trong nghiên cứu này giống như trong y văn(4).
Mặc dù ĐM liên thất trước là ĐM thủ phạm
nhưng đã gây ra NMCT cấp vùng dưới cho nên
ngoài 3 kiểu ĐM ưu thế cấp máu nuôi dưỡng
cho cơ tim vùng dưới theo kinh điển: ĐMV phải
ưu thế, ĐMV trái ưu thế và cân bằng 2 ĐM, theo
chúng tôi còn có 1 kiểu “ưu thế” mới là ĐM liên
thất trước dài vòng qua mỏm tim nuôi dưỡng 1
phần cơ tim vùng dưới nên khi có thiếu máu,
hoại tử cơ tim thì sẽ có biểu hiện ST chênh lên
của vùng dưới.
Các BN có kiểu ĐMV phải ưu thế khi bị
NMCT cấp vùng dưới ĐM thủ phạm hầu hết là
ĐMV phải. Những BN có kiểu ĐMV trái ưu thế
bị NMCT cấp vùng dưới có ĐM thủ phạm là
ĐM mũ hoặc ĐM liên thất trước dài. Các BN có
kiểu ĐMV cân bằng thì ĐM thủ phạm có thể
gặp cả 3 ĐM: ĐMV phải, ĐM mũ và ĐM liên
thất trước dài. Vì chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu
hay y văn bàn luận về vấn đề này, nên chúng tôi
không so sánh kết quả cũng như bàn luận được.
Tuy nhiên theo chúng tôi kiểu ĐMV ưu thế cũng
có ảnh hưởng đến giá trị chẩn đoán ĐM thủ
phạm của NMCT cấp ST chênh lên vùng dưới.
* Hình vẽ minh hoạ ĐMV ưu thế.
ĐỘNG MẠCH VÀNH PHẢI ƯU THẾ
Hình 1. Hình vẽ động mạch vành phải ưu thế. Hình 2. Hình vẽ động mạch mũ ưu thế.
Hình 3. Hình vẽ động mạch vành phải và vành trái cân bằng.Hình 4. Hình vẽ động mạch liên thất trước dài.
ÑM MUÕ
(LCx)
ÑM
LIE ÂN
THAÁT
TRÖÔÙC
(LAD)
ÑMV
PHAÛI
(RCA)
ÑM
LIEÂN
THAÁT
TRÖÔÙC
(LAD)
ÑM MUÕ
(LCx)
ÑMV
PHAÛI
(RCA)
Ñ M
L IE ÂN
T H A ÁT
T R Ö Ô ÙC
(L A D )
Ñ M M U Õ
(L C x )
Ñ M V
P H A ÛI
(R C A )
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 161
Mối tương quan của kết quả chụp ĐMV
với các tiêu chuẩn điện tâm đồ chẩn đoán
vị trí tắc/hẹp ĐMV
Tắc/hẹp ĐMV phải có giá trị rất cao với độ
nhạy 94,8%, độ chuyên 90,0%, GTTĐ dương tính
98,2%, GTTĐ âm tính 75,0%, diện tích dưới
đường cong ROC là 0,948 (p=0,001). Giá trị chẩn
đoán tắc/hẹp ĐMV phải gần với độ nhạy 77,8%,
độ chuyên 65,2%, GTTĐ dương tính 81,4%,
GTTĐ âm tính 60,0%, diện tích dưới đường cong
ROC 0,778 (p=0,001). Giá trị chẩn đoán tắc/hẹp
ĐM mũ tương đối cao với độ nhạy 50%, độ
chuyên 96,7%, GTTĐ dương tính 66,7%, GTTĐ
âm tính 93,4%, diện tích dưới đường cong ROC
là 0,801 (p=0,001).
KẾT LUẬN
Với 68 bệnh nhân NMCTCSTCL vùng dưới
được chụp mạch vành nghiên cứu cho thấy:
1. ĐMV thủ phạm: chủ yếu l ĐMV phải thủ
phạm 86,8% (trong đó ĐMV phải đoạn gần là
48,5%). ĐMV trái thủ phạm chỉ có 13,2% (trong
đó ĐM mũ thủ phạm 5,8%, ĐM liên thất trước
thủ phạm 7,4%).
2. ĐMV ưu thế: ĐMV phải chiếm ưu thế
83,8%, ĐMV trái chiếm ưu thế 8,8%, cân bằng 2
ĐM là 7,4%. Kiểu ĐMV ưu thế có ảnh hưởng
đến nhánh ĐMV thủ phạm: ĐMV phải thủ
phạm gặp hầu hết (96,6%) ở kiểu ĐMV phải ưu
thế; ĐMV Mũ thủ phạm gặp nhiều (75%) trong
kiểu ĐMV trái ưu thế; Cả ba kiểu ĐMV thủ
phạm đều có thể gặp trong kiểu ĐMV cân bằng..
3. Giá trị chẩn đoán của các tiêu chuẩn điện
tâm đồ để chẩn đoán vị trí tổn thương của ĐMV
ở bệnh nhân NMCT cấp vùng dưới: Giá trị chẩn
đoán tắc/hẹp ĐMV phải rất cao, giá trị chẩn
đoán tắc/hẹp ĐM mũ tương đối cao, giá trị chẩn
đoán tắc/hẹp ĐMV phải gần khá cao tương tự
như các tác giả trong và ngoài nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ACC/AHA (2004), Guidelines for management of patients with ST
segment elevation myocardian infarction, pp. 107-110.
2. Antman E, Braumwald E (2001), Acute Myocardial Infarction,
Harrison’s Principle of Interal Medicine ,15th edition, pp.
1952-1971.
3. Cao Thanh Ngọc (2007), Khảo sát điều trị NMCT cấp có đoạn ST
chênh lên tại BV Chợ Rẫy 2005 - 2006, Luận văn tốt nghiệp Bác
sĩ nội trú, tr.12-60.
4. de Luna AB, et al. (2007), The 12-lead ECG in ST elevation
myocardial infarction, pp. 15-45.
5. de Luna B (2007), Basis Electrocardiography, Normal and
Abnormal ECG Patterns, Blackwed Publishing, pp. 73-116.
6. Điêu Thanh Hùng (2008), Mối tương quan giữa điện tâm đồ và
chụp động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có tuổi,
Luận văn Cao học, tr 21-30, tr43.
7. Phạm Nguyễn Vinh, Phạm Thu Linh (2007), Sổ tay điện tâm đồ
, NXB Y học TP HCM, tr. 44-54.
8. Thạch Nguyễn (2007), Hội chứng động mạch vành cấp - Nhồi
máu cơ tim cấp co đoạn ST chênh lên, Một số vấn đề cập nhật
trong chẩn đoán và điều trị bệnh Tim mạch, NXB YH , tr.01-
102.
9. Võ Thành Nhân (2004) , Giá trị của điện tâm đồ trong việc chẩn
đoán động mạch vành phải đoạn gần là động mạch thủ phạm ở bệnh
nhân nhồi máu cơ tim cấp thành dưới có ST chênh lên, Y học Tp
Hồ Chí Minh, Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh, tr 72-76.