Mục tiêu: so sánh hiệu quả và tính an toàn của khởi phát chuyển dạ dùng 50 mcg misoprostol ngậm dưới
lưỡi so với dùng oxytocin trong các trường hợp thai trưởng thành có ối vỡ non.
Thiết kế: thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, 2 nhóm song song.
Địa điểm: bệnh viện phụ sản Hùng Vương, 900 giường, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Đối tượng: các sản phụ có thai > 37 tuần, đơn thai, ngôi thuận, và nhập viện vì ối vỡ non, chưa có dấu hiệu
nhiễm khuẩn ối.
Phương pháp: Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên theo khối, do phần mềm tạo ra. Sau khi ký cam kết đồng
ý tham gia, đối tượng nghiên cứu được phân nhóm ngẫu nhiên để được khởi phát chuyển dạ bằng 50 mcg ngậm
dưới lưỡi hoặc truyền tĩnh mạch oxytocin. Misoprostol có thể được lặp lại sau mỗi 4 giờ nếu chưa có chuyển dạ
tích cực, và giới hạn tối đa 4 liều. Oxytocin được truyền với liều bắt đầu là 2 mUI/phút, và được điều chỉnh mỗi
20 phút để đạt cơn gò phù hợp. Sau khởi phát 18 giờ, nếu chuyển dạ tích cực không xảy ra, thì xem như thất bại.
Kết cục chính: mổ sanh, sanh ngã âm đạo trong 24 giờ, các hình thái rối loạn cơn gò tử cung.
Kết quả: Có 1208 sản phụ được thu nhận và phân nhóm ngẫu nhiên trong thời gian nghiên cứu từ tháng
05/2008 đến tháng 11/2011. Tỉ lệ mổ sanh trong nhóm oxytocin và misoprostol lần lượt là 18,0% (109/605) và
17,4% (105/603), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (KTC 95%: -3,7% đến 4,9%). Tuy nhiên, mổ sanh
vì khởi phát chuyển dạ thất bại trong nhóm oxytocin là 5,1% (31/605), trong khi nhóm misoprostol là 2,5%
(15/603), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (KTC 95%: 0,5% đến 4,8%). Sanh ngã âm đạo trong 24 giờ ở
nhóm oxytocin và misoprostol gần như tương tự, 81,3% (492/605) so với 80,1% (483/603). Trong nhóm
misoprostol có 91 ca (15,1%) có các hình thái rối loạn cơn gò, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm oxytocin
(khác biệt 12,3%, KTC 95%: 9,1% đến 15,4%). Giữa hai nhóm, không có khác biệt về cách sanh, can thiệp do suy
thai hoặc các kết cục sơ sinh khác.
Kết luận: misoprostol liều 50 mcg ngậm dưới lưỡi có thể là chọn lựa để khởi phát chuyển dạ trong thai
trưởng thành có ối vỡ non. Sử dụng misoprostol làm giảm mổ sanh do khởi phát chuyển dạ thất bại, nhưng đi
kèm với tăng nguy cơ bị rối loạn cơn gò.
10 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khởi phát chuyển dạ bằng Misoprostol ngậm dưới lưỡi trong thai trưởng thành ối vỡ non: Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012
114
KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG MISOPROSTOL NGẬM DƯỚI LƯỠI
TRONG THAI TRƯỞNG THÀNH ỐI VỠ NON:
THỬ NGHIỆM ĐỐI CHỨNG NGẪU NHIÊN
Nguyễn Văn Trương*, Đỗ Văn Dũng**, Trần Sơn Thạch*, Nguyễn Tấn Phát*
TÓM TẮT
Mục tiêu: so sánh hiệu quả và tính an toàn của khởi phát chuyển dạ dùng 50 mcg misoprostol ngậm dưới
lưỡi so với dùng oxytocin trong các trường hợp thai trưởng thành có ối vỡ non.
Thiết kế: thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, 2 nhóm song song.
Địa điểm: bệnh viện phụ sản Hùng Vương, 900 giường, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Đối tượng: các sản phụ có thai > 37 tuần, đơn thai, ngôi thuận, và nhập viện vì ối vỡ non, chưa có dấu hiệu
nhiễm khuẩn ối.
Phương pháp: Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên theo khối, do phần mềm tạo ra. Sau khi ký cam kết đồng
ý tham gia, đối tượng nghiên cứu được phân nhóm ngẫu nhiên để được khởi phát chuyển dạ bằng 50 mcg ngậm
dưới lưỡi hoặc truyền tĩnh mạch oxytocin. Misoprostol có thể được lặp lại sau mỗi 4 giờ nếu chưa có chuyển dạ
tích cực, và giới hạn tối đa 4 liều. Oxytocin được truyền với liều bắt đầu là 2 mUI/phút, và được điều chỉnh mỗi
20 phút để đạt cơn gò phù hợp. Sau khởi phát 18 giờ, nếu chuyển dạ tích cực không xảy ra, thì xem như thất bại.
Kết cục chính: mổ sanh, sanh ngã âm đạo trong 24 giờ, các hình thái rối loạn cơn gò tử cung.
Kết quả: Có 1208 sản phụ được thu nhận và phân nhóm ngẫu nhiên trong thời gian nghiên cứu từ tháng
05/2008 đến tháng 11/2011. Tỉ lệ mổ sanh trong nhóm oxytocin và misoprostol lần lượt là 18,0% (109/605) và
17,4% (105/603), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (KTC 95%: -3,7% đến 4,9%). Tuy nhiên, mổ sanh
vì khởi phát chuyển dạ thất bại trong nhóm oxytocin là 5,1% (31/605), trong khi nhóm misoprostol là 2,5%
(15/603), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (KTC 95%: 0,5% đến 4,8%). Sanh ngã âm đạo trong 24 giờ ở
nhóm oxytocin và misoprostol gần như tương tự, 81,3% (492/605) so với 80,1% (483/603). Trong nhóm
misoprostol có 91 ca (15,1%) có các hình thái rối loạn cơn gò, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm oxytocin
(khác biệt 12,3%, KTC 95%: 9,1% đến 15,4%). Giữa hai nhóm, không có khác biệt về cách sanh, can thiệp do suy
thai hoặc các kết cục sơ sinh khác.
Kết luận: misoprostol liều 50 mcg ngậm dưới lưỡi có thể là chọn lựa để khởi phát chuyển dạ trong thai
trưởng thành có ối vỡ non. Sử dụng misoprostol làm giảm mổ sanh do khởi phát chuyển dạ thất bại, nhưng đi
kèm với tăng nguy cơ bị rối loạn cơn gò.
Từ khóa: khởi phát chuyển dạ, misoprostol, dưới lưỡi, ối vỡ non.
*Bệnh Viện Hùng Vương ** Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Ngyễn Văn Trương ĐT: 0918.484.794 Email: truong-bvhv@hcm.vnn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
115
ABSTRACT
LABOR INDUCTION USING SUBLINGUAL MISOPROSTOL FOR PRELABOR RUPTURE OF
MEMBRANES AT TERM: A RANDOMISED CONTROLLED TRIAL
Nguyen Van Truong, Do Van Dung, Tran Son Thach, Nguyen Tan Phat
* Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No.2 – 2012: 114 - 123
Objectives: To compare the effectiveness and safety of labor induction between 50mcg sublingual
misoprostol and intravenous oxytocin drip among women with term prelabor rupture of the membranes
(PROM).
Design: parallel randomized controlled trial.
Setting: Hung Vuong hospital, a tertiary-level, referral 900-bed maternity center at Ho Chi Minh City,
Vietnam.
Participants: Women with PROM and single, live and cephalic- presentation at completed 37 weeks of
gestation or more, without sign of chorioamnionitis.
Methods: a central, computer-generated, block-randomization scheme was adopted. After giving a written
informed consent, an eligible participant was randomly assigned to receive either 50mcg sublingual misoprostol
or intravenous oxytocin drip. Misoprostol was repeated, if necessary, four- hourly until total of 4 doses. Oxytocin
drip initiated at 2mUI/minute was adjusted at twenty minutes basis until achievement of favorable contractions.
Labor was managed using the standard treatment protocol. Labor induction was considered failed unless it
achieved active phase 18 hours post-interventionally.
Main outcomes: Cesarean delivery, vaginal delivery within 24 hours, excessive uterine activity.
Results: a total of 1208 participants were randomized from May 2008 to Nov 2011. Cesarean section rate
was 18.0% (109/605) in oxytocin group and 17.4% (105/603) in misoprostol group, yielding a difference rate of
0.6% (95% CI: -3.7% to 4.9%). However, significantly more women receiving oxytocin underwent cesarean
delivery indicated for failed induction than misoprostol group (5.1% versus 2.5%) with an absolute difference of
2.6% (95% CI : 0.5% to 4.8%). In contrast, rate of excessive uterine activity was higher if labor was initiated by
misoprostol with a difference of 12.3% (95% CI: 9.1% to 15.4%). There were no significant differences in rate of
delivery mode, interventions for fetal distress or neonatal outcomes between the two groups.
Conclusions: 50mcg sublingual misoprostol would be a promising labor induction option for term PROM
women. Misoprostol reduced cesarean section indicated for failed labor induction, but was associated with an
increased risk of excessive uterine activity.
Key words: Labour induction, misoprostol, sublingual, premature rupture of membranes
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vỡ ối trước khi chuyển dạ ở thai trưởng
thành (tuổi thai từ 37 tuần) chiếm tỉ lệ 8% (8), và
thời gian từ lúc vỡ ối đến lúc chuyển dạ càng
kéo dài sẽ càng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn
cho cả mẹ lẫn thai. Ngược lại, đã có quan ngại
rằng khởi phát chuyển dạ (KPCD) làm tăng
nguy cơ mổ sanh. Hiện nay đã có các bằng
chứng đáng tin cậy ủng hộ việc KPCD ngay sau
nhập viện đối với các trường hợp vỡ ối và chưa
chuyển dạ ở thai đủ trưởng thành. So với biện
pháp trì hoãn đợi chuyển dạ tự nhiên, KPCD
với oxytocin truyền tĩnh mạch không những
không làm tăng tỉ lệ mổ sanh, mà còn giảm
nhiễm khuẩn ối ở mẹ(9). Khuyến cáo của Hội Sản
phụ khoa Hoa Kỳ - ACOG - năm 2007 đề nghị
KPCD ngay đối với các trường hợp này(1).
Misoprostol, là một methyl ester của
prostaglandin E1, được nghiên cứu như là một
biện pháp KPCD trong thập niên qua. KPCD
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012
116
dùng misoprostol đường âm đạo(10) và đường
uống(2) đã được nghiên cứu rộng rãi. Trong các
trường hợp vỡ ối trước khi chuyển dạ ở thai
trưởng thành, 2 phương pháp đã nêu không ưu
việt hơn KPCD dùng oxytocin. Bên cạnh những
hiểu biết về sử dụng misoprostol đường uống
và đường âm đạo, dược động học của
misoprostol dùng đường ngậm dưới lưỡi và
ngậm cạnh má cũng đã được khảo sát(3, 20). Các
nghiên cứu này đều cho thấy misoprostol
đường ngậm dưới lưỡi có sinh khả dụng lớn
nhất trên các đối tượng chấm dứt thai kỳ ở tam
cá nguyệt đầu.
Sử dụng misoprostol đường âm đạo trong
các trường hợp ối vỡ có thể có bất lợi như làm
tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng do
khám âm đạo nhiều lần và hiệu quả của thuốc
có thể bị ảnh hưởng bởi dịch ối. Do đó, KPCD
dùng misoprostol ngậm dưới lưỡi có thể phù
hợp hơn trong các trường hợp ối vỡ.
Cho đến nay, các thông tin về sử dụng
misoprostol ngậm dưới lưỡi để KPCD còn hạn
chế. Các thử nghiệm lâm sàng bước đầu có cỡ
mẫu chưa đủ lớn để chọn được phác đồ và đánh
giá độ an toàn(4,5,7,15,19). Hơn nữa, chưa có nghiên
cứu nào đánh giá KPCD sử dụng misoprostol
ngậm dưới lưỡi trong các trường hợp ối vỡ.
Nghiên cứu này nhằm so sánh trực tiếp biện
pháp KPCD sử dụng misoprostol ngậm dưới
lưỡi, một biện pháp KPCD không xâm lấn, với
KPCD bằng oxytocin trong các trường hợp ối vỡ
ở thai trưởng thành. Giả thuyết của nghiên cứu
là KPCD sử dụng misoprostol ngậm dưới lưỡi
làm giảm mổ sanh so với oxytocin.
PHƯƠNG PHÁP
Đây là thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu
nhiên gồm 2 nhóm song song, được tiến hành
tại bệnh viện Hùng Vương, là bệnh viện chuyên
khoa phụ sản 900 giường tại thành phố Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu được Hội đồng khoa học và
y đức của bệnh viện chấp thuận và cho phép
tiến hành vào tháng 5/2008.
Đối tượng nghiên cứu là các sản phụ đến
sanh tại bệnh viện Hùng Vương. Sản phụ thỏa
tiêu chuẩn thu nhận khi có ối vỡ, không có dấu
hiệu nhiễm khuẩn ối, thai kỳ 37 tuần (xác định
theo siêu âm quí 1 hoặc quí 2), đơn thai, ngôi
đầu, sức khỏe sản phụ và thai nhi bình thường,
chưa có chuyển dạ tích cực (định nghĩa là cổ tử
cung - CTC >3cm, có 6 cơn gò đều / 20 phút).
Tiêu chuẩn loại trừ gồm sản phụ không chấp
nhận tham gia thử nghiệm sau khi đã được giải
thích tường tận về mục đích nghiên cứu, đã có
cố gắng KPCD trước đó, có chống chỉ định của
KPCD như: vết mổ lấy thai cũ hoặc vết mổ bóc u
xơ tử cung, nhau tiền đạo, thai to, đa ối, khung
chậu giới hạn, khung chậu hẹp, ngôi bất
thường, biểu đồ tim thai – cơn gò (CTG -
cardiotocography) có biểu hiện bất thường cho
thấy có khả năng sức khỏe thai nhi bị đe dọa,
như nhịp giảm muộn, nhịp giảm bất định trầm
trọng, tim thai cơ bản nhanh trầm trọng, mất
dao động nội tại, ối lẫn phân su đặc.
Sản phụ có bệnh sử nghi ngờ ối vỡ sẽ
được khám bằng mỏ vịt, nhằm xác định chẩn
đoán (bằng cách xem dịch ối chảy qua CTC,
và/hoặc thực hiện nitrazine test). Chỉ khám
âm đạo bằng tay (nhằm đánh giá chỉ số
Bishop, khám khung chậu) sau khi đã sát
khuẩn âm đạo CTC với dung dịch povidone
iodine 10%. Sau đó sản phụ được đo CTG 30
phút nhằm phát hiện các bất thường.
Các sản phụ thỏa tiêu chuẩn thu nhận và
loại trừ được mời tham gia nghiên cứu. Sau khi
ký giấy đồng ý tham gia, các sản phụ được phân
ngẫu nhiên theo tỉ số 1:1 vào nhóm KPCD bằng
oxytoxin truyền tĩnh mạch hoặc misoprostol
ngậm dưới lưỡi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
117
Trình tự phân bổ ngẫu nhiên được tác giả
nghiên cứu tạo bằng phần mềm Stata, với các
block có kích thước 4, 8, và 12. Dựa vào trình tự
này, một nhân viên văn thư sẽ tạo một loạt các
phong bì đủ dày có đánh số thứ tự, được dán
kín, bên trong chứa thẻ ghi phương thức KPCD,
hoặc oxytocin hoặc misoprostol ngậm dưới lưỡi.
Sau khi thu nhận mỗi đối tượng, nhân viên
nghiên cứu tại khoa sanh mở phong bì theo thứ
tự tương ứng, và xác nhận phác đồ cần áp dụng.
Oxytocin được pha 5 đơn vị (UI), 1 mL với
49 ml dung dịch glucose 5%. Các sản phụ thuộc
nhóm oxytocin được truyền tĩnh mạch bằng
bơm tiêm điện với liều bắt đầu 2 mUI/phút (1,2
mL/giờ). Sau mỗi 20 phút, tăng liều thêm 2
mUI/phút (1,2 mL/giờ) để đạt 3 cơn gò trong 10
phút. Phác đồ này cũng đang được sử dụng tại
bệnh viện Hùng Vương.
Misoprostol ngậm dưới lưỡi được bắt đầu
với liều 50 mcg (1/4 viên Cytotec 200mcg,
Pfizer), được thực hiện lặp lại sau 4 giờ nếu
chuyển dạ tích cực chưa bắt đầu. Phác đồ
misoprostol trong nghiên cứu này giới hạn ở
mức tối đa 4 liều. Trước khi lặp lại liều
misoprostol, CTG được thực hiện trong 30 phút
để đánh giá. Liều kế tiếp chỉ được cho khi chưa
có đủ 6 cơn gò đều / 20 phút, hoặc chưa vào
chuyển dạ tích cực.
Sản phụ được hướng dẫn để góp phần phát
hiện các rối loạn cơn gò. Trong nhóm
misoprostol, nếu có xuất hiện rối loạn cơn gò
như cơn gò nhanh (>5 cơn gò/ 10 phút, kéo dài
trong 20 phút liên tục), cơn gò tăng trương lực
(cơn gò kéo dài >2 phút), hội chứng tăng kích
thích tử cung (cơn gò nhanh hoặc cơn gò tăng
trương lực, kèm với các biến đổi bất thường tim
thai), thì tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng, sản
phụ có thể được giảm gò theo phác đồ đang sử
dụng tại bệnh viện, dùng salbutamol truyền tĩnh
mạch, cho đến khi có cơn gò phù hợp với giai
đoạn chuyển dạ.
Sau liều cuối misoprostol 5 giờ, hoặc sau khi
bắt đầu đạt cơn co tốt với oxytocin 18 giờ, nếu
chuyển dạ tích cực không xảy ra, thì xem như
KPCD thất bại và chuẩn bị mổ sanh.
CTG được thực hiện trong 30 phút ngay
sau khi bắt đầu KPCD, và mỗi 4 giờ trong giai
đoạn chuyển dạ tiềm thời. Sau khi vào chuyển
dạ tích cực, tim thai và cơn gò được kiểm tra
mỗi giờ. (bằng Doppler), đồng thời CTG được
Sàng lọc đối tượng (n = 2478)
Phân ngẫu nhiên (n = 1209)
KPCD với oxytocin (n = 605)
Nhận can thiệp (n = 604)
Không nhận can thiệp (n = 1)
- có đủ 3 cơn gò/10 phút
KPCD với misoprostol (n = 604)
Nhận can thiệp (n = 603)
Không nhận can thiệp (n = 1)
- rút lui không tham gia
Phân tích (n = 605)
Loại bỏ khỏi phân tích (n = 0)
Phân tích (n = 604)
Loại bỏ khỏi phân tích (n = 0)
Loại bỏ (n = 1269)
Không thỏa tiêu chuẩn (n = 1098)
Từ chối tham gia (n = 130)
Lý do khác (n = 41)
Hình 1: Sơ đồ các giai đoạn của nghiên cứu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012
118
thực hiện trong 30 phút mỗi 2 giờ. Nếu phát
hiện nhịp tim thai bất thường, CTG được đo
liên tục. Trong chuyển dạ, sản phụ được kiểm
tra nhiệt độ mỗi 4 giờ và báo cáo những
trường hợp có nghi ngờ nhiễm khuẩn ối như
sốt, thay đổi màu sắc hay mùi nước ối hoặc
những dấu hiệu khác. Các quyết định lâm
sàng về theo dõi chuyển dạ và phương pháp
sanh được xem xét bởi bác sĩ điều trị. Chuyển
dạ được chẩn đoán ngưng tiến triển khi CTC
không mở thêm và ngôi thai không xuống
thêm sau >4 giờ theo dõi trong giai đoạn tích
cực. Giảm đau sản khoa trong giai đoạn
chuyển dạ tích cực sẽ được thực hiện nếu có
chỉ định.
Tất cả trẻ sơ sinh có mẹ vỡ ối hơn 18 giờ
hoặc có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm khuẩn ối sẽ
được bác sĩ Khoa Sơ sinh đánh giá để làm các
khảo sát cần thiết chẩn đoán nhiễm khuẩn sơ
sinh. Các trẻ này cũng sẽ được dùng kháng sinh
dự phòng. Trong trường hợp cần thiết, trẻ sẽ
được nhập Chăm sóc sơ sinh tăng cường theo
quyết định của bác sĩ Khoa sơ sinh.
Kết cục chính là mổ sanh. Các kết cục phụ là
sanh ngã âm đạo trong vòng 24 giờ sau KPCD,
hội chứng tăng kích thích tử cung, thời gian từ
lúc KPCD đến lúc sanh, rối loạn cơn gò không
kèm thay đổi tim thai, ối lẫn phân su trong
chuyển dạ, chỉ số Apgar 5 phút <7.
Tỷ lệ mổ sanh khi KPCD với oxytocin thay
đổi từ 10 đến 30%(8,9). KPCD với misoprostol
được chờ đợi sẽ làm giảm mổ sanh. Mức độ
giảm khoảng 5% được xem là có ý nghĩa lâm
sàng để triển khai một can thiệp mới. Cỡ mẫu
được ước lượng nhằm phát hiện độ khác biệt
vào khoảng 5% về tỷ lệ mổ sanh giữa hai
phương pháp ở mức ý nghĩa 95% với độ
mạnh thống kê của test là 80%, cân nhắc với
tính khả thi, cần thâu nhận khoảng 900 đối
tượng cho mỗi nhóm(6). Phân tích giữa kỳ
được thực hiện vào 2 thời điểm khi thu nhận
được 600 và 1200 đối tượng.
Số liệu được phân tích theo nguyên lý chủ
định điều trị (intention-to-treat), gồm tất cả các
đối tượng đã được phân bổ ngẫu nhiên và có dữ
liệu kết cục. Phần phân tích sẽ gồm hai phần
chính (i) Đánh giá mức độ thành công của quá
trình phân bố ngẫu nhiên bằng thống kê mô tả,
và (ii) So sánh sự khác biệt về kết cục chính và
kết cục phụ giữa 2 biện pháp KPCD. Đối với
biến số nhị giá, hiệu số nguy cơ được ước lượng
cùng với khoảng tin cậy 95%. Đối với biến số
liên tục không có phân phối chuẩn, hiệu số
trung vị được ước lượng cùng với khoảng tin
cậy 95% theo phương pháp của Newson (16).
Phân tích phân nhóm được xác định từ trong đề
cương đối với nhóm các sản phụ con so, và
nhóm các trường hợp có CTC không thuận lợi
(chỉ số Bishop <5) xét về các kết cục mổ sanh,
sanh ngã âm đạo trong vòng 24 giờ sau KPCD
và thời gian từ lúc KPCD đến lúc sanh.
Số liệu được phân tích bằng phần mềm
Stata. Phân tích giữa kỳ được thực hiện 2 lần
nhằm so sánh tỉ lệ mổ sanh. Ngưỡng của các
kiểm định thống kê khi phân tích giữa kỳ được
chọn theo phương pháp đề nghị bởi O'Brien và
Fleming(17), sao cho sai lầm loại I (alpha) của
toàn bộ thử nghiệm vẫn được kiểm soát ở mức
nhỏ hơn 5%. Lần phân tích cuối cùng sử dụng
ngưỡng của giá trị p <0,046 để xét sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê của tỉ lệ mổ sanh giữa 2
nhóm. Hội đồng khoa học của bệnh viện sẽ xem
xét ngưng thử nghiệm nếu xảy ra một trong các
trường hợp sau: (i) Kết quả phân tích giữa kỳ
cho thấy có một biện pháp KPCD có lợi ích hơn
rõ (đạt ý nghĩa thống kê, và có ý nghĩa về lâm
sàng) xét về kết cục chính, (ii) kết quả phân tích
giữa kỳ cho thấy KPCD với misoprostol không
làm giảm mổ sanh, và (iii) có tác dụng ngoại ý
trầm trọng hay tai biến, biến chứng xảy ra ở
nhóm thử nghiệm misoprostol.
KẾT QUẢ
Có 1209 sản phụ thỏa tiêu chuẩn thu nhận,
sau khi ký giấy đồng ý tham gia nghiên cứu,
được phân ngẫu nhiên để KPCD với oxytocin
hoặc misoprostol ngậm dưới lưỡi. Có một sản
phụ trong nhóm oxytocin không cần KPCD do
có cơn gò chuyển dạ sau khi phân ngẫu nhiên.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
119
Trong nhóm misoprostol, có một sản phụ chưa
được KPCD và xin rút lui khỏi nghiên cứu để
chọn mổ sanh (Hình 1). Các đặc điểm nền của
hai nhóm là khá tương đồng, và được tóm tắt
trong Bảng 1. Thời gian từ lúc vỡ ối đến lúc
KPCD và thời gian từ lúc nhập viện đến lúc
KPCD có phân phối lệch, và dữ liệu được trình
bày dùng số trung vị. Tỉ lệ sản phụ có điểm
Bishop <5 lúc KPCD trong nhóm misoprostol
cao hơn 7,2% so với nhóm oxytocin.
Bảng 1: Các đặc điểm nền.
Đặc điểm Oxytocin (n= 605)
Misoprostol
(n= 603)
Tuổi mẹ (năm) 27,15,0 26,95,2
Con so (%) 435 (71,9) 434 (72,0)
Tgian vỡ ối - KPCD (ph)* 430 (300, 600) 405 (290, 605)
Tgian nhập viện – KPCD
(ph)*
150 (95, 285) 125 (80, 240)
Điểm Bishop <5 (%) 452 (74,7) 494 (81,9)
Phương pháp chẩn đoán vỡ
ối
Nitrazine test 115 (19,0) 115 (19,1)
Quan sát trực tiếp 490 (81,0) 488 (80,9)
Ghi chú: số liệu được trình bày là số ca (tỉ lệ %) hoặc số
trung bình độ lệch chuẩn; * : trung vị
Đối tượng được thu nhận từ tháng 5/2008.
Vào tháng 11/2011 phân tích giữa kỳ được
thực hiện theo kế hoạch định trước khi thu
nhận đạt 2/3 cỡ mẫu. Kết quả phân tích giữa
kỳ cho thấy không có biện pháp KPCD nào
ưu việt hơn đáng kể. Tỉ lệ mổ sanh khi KPCD
bằng misoprostol là 17,4%, thấp hơn tỉ lệ ở
nhóm oxytocin là 18,0%. Hiệu số tỉ lệ mổ sanh
là 0,6% (KTC 95%: -3,7% đến 4,9%), do đó Hội
đồng khoa học bệnh viện quyết định kết thúc
nghiên cứu sớm hơn dự kiến theo luật dừng
đã xác định trước trong đề cương.
Tỉ lệ sanh ngã âm đạo trong 24 giờ ở nhóm
oxytocin và misoprostol gần như tương tự
(Bảng 2). Giữa hai nhóm, không có khác biệt về
cách sanh (Bảng 3). Tuy nhiên, mổ sanh vì
KPCD thất bại trong nhóm oxytocin chiếm 5,1%
(31/605), cao hơn nhóm misoprostol 2,6%, và sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (KTC 95%:
0,5% đến 4,8%; p = 0,016).
Nhóm KPCD bằng misoprostol có 91 ca
(15,1%) có các hình thái rối loạn cơn gò, trong
khi tỉ lệ này ở nhóm oxytocin chỉ chiếm 2,8%. Sự
khác biệt 12,3% này có ý nghĩa thống kê (KTC
95%: 9,1% đến 15,4% ; p <0,001). Các trường hợp
rối loạn cơn gò đến mức cần dùng thuốc giảm
gò trong nhóm misoprostol là 61 ca (10,1%),
trong nhóm oxytocin là sáu ca (1,0%), sự khác
biệt 9,1% này có ý nghĩa thống kê (KTC 95%:
6,6% đến 11,7% ; p <0,001). Có ba ca rối loạn cơn
gò trong nhóm misoprostol thỏa định nghĩa hội
chứng tăng kích thích tử cung. Hai ca trong số
này được mổ sanh, mẹ và con an toàn, một ca
giảm co thành công và sanh ngã âm đạo.
Bảng 2: Kết cục của KPCD.
Kết cục Oxytocin (n= 605) Misoprostol (n= 603) Độ khác biệt (KTC 95%)
Toàn bộ mẫu
Mổ sanh (%) 109 (18,0) 105 (17,4) 0,6 (-3,7; 4,9)
Sanh ngã AĐ trong 24giờ (%) 492 (81,3) 483 (80,1) 1,2 (-3,2; 5,7)
Rối loạn cơn gò TC (%) # 17 (2,8) 88 (14,6) -11,8 (-8,7; -14,9)
Thời gian KPCD – sanh (phút) * 390 (245, 590) 360 (220, 590) 15 (-15; 45)
Ối phân su (%) 38 (6,3) 41 (6,8) -0,5 (-3,3; 2,3)
Apgar 5 phút <7 (%) 4 (0,7) 1 (0,2) 0,5 (-0,2; 1,2)
Trong nhóm con so n= (435) n= (434)
Mổ sanh (%) 94 (21,6) 85 (19,6) 2,0 (-3,3; 7,4)
Sanh trong 24giờ (%) 338 (77,7) 335 (77,2) 0,5 (-5,0; 6,1)
Thời gian KPCD – sanh (phút) * 435 (285, 645) 390