Khảo sát tương quan giữa tế bào agger nasi và độ hẹp ngách trán

Mở đầu: Phẫu thuật ngách trán là một trong những phẫu thuật nội soi phức tạp và khó khăn nhất. Trong đó, tế bào agger nasi có vai trò rất quan trọng để hiểu rõ giải phẫu ngách trán và ứng dụng trong phẫu thuật. Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của tế bào agger nasi lên độ hẹp ngách trán, thời gian phẫu thuật ngách trán và kích thước lỗ thông xoang trán Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 69 ngách trán được phẫu thuật từ tháng 9/2009 đến tháng 7/2010 tại bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM Kết quả: 6 dạng mỏm móc được xác định bằng SNAP. 3 dạng thường gặp nhất là týp A(17,4%), týp B(42%), týp C(20,3%). Tỷ lệ tế bào agger nasi là 42% và chỉ tìm thấy với mỏm móc týp B. Trên mặt phẳng sagittal, ngách trán nằm sau: tế bào agger nasi, ngách tận, tế bào sàng trán; ngách trán nằm trước: tế bào trên ổ mắt, tế bào bóng trán và tế bào trên bóng. Diện tích lỗ thông xoang trán trung bình là 52,42mm2 và tế bào agger nasi không ảnh hưởng lên độ rông lỗ thông xoang trán. Ngách trán khi có tế bào agger nasi (1,051mm ± 0,574) hẹp hơn so với khi không có (2,317mm ± 0,799) với p < 0,05. Về phẫu thuật ngách trán, thời gian phẫu thuật kéo dài hơn khi có tế bào agger nasi (p < 0,05). Khi có sự hiện diện đồng thời tế bào agger nasi và tế bào trên bóng, thời gian phẫu thuật sẽ càng kéo dài hơn. Kết luận: Tế bào agger nasi có ảnh hưởng đến phẫu thuật điều trị viêm xoang trán. Do đó cẩn phải nghiên cứu kỹ CT scan trước khi phẫu thuật

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tương quan giữa tế bào agger nasi và độ hẹp ngách trán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 208 KHẢO SÁT TƯƠNG QUAN GIỮA TẾ BÀO AGGER NASI VÀ ĐỘ HẸP NGÁCH TRÁN Lê Quang*, Nguyễn Thị Ngọc Dung** TÓM TẮT Mở đầu: Phẫu thuật ngách trán là một trong những phẫu thuật nội soi phức tạp và khó khăn nhất. Trong đó, tế bào agger nasi có vai trò rất quan trọng để hiểu rõ giải phẫu ngách trán và ứng dụng trong phẫu thuật. Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của tế bào agger nasi lên độ hẹp ngách trán, thời gian phẫu thuật ngách trán và kích thước lỗ thông xoang trán Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 69 ngách trán được phẫu thuật từ tháng 9/2009 đến tháng 7/2010 tại bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM Kết quả: 6 dạng mỏm móc được xác định bằng SNAP. 3 dạng thường gặp nhất là týp A(17,4%), týp B(42%), týp C(20,3%). Tỷ lệ tế bào agger nasi là 42% và chỉ tìm thấy với mỏm móc týp B. Trên mặt phẳng sagittal, ngách trán nằm sau: tế bào agger nasi, ngách tận, tế bào sàng trán; ngách trán nằm trước: tế bào trên ổ mắt, tế bào bóng trán và tế bào trên bóng. Diện tích lỗ thông xoang trán trung bình là 52,42mm2 và tế bào agger nasi không ảnh hưởng lên độ rông lỗ thông xoang trán. Ngách trán khi có tế bào agger nasi (1,051mm ± 0,574) hẹp hơn so với khi không có (2,317mm ± 0,799) với p < 0,05. Về phẫu thuật ngách trán, thời gian phẫu thuật kéo dài hơn khi có tế bào agger nasi (p < 0,05). Khi có sự hiện diện đồng thời tế bào agger nasi và tế bào trên bóng, thời gian phẫu thuật sẽ càng kéo dài hơn. Kết luận: Tế bào agger nasi có ảnh hưởng đến phẫu thuật điều trị viêm xoang trán. Do đó cẩn phải nghiên cứu kỹ CT scan trước khi phẫu thuật. Từ khóa: tế bào agger nasi, mỏm móc, ngách trán ABSTRACT RELATION BETWEEN AGGER NASI CELL AND FRONTAL RECESS Le Quang, Nguyen Thi Ngoc Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 208 - 215 Background: The endoscopic frontal recess approach is one of the most difficult procedures of ESS. Agger nasi cell is a key point to understand anatomy of frontal recess and to apply in frontal sinus surgery. Objectives: to evaluate the effect of agger nasi cell on the narrow of frontal recess, frontal sinus surgery and dimension of frontal sinus ostium Method: The prospective study on 69 frontal recesses at HCM city ENT hospital, from September 2009 to June 2010. Results: 6 types of uncinate process are identified by SNAP. 3 popular types are type A(17.4%), type B(42%) and type C(20.3%). The proportion of agger nasi cell is 42% and this cell is only found in type B of uncinate process. On sagittal plan, frontal recess is posterior to agger nasi cell, terminal recess, frontalethmoidal cell; frontal recess is anterior to supraorbital ethmoidal cell, frontal bullar cell and suprabullar cell. Frontal ostium sectional area is 52.42mm2 and agger nasi does not affect on this area. The dimension of frontal recess are more * Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM ** BM. Tai Mũi Họng - Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS Lê Quang ĐT: 0908639917 Email: lequang81@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 209 narrow as agger nasi cell exist (p<0,05). In endoscopic surgery for frontal sinusitis, duartion of operation is longer when agger nasi cell exist (p< 0,05). And this duation is much affected when both agger nasi cell and suprabullar cell exist. Conclusion: Agger nasi cell has a vital role in surgical treatment of frontal sinusitis. Therefore, careful investigation of CT scan is very essential. Keywords: agger nasi cell, uncinate process, frontal recess. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lý xoang trán thường do tình trạng viêm niêm mạc, tạo nên tắc nghẽn thứ phát của dẫn lưu xoang, đặc biệt là vùng ngách trán. Kháng sinh, giảm phù nề và những thuốc điều trị xoang khác sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm của niêm mạc và thiết lập lại dẫn lưu xoang. Tuy nhiên, những trường hợp tiến triển, có tình trạng hẹp dẫn lưu nhiều và viêm nhiễm kéo dài, thì cần phải có can thiệp phẫu thuật và phẫu thuật nội soi mũi xoang hiện nay là lựa chọn điều trị cho tình trạng viêm xoang mạn tính không đáp ứng với điều trị. Trong phẫu thuật xoang trán, lấy bỏ tế bào agger nasi (AN) thường là yếu tố chính để làm sạch ngách trán bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, tế bào này cũng chính là yếu tố gây khó khăn khi xác định lỗ thông xoang trán trong phẫu thuật. Hình ảnh học chẩn đoán hệ thống xoang trước mổ là thiết yếu để hiểu rõ cấu trúc phức tạp và phát hiện những cấu trúc giải phẫu có nguy cơ gây ra bít tắt dẫn lưu xoang trán. Ngoài nội soi, chụp cắt lớp điện toán ba chiều đa đầu dò được sử dụng để đánh giá giải phẫu trước mổ. Có sự thống nhất giữa dữ liệu thu được từ hình ảnh CT scan và những dữ liệu có được từ phẫu tích giải phẫu. Do đó, trong nghiên cứu này, hình ảnh CT scan có tái tạo hình ảnh mặt phẳng đứng dọc được ghi nhận từ các bệnh nhân với bệnh lý xoang mạn tính, đã được đánh giá. Thêm vào đó, xác định rõ ràng tế bào agger nasi là thử thách ngay cả khi có CT scan tái tạo ba chiều, nên việc có thêm hỗ trợ tạo hình ba chiều của SNAP sẽ giúp việc xác định được rõ ràng hơn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp tạo hình không gian ba chiều để mô tả sự liên quan trong không gian giữa đường dẫn lưu xoang trán và các tế bào khí xung quanh. Đồng thời, đánh giá khoảng cách hẹp của ngách trán có bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào hay không. Mục đích của nghiên cứu này là ứng dụng phương pháp mới để xác định các yếu tố tác động đến ngách trán về khoảng cách hẹp cũng như thời gian phẫu thuật vùng ngách trán, trong đó chú trọng vai trò của tế bào agger nasi. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân trên 15 tuổi được phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang mạn tính tại bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 11/2009 đến tháng 7/2010. Đối tượng nghiên cứu được chọn khi có đủ các điều kiện của tiêu chuẩn chọn bệnh. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân có viêm xoang trán mạn tính và được phẫu thuật. Bệnh nhân có đầy đủ dữ liệu về hình ảnh nội soi mũi xoang, video phẫu thuật và hình ảnh CT scan đa lớp cắt có tái tạo. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu. Khi dùng SNAP, không phân tích được cấu trúc giải phẫu từ dữ liệu CT scan. Không đạt được tiêu chí của phẫu thuật xoang trán. Bệnh nhân có các chẩn đoán: Các khối u vùng mũi và xoang. Có tiền sử phẫu thuật mũi xoang trước đây. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 210 Có tiền sử chấn thương vùng mũi xoang trước đây. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả tiến cứu cắt ngang. Cỡ mẫu Dựa vào ước lượng cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả thông qua tỷ lệ: Với = 0,05 thì = 1,96 p = 0,78(3) là tỷ lệ tế bào agger nasi trong nghiên cứu của tác giả Landsberg e = 0,1 là mức sai số Tính được cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu là n = 66 đối tượng Phương pháp tiến hành Bệnh nhân được khám nội soi, ghi hình và ghi nhận các triệu chứng lâm sàng của tình trạng bệnh lý viêm mũi xoang mạn tính. Các bệnh nhân có chỉ định sẽ được chụp CT scan đa lớp cắt, có tái tạo. Sử dụng phần mềm SNAP(6) để phân tích dữ liệu CT scan. Tiến hành phân loại vị trí bám đầu trên của mỏm móc theo tác giả Roee Landsberg(3) và xác định sự hiện diện của các tế bào vùng ngách trán theo phân loại Kuhn mới(5,2). Cũng từ cơ sở dữ liệu này, ngách trán, vị trí hẹp nhất của ngách trán và cấu trúc giải phẫu liên quan đến vị trí hẹp được xác định. Dùng SNAP đo vị trí hẹp, đường kính lỗ thông xoang trán trên các mặt phẳng khác nhau. Khi bệnh nhân được phẫu thuật, quá trình phẫu thuật được ghi hình lại để phân tích thời gian phẫu thuật ngách trán và đánh giá phẫu thuật có đạt tiêu chí: Qua lỗ thông xoang trán, có thể quan sát được một phần xoang trán bằng optic 30o. Khi dùng ánh sáng của optic chiếu vào lỗ thông xoang trán, sẽ thấy được hình ảnh phản sáng trên trán của bệnh nhân. Xử lý và phân tích số liệu Xử lý và phân tích bằng chương trình SPSS for window 16.0. KẾT QUẢ Nghiên cứu được thực hiện trên 39 bệnh nhân và mỗi bên xoang được tính là một đối tượng nghiên cứu. Tiến hành phân tích dữ liệu 69 đối tượng nghiên cứu (có 9 trường hợp bị loại). Đặc điểm giải phẫu Mỏm móc týp B chiếm tỷ lệ cao nhất 42%. Hai loại tiếp theo thường gặp trong lô nghiên cứu là týp C (20,3%) và týp A (17,4%). Týp D, E, F lần lượt là 8,7% 2,9% và 8,7%. Tỷ lệ tế bào agger nasi là 42% và chỉ xuất hiện ở dạng mỏm móc týp B. Tương quan giữa ngách trán và tế bào liên quan trên mặt phẳng sagital Bằng mô tả đơn thuần, nhận thấy, trên mặt phẳng đứng dọc, ngách trán luôn nằm sau các cấu trúc: tế bào agger nasi, ngách tận, tế bào sàng trán (type 1,2 và 3). Tế bào sàng trên ổ mắt, tế bào bóng trán và tế bào trên bóng là những cấu trúc nằm sau ngách trán. Tương quan giữa tế bào agger nasi và ngách trán Về độ hẹp ngách trán Thống kê ban đầu cho thấy, khi có tế bào agger nasi độ hẹp là 1,051mm ± 0,574 và khi không có độ hẹp là 2,317mm ± 0,799. Bảng 1: Kết quả phép kiểm ANOVA về độ hẹp ngách trán của hai nhóm Tổng bình phương ĐT D Trung bình bình phương F p Giữa nhóm 26,937 1 26,937 52,811 0,000 Trong nhóm 34,174 67 0,510 Tổng cộng 61,111 68 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 211 Như vậy, khoảng cách ngách trán ở nhóm có tế bào agger nasi hẹp hơn so với nhóm không có tế bào agger nasi, có ý nghĩa thống kê. Tác động của tế bào vách liên xoang trán (ISSC) Bảng 2: Kiểm tra sự tác động của tế bào vách liên xoang trán Nguồn F p pETA2 ISSC 2,673 0,107 0,040 AN 18,881 0,000 0,225 ISSC * AN 4,242 0,043 0,061 Tương tác giữa hai yếu tố trong mô hình trên cho kết quả p = 0,043 < 0,05. Như vậy, tác động của tế bào agger nasi trên khoảng cách ngách trán chịu ảnh hưởng của tế bào vách liên xoang trán. Tuy nhiên, một mình tế bào vách liên xoang trán sẽ không ảnh hưởng đến khoảng cách ngách trán khi không có sự hiện diện của tế bào agger nasi (p = 0,107 > 0,05). Kiểm tra tác động của ISSC: Bảng 3: Sử dụng phương pháp Contrast Giá trị của Contrast Sai số chuẩn t ĐTD P Không ISSC -1,445 0,180 -8,014 65 0,000 Có ISSC -0,515 0,413 -1,247 65 0,217 Như vậy, tác động của tế bào liên vách xoang trán là theo chiều hướng thuận lợi. Khoảng cách ngách trán rộng hơn khi không có sự hiện diện của cả hai loại tế bào. Về diện tích lỗ thông xoang trán Bảng 4: Đặc điểm thống kê về diện tích lỗ thông xoang trán Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn d (sagital) 4,699 14,740 8,535 2,105 d (axial) 2,374 15,180 7,868 2,864 S 16,918 101,166 52,419 21,533 Diện tích lỗ thông xoang trán được ước lượng dựa trên đường kính lỗ thông xoang trán trên hai mặt phẳng ngang và đứng dọc theo công thức tính diện tích hình eclip với kết quả là S = 52,419 ± 21,533 (mm2). Bảng 5: Phép kiểm Robust của diện tích lỗ thông xoang trán Thống kê ĐTD1 ĐTD2 p Welch 1,776 1 50,233 0,189 Brown-Forsythe 1,776 1 50,233 0,189 Với F(1, 50) = 1,776 (p = 0,189 > 0,05). Như vậy, độ rộng của lỗ thông xoang trán không phụ thuộc và sự hiện diện của tế bào agger nasi. Tương quan giữa agger nasi và thời gian phẫu thuật ngách trán Thống kê ban đầu cho thấy, thời gian phẫu thuật trung bình khi có tế bào agger nasi là 14,824 phút ± 9,792 và khi không có là 6,989 phút ± 6,273. Bảng 6: Phép kiểm Robust Thống kê ĐTD1 ĐTD2 P Welch 14,307 1 44,324 0,000 Brown-Forsythe 14,307 1 44,324 0,000 Giá trị từ phép kiểm Robust cho p < 0,05 giúp khẳng định thời gian phẫu thuật của nhóm có tế bào agger nasi kéo dài hơn nhóm không có. Tác động của tế bào trên bóng Bảng 7: Kiểm tra yếu tố tác động của tế bào trên bóng(SBC) Nguồn F p p ETA2 SBC 7,020 0,010 0,097 AN 18,940 0,000 0,226 SBC * AN 5,552 0,021 0,079 Phép kiểm định kiểm tra sự tương tác giữa hai yếu tố cho kết quả p = 0,021 < 0,05. Như vậy, tác động của agger nasi trên thời gian phẫu thuật có bị tác động của sự hiện diện tế bào trên bóng. Sử dụng phương pháp Contrast để kiểm tra tác động của tế bào trên bóng Bảng 8: Kết quả của phương pháp Contrast Contrast Giá trị của Contrast Sai số chuẩn t ĐTD P Không SBC 3,646 2,027 1,799 35,982 0,080 Có SBC 12,258 3,251 3,770 15,846 0,002 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 212 Với p = 0,002 < 0,05 có thể kết luận: tế bào agger nasi có vai trò chính, ảnh hưởng đến thời gian phẫu thuật, nhưng nếu thêm có sự hiện diện của tế bào trên bóng, thời gian phẫu thuật sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. BÀN LUẬN Đặc điểm giải phẫu Phân loại mỏm móc theo Roee Landsberg Phần dưới của mỏm móc thường được quan sát dễ dàng nhưng chỉ với ống soi 0o phần trên của mỏm móc không thể thấy được. Do đó, phẫu thuật viên thường xem mỏm móc như là một mõm ngắn và lờ đi phần gắn trên của mỏm móc. Stamberger, đã đề cập đến chân bám trên của mỏm móc và mô tả vị trí bám là xương giấy, nền sọ, hoặc cuốn giữa. Tuy nhiên tác giả không mô tả những dạng khác hoặc dạng kết hợp và tỷ lệ của nó. 6 loại mỏm móc đã được xác định dựa vào phân loại của Roee Landsberg. Ba loại đầu chiếm tỷ lệ cao nhất (79,7%). Týp A có chân bám trên của mỏm móc hướng ra ngoài đến xương giấy. Kết quả là, phễu sàng, luôn luôn nằm ngoài mỏm móc, bị đóng lại ở đầu trên bởi một túi cùng gọi là ngách tận. Týp B với mỏm móc là thành sau dưới của tế bào agger nasi và phễu sàng bị đóng ở phía trên bởi sàn tế bào agger nasi. Týp C có hai chân bám: một hình thành ngách tận giống týp A, và một gắn vào chổ nối cuốn giữa và mảnh sàng. Trong nghiên cứu của tác giả Roee Landsberg, 3 týp này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (88%) nhưng có sự khác biệt trong từng thành phần, týp A (52%), týp B (18,5%) và týp C (17,5%). Sự khác biệt này có thể do dân số nghiên cứu khác nhau (Roee Landsberg nghiên cứu trên người bình thường còn chúng tôi nghiên cứu trên bệnh nhân có bệnh lý viêm xoang mạn tính có viêm xoang trán) và sự khác biệt về giải phẫu theo dân tộc. Tương quan giải phẫu ngách trán và các tế bào vùng ngách trán Trong các nghiên cứu trước đây, các tác giả thường chỉ nêu lên sự liên quan giải phẫu học của từng tế bào riêng biệt vùng ngách trán với ngách trán. Như trong nghiên cứu của Van Alyea, tác giả chỉ nhận xét về tế bào agger nasi. Còn tác giả Bent và cộng sự(1), nhận xét về tất cả tế bào sàng trán. Trong định nghĩa về tế bào bóng trán, Van Alyea có nêu rằng đây là tế bào có sự thông khí dọc theo sàn sọ xâm lấn vào lỗ thông xoang trán và ở phía sau ngách trán. Theo Lee, tế bào trên bóng nằm sau ngách trán và dọc theo sàn sọ. Về tương quan vị trí giữa ngách trán trên mặt phẳng sagittal, chúng tôi nhận thấy, ngách trán nằm sau tế bào agger nasi, tế bào sàng trán, và nằm trước so với tế bào trên ổ mắt, tế bào bóng trán, và tế bào trên bóng. Kết quả này hòan toàn phù hợp với hình thái giải phẫu của các tác giả đã nêu. Với việc tổng hợp và xác định lại tương quan giữa ngách trán và các tế bào vùng ngách trán, việc đọc CT scan sagittal để xác định ngách trán có thể sẽ dễ dàng hơn. Tương quan giữa tế bào agger nasi và ngách trán Độ hẹp ngách trán Agger nasi khi hiện diện, nằm phía trước so với ngách trán và có thể gây hẹp cơ học với ngách trán khi thông khí nhiều. Như vậy, sự hiện diện của tế bào này cũng đồng nghĩa với việc ngách trán có nguy cơ hẹp nhiều hơn so với các loại khác. Các tác giả như Schaefer, Loury, Metson, Van Alyea cũng đồng ý với quan điểm này. Kết luận này phù hợp với nghiên cứu khi cho kết quả ngách trán hẹp hơn khi có sự hiện diện của tế bào agger nasi (khoảng cách trung bình của ngách trán ở nhóm có tế bào agger nasi là 1,051mm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có tế bào agger nasi là 2,317mm). Từng trường hợp cụ thể của mỏm móc và sự phối hợp với tế bào agger nasi sẽ được phân tích để thấy rõ hơn kết luận này. Đối với mỏm móc týp C, mặc dù có vẻ như đã chặn dẫn lưu ngách trán, nhưng trên tạo hình ba chiều bằng SNAP, dẫn lưu ngách trán đi giữa hai chân bám và hướng ra sau, xuống dứơi, với khoảng cách Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 213 ngách trán trung bình khá rộng rãi trong trường hợp này. Với mỏm móc týp D, E, F, ngách trán có thể dễ dàng tiếp cận sau khi lấy đi phần bỏ chân bám trên của mỏm móc, do có sự thông thương trực tiếp từ xoang trán đến phễu sàng và khoảng cách ngách trán thường chính là khoảng cách từ mặt ngoài mỏm móc đến vách mũi xoang. Về khía cạnh giải phẫu, mỏm móc týp A và týp B có cùng chung dạng của ngách trán. Vị trí hẹp thường ở vị trí mỏm móc và cuốn giữa và độ hẹp ngách trán lúc này phụ thuộc và độ rộng của ngách tận hoặc mức độ thông khí của tế bào agger nasi. Nhưng khi kết quả của nghiên cứu này cho thấy, tính trên toàn bộ nhóm nghiên cứu ngách trán vẫn hẹp hơn khi có tế bào agger nasi (mỏm móc týp B). Ngoài ra, cũng có những trường hợp mỏm móc týp A, C, D, E và F có kèm theo sự thông khí nhiều của tế bào bóng sàng, tế bào trên bóng hoặc tế bào bóng trán làm ngách trán hẹp đi nhiều so với dạng có tế bào agger nasi, nhưng tính trên tổng số, lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Vai trò tế bào vách liên xoang trán Trong trường hợp có tế bào này, vách liên xoang bị lệch ra ngoài và có thể làm hẹp lỗ thông xoang trán. Thêm vào đó, lúc này lỗ xoang trán không còn là cấu trúc nằm ở sát trong nhất, mà là nằm phía ngoài so với tế bào này. Do đó, sự hiện diện của tế bào nằm ở vùng thấp như tế bào vách liên xoang trán phải được chú ý. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ cho thấy lỗ thông xoang trán sẽ rộng nhất khi không có tế bào liên vách xoang trán và tế bào agger nasi. Tế bào agger nasi và lỗ thông xoang trán Không giống như xoang sàng hay xoang bướm, theo ý kiến của tác giả Roee Landsberg, xoang trán không có lỗ thông đúng nghĩa. Lỗ thông, được định nghĩa trong từ điển y khoa là lỗ mở giữa hai khoang riêng biệt. Có thể thấy rõ trên mặt phẳng đứng dọc, cấu trúc gọi là lỗ thông xoang trán thực chất là đường kính hẹp nhất hay vị trí eo, trong sự liên tục giữa khoang sàng và xoang trán. Đường kính trung bình mà tác giả Roee Landsberg đo được trên mặt phẳng sagittal là 7,22mm (của chúng tôi là 8.53mm) và trên mặt phẳng axial là 8.92mm (của chúng tôi là 7,87mm). Diện tích trung bình của lỗ thông là 50,5 mm2 (so với 52,42mm2 trong nghiên cứu của chúng tôi). Kết quả giữa hai nghiên cứu không quá khác biệt. Tác giả Jacobs và cộng sự chỉ nghiên cứu đường kính lỗ thông xoang trán trên mặt phẳng đứng dọc, và báo cáo có những trường hợp lớn hơn 10mm. Chúng tôi cũng có những trường hợp tương tự và giá trị lớn nhất mà chúng tôi đo được là 14,74mm. Kết quả của tác giả Jacobs còn đề cập đến xu hướng tăng chiều dài của đường kính và độ lớn của tế bào agger nasi nhưng chúng tôi chỉ thực hiện kiểm chứng để đánh giá liên quan giữa độ rộng diện tích lỗ thông xoang trán và sự hiện diện của tế bào agger nasi. Nhưng kết quả cho thấy không có sự liên hệ nào giữa độ rộng lỗ thông xoang trán và sư hiện diện của tế bào agger nasi. Tương quan giữa agger nasi và thời gian phẫu thuật ngách trán Dẫn lưu xoang trán trong trường hợp có tế bào agger nasi và nhất là khi tế bào này thông khí tốt, dịch tiết phải đi vòng qua tế bào này, qua thành sau trong trước khi xuống được khoang mũi. Và cách duy nhất để tiếp cận là qua thành sau v
Tài liệu liên quan