Đặt vấn đề: Đến năm 2012, tỉnh Tây Ninh ghi nhận 6.100 người nhiễm HIV, trong đó 1.096 người tử
vong. Đa số người dân sống ở vùng sâu, vùng biên giới, những nơi còn nhiều khó khăn trong quản lý, hỗ trợ về
y tế, an ninh xã hội. Do vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm định hướng cho việc triển khai các hoạt động can
thiệp phù hợp với nhu cầu của người dân.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan trong phòng
chống HIV/AIDS của người dân trong độ tuổi 20‐39.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả dựa trên phỏng vấn trực tiếp 600 người.
Kết quả: Tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành tốt về phòng chống HIV/AIDS là 28,7%, 35,8%
và 72,3%. Có mối liên quan giữa kiến thức phòng chống HIV/AIDS, thái độ khi người thân nhiễm HIV, thực
hành phòng lây truyền HIV qua đường tình dục với nơi cư trú, giữa kiến thức, thực hành với học vấn.
Kết luận: Tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành tốt về phòng chống HIV/AIDS còn thấp. Vì thế
cần điều chỉnh thông điệp truyền thông và định hướng can thiệp cho phù hợp với từng nhóm đối tượng ở từng
địa phương
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống HIV/AIDS của người dân 20‐39 tuổi tại tỉnh Tây Ninh, 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 51
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
CỦA NGƯỜI DÂN 20‐39 TUỔI TẠI TỈNH TÂY NINH, 2012
Biện Văn Tư*, Đặng Văn Chính**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đến năm 2012, tỉnh Tây Ninh ghi nhận 6.100 người nhiễm HIV, trong đó 1.096 người tử
vong. Đa số người dân sống ở vùng sâu, vùng biên giới, những nơi còn nhiều khó khăn trong quản lý, hỗ trợ về
y tế, an ninh xã hội. Do vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm định hướng cho việc triển khai các hoạt động can
thiệp phù hợp với nhu cầu của người dân.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên quan trong phòng
chống HIV/AIDS của người dân trong độ tuổi 20‐39.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả dựa trên phỏng vấn trực tiếp 600 người.
Kết quả: Tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành tốt về phòng chống HIV/AIDS là 28,7%, 35,8%
và 72,3%. Có mối liên quan giữa kiến thức phòng chống HIV/AIDS, thái độ khi người thân nhiễm HIV, thực
hành phòng lây truyền HIV qua đường tình dục với nơi cư trú, giữa kiến thức, thực hành với học vấn.
Kết luận: Tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành tốt về phòng chống HIV/AIDS còn thấp. Vì thế
cần điều chỉnh thông điệp truyền thông và định hướng can thiệp cho phù hợp với từng nhóm đối tượng ở từng
địa phương.
Từ khóa:Kiến thức, thái độ, thực hành, HIV/AIDS.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE, AND PRACTICE RELATED TO CONTROLLING HIV/AIDSAMONG
PEOPLE AGE 20‐39 YEARS IN TAY NINH PROVINCE, 2012
Bien Van Tu, DangVan Chinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 51 – 56
Background: In 2012, Tay Ninh province reported6,100HIV infected people, of whom 1,096 cases died of
AIDS. Most of people was living in remote and boder areas where had been difficult in management and support
on medical and social security. Therefore, the study was conducted to orient the intervention activities that would
appropriate to the needs of people.
Objectives: To determine the rate of knowledge, attitude, practice of residents among age20‐39 years and
factors related to the prevention of HIV/AIDS.
Methods: This was a cross‐sectional study of the KAP of HIV/AIDS provention among 600 residents in Tay
Ninh province.
Result: The proportions of people with good KAP of HIV/AIDS prevention were 28.7%, 35.8%, 72.3%,
respectively.There was a significant relationship between knowledge of HIV/AIDS prevention, attitute to people
living with HIV, practice to prevent HIV transmission through sexual contact and residence, betweenknowledge,
practice and education.
Conclution: The proportions of people with good KAP of HIV/AIDS prevention were still low. Therefore,
communication needs to be adjusted and intervention needs to be oriented to suit each group of residents.
* Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Tây Ninh ** Viện Y tế công cộng TP. HCM
Tác giả liên lạc: BS. CKI. Biện Văn Tư ĐT: 0918434666 Email: bienvantu@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 52
Key words: Knowledge, attitude, practice,HIV/AIDS.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đến nay, HIV/AIDS vẫn là một trong những
thách thức về y tế nghiêm trọng nhất trên thế
giới. Tính đến cuối năm 2011, trên thế giới đã có
34 triệu người nhiễm HIV, 2,5 triệu ca nhiễm
HIV mới, 1,7 triệu người chết vì AIDS(1).
Ở nước ta, từ trường hợp đầu tiên phát hiện
năm 1990 tại Thành phố Hồ Chí Minh, đến năm
2012, cả nước có 210.703 người nhiễm HIV/AIDS
còn sống; có 61.669 bệnh nhân AIDS và 63.372
người đã tử vong(1). Những người nhiễm HIV
phân bố tại hơn 77% số xã/phường/thị trấn, gần
98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố(1).
Riêng tỉnh Tây Ninh, đã phát hiện 2.985 người
nhiễm HIV, 2.019 người chuyển sang giai đoạn
AIDS và 1.096 người HIV tử vong. Sự phân bố tỷ
lệ hiện nhiễm HIV chuyển di từ nhóm có nguy
cơ cao như nghiện chích ma túy, mại dâm, người
có quan hệ tình dục (QHTD) đồng giới nam
sang nhóm đối tượng có nguy cơ thấp hơn như
phụ nữ mang thai, thanh niên khám tuyển nghĩa
vụ quân sự, và tập chung chủ yếu ở nhóm tuổi
20‐39 tuổi(6).
Tỉnh Tây Ninh có 8 huyện và 1 thị xã, trong
đó có đến 5 huyện giáp biên giới Campuchia. Đa
số người dân sống ở vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới(2). Sự phức tạp và khó
khăn trong quản lý cũng như hỗ trợ về y tế, an
ninh xã hội ở những huyện/thị giáp biên giới là
một vấn đề ảnh hưởng rất nhiều đến người dân
sống ở địa bàn này. Nhằm định hướng cho việc
triển khai hoạt động cũng như can thiệp trong
giai đoạn sắp tới, việc đánh giá kiến thức ‐ thái
độ ‐ thực hành về phòng chống HIV/AIDS của
người dân trong độ tuổi từ 20 đến 39 tuổi tại tỉnh
Tây Ninh là rất cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ kiến thức ‐ thái độ‐ thực hành
trong việc phòng chống HIV/AIDS củangười
dân trong độ tuổi từ 20‐39 tuổi tại tỉnh Tây Ninh.
Xác định mối liên quan giữa tuổi, giới tính,
trình độ học vấn, nơi cư trú với các tỷ lệ người
dân trong độ tuổi từ 20‐39 tuổi tại tỉnh Tây Ninh
có kiến thức, có thái độ tích cực và thực hành
trong việc phòng chống HIV/AIDS.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên cỡ mẫu 600
người trong độ tuổi 20‐39 tại tỉnh Tây Ninh từ
01/06/2012 – 31/12/2012. Chọn mẫu nhiều bậc, có
4 địa điểm lấy mẫu bao gồm thị trấn Châu
Thành và xã Thành Long thuộc huyện Châu
Thành (giáp biên giới Campuchia), thị trấn Hòa
Thành và xã Trường Tây thuộc huyện Hòa
Thanh. 150 người dân của mỗi địa điểm sẽ chọn
bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống để
phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã
được thiết kế sẵn. Số liệu sau thu thập sẽ được
kiểm tra tính chính xác và tính hoàn thiện nhằm
đảm bảo chất lượng. Số liệu được nhập liệu vào
phần mềm Epidata, xử lý dữ liệu bằng phần
mềm Stata. Kết quả được mô tả theo tần số, tỷ lệ,
trung bình và PR khi thích hợp.
KẾT QUẢ
Bảng1: Đặc tính của đối tượng nghiên cứu (n=600)
Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 274 45,7
Nữ 326 54,3
Nhóm tuổi 20-29 tuổi 299 49,8
30-39 tuổi 301 50,2
Nơi cư trú Huyện Hòa Thành 300 50
Huyện Châu Thành 300 50
Học vấn
≤ Tiểu học 122 20,3
Trung học cơ sở 240 40,0
Trung học phổ thông 143 23,8
Trung học chuyên nghiệp,
CĐ, ĐH
95 15,8
Hôn nhân
Đã có gia đình 419 70,9
Độc thân 172 29,1
Nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới (54%
so với 46%). Nhóm tuổi 20‐29 và 30‐39 phân bố
gần tương đương nhau. Người dân có trình độ
trung học cơ sở và trung học phổ thông trở lên
chiếm tỷ lệ gần tương đương nhau khoảng 40%,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 53
trình độ tiểu học ghi nhận ở 20% người dân. Tỷ
lệ người có gia đình cao gấp 2,4 lần người chưa
có gia đình.
Bảng 2: Kênh thông tin tiếp cận (n=600)
Kênh thông tin Tần số Tỷ lệ (%)
Ti vi 497 82,8
Báo, tạp chí 228 38,0
Đài phát thanh 209 34,8
Cán bộ y tế 178 29,7
Bạn bè 106 17,7
Tranh, áp phích 79 13,2
Tờ rơi, tờ bướm, cuốn sách nhỏ 77 12,8
Các đoàn thể khác 60 10,0
Nguồn thông tin về HIV/AIDS phổ biến nhất
là qua ti vi (83%), cao gấp hơn hai lần qua báo,
tạp chí (38%) và đài phát thanh (34,8%).
Bảng 3: Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng
chống HIV/AIDS (n=600)
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
Kiến thức
Có kiến thức về 3 đường lây truyền của
HIV
298 49,7
Có kiến thức về phòng tránh lây truyền
HIV
172 28,7
Biết cách thức để biết 1 người có nhiễm
HIV hay không
565 94,2
Có thuốc điều trị bệnh HIV/AIDS 354 59,0
Biết tác dụng của thuốc điều trị HIV/AIDS 468 78,0
Có kiến thức về chăm sóc và điều trị
HIV/AIDS
234 39,4
Có kiến thức chung liên quan đến
HIV/AIDS
70 11,7
Thái độ
Có thái độ tích cực khi biết vợ/chồng
hoặc bạn tình nhiễm HIV
136 33,2
Có thái độ tích cực khi biết người thân
nhiễm HIV
215 35,8
Thực hành
Sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình
trước hôn nhân (n=300)
217 72,3
Sử dụng BCS khi QHTD với mại dâm
trước hôn nhân (n=122)
102 83,6
Sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình sau
hôn nhân (n=52)
39 75,0
Sử dụng BCS khi QHTD với mại dâm sau
hôn nhân (n=42)
39 92,9
Sử dụng BKT riêng khi tiêm chích ma túy
(n=26)
25 96,2
Chỉ có gần 50% người dân biết cả 3 đường
lây truyền HIV. Tỷ lệ người dân biết cách phòng
tránh lây truyền HIV còn thấp hơn (29%). Thái
độ tích cực khá thấp, lần lượt là 33% khi biết
vợ/chồng hoặc bạn tình nhiễm HIV và 36% khi
biết người thân nhiễm HIV.
Tỷ lệ người dân sử dụng bao cao su (BCS)
khi QHTD với gái mại dâm luôn cao hơn khi
QHTD với bạn tình đặc biệt là sau hôn nhân.
Trước hôn nhân tỷ lệ này lần lượt là 84% và 72%.
Sau hôn nhân lần lượt là 93% và 75%.
Mối liên quan giữa một số đặc tính của đối
tượng nghiên cứu với kiến thức, thái độ,
thực hành về phòng tránh lây truyền HIV (n
= 600)
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức phòng tránh HIV với nơi cư trú
(PR=0,8; KTC 95%: 0,6‐0,9), với tỷ lệ người dân ở
huyện Hòa Thành có kiến thức về phòng tránh
lây truyền HIV là 35%, cao gấp 1,5 lần người dân
ở huyện Châu Thành (23%).
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
trình độ học vấn và kiến thức liên quan đến
HIV/AIDS, nhóm người dân có trình độ tiểu học
được chọn làm nhóm so sánh và thấy có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về cách thức phòng
tránh HIV/AIDS với nhóm người dân có trình
độ trên phổ thông trung học (PR=0,6; KTC 95%:
0,4‐0,8).
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
nơi cư trú và thái độ về tình trạng nhiễm HIV
của bạn tình (PR=0,4; KTC 95%: 0,3‐0,6) và
người thân (PR=0,4; KTC 95%: 0,3‐0,5). Tỷ lệ
người dân ở huyện Châu Thành có thái độ tích
cực khi biết vợ/chồng hoặc bạn tình hiện đang
sống chung bị nhiễm HIV là 49%, cao gấp 2,9
lần người dân ở huyện Hòa Thành (17%). Tỷ lệ
người dân ở huyện Châu Thành có thái độ tích
cực khi biết người thân của mình bị nhiễm
HIV cao gấp 2,7 lần người dân ở huyện Châu
Thành (52% so với 19%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 54
Bảng 4: Mối liên quan giữa một số đặc tính của đối
tượng nghiên cứu với việc thực hành phòng tránh lây
truyền HIV qua đường tình dục trước hôn nhân với
đối tượng quan hệ tình dục là bạn tình (n=300)
Đặc tính
Quan hệ tình dục
có sử dụng BCS
PR KTC 95% p
Có
n (%)
Không
n (%)
Nơi cư trú
Huyện Hòa
Thành
177 (77,0) 53 (23,0)
1,28 1,07-1,52 < 0,01
Huyện Châu
Thành
40 (57,1) 30 (42,9)
Trình độ học vấn
≤ Tiểu học 29 (55,8) 23 (44,2) 1 1
THCS + PTTH 153 (76,1) 48 (23,9) 0,49 0,31-0,79 < 0,01
Trên PTTH 35 (74,5) 12 (25,5) 0,69 0,48-0,99 0,05
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
việc QHTD có sử dụng BCS với nơi cư trú và
trình độ học vấn (p≤0,05).
BÀN LUẬN
Một số đặc tính của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ nam giới và nữ giới gần tương đương
nhau và tương đương với nghiên cứu của
Nguyễn Văn Kính(4). Tỷ lệ người dân ở 2 nhóm
tuổi 20‐29 tuổi và 30‐39 tuổi tham gia nghiên cứu
tương đương nhau, nhưng tỷ lệ đối tượng
nghiên cứu có độ tuổi từ 20‐29 tuổi thấp hơn so
với nghiên cứu của Phạm Thị Đào (61,8%) ở các
học viên tại trung tâm 05 – 06 thành phố Đà
Nẵng(5). Điều này cho thấy phần nào sự khác
biệt về sự phân bố độ tuổi trong trung tâm và
cộng đồng; vì học viên trong trung tâm, phần
lớn nằm trong độ tuổi thanh niên.
Tỷ lệ người dân có trình độ học vấn ở mức
trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất (40%), điều
này tương đồng với nhiều nghiên cứu và khảo
sát về HIV/AIDS(3,7). 29% người dân trong tình
trạng độc thân cho thấy có một số người dân có
thể có quan hệ tình dục không qua hôn nhân, và
do đó việc QHTD an toàn cần được quan tâm.
Kênh thông tin về HIV/AIDS
Đa số người dân có thông tin, kiến thức liên
quan đến HIV/AIDS chủ yếu là qua tivi (83%).
Kênh thông tin qua các báo, đài phát thanh và
nhân viên y tế cũng chiếm tỷ lệ khá cao (38%,
35% và 30%). Từ đó, ta thấy việc truyền thông
đại chúng để cung cấp thông tin, kiến thức liên
quan đến HIV/AIDS ở tỉnh Tây Ninh phần lớn
tập trung ở nguồn thông tin đại chúng.
Kiến thức liên quan đến HIV/AIDS
Gần phân nửa người dân biết HIV có thể lây
truyền qua 3 đường máu, quan hệ tình dục và
mẹ nhiễm HIV truyền sang con. Điều này cho
thấy sự ghi nhớ chưa cụ thể và chắc chắn của
người dân. Bên cạnh đó, chỉ có 59% người dân
biết bệnh HIV/AIDS có thuốc điều trị và 78%
người dân biết rằng thuốc điều trị HIV là làm
chậm sự phát triển của vi rút HIV. Sự chênh lệch
có thể được lý giải do người dân nghĩ điều trị
HIV/AIDS là điều trị hết bệnh HIV/AIDS dẫn
đến tỷ lệ người dân biết bệnh HIV/AIDS có
thuốc điều trị tương đối thấp.
Người dân được cho là có kiến thức chung
liên quan đến HIV/AIDS khi họ có kiến thức về 3
đường lây truyền của HIV, có kiến thức về
phòng tránh lây truyền HIV, có kiến thức về
cách thức nhận biết 1 người có nhiễm HIV hay
không và có kiến thức về chăm sóc điều trị
HIV/AIDS. Qua nghiên cứu, tỷ lệ người dân có
kiến thức chung 12%, tương đối thấp so với
những nghiên cứu khảo sát kiến thức – thái độ ‐
thực hành liên quan đến HIV/AIDS khác(3,7,9).
Mặc dù khi khảo sát, tỷ lệ người dân có kiến
thức về cách thức để biết 1 người có nhiễm có
HIV hay không có tỷ lệ rất cao (94%). Tuy nhiên
tỷ lệ người dân có kiến thức về phòng tránh lây
nhiễm HIV lại chiếm tỷ lệ thấp (29%). Điều này
cho thấy hầu hết người dân đều biết về
HIV/AIDS nhưng chưa được trang bị kiến thức
toàn diện để phòng tránh HIV/AIDS.
Thái độ liên quan đến HIV/AIDS
Tỷ lệ người dân có thái độ tích cực với bạn
tình nhiễm HIV như không ly hôn, ly thân chỉ
chiếm 33%. Điều này cũng dễ hiểu vì khi
vợ/chồng hoặc bạn tình của mình bị nhiễm HIV
thì gần như đồng nghĩa bản thân họ cũng bị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 55
nhiễm HIV nên người dân sẽ không dễ dàng
chấp nhận tình trạng HIV của bạn thân cũng
như của vợ/chồng hoặc bạn tình, từ đó việc có
những hành động, thái độ tích cực sẽ không cao
như việc không có những hành động tiêu cực.
Tương tự như thái độ đối với bạn tình nhiễm
HIV, thái độ tích cực đối với người thân nhiễm
HIV như không như xa lánh, tránh tiếp xúc, đưa
đi ở riêng cũng chiếm tỷ lệ khá thấp 36%. Do đó
cần tăng cường việc tuyên truyền giảm kì thị đối
với người nhiễm HIV.
Thực hành liên quan đến HIV/AIDS
Trước hôn nhân, tỷ lệ người dân sử dụng
BCS khi quan hệ tình dục với mại dâm (84%) cao
hơn so với tỷ lệ người dân sử dụng BCS khi
quan hệ tình dục với bạn tình (72%). Điều này
phản ánh nhận thức về việc an toàn tình dục
phụ thuộc vào đối tượng quan hệ tình dục, nếu
đối tượng là nguy cơ cao (mại dâm) thì sẽ sử
dụng BCS nhiều hơn. Bên cạnh đó, tình cảm
cũng có thể là yếu tố góp phần vào việc không
sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình. Tỷ lệ
QHTD với mại dâm trước hôn nhân cao hơn so
với nghiên cứu của Trương Tấn Minh (71%)(7).
Sự khác biệt này có thể do nghiên cứu của
Trương Tấn Minh tiến hành ở người dân có độ
tuổi từ 15 đến 49 so với độ tuổi từ 20‐39 tuổi
trong nghiên cứu này.
Sau hôn nhân, tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD
cũng có nét tương đồng với việc có QHTD trước
hôn nhân, đó là tỷ lệ người dân sử dụng BCS khi
QHTD với mại dâm (93%) cao hơn so với khi
QHTD với bạn tình và vợ/chồng (75%).
Sự hiểu biết của người dân về việc sử dụng
BCS là tương đối thích hợp, nhưng đại dịch
HIV/AIDS có chiều hướng lan ra cộng đồng(1).
Do đó, công tác truyền thông cần có những
chuyển biến phù hợp với sự biến đổi của dịch
HIV/AIDS như tuyên truyền người dân sử dụng
BCS khi quan hệ tình dục với bạn tình trước và
sau hôn nhân.
Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ có sử dụng
bơm kim tiêm mới trong tiêm chích ma túy là
97%, một tỷ lệ tương đối cao về việc giảm lây
truyền HIV qua đường tiêm chích ma túy; do
đó, cần duy trì và cải thiện thành quả đạt được
của việc giảm lây truyền HIV qua đường tiêm
chích ma túy.
Một số yếu tố liên quan giữa kiến thức, thái
độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS
Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa
nơi cư trú với kiến thức về phòng tránh lây
truyền HIV, thái độ tích cực khi biết bạn
tình/người thân nhiễm HIV và việc sử dụng BCS
khi QHTD với bạn tình. Điều này cho thấy sự
chênh lệch về thông tin liên quan đến phòng
tránh các đường lây truyền của HIV và xét
nghiệm HIV ở 2 nhóm người dân ở huyện Hòa
Thành và huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh;
huyện Châu Thành là huyện giáp biên giới
Campuchia, những chương trình can thiệp khi
triển khai ở địa bàn này thực tế gặp nhiều khó
khăn, một phần do vị trí địa lý, một phần do việc
lưu trú ngắn ngày của người dân Campuchia,
làm cho tình hình địa phương thêm phức tạp(6).
Đồng thời, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
cách thức phòng tránh HIV/AIDS với nhóm
người dân có trình độ trên phổ thông trung học
so với trình độ tiểu học. Từ đó ta thấy, sự tiếp
nhận thông tin, kiến thức phần nào tỷ lệ thuận
với trình độ học vấn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Tỷ lệ người dân có kiến thức về chăm sóc
điều trị HIV/AIDS và kiến thức chung liên quan
đến HIV/AIDS tương đối thấp. Vì vậy, ngoài sự
tập trung những thông tin quan trọng khi truyền
thông, còn cần đến sự cung cấp thông tin một
cách toàn diện, đầy đủ các khía cạnh liên quan
đến HIV/AIDS.
Người dân không có những thái độ tiêu cực
như xa lánh, cách ly khi vợ/chồng hoặc người
thân bị nhiễm HIV nhưng tỷ lệ người dân có thái
độ tích cực chăm sóc và động viên, an ủi không
cao. Do đó, sự nâng cao kiến thức về chăm sóc
điều trị HIV là rất cần thiết
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 56
Tỷ lệ người dân có sử dụng BCS khi QHTD
với mại dâm cao hơn khi QHTD với bạn tình và
với vợ/chồng. Điều này gợi ý sự lan rộng HIV
qua đường QHTD trong cộng đồng sẽ thuận lợi
hơn so với qua đường máu. Đây cũng là điểm
cần được chú trọng trong thông điệp truyền
thông.
Sự khác biệt về một số kiến thức, thái độ và
thực hành liên quan đến HIV/AIDS ở người dân
sống tại huyện Hòa Thành và Châu Thành gợi ý
nội dung và hướng can thiệp phù hợp cho từng
địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2013). Báo cáo tổng kết công tác phòng chống
HIV/AIDS năm 2012. Tr. 34‐45.
2. Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh (2013). Tổng quan tỉnh
Tây Ninh. ‐
thieu‐chung.aspx. Truy cập ngày 4/5/2013.
3. Hoàng Huy Phương, Lê Hoàng Nam, Tạ Thị Lan Hương
(2009).Đánh giá kiến thức. thái độ. thực hành về phòng chống
HIV/AIDS của người dân từ 15 – 49 tuổi ở huyện Hoa Lư và
thành phố Ninh Bình. tỉnh Ninh Bình. Công trình nghiên cứu
khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006 ‐ 2010. Tr. 124‐126.
4. Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Văn Lơ, Nguyễn Đỗ Nguyên
(2009). Kiến thức thái độ và thực hành về phòng chống
HIV/AIDS của thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt tại
phường 19 và 22, quận Bình Thạnh. TP. HCM. Y học TP.
HCM. 14 (2) 105‐111.
5. Phạm Thị Đào (2009). Nghiên cứu tình hình nhiễm HIV của
các học viên nghiện chích ma túy t