Mở đầu: Hiện nay, viêm phổi bệnh viện vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gia
tăng chi phí xã hội trong điều trị. Về mặt nguyên nhân gây bệnh, các trực khuẩn Gram âm ngày càng chiếm ưu
thế, và các tác nhân này, cùng với khả năng đề kháng ngày một tăng cao với các loại kháng sinh, càng làm cho
việc điều trị trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Mục tiêu: Xác định (1) tỉ lệ vi khuẩn đường ruột gây viêm phổi bệnh viện (VPBV); (2) tỉ lệ từng loại vi
khuẩn đường ruột gây VPBV; (3) tỉ lệ sinh ESBL của vi khuẩn đường ruột gây VPBV; (4) tỉ lệ đề kháng kháng
sinh của các loại vi khuẩn đường ruột thường gặp trên.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, hồi cứu bệnh án.
Kết quả: Trên tổng số 380 trường hợp được xác định là VPBV thì có 138 trường hợp là trực khuẩn Gram
âm đường ruột, chiếm tỷ lệ 36,3%. Chủng vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là Klebsiella spp.với 74 chủng chiếm
53,6%, đứng thứ hai là E. coli với 28 chủng chiếm 20,3%, kế đến là Enterobacter spp. với 25 chủng chiếm 18,1%.
Các chủng vi khuẩn còn lại như Proteus spp., Pantoea agglomerams, Citrobacter spp., Morganella morganii
chiếm tỷ lệ thấp dưới 3%. 58% kết quả kháng sinh đồ của các trực khuẩn Gram âm phân lập được biểu thị vi
khuẩn có khả năng sinh ESBL; trong đó, tỷ lệ cao nhất là các chủng Klebsiella spp. (51,3%), tiếp theo là
Enterobacter spp. (25%) và E. coli (23,8%). Đối với Enterobacter spp. tỷ lệ sinh ESBL là 80%; E. coli là 67,9%;
còn Klebsiella spp. là 55,4%. Các chủng vi khuẩn này cho kết quả đề kháng cao với các kháng sinh thông dụng
thuộc nhóm Cephalosporin và Flouroquinolone.
Kết luận: Tỷ lệ trực khuẩn Gram âm đường ruột trong các bệnh phẩm từ người bệnh được chẩn đoán viêm
phổi bệnh viện là 36,3%. Trong đó, ba tác nhân thường gặp nhất theo thứ tự là Klebsiella spp.; E. coli;
và Enterobacter spp. Về tình hình đề kháng kháng sinh, ba tác nhân vi khuẩn nói trên đã kháng rất cao với các
kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin và Fluoroquinolone (>50%); cao nhất là E. coli (> 70%), thấp nhất là
Klebsiella spp. (>50%). Các chủng Klebsiella spp., E. coli còn nhạy với Amikacin, Netilmycin, Meropenem,
Cefoperazone/Sulbactam. Enterobacter spp. đã tăng đề kháng với Meropenem (32%), Amikacin (36%), chỉ còn
nhạy với Cefoperazone/Sulbactam.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỷ lệ mắc và tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột trong viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 445
KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC VÀ TÍNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
CỦA VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT TRONG VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN
TẠI BV ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
Huỳnh Minh Tuấn*, Trần Âu Quế Nhung**, Nguyễn Kim Huyền***, Vũ Thị Châm***, Phạm Thị Lan***,
Hà Thị Nhã Ca***, Nguyễn Thanh Bảo*
TÓM TẮT
Mở đầu: Hiện nay, viêm phổi bệnh viện vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gia
tăng chi phí xã hội trong điều trị. Về mặt nguyên nhân gây bệnh, các trực khuẩn Gram âm ngày càng chiếm ưu
thế, và các tác nhân này, cùng với khả năng đề kháng ngày một tăng cao với các loại kháng sinh, càng làm cho
việc điều trị trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Mục tiêu: Xác định (1) tỉ lệ vi khuẩn đường ruột gây viêm phổi bệnh viện (VPBV); (2) tỉ lệ từng loại vi
khuẩn đường ruột gây VPBV; (3) tỉ lệ sinh ESBL của vi khuẩn đường ruột gây VPBV; (4) tỉ lệ đề kháng kháng
sinh của các loại vi khuẩn đường ruột thường gặp trên.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, hồi cứu bệnh án.
Kết quả: Trên tổng số 380 trường hợp được xác định là VPBV thì có 138 trường hợp là trực khuẩn Gram
âm đường ruột, chiếm tỷ lệ 36,3%. Chủng vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là Klebsiella spp.với 74 chủng chiếm
53,6%, đứng thứ hai là E. coli với 28 chủng chiếm 20,3%, kế đến là Enterobacter spp. với 25 chủng chiếm 18,1%.
Các chủng vi khuẩn còn lại như Proteus spp., Pantoea agglomerams, Citrobacter spp., Morganella morganii
chiếm tỷ lệ thấp dưới 3%. 58% kết quả kháng sinh đồ của các trực khuẩn Gram âm phân lập được biểu thị vi
khuẩn có khả năng sinh ESBL; trong đó, tỷ lệ cao nhất là các chủng Klebsiella spp. (51,3%), tiếp theo là
Enterobacter spp. (25%) và E. coli (23,8%). Đối với Enterobacter spp. tỷ lệ sinh ESBL là 80%; E. coli là 67,9%;
còn Klebsiella spp. là 55,4%. Các chủng vi khuẩn này cho kết quả đề kháng cao với các kháng sinh thông dụng
thuộc nhóm Cephalosporin và Flouroquinolone.
Kết luận: Tỷ lệ trực khuẩn Gram âm đường ruột trong các bệnh phẩm từ người bệnh được chẩn đoán viêm
phổi bệnh viện là 36,3%. Trong đó, ba tác nhân thường gặp nhất theo thứ tự là Klebsiella spp.; E. coli;
và Enterobacter spp. Về tình hình đề kháng kháng sinh, ba tác nhân vi khuẩn nói trên đã kháng rất cao với các
kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin và Fluoroquinolone (>50%); cao nhất là E. coli (> 70%), thấp nhất là
Klebsiella spp. (>50%). Các chủng Klebsiella spp., E. coli còn nhạy với Amikacin, Netilmycin, Meropenem,
Cefoperazone/Sulbactam. Enterobacter spp. đã tăng đề kháng với Meropenem (32%), Amikacin (36%), chỉ còn
nhạy với Cefoperazone/Sulbactam.
Từ khóa: Viêm phổi bệnh viện, trực khuẩn Gram âm, kháng kháng sinh, ESBL.
* Bộ môn Vi sinh - Đại học Y Dược Tp. HCM ** Lớp Y2008 Đại học Y Dược Tp. HCM
*** Khoa Chống nhiễm khuẩn - Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Huỳnh Minh Tuấn ĐT: 0909349918 Email: huynhtuan@yds.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 446
ABSTRACT
INVESTIGATION OF BACTERIAL PATHOGEN AND ANTIBIOTIC RESISTANCE PROFILES OF
ENTEROBACTERIACEAE IN PATIENT DIAGNOSEDWITH NOSOCOMIAL PNEUMONIA AT HO
CHI MINH CITY UNIVERSITY MEDICAL CENTER
Huynh Minh Tuan, Tran Au Que Nhung, Nguyen Kim Huyen, Vu Thi Cham, Pham Thi Lan, Ha Thi Nha Ca,
Nguyen Thanh Bao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 445 - 451
Background: Currently, nosocomial pneumonia remains a leading cause of fatal and/or increase the social
costs of treatment. In terms of the cause, the Gram-negative bacilli increasingly dominant, and these factors, with
the resistance on a high with antibiotics, making treatment more difficult than ever.
Objectives: Determine (1) proportion of enterobacteriaceae which cause nosocomial pneumonia; (2)
proportion of each kind of them; (3) proportion of Exended spectrum beta-lactamase (ESBL) producing
enterobacteriaceae which cause nosocomial pneumonia; (4) proportion of antibiotic resistance of common
enterobacteriaceae.
Methods: Descriptive cross-sectional, retrospective medical record
Results: Total of 380 cases which have nosocomial pnermonia, including 138 cases of Gram-negative
enterobacteriaceae, with the proportion of 36.3%. The most prevalent strain is Klebsiella spp. with the proportion
of 53.6% (74 cases), No. 2 is the strain of E. coli which has 28 cases, with the proportion of 20.3%, followed by
Enterobacter spp. strain which has 25 cases, with the proportion of 18.1%. The others bacteria such as Proteus
spp., Pantoea agglomerams, Citrobacter spp., Morganella morganiihave the percentage below 3%. 58% of
antimicrobial susceptibility results of the Gram-negative enterobacteriaceae indicate the ability of producing
ESBL; in which the highest proportion is Klebsiella spp. (51.3%), followed by Enterobacter spp. (25%) and E. coli
(23.8%). For Enterobacter spp., rate of producing ESBLis 80%; for E. coli is 67.9%; also for Klebsiella spp. is
55.4%. These bacteria have high resistance to common antibiotics of Cephalosporin and Flouroquinolone.
Conclusion: The proportion of Gram-negative enterobacteriaceaein specimens from nosocomial pneumonia
patients is 36.3%. Of these, there are three most common pathogens in order: Klebsiella spp.; E.coli; and
Enterobacter spp.
Regarding the antibiotic resistance, the three bacterial pathogens have very high resistance to the antibiotic of
Cephalosporin and Fluoroquinolone (> 50%); highest is E.coli (> 70%), lowest is Klebsiella spp. (> 50%). Strain of
Klebsiella spp., E.coli are sensitive to Amikacin, Netilmycin, Meropenem, Cefoperazone/Sulbactam. Enterobacter
spp. which is resistant to Meropenem is increased up to 32%, Amikacin up to 36%, only sensitive to
Cefoperazone/Sulbactam.
Key words: Nosocomial pneumonia, Gram-negative bacilli, antibiotic resistance, ESBL.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các nhiễm khuẩn bệnh viện, viêm
phổi bệnh viện (VPBV) là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật.
Tại bệnh viện Bạch Mai (2001) tỷ lệ nhiễm khuẩn
bệnh viện là 14,2%, trong đó VPBV chiếm 42,9 %.
Một nghiên cứu về tình hình nhiễm khuẩn bệnh
viện được thực hiện ở bệnh viện Chợ Rẫy (2006)
cho thấy VPBVlà một nhiễm khuẩn thường gặp
tỷ lệ VPBV là 24,3%. Năm 2009, viêm phổi sau
mổ là một trong những biến chứng nặng nề
nhất, đứng hàng thứ 2 về biến chứng nhiễm
trùng sau mổ (sau nhiễm trùng huyết). Từ tháng
1/2009 đến tháng 6/2009, một nghiên cứu được
thực hiện tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định cho
thấy tỷ lệ VPBV do thở máy gần 60%, trong đó tỷ
lệ viêm phổi do vi khuẩn Gram âm K.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 447
pneumoniae khoảng 50%, E. coli 27%, P. aeruginosa
20%, A. baumannii 3,33%.
Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực
thuộc Bộ Y tế, bệnh viện Đa khoa tỉnh ở Hà Nội,
Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh,
thì trong năm 2009, 30-70% vi khuẩn Gram âm đã
kháng với Cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4,
gần 40-60% kháng với Aminoglycoside và
Fluoroquinolone. Gần 40% chủng vi khuẩn
Acinetobacter giảm nhạy cảm với Imipenem.
Các vi khuẩn Gram âm đường ruột có khả
năng sinh ra men Beta-lactamase phổ rộng
(ESBL) được xem là nỗi lo ngại của ngành y tế
hiện nay do khả năng đề kháng kháng sinh cao
của chúng so với nhóm không sinh ESBL.
Như vậy, tình trạng viêm phổi bệnh viện kết
hợp với tính đề kháng kháng sinhcủa vi khuẩn
càng gây khó khăn cho việc điều trị, kéo dài thời
gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí
nằm viện. Trong đó, các vi khuẩn đường ruột là
những tác nhân thường gặp và hiện đã xuất hiện
nhiều chủng vi khuẩn kháng cả kháng sinh được
xem là mạnh nhất hiện nay như Carbapenem.
Mục tiêu
Xác định (1) tỉ lệ vi khuẩn đường ruột gây
viêm phổi bệnh viện (VPBV); (2) tỉ lệ từng loại vi
khuẩn đường ruột gây VPBV; (3) tỉ lệ sinh ESBL
của vi khuẩn đường ruột gây VPBV; (4) tỉ lệ đề
kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn đường
ruột thường gặp trên.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, hồi cứu bệnh án
Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi bệnh
viện trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện
Đại học Y Dược TP. HCM từ tháng 1/2013 đến
tháng 4/2014.
Biến số nghiên cứu
Loại vi khuẩn Gram âm đường ruột gây
viêm phổi bệnh viện (tên, tần suất xuất hiện
trong các mẫu bệnh phẩm, khả năng sinh ESBL,
khả năng đề kháng kháng sinh)
Vi sinh lâm sàng
Phân lập và định danh vi khuẩn theo quy
trình thường quy; thực hiện kháng sinh đồ
theo phương pháp đĩa giấy với các loại kháng
sinh thông thường là: AN (Amikacin), CAZ
(Ceftazidime), CRO (Ceftriaxone), CIP
(Ciprofloxacine), LVX (Levofloxacine), MEM
(Meropenem), NET (Netilmicine), TZP
(Piperacilline/Tazobactam), TC
(Ticarciline/Clavulanic acid), CS
(Cefoperazone/Sulbactam).
Thống kê
Phân tích và xử lý số liệu bằng SPSS 11
KẾT QUẢ-BÀN LUẬN
Từ tháng 1/2013 đến 4/2014, có 380 bệnh
nhân nội trú được chẩn đoán viêm phổi bệnh
viện được theo dõi, xét nghiệm vi sinh lâm sàng
dương tính, trong đó có 138 trường hợp là trực
khuẩn Gram âm đường ruột, chiếm tỷ lệ 36,3%.
Phân tích các nhóm vi khuẩn tác nhân
Hình 1: Tỷ lệ các nhóm vi khuẩn phát hiện được
trong nghiên cứu
Trong những vi khuẩn phát hiện được thì
chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm Gram âm đường
ruột với 36,3%, nhóm Gram âm không lên
men đứng thứ hai với tỷ lệ 33,7%, kế đến là
nhóm Cầu khuẩn Gram dương chiếm tỷ lệ
29%. Nhóm có tỷ lệ thấp nhất là Cầu khuẩn
Gram âm với tỷ lệ 1%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 448
Hình 2: Tỷ lệ phân bố các vi khuẩn Gram âm đường
ruột là tác nhân gây VPBV (n=138)
Chủng vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là
Klebsiella spp. với 74 chủng chiếm 53,6%, đứng
thứ hai là E.coli với 28 chủng chiếm 20,3%, kế
đến là Enterobacter spp. với 25 chủng chiếm
18,1%. Các chủng vi khuẩn còn lại như Proteus
spp., Pantoea agglomerams, Citrobacter spp.,
Morganella morganii chiếm tỷ lệ thấp dưới
3%.Theo hướng dẫn phòng ngừa VPBV trong
các cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y Tế năm
2012(1) thì Klebsiella spp và E. coli cũng là 2 tác
nhân chính gây VPBV hiện nay.
Trong nghiên cứu của tác giả Cao Minh Nga
và Nguyễn Thanh Bảo ở những bệnh nhân
VPBV trên 5 bệnh viện tại TP. HCM (2) cho thấy
đứng đầu là Klebsiella spp. với 259 chủng trong
379 chủng vi khuẩn đường ruột phân lập được
(68,33%), đứng thứ hai là E. coli với 69 chủng
chiếm 18,21%, kế đến là Citrobacter spp và
Enterobacter spp. với tỷ lệ lần lượt là 5,8% và
4,75%. Ngoài ra, trong nghiên cứu của tác giả
Huỳnh Văn Ân(3) tại ICU bệnh viện Nhân Dân
Gia Định vào năm 2010 thì 3 tác chính của nhóm
vi khuẩn đường ruột gây VPBV là Klebsiella
pneumonia, E. coli, Enterobacter spp với tỷ lệ lần
lượt là 62,7%, 17,24%, 12,24%.
Phân tích hiện tượng đề kháng kháng sinh
của các trực khuẩn Gram âm đường ruột
phân lập được
Hiện tượng sinh ESBL
Trong 138 lần xét nghiệm vi sinh lâm sàng
định danh được trực khuẩn Gram âm đường
ruột, có 80 lần (tỷ lệ 58%) kết quả kháng sinh đồ
biểu thị vi khuẩn có khả năng sinh ESBL. Trong
đó, tỷ lệ cao nhất là các chủng Klebsiella spp.
(51,3%), tiếp theo là Enterobacter spp. (25%) và E.
coli (23,8%). Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thị Yến Chi(9) phân lập các vi khuẩn E. coli,
Klebsiella spp., Enterobacter spp., Proteus spp. từ
tháng 8/2009 đến tháng 8/2010 tại bệnh viện 175
thì K. pneumonia, E. coli và Protrus spp. lần lượt là
66,2%, 32,4%, 1,5% và tỷ lệ các chủng sinh ESBL
là 53,5%. Ba tác nhân thường gặp trong nghiên
cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của
tác giả khác.
Hình 3: Tỷ lệ sinh ESBL trong các trực khuẩn Gram
âm đường ruột phân lập được (n=80)
Hình 4: Tỷ lệ sinh ESBL trong từng loài
Trong các chủng vi khuẩn sinh ESBL, số liệu
cho thấy tỷ lệ sinh ESBL rất cao. Đối với
Enterobacter spp. tổng số lần phân lập được là 25
trong đó có 20 lần ESBL (+) (tỷ lệ 80%); đối với E.
coli, trong tổng số 28 lần phân lập được, các
trường hợp ESBL (+) là 19 (tỷ lệ 67,86%); còn
trong 74 lần phân lập được Klebsiella spp., ESBL
(+) là 41 trường hợp (tỷ lệ 55,41%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 449
Thực hiện so sánh tỷ lệ sinh ESBL của các tác
nhân vi khuẩn gây bệnh theo thời gian, chúng ta
thấy có sự gia tăng rõ ràng tỷ lệ sinh ESBL của vi
khuẩn, như 48,28% năm 2007 tăng đến 55,41%
năm 2014 đối với vi khuẩn Klebsiella spp., hay từ
39,5% năm 2007 lên đến 67,86% năm 2014 đối với
vi khuẩn E. coli.
Bảng 1: Tỷ lệ sinh ESBL trong từng loại tác nhân
giữa các tác giả
V. T. K.
Cương
(10)
(2007)
N. T. Y.
Chi
(9)
(2011)
Chúng tôi
(2014)
BV Thống Nhất 175 ĐHYD
TP. HCM
Klebsiella spp. 48,28% 59,21% 55,41%
E. coli 39,5% 48,89% 67,86%
Enterobacter spp. 75% 0% 80%
Đối với vi khuẩn Klesiella spp
Hình 5: Tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng
Klebsiella spp. phân lập được (n=74)
Klebsiella spp. đã xuất hiện các chủng kháng
tất cả các kháng sinh. Trong đó, tỷ lệ kháng
Amikacin, Netilmycin, Cefoperazone/Sulbactam
còn thấp dưới 20%. Klebsiella spp. đã kháng cao
với Meropenem (tỷ lệ 27,0%). Đối với các kháng
sinh còn lại, Klebsiella spp. gần như kháng trên
50%. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Ngọc Bé(7) khảo sát tác nhân gây VPBV tại bệnh
viện Chợ Rẫy năm 2004, nhìn chung tỷ lệ đề
kháng hầu hết các kháng sinh của Klebsiella spp.
đều cao hơn hay bằng kết quả của chúng tôi
trừ Meropenem còn nhạy 100%. Rõ ràng
Klebsiella spp. là vi khuẩn có tỷ lệ kháng
kháng sinh rất cao.
Hình 6: Tỷ lệ kháng kháng sinh giữa các chủng
Klebsiella ESBL(+)/(-) phân lập được (n=74)
Trong nhóm ESBL(+), tỷ lệ Klebsiella kháng
Amikacin, Netilmycin và
Cefoperazone/Sulbactam lần lượt là 24,4%, 24,4%,
26,8%, kháng Meropenem với tỷ lệ là 36,6%. Các
kháng sinh Piperacillin/Tazobactam, Ticarcillin/
Clavulanic axit có tỷ lệ kháng ở mức trung bình
lần lượt 56,1% và 65,9%. Còn Ceftazidime,
Ceftriaxone, Ciprofloxacin, Levofloxacin có tỷ lệ
đề kháng khá cao > 75%.
Trong nhóm ESBL(-), vi khuẩn còn khá nhạy
với đa số kháng sinh. Kháng cao nhất với
Levofloxacin (tỷ lệ 33,33%), kế đến là
Ciprofloxacin, Ceftriaxone với tỷ lệ lần lượt là
27,37% và 21,21%. Các kháng sinh Amikacin,
Cefoperazone/Sulbactam, Netilmycin cho tỷ lệ
kháng dưới 10%. Còn Meropenem,
Piperacillin/Tazobactam, Ticarcillin/Clavulanic
axit, Ceftazidime cho tỷ lệ kháng dưới 15%.
E. coli đã xuất hiện kháng ở tất cả các kháng
sinh nhưng tỷ lệ kháng Amikacin, Meropenem,
Cefoperazone/Sulbactam còn thấp vào khoảng
10%, Netilmycin và Ticarcillin/Clavulanic axit
vào khoảng 30%. Vi khuẩn kháng cao nhất với
Ciprofloxacin (82,1%), tiếp theo là các kháng sinh
Ceftriaxone (78,6%), Levofloxacin (71,4%),
Ceftazidime (67,9%).
Tác giả Nguyễn Thị Yến Chi(9) cũng cho kết
quả E. coli đề kháng cao nhất với các kháng sinh
thuộc nhóm Cephalosporin và Fluoroquinolone
tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 450
nhưng tỷ lệ cao hơn chúng tôi. Vi khuẩn còn khá
nhạy với Meropenem với tỷ lệ kháng4,5%, thấp
hơn kết quả chúng tôi (27,3%). Trong nghiên cứu
này, E. coli cũng còn kháng thấp với Netilmycin,
Piperacillin/Tazobactam (27,3%) và
Ticarcillin/Clavulanic axit (13,6%) và tỷ lệ này
thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi.
Đối với vi khuẩn E. coli
Hình 7: Tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng E. coli
phân lập được (n=28)
Hình 8: Tỷ lệ kháng kháng sinh giữa các chủng E.
coli ESBL(+)/(-) phân lập được (n=28)
E. coli ESBL(+) kháng cao với các kháng sinh,
ngoại trừ Meropenem, Amikacin,
Cefoperazone/Sulbactam còn nhạy với tỷ lệ
tương đương nhau khoảng 15,8%. Kháng cao
nhất với Ceftriaxone (100%), kế đến là
Ceftazidime, Ciprofloxacin cùng tỷ lệ 94,7%;
Levofloxacin tỷ lệ 84,2%.
E. coli ESBL(-) kháng Cephalosporin và
Fluoroquinolone tương tự như trong nhóm
ESBL (+) nhưng tỷ lệ thấp hơn. Nhạy với
Amikacin, Meropenem, Piperacillin/
Tazobactam, Ticarcillin/ Clavulanic axit,
Cefoperazone/ Sulbactam (đều với tỷ lệ 100%).
Kháng Ciprofloxacin, Levofloxacin,
Ceftriaxone với tỷ lệl ần lượt là 55,6%, 44,4%,
33,3%; kháng thấp với Ceftazidime và
Netilmycin với cùng tỷ lệ là 11,1%.
Đối với vi khuẩn Enterobacter spp
Hình 9: Tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng
Enterobacter spp. phân lập được (n=25)
Các chủng Enterobacter phân lập được đã
xuất hiện kháng thuốc với tất cả các kháng sinh,
đa số trong đó đều kháng với tỷ lệ trên 50%, chỉ
còn Amikacin, Meropenem,
Ticarcillin/Clavulanic axit là kháng dưới 40%.
Riêng Cefoperazone/Sulbactam là vi khuẩn còn
kháng thấp chỉ khoảng 8%. Trong nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Thị Mai Anh(7), Enterobacter
đã kháng cao với Amikacin (42,8%), Ceftriaxone
(50%), Ciprofloxacin (44,4%) và Levofloxacin
(44,4%), kháng 100% với Ertapenem. Vi khuẩn
vẫn còn khá nhạy với Ceftazidime (tỷ lệ kháng
12,5%), Meropenem (tỷ lệ kháng 11,1%), và chưa
ghi nhận kháng Netilmycin.
Trong nhóm ESBL(+), Enterobacter kháng cao
với Ceftazidime, Ceftriaxone, Ciprofloxacin,
Levofloxacin, Ticarcillin/ Clavulanic axit (tỷ lệ
trên 60%);kháng Amikacin, Meropenem ở mức
trung bình (tỷ lệ lần lượt 35%, 40%); kháng
Cefoperazone/Sulbactam ở mức độ thấp là 10%.
Trong nhóm ESBL(-), vi khuẩn khá nhạy với
các kháng sinh. Tỷ lệ kháng cao nhất vào khoảng
40% đối với các kháng sinh Amikacin,
Ceftriaxone, Levofloxacin, Netilmycin. Các
kháng sinh vẫn còn nhạy với vi khuẩn như
Ciprofloxacin, Ticarcillin/Clavulanic axit có tỷ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 451
kháng khoảng 20%. Các kháng sinh Ceftazidime,
Meropenem, Piperacillin/Tazobactam,
Cefoperazone/Sulbactam vẫn còn nhạy 100%.
Hình 10: Tỷ lệ kháng kháng sinh giữa các chủng
Enterobacter spp. ESBL(+)/(-) phân lập được (n=25)
KẾT LUẬN
Tỷ lệ phân lập được trực khuẩn Gram âm
đường ruột trong các bệnh phẩm từ người bệnh
được chẩn đoán viêm phổi bệnh viện là 36,3%
Trong đó, ba tác nhân thường gặp nhất theo
thứ tự là Klebsiella spp.; E. coli; và Enterobacter
spp.
Về tình hình đề kháng kháng sinh, ba tác
nhân vi khuẩn nói trên đã kháng rất cao với các
kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin và
Fluoroquinolone (tỷ lệ kháng >50%); cao nhất là
E.coli (tỷ lệ > 70%), thấp nhất là Klebsiella spp. (tỷ
lệ >50%). Các chủng Klebsiella spp., E. coli còn
nhạy với Amikacin, Netilmycin, Meropenem,
Cefoperazone/Sulbactam. Enterobacter spp. đã
tăng đề kháng với Meropenem (32%), Amikacin
(36%), chỉ còn nhạy với
Cefoperazone/Sulbactam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế Việt Nam (2012), Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi
bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế Việt
Nam, Việt Nam, tr.1-20.
2. Cao Minh Nga, Nguyễn Thanh Bảo (2014). “ Sự đề kháng
kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện đường
hô hấp tại TP. Hồ Chí Minh ”. Nghiên cứu Y học, Y học TP.
Hồ Chí Minh, tập 18, phụ bản số 1, tr 318 – 323.
3. Ferrara AM (2006), "Potentially multidrug-resistant non-
fermentative Gram-negative pathogens causing nosocomial
pneumonia". Int J Antimicrob Agents, 27(3), pp.183-195.
4. Giwereman B, Lambert PA, Rosdahl VT, Shand GH, Hoiby N
(1990), “Rapid emergence of resistance in Pseudomonas
aeruginosa in cystic fibrosis patients due to in – vivo selection
of stable partially derepressed beta- lactamase producing
strains”. J Antimicrob Chemother, 26: 247-59.
5. Hsueh PR, Hawkey PM (2007). Consensus statement on
antimicrobial therapy of intra-abdominal infections in Asia.
International Journal of Antimicrobial Agents. 30(2): 129–