Mục tiêu: Nhân sâm (Panax ginseng) là vị thuốc quí được sử dụng rộng rãi trong dân gian để nâng đỡ thể trạng của những người có bệnh mạn tính, dùng thuốc lâu ngày như bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Ngoài ra, Nhân sâm còn được chứng minh có tác dụng hạ glucose huyết. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát tương tác thuốc giữa Nhân sâm và metformin trên chuột nhắt trắng gây tăng glucose huyết bằng alloxan. Phương pháp: Tác động hạ glucose huyết của Nhân sâm và metformin được đánh giá trên chuột nhắt trắng gây đái tháo đường bởi alloxan với liều 70 mg/kg qua đường tiêm tĩnh mạch. Kết quả: Có dấu hiệu của sự tương tác giữa Nhân sâm và metformin trên chuột bị gây đái tháo đường thực nghiệm bởi alloxan sau 14 ngày uống thuốc. Ở lô chuột được cho uống đồng thời metformin và dịch chiết Nhân sâm, nồng độ glucose huyết giảm nhiều hơn so với lô chuột chỉ uống metformin (p<0,05). Kết luận: Theo kết quả trong nghiên cứu thì dịch chiết Nhân sâm có tác động làm giảm đường huyết trên chuột bị gây đái tháo đường thực nghiệm bởi alloxan; do đó, dịch chiết Nhân sâm có ích cho việc quản lý bệnh đái tháo đường týp 2. Kết quả của nghiên cứu này chưa khẳng định được có sự tương tác giữa dịch chiết Nhân sâm và metformin trên mô hình chuột nhắt trắng bị gây đái tháo đường bằng alloxan.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tương tác thuốc giữa nhân sâm và metformin trên chuột nhắt trắng gây tăng glucose huyết bằng alloxan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 180
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC GIỮA NHÂN SÂM VÀ METFORMIN
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG GÂY TĂNG GLUCOSE HUYẾT BẰNG ALLOXAN
Hứa Hoàng Oanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhân sâm (Panax ginseng) là vị thuốc quí được sử dụng rộng rãi trong dân gian để nâng đỡ thể
trạng của những người có bệnh mạn tính, dùng thuốc lâu ngày như bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Ngoài ra,
Nhân sâm còn được chứng minh có tác dụng hạ glucose huyết. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát tương
tác thuốc giữa Nhân sâm và metformin trên chuột nhắt trắng gây tăng glucose huyết bằng alloxan.
Phương pháp: Tác động hạ glucose huyết của Nhân sâm và metformin được đánh giá trên chuột nhắt trắng
gây đái tháo đường bởi alloxan với liều 70 mg/kg qua đường tiêm tĩnh mạch.
Kết quả: Có dấu hiệu của sự tương tác giữa Nhân sâm và metformin trên chuột bị gây đái tháo đường thực
nghiệm bởi alloxan sau 14 ngày uống thuốc. Ở lô chuột được cho uống đồng thời metformin và dịch chiết Nhân
sâm, nồng độ glucose huyết giảm nhiều hơn so với lô chuột chỉ uống metformin (p<0,05).
Kết luận: Theo kết quả trong nghiên cứu thì dịch chiết Nhân sâm có tác động làm giảm đường huyết trên
chuột bị gây đái tháo đường thực nghiệm bởi alloxan; do đó, dịch chiết Nhân sâm có ích cho việc quản lý bệnh đái
tháo đường týp 2. Kết quả của nghiên cứu này chưa khẳng định được có sự tương tác giữa dịch chiết Nhân sâm
và metformin trên mô hình chuột nhắt trắng bị gây đái tháo đường bằng alloxan.
Từ khóa: Tương tác thuốc, đái tháo đường týp 2, Nhân sâm, metformin.
ABSTRACT
THE HERBAL – DRUG INTERACTION BETWEEN GINSENG (Panax ginseng) AND METFORMIN ON
THE HYPOGLYCEMIC EFFECT IN ALLOXAN - INDUCED DIABETIC MICE
Hua Hoang Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012 : 180 – 185
Objectives: By traditional uses, Asian ginseng (Panax ginseng) roots are taken orally
as adaptogens, aphrodisiacs, nourishing stimulants. In many studies of modern science, ginseng has the
hypoglycemic effect. So that, the herb-drug interaction between ginseng and drug in the treatment of type II
diabetes may be happened. The issue of herb-drug interactions looms large over the practice of herbal
medicine. Up to now there have been very few incidents recorded of herb-drug interactions. In this
study, the interaction between a drug (metformin) and an herb (ginseng) on the hypoglycemic effect is
evaluated in alloxan - induced diabetic mice.
Methods: The hypoglycemic effect of ginseng co-administered with metformin was evaluated in alloxan -
induced diabetic mice.
Results: There is a significant interaction between ginseng and metformin on the hypoglycemic effect in
alloxan - induced diabetic mice after 14 treatment days. In alloxan - induced diabetic mice co-administered by
ginseng and metformin, blood glucose levels were significantly reduced (p<0.05) greater than in alloxan - induced
diabetic mice treated by metformin.
Conclusions: Administration of ginseng may contribute significantly to the hypoglycemic effect and can be
useful in the management of diabetes. In this research, the interaction between ginseng and metformin was not
* Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: DS. Hứa Hoàng Oanh ĐT: 0838442756 Email: oanhhuahoang@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 181
determined. To determine this interaction, we need to do more research.
Key words: Interaction herbal – drug, type-2 diabetes, ginseng, metformin..
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo y học cổ truyền, Nhân sâm (Panax
ginseng)(2, 6) là một vị thuốc quí, được sử dụng để
bồi bổ cơ thể, nâng cao thể trạng cho các đối
tượng lớn tuổi, những người có bệnh mạn tính
phải dùng thuốc lâu ngày. Ngày nay, đã có các
nghiên cứu chứng minh Nhân sâm có nhiều tác
dụng dược lý trên hệ thần kinh trung ương, tim
mạch và huyết áp, kích thích hệ thống miễn
dịch, có tác dụng hạ đường huyết Do đó, đã
có nhiều khuyến cáo có thể có sự tương tác giữa
Nhân sâm và các thuốc tân dược có cùng tác
dụng dược lý khi bệnh nhân dùng chung (8,9).
Để làm rõ vấn đề có thể có sự tương tác trên,
đề tài này được tiến hành theo định hướng
nghiên cứu sự tương tác giữa Nhân sâm và các
thuốc điều trị đái tháo đường týp 2 dạng uống.
Bước đầu tiên của hướng nghiên cứu này là tiến
hành khảo sát sự tương tác giữa Nhân sâm và
metformin, là một trong những thuốc đầu tay
trong điều trị đái tháo đường týp 2. Khảo sát sự
tương tác này dựa trên tác động hạ glucose
huyết khi dùng chung Nhân sâm và metformin
được tiến hành trên chuột nhắt trắng bị gây đái
tháo đường bằng alloxan.
NGUYÊN LIỆU, ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU(1, 3, 5, 7)
Nguyên liệu nghiên cứu
Nhân sâm được mua tại cơ sở Vĩnh Sanh,
được kiểm nghiệm tại Trung tâm Kiểm nghiệm
TP. HCM. Được chiết xuất tại Phòng bào chế,
Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP.
HCM. Glucophage® 500 mg: có thành phần là
metformin hydrochloride 500 mg. Nhà sản xuất:
Merck Santé, Pháp. Ngày sản xuất: 28/06/2009.
Hạn sử dụng: 28/06/2014. Số lô: 251127.Hóa chất
thử nghiệm: Hóa chất gây mô hình tăng đường
huyết thực nghiệm: Alloxan tetrahydrat (Sigma-
aldrich®).
Hình 1. Qui trình chiết xuất dịch chiết Nhân sâm
Đối tượng nghiên cứu
Chuột nhắt giống đực và cái, khỏe mạnh, trọng
lượng 23 – 25 g, do Viện Pasteur TP. HCM cung
cấp. Chuột được cho uống nước và ăn đầy đủ
thực phẩm viên trong điều kiện phòng thí
nghiệm – Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y
Dược TP. HCM trong 2 - 4 ngày trước thử
nghiệm ở nhiệt độ phòng và chu kỳ tối sáng
12/12 giờ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 182
Phương pháp nghiên cứu
Tác động của các thuốc trên glucose huyết của
chuột nhắt bình thường
Chuột được chia ngẫu nhiên thành 3 lô, mỗi
lô 8 con, được cho uống hoặc nước cất, hoặc
một trong 2 thuốc nghiên cứu với liều lượng 0,1
ml/10g chuột x 1 lần/ngày trong 21 ngày.
Glucose huyết của chuột được theo dõi vào các
ngày 1, 7, 14 và 21 của thử nghiệm bằng máy đo
glucose huyết và que thử Accu-chek® Active
(Roche).
Tác động của các thuốc trên glucose huyết của
chuột nhắt đái tháo đường gây bằng alloxan
Phương pháp gây đái tháo đường thực
nghiệm, điều trị và đánh giá tác động hạ glucose
huyết được tiến hành theo các nghiên cứu trước
đây (1).Phương pháp gây đái tháo đường thực
nghiệm: chuột được gây bệnh bằng cách tiêm
tĩnh mạch đuôi dung dịch alloxan pha trong
nước muối sinh lý với liều 70 mg/kg. Các chuột
bệnh đáp ứng điều kiện glucose huyết > 250
mg/dl.
Phương pháp đánh giá tác động hạ glucose
huyết
Đánh giá tác động hạ glucose huyết của các
thuốc bằng cách định lượng glucose huyết của
chuột bằng máy đo glucose huyết và que thử
Accu-chek® Active (Roche). Glucose huyết được
xác định vào buổi sáng trước khi ăn mỗi 7 ngày.
Phương pháp điều trị
Các chuột bệnh được chia ngẫu nhiên thành
4 lô, mỗi lô 8 chuột và được dùng các thuốc
nghiên cứu trong 21 ngày. Các lô hoặc uống
nước cất, hoặc uống metformin (Glucophage®,
Merck), hoặc uống dịch chiết Nhân sâm, hoặc
uống chung metformin và dịch chiết Nhân sâm.
- Lô BL: cho uống nước cất 0,2ml/10g thể
trọng, 1 lần mỗi ngày
- Lô M: cho uống metformin pha trong nước
cất, liều 0,3mg/kg/ngày, 1 lần mỗi ngày.
- Lô S: cho uống dịch chiết S pha trong nước
cất, liều 3g/kg/ngày, 1 lần mỗi ngày.
- Lô M+S: cho uống metformin pha trong
nước cất (liều 0,3mg/kg/ngày) và dịch chiết S
pha trong nước cất (liều 3g/kg/ngày), 1 lần mỗi
ngày.
Thống kê phân tích số liệu(4)Kết quả được xử
lý thống kê bằng phần mềm MS-Excel.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tác động của 2 thuốc nghiên cứu trên
glucose huyết của chuột bình thường
Sau 21 ngày dùng các dạng thuốc thử
nghiệm, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
về nồng độ đường huyết giữa các lô thử nghiệm
(uống thuốc M và S) và lô chứng (uống nước
cất). Mặt khác, trong từng lô thử nghiệm cũng
chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
các thời điểm định lượng đường huyết. Kết quả
trên cho phép kết luận 2 dạng thuốc nghiên cứu
không ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết
trên chuột bình thường sau 21 ngày theo dõi.
Bảng 1. Nồng độ glucose huyết trung bình của chuột
bình thường qua 21 ngày uống các thuốc thử nghiệm
Glucose (mg/dl) n Ngày 1 Ngày 21
Chứng 8 63,88 ± 11,31 52,74 ± 10,15
M 8 79,52 ± 15,42 68,32 ± 14,33
S 8 55,49 ± 16,56 63,24 ± 16,39
n: số chuột trong mỗi lô
Tác động hạ glucose huyết của 2 thuốc
nghiên cứu trên chuột gây đái tháo đường
bằng alloxan
Sau khi gây bệnh, các lô chuột được điều trị
bằng các thuốc thử nghiệm, kết quả thực
nghiệm được đánh giá dựa trên sự thay đổi
nồng độ glucose huyết của các lô trong suốt quá
trình điều trị.
Bảng 2. Tỉ lệ glucose huyết trung bình tăng sau khi
tiêm alloxan ở các lô vào ngày 1
Glucose
(mg/dl)
n Trước tiêm Sau tiêm
Tỉ lệ tăng
(%)(*)
Chứng 8 72,80 ± 12,13 415,40 ± 24,05 476,39%
M 8 60,00 ± 14,24 428,50 ± 28,49 614,17%
S 8 59,50 ± 13,24 455,75 ± 32,51 665,97%
M+S 8 77,75 ± 12,44 409,63 ± 19,17 428,23%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 183
n: số chuột trong mỗi lô thử nghiệm; p<0,05 so với chứng;
(*): so sánh với lô chứng trước khi gây bệnh bằng alloxan.
Tỉ lệ glucose huyết trung bình tăng sau
khi tiêm alloxan ở các lô vào ngày 1 được biểu
diễn bằng đồ thị sau đây:
Hình 2. Nồng độ glucose huyết trung bình trước và
sau khi tiêm alloxan ở các lô vào ngày 1.
Vào ngày điều trị thứ nhất, nồng độ glucose
huyết đo lần đầu tiên sau khi tiêm alloxan, chưa
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa của nồng độ
glucose huyết trung bình giữa các lô đã chọn để
điều trị. Sau khi gây bệnh, các chuột được chọn
vào thử nghiệm đều có tình trạng bệnh đồng
nhất, mức glucose huyết giữa các nhóm sau khi
tiêm alloxan không có sự khác biệt có ý nghĩa
thông kê (Bảng 2)
Tác động hạ đường huyết của các dạng
thuốc nghiên cứu so với lô chứng (không
điều trị)
Bảng 3. Nồng độ glucose huyết trung bình của các
lô trong quá trình điều trị
Glucose
(mg/dl)
N Ngày 1 (*) Ngày 7 (*)
Ngày 14
(*)
Ngày 21
(*)
Chứng 8
415,40 ±
24,05
422,20 ±
16,30
441,20 ±
24,29
439,40 ±
21,77
M 8
428,50 ±
28,49
427 ±
21,64
335,5 ±
28,11
194,50 ±
21,47
S 8
455,75 ±
22,51
446,13 ±
22,78
361,25 ±
26,21
220,63 ±
20,81
M+S 8
409,63 ±
19,17
392,38±
18,59
326,63±
23,42
211,00 ±
27,16
n: số chuột trong mỗi lô thử nghiệm; p<0,05 so với
chứng (*): so sánh với lô chứng trước khi gây bệnh bằng
alloxan
Bảng 4. So sánh glucose huyết trung bình của các lô
trong quá trình điều trị so với lô chứng (p < 0,05)
Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21
Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21
M/ Chứng
F 0,81 2,87 1,00
F-alpha 3,79
T-test 0,22 4,43 15,56
T-alpha 2,14 2,14 2,14
Kết luận Không khác Khác Khác
S/ Chứng
F 1,84 4,94 1,68
F-alpha 3,79
T-test 0,85 2,71 12
T-alpha 2,14 2,23 2,14
Kết luận Không khác Khác Khác
M+S/
Chứng
F 3,66 10,94 0,74
F-alpha 3,79
T-test 0,87 2,74 15,54
T-alpha 2,14 2,31 2,14
Kết luận Không khác Khác Khác
Kết quả ở bảng 3 và 4 cho thấy:
Sau 7 ngày điều trị, chưa thấy có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ đường
huyết giữa 3 lô được điều trị (lô M, lô S và lô
M+S) so với lô chứng không điều trị với mức p
<0,05.
Vào ngày điều trị thứ 14, các lô chuột thử
nghiệm (lô M, lô S và lô M+S được uống thuốc
điều trị) đều giảm đường huyết có ý nghĩa
thống kê với mức p <0,05 so với lô chứng.
Hình 3. Sự thay đổi nồng độ glucose huyết trong 21
ngày điều trị
Như vậy, tác động làm giảm đường huyết
của các thuốc điều trị bắt đầu rõ rệt vào ngày
thứ 14. Cả 3 lô được uống thuốc điều trị: lô M,
lô S và lô M+S đều có tác động làm giảm nồng
độ đường huyết trên chuột gây đái tháo đường
bằng alloxan.
Theo đồ thị hình 3 thì trong 14 ngày điều trị
đầu tiên, lô M+S có hiệu quả giảm đường huyết
nhiều hơn so với lô M và lô S trên mô hình đái
tháo đường gây bởi alloxan trên chuột nhắt. Tuy
nhiên, từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 21, sự khác
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 184
biệt về nồng độ đường huyết giữa lô M+S với lô
M và lô S không rõ rệt trên đồ thị.
Để so sánh hiệu quả giảm đường huyết của
lô M+S với lô M và lô S, kết quả sẽ được phân
tích ở phần tiếp theo.
So sánh tác động hạ đường huyết của lô
M+S so với lô M và lô S
Bảng 5. So sánh tác động hạ đường huyết của lô M+S
so với lô M và lô S (p < 0,05)
Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21
So sánh
M+S/ M
F 4,53 3,81 0,74
F-alpha 3,79
T-test 1,00 2,71 1,12
T-alpha 2,23 2,23 2,14
Kết luận Không khác Khác Không khác
So sánh
M+S/ S
F 1,99 2,22 0,44
F-alpha 3,79
T-test 1,4 0,72 0,55
T-alpha 2,14 2,14 2,14
Kết luận Không khác
Không
khác
Không khác
Ở ngày điều trị thứ 7, mức giảm đường
huyết không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) giữa lô M+S và lô M. Nhưng vào ngày
thứ 14, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tác
động làm hạ đường huyết giữa lô M+S so với lô
M (p<0,05). Đến ngày thứ 21, không tìm thấy sự
khác biệt về mức giảm đường huyết giữa 2 lô
M+S và lô M (Bảng 5).
Theo kết quả ở bảng 5, mức giảm đường
huyết không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) giữa lô M+S và lô S vào các ngày thứ 7,
ngày thứ 14 và ngày thứ 21.
Vào ngày kết thúc điều trị, mặc dù các lô
điều trị (lô M, lô S, lô M+S) có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với lô chứng (không điều trị)
(Bảng 4), nhưng không tìm thấy sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê về tác dụng làm hạ đường
huyết của lô M+S so với lô M và cả lô S (p<0,05)
(Bảng 5). Như vậy, cả hai lô điều trị bằng
metformin và lô uống dịch chiết từ Nhân sâm có
tác dụng hạ đường huyết tương đương với lô
uống cùng lúc cả metformin và dịch chiết từ
Nhân sâm.
KẾT LUẬN
Các kết quả thu được đã chứng minh:
Mô hình dược lý sử dụng trong nghiên cứu
này là phù hợp.Tìm thấy tác động làm giảm
nồng độ glucose huyết tương của dịch chiết
Nhân sâm trên chuột bị gây đái tháo đường
thực nghiệm bởi alloxan.Có dấu hiệu làm tăng
tác động hạ đường huyết khi so sánh với lô
dùng chung Nhân sâm và metformin so với lô
dùng metformin riêng lẻ (p < 0,05) sau 14 ngày
điều trị. Như vậy, kết quả nghiên cứu giúp
chứng minh có sự làm giảm nồng độ glucose
trong huyết tương của dược liệu Nhân sâm
(Panax ginseng) trên chuột bị gây đái tháo đường
bởi alloxan. Do đó, người thầy thuốc cần lưu ý
khi bệnh nhân điều trị đái tháo đường týp 2
bằng các thuốc dùng đường uống có dùng
Nhân sâm để bồi bổ. Khi đó, cần phải theo dõi
nồng độ glucose huyết của bệnh nhân, điều
chỉnh liều dùng thuốc thích hợp.Đồng thời, cần
tiến hành thêm một số nghiên cứu tiếp theo
với:Cỡ mẫu lớn hơn để xác định rõ có sự tương
tác giữa dịch chiết Nhân sâm và metformin hay
không? Tăng thêm thời gian nghiên cứu để theo
dõi cụ thể các hiện tượng tương tác giữa Nhân
sâm và metformin. Định lượng nồng độ
metformin trong máu, nồng độ glucose trong
máu.Ngoài ra, hướng nghiên cứu tiếp theo về
tương tác thuốc giữa Nhân sâm và các dạng
thuốc hạ đường huyết đường uống khác như:
gliclazide, glibenclamide, tolbutamidegiúp
người thầy thuốc và bệnh nhân sử dụng thuốc
hợp lý và an toàn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bo Ahren, Goran Sundkvist, (1995), Long-Term Effects of Alloxan
In Mice, International Journal of Pancreatology, vol.17, n02, 197-
201.
2. Bộ Y Tế, (2003), Dược điển Việt Nam III, NXB Y Học, tr. 850-853.
3. Bộ Y Tế, (1996), Quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực cuả thuốc
cổ truyền, (Ban hành kèm theo quyết định số 371/BYT-QĐ ngày
12/3/1996 cuả Bộ trưởng Bộ Y Tế) ,Tạp chí Dược học số 241, tr.
3-9.
4. Đặng Văn Giáp, (1997), Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương
trình MS-Excel. NXB Giáo dục, tr. 48-66.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 185
5. Dey L, Xie JT, Wang A, Wu J, Maleckar SA, Yuan CS, (2003),
Anti-hyperglycemic effects of ginseng: comparison between root and
berry, Phytomedicine, 10(6-7), pp. 600-5.
6. Đỗ Tất Lợi, (1999), Những cây thuốc và vị thuốc VN, Nxb Y Học,
tr. 804-813.
7. Viện dược liệu, (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý
cuả thuốc từ dược thảo, NXB KH & KT, tr. 200, 311-320.
8. Vuksan V, Stavro MP, Sievenpiper JL, Beljan-Zdravkovic U,
Leiter LA, Josse RG, Xu Z, (2000), Similar postprandial glycemic
reductions with escalation of dose and administration time of
American ginseng in type 2 diabetes, Diabetes Care, 23(9): 1221-6.
9. Xie JT, Mchendale S, Yuan CS, (2005), Ginseng and diabetes, Am J
Chin Med., 33(3): pp. 397 – 404.