Mở đầu: Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization-WHO) bệnh tăng huyết áp (THA) ở
người lớn là phổ biến trên thế giới 20,00%; đây là một trong 10 bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm
giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm. Tại Việt Nam, bệnh THA khoảng 27,00% và đang có xu hướng tăng. Theo
nghiên cứu của Viện Tim mạch tại 8 tỉnh và thành phố, thì số người mắc bệnh THA khoảng 25,00%. Nghiên
cứu này nhằm xác định người bệnh THA có kiến thức và thái độ đúng, để có giải pháp dự phòng biến chứng.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân THA tại phường 8, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) có
kiến thức và thái độ đúng về bệnh THA.
Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Dân số chọn mẫu là người THA tại phường 8,
quận 10, TPHCM. Mẫu chọn là toàn bộ bệnh nhân cư ngụ trong phường. Thu thập số liệu qua bảng với 22 câu
hỏi qua phỏng vấn. Xừ lý số liệu qua phần mềm SPSS 11.5.
Kết quả: Phân tích 41 bảng trả lời của người THA cho kết quả sau: trung bình là 63 tuổi, trên 60 tuổi là
58,5% (Bảng 1); bắt đầu THA từ tuổi 45/nam và 55/nữ. Người bệnh THA đa số trên 2 năm (Bảng 5); biết biến
chứng liệt nửa người là 63,40% (Bảng 9), được bác sĩ khuyên hạn chế ăn mặn là 100,00% (Bảng 12). biết hạn
chế ăn mặn là 92,70% (Bảng 11) và tăng hoạt động thể lực là 75,6% (Bảng 10). Bệnh nhân đồng ý hạn chế ăn
mặn 100,00% (Bảng 13), so với nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Nguyên (88,50%) và Nguyễn Hữu Hạnh
(53,40%), đồng tình với hạn chế lạm dụng rượu là 97,60% (Bảng 20). Nghiên cứu cho thấy người THA có biết
về trị số huyết áp, về biến chứng và cách dự phòng bệnh; tuy nhiên có các kiến thức đúng chưa được toàn diện,
chưa đồng đều. Do đó cần phải tư vấn một cách đầy đủ và liên tục hơn về bệnh THA.
Kết luận: Bệnh nhân có kiến thức đúng về trị số huyết áp, các biến chứng và các biện pháp phòng bệnh,
nhưng tỷ lệ không đồng đều như: hạn chế ăn mặn: 92,7%, ăn kiêng: 36,6%, lạm dụng rượu: 58,5 %, hoạt động
thể lực: 75,6%, không hút thuốc: 41,5%.
Đề nghị: Cần chú hướng dẫn cho từng bệnh nhân, và thường xuyên nhắc nhở và động viên bệnh nhân hạn
chế mặn, tăng hoạt động thể lực, không hút thuốc lá và không lạm dụng rượu.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức và thái độ của bệnh nhân tăng huyết áp tại Phường 8, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 127
KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI PHƯỜNG 8, QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Cư*
TÓM TẮT
Mở đầu: Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization-WHO) bệnh tăng huyết áp (THA) ở
người lớn là phổ biến trên thế giới 20,00%; đây là một trong 10 bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm
giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm. Tại Việt Nam, bệnh THA khoảng 27,00% và đang có xu hướng tăng. Theo
nghiên cứu của Viện Tim mạch tại 8 tỉnh và thành phố, thì số người mắc bệnh THA khoảng 25,00%. Nghiên
cứu này nhằm xác định người bệnh THA có kiến thức và thái độ đúng, để có giải pháp dự phòng biến chứng.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân THA tại phường 8, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) có
kiến thức và thái độ đúng về bệnh THA.
Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Dân số chọn mẫu là người THA tại phường 8,
quận 10, TPHCM. Mẫu chọn là toàn bộ bệnh nhân cư ngụ trong phường. Thu thập số liệu qua bảng với 22 câu
hỏi qua phỏng vấn. Xừ lý số liệu qua phần mềm SPSS 11.5.
Kết quả: Phân tích 41 bảng trả lời của người THA cho kết quả sau: trung bình là 63 tuổi, trên 60 tuổi là
58,5% (Bảng 1); bắt đầu THA từ tuổi 45/nam và 55/nữ. Người bệnh THA đa số trên 2 năm (Bảng 5); biết biến
chứng liệt nửa người là 63,40% (Bảng 9), được bác sĩ khuyên hạn chế ăn mặn là 100,00% (Bảng 12). biết hạn
chế ăn mặn là 92,70% (Bảng 11) và tăng hoạt động thể lực là 75,6% (Bảng 10). Bệnh nhân đồng ý hạn chế ăn
mặn 100,00% (Bảng 13), so với nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Nguyên (88,50%) và Nguyễn Hữu Hạnh
(53,40%), đồng tình với hạn chế lạm dụng rượu là 97,60% (Bảng 20). Nghiên cứu cho thấy người THA có biết
về trị số huyết áp, về biến chứng và cách dự phòng bệnh; tuy nhiên có các kiến thức đúng chưa được toàn diện,
chưa đồng đều. Do đó cần phải tư vấn một cách đầy đủ và liên tục hơn về bệnh THA.
Kết luận: Bệnh nhân có kiến thức đúng về trị số huyết áp, các biến chứng và các biện pháp phòng bệnh,
nhưng tỷ lệ không đồng đều như: hạn chế ăn mặn: 92,7%, ăn kiêng: 36,6%, lạm dụng rượu: 58,5 %, hoạt động
thể lực: 75,6%, không hút thuốc: 41,5%.
Đề nghị: Cần chú hướng dẫn cho từng bệnh nhân, và thường xuyên nhắc nhở và động viên bệnh nhân hạn
chế mặn, tăng hoạt động thể lực, không hút thuốc lá và không lạm dụng rượu.
Từ khóa: Kiến thức và thái độ của bệnh nhân về tăng huyết áp, bệnh tăng huyết áp.
ABSTRACT
KNOWLEDGE AND ATTITUDES OF PATIENT'S BLOOD PRESSURE INCREASE IN WARD 8,
DISTRICT 10, HO CHI MINH CITY
Nguyen Van Cu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 127 - 132
Background: According to the World Health Organization (WHO) hypertension of artery (HTA) is a
common disease worldwide, having about 20.00% of adults, this is one of 10 serious diseases affecting the health
and shortened lifespan from 10 to 20 years. At Vietnam about 27.00% and tends to increase, the Cardiovascular
Research Institute at the eight areas, the number of HTA people approximately 25.00%. This study aims to
* Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Văn Cư ĐT: 0903925342 Email: cuupnt@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 128
identify patients with HTA the right knowledge and attitude to the disease, preventive measures for complications
Objectives: Determine the rate of HTA in Ward 8, District 10, Ho Chi Minh City (HCMC) has the right
attitude and knowledge of HTA patients
Methods: Cross-sectional descriptive study. Population sampling the HTA in Ward 8, District 10, HCMC.
Model selection is the entire patients living in the ward. Data collection over 22 by interview questions. Data
processing by SPSS 11.5 software.
Results: Analysis of 41 of the response table for results: average age 63,00 over age 60 is 58.50% (Table 1),
starting from age 45/male and 55/female. Most people 2 years (Table 5); know hemiplegia complicated by 63.40%
(Table 9), are strongly advised to eat salt is 100,00% (Table 12). but little advice on alcohol abuse (Table 19),
limited knowledge of salty foods is 92.70% (Table 11) and increased physical activity was 75.60% (Table 10).
Patients who agreed to eat salty 100.00% (Table 13), compared with studies by Nguyen Do Nguyen (88.50%)
and Nguyen Huu Hanh (53.40%), agreed with limiting the abuse of alcohol 97.60% (Table 20). Research shows
that the HTA is to know about blood pressure treatment, complications and ways of preventing disease, however
with the right knowledge is not comprehensive, not equal. Therefore need to advise and disseminate an adequate
and continuous than the THA patients
Conclusion: Patients have the knowledge about the treatment of hypertension, its complications and the
preventive measures, but uneven rate limiting salty foods: 92.70%, diet: 36.60%, inflation alcohol: 58.50%,
physical activity: 75.60%, non-smokers: 41.50%. Recommend: Health education should pay attention to each
patient, and constantly remind and encourage patients with salt restriction, increased physical activity, not
smoking and alcohol abuse
Keywords: Knowlegde and attitude for hypertention of artery.
MỞ ĐẦU
Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health
Organization-WHO) bệnh THA là một bệnh phổ
biến trên thế giới, không chỉ có ảnh hưởng đến
người bệnh, gia đình mà còn là gánh nặng của
xã hội. Hiện nay trên thế giới có khoảng 20%
người lớn bị bệnh THA như: Hoa Kỳ (28,7%-
2000); Canada (22%- 1992); Anh (38,8%- 1998);
Thụy Điển (38,4%- 1999); Ai Cập (26,3%- 1991);
Trung Quốc (27,2%- 2001); Thái Lan (20,5%-
2001); Singapore (26,6%- 1998); THA là một
trong 10 bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức
khỏe và làm giảm thọ từ 10 đến 20 năm.
Tại Việt Nam, người lớn THA khoảng 27%
và ngày càng tăng. Theo số liệu điều tra mới đây
của Viện Tim mạch tại 8 tỉnh, thành trong cả
nước thì số người mắc bệnh THA trên 25%. Do
đó, năm 2011 Thủ tướng chính phủ đã quyết
định đưa dự án phòng chống bệnh THA vào
chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Nghiên
cứu này nhằm xác định tỷ lệ người, có kiến thức
– thái độ đúng đối với bệnh THA, nhằm đề ra
giải pháp đề phòng biến chứng.
Mục tiêu
Xác định tỷ lệ bệnh nhân THA tại phường 8,
quận 10, Tp. HCM có kiến thức và thái độ đúng
về bệnh THA.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Dân số chọn
mẫu là người THA tại phường 8, quận 10,
TPHCM. Mẫu chọn là toàn bộ bệnh nhân THA
đang cư ngụ trong phường. Thu thập số liệu
qua 22 câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân.
Xử lý số liệu qua phần mềm SPSS 11.5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực hiện từ tháng 01 đến tháng
6 năm 2010 cho kết quả như sau:
Bảng 1: Tuổi của đối tượng nghiên cứu.
STT Nhóm tuổi Tần số Tỷ lệ %
1 Dưới 40 tuổi 3 7,3
2 Từ 41 đến 50 tuổi 5 12,2
3 Từ 51 đến 60 tuổi 9 22,0
4 Trên 60 tuổi 24 58,5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 129
Nhận xét: Có 7,3% số bệnh nhân tăng huyết
áp dưới 40 tuổi. Có 58,5% số bệnh nhân tăng
huyết áp trên 60 tuổi.
Bảng 2: Trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối
tượng nghiên cứu.
STT Tần số Tỷ lệ %
1 Giới tính: Nam 17 41,5
2 Nữ 24 58,5
Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ %
Không biết chữ 2 4,9
Cấp 1 8 19,5
Cấp 2 7 17,1
Cấp 3 14 34,1
Trên cấp 3 10 24,4
Nghề nghiệp
1 Công nhân 2 4,9
2 Nông dân 0 0,0
3 Cán bộ y tế 1 2,4
4 Kỹ sư 2 4,9
5 Giáo viên 2 4,9
6 Nội trợ 8 19,5
7 Hưu trí 25 61,0
8 Khác 1 2,4
Nhận xét: Bệnh nhân nữ chiếm 58,5%. Có
61,0% bệnh nhân là cán bộ hưu trí. Có 24,4%
bệnh nhân có trình độ học vấn từ cấp 2 trở
xuống. Có 75,6% bệnh nhân có trình độ học vấn
từ cấp 3 trở lên.
Bảng 3: Thời gian bệnh tăng huyết áp và nguồn
thông tin về bệnh tăng huyết áp.
1 Dưới 2 năm 4 9,8
2 Từ 2 năm trở lên 37 90,2
STT Biết nguồn thông tin về bệnh THA Tần số Tỷ lệ %
1 Nhân viên Y tế 26 63,4
2 TV 5 12,2
3 Sách báo 6 14,6
4 Bạn bè, người thân 10 24,4
5 Internet 1 2,4
Nhận xét: Có 90,2% bệnh nhân có thời gian
bệnh trên 2 năm. Có 63,4% bệnh nhân biết về
bệnh THA qua nhân viên y tế. Có 36,6% bệnh
nhân biết về bệnh THA qua các nguồn khác.
Bảng 4: Kiến thức về trị số huyết áp và gây ra biến
chứng.
STT Nội dung Tần số Tỷ lệ %
Trị số huyết áp được cho là cao?
1 >= 140/90 mmHg 35 85,4
2 Không biết 6 14,6
Bệnh THA có gây ra biến chứng không?
1 Có 33 80,5
2 Không 8 19,5
Nhận xét: Có 85,4% bệnh nhân biết được trị
số huyết áp được cho là cao là ≥14 mmHg. Tỷ lệ
này cho thấy đa phần bệnh nhân có kiến thức về
trị số huyết áp đúng. Có 80,5% bệnh nhân cho
rằng tăng huyết áp có gây ra biến chứng, 19,5%
còn lại thì cho là không.
Bảng 5: Kiến thức về các biến chứng có thể có của
bệnh tăng huyết áp.
STT Nội dung Tần số Tỷ lệ %
Biến chứng có thể có của bệnh THA
1 Liệt nửa người 26 63,4
2 Suy tim 11 26,8
3 Suy thận 18 43,9
4 Biến chứng ở mắt 6 14,6
5 Không biết 4 9,8
Bệnh THA có phòng ngừa
1 Được 38 92,7
2 Không 3 7,3
Nhận xét: Có 63,4% bệnh nhân biết được
tăng huyết áp có thể dẫn đến liệt nửa người. Có
26,8% bệnh nhân biết được tăng huyết áp có thể
dẫn đến suy tim. Có 43,9% bệnh nhân biết được
tăng huyết áp có thể dẫn đến suy thận. Có 14,6%
bệnh nhân biết được tăng huyết áp có thể dẫn
đến biến chứng ở mắt. Có 9,8% bệnh nhân
không biết biến chứng của bệnh tăng huyết áp.
Có 92,7% bệnh nhân cho rằng tăng huyết áp có
thể phòng ngừa được.
Bảng 6: Kiến thức về việc ngăn ngừa bệnh nặng
thêm.
STT Cách để ngăn bệnh nặng thêm
Tần
số Tỷ lệ %
1 Hạn chế ăn mặn 38 92,7
2 Ăn kiêng để kiểm soát cân nặng 15 36,6
3 Uống rượu vừa phải 24 58,5
4 Tập thể dục hay đi bộ 31 75,6
5 Không hút thuốc 17 41,5
6 Không biết 0 0,0
Nhận xét: Có 92,7% số bệnh nhân biết hạn
chế ăn mặn sẽ ngăn ngừa bệnh nặng thêm. Có
75,6% số bệnh nhân biết tập thể dục hoặc đi bộ
sẽ ngăn ngừa bệnh nặng thêm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 130
Bảng 7: Tỷ lệ bệnh nhân được bác sĩ khuyên giảm ăn
mặn và đồng ý cữ ăn mặn.
STT Nội dung
Tần
số Tỷ lệ %
Có được bác sĩ khuyên cữ ăn mặn?
1 Có 41 100,0
2 Không 0 0,0
Có đồng ý cữ ăn mặn
1 Có 41 100,0
2 Không 0 0,0
Nhận xét: Tất cả bệnh nhân đều được bác sỹ
khuyên cữ ăn mặn. Tất cả bệnh nhân đều đồng
ý cữ ăn mặn: 100%.
Bảng 8: Bệnh nhân được bác sĩ khuyên và đồng ý tập
thể dục để kiểm soát cân nặng.
STT Nội dung
Tần
số Tỷ lệ %
Được bác sỹ khuyên tập thể dục?
1 Có 41 100,0
2 Không 0 0,0
Đồng ý tập thể dục
1 Có 40 97,6
2 Không 1 2,4
Nhận xét: Tất cả bệnh nhân đều được bác sỹ
khuyên đi bộ hoặc tập thể dục để kiểm soát cân
nặng. Có 97,6% số bệnh nhân đồng ý là tập thể
dục hoặc đi bộ để kiểm soát cân nặng.
Bảng 9: Tỷ lệ bệnh nhân được bác sỹ khuyên và đồng
ý ăn kiêng để kiểm soát cân nặng.
STT Nội dung
Tần
số Tỷ lệ %
Được bác sỹ khuyên ăn kiêng
1 Có 39 95,1
2 Không 2 4,9
Đồng ý ăn kiêng Tần số Tỷ lệ %
1 Có 38 92,7
2 Không 3 7,3
Nhận xét: Có 95,1% số bệnh nhân được bác
sỹ khuyên ăn kiêng để kiểm soát cân nặng. Có
92,7% số bệnh nhân đồng ý ăn kiêng một số loại
thực phẩm để kiểm soát cân nặng.
Bảng 10: Những loại thực phẩm mà bệnh nhân ít
dùng hơn trước.
STT Nên ăn ít thực phẩm nào Tần số Tỷ lệ %
1 Gạo 10 24,4
2 Mỡ 41 100,0
3 Đường 36 87,8
4 Trứng 11 26,8
5 Rau, trái cây 0 0,0
6 Không 0 0,0
Nhận xét: Có 100% số bệnh nhân ít dùng mỡ
hơn so với trước đây. Có 87,8% số bệnh nhân ít
dùng đường hơn so với trước đây.
Bảng 11: Tỷ lệ bệnh nhân được bác sỹ khuyên và
đồng ý không lạm dụng rượu vừa phải.
STT Nội dung
Tần
số Tỷ lệ %
Được bác sỹ khuyên không lạm dụng
rượu
1 Có 17 41.5
2 Không 24 58.5
Đồng ý người THA bị hạn chế uống rượu
1 Có 40 97.6
2 Không 1 2.4
Cộng: 41 100.0
Nhận xét: Có 58,5% số bệnh nhân không
được bác sỹ khuyên uống rượu vừa phải. Có
41,5% số bệnh nhân được bác sỹ khuyên uống
rượu vừa phải. Có 97,6% số bệnh nhân đồng ý
rằng người bị THA phải hạn chế uống rượu, chỉ
có 2,4% số bệnh nhân không đồng ý.
Bảng 12: Kiến thức về thời gian điều trị bệnh THA.
STT
Quá trình điều trị bệnh THA kéo
dài
Tần
số Tỷ lệ %
1 Điều trị lâu dài, suốt đời 39 95,1
2 Đến khi trị số HA trở lại bình thường 2 4,9
Nhận xét: Có 95,1% số bệnh nhân biết rằng
điều trị THA là một quá trình lâu dài, suốt đời.
BÀN LUẬN
Phân tích 41 thông tin người THA tại
phường 8 cho thấy: trung bình là 63 tuổi, trên 60
tuổi 58,5% (Bảng 1) như nghiên cứu Nguyễn
Lân Việt và cộng sự, cho biết tỷ lệ THA bắt đầu
tăng cao ở tuổi từ trên 45 với nam và 55 tuổi ở
nữ. THA nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so nam (Bảng 2)
tương ứng với nghiên cứu trên đối tượng người
cao tuổi, phù hợp với phân bố nam và nữ Việt
Nam, (niên giám thống kê y tế 2005). Người có
học vấn cấp 3 chiếm đa số, điều này sẽ ảnh
hưởng tới kiến thức, thái độ của bệnh nhân
(bảng 3). Thời gian bệnh đa số 2 năm (Bảng 5),
điều này rất ảnh hưởng đến kiến thức và thái độ
của bệnh nhân. Bệnh nhân biết rõ trị số huyết áp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 131
cao 140/90 mmHg (Bảng 7). Bệnh nhân biết THA
gây biến chứng liệt nửa người 63,4% (Bảng 3.9),
suy tim chiếm 26,8% và suy thận là 43,9%, biến
chứng suy tim gây tử vong cao nhất, vì vậy, rất
cần tư vấn các biến chứng về phòng bệnh, vì
bệnh nhân biết phòng ngừa được (Bảng 10).
Bệnh nhân được bác sỹ khuyên hạn chế ăn
mặn là 100% (Bảng 12) và tập thể dục hoặc đi bộ.
Bác sỹ khuyên bệnh nhân ăn kiêng một số loại
thực phẩm (Bảng 16), nhưng ít khuyến cáo bệnh
nhân lạm dụng rượu (Bảng 19), do đối tượng
nghiên cứu đa số là nữ. Các biện pháp thay đổi
lối sống đều có tác dụng làm giảm huyết áp do
đó trong giáo dục sức khỏe bác sỹ nên khuyên
bệnh nhân thay đổi lối sống với tất cả các biện
pháp để bệnh nhân có kiến thức, thái độ đúng
góp phần cải thiện tình trạng huyết áp của họ
một cách có hiệu quả đồng thời làm tăng tác
dụng của thuốc hạ áp. Kiến thức về hạn chế ăn
mặn được biết nhiều nhất là 92,7% (Bảng 11),
hoặt động thể lực là 75,6% (Bảng 10). Việc không
hút thuốc ít được bệnh nhân biết đến, nhưng
huyết áp sẽ tăng đáng kể qua từng điếu thuốc
và người hút thuốc sẽ không được bảo vệ đầy
đủ khỏi nguy cơ tim mạch nên trong công tác
giáo dục sức khỏe cần chỉ rõ tác hại của thuốc lá.
Thời gian bệnh có liên quan đến kiến thức về trị
số huyết áp và khiến thức về biến chứng có ý
nghĩa thống kê. Bệnh nhân có thời gian mắc
bệnh từ 2 năm trở lên có kiến thức về trị số
huyết áp tốt hơn bệnh nhân có thời gian mắc
bệnh dưới 2 năm. Bệnh nhân có thái độ đồng ý
hạn chế ăn mặn chiếm tỷ lệ cao nhất 100% (Bảng
13), so với nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Nguyên
và Nguyễn Hữu Hạnh tỷ lệ này lần lượt là 88,5%
và 53,4%. Thái độ này cũng phù hợp với kiến
thức bệnh nhân về hạn chế ăn mặn và lời
khuyên của bác sĩ về hạn chế ăn mặn. Có thể do
thấy được tác dụng của hạn chế ăn mặn và được
bác sĩ nhắc nhở về hạn chế ăn mặn nhiều hơn
nên bệnh nhân có thái độ đồng tình cao.
Bệnh nhân còn có thái độ đồng tình cao với
ăn kiêng và hoạt động thể lực để kiểm soát cân
nặng mặc dù kiến thức về ăn kiêng và hoạt động
thể lực để kiểm soát cân nặng chưa cao lắm.
Thái độ đồng tình với hạn chế lạm dụng rượu
có tỉ lệ cao 97,6% (Bảng 20). Tỷ lệ bệnh nhân
được bác sĩ khuyên uống rượu vừa phải còn
thấp 41,5% (Bảng 19) nên có thể bệnh nhân chưa
biết tác dụng của rượu đối với THA. cho thấy
bệnh nhân THA có kiến thức về trị số huyết áp,
về biến chứng và cách dự phòng bệnh cao, tuy
nhiên chưa toàn diện.
KẾT LUẬN
Bệnh nhân có kiến thức đúng về trị số huyết
áp, các biến chứng và các biện pháp phòng
bệnh, tuy nhiên kiến thức này không đồng bộ,
tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết về từng biến chứng
thay đổi và có khuynh hưởng giảm dần (biến
chứng liệt: 63,4 %, suy thận: 43,9%, suy tim:
26,8% và mắt: 14,6%); kiến thức về dự phòng
bệnh cũng có tỷ lệ không đồng đều (hạn chế ăn
mặn: 92,7%, ăn kiêng để giảm cân: 36,6%, lạm
dụng rượu: 58,5%, hoạt động thể lực: 75,6%,
không hút thuốc: 41,5%). Bệnh nhân có thái độ
đồng tình cao với các biện pháp dự phòng như:
hạn chế ăn mặn 100%, nên ăn kiêng 95,1%, tăng
hoạt động thể lực 97,6% và không lạm dụng
rượu: 97,6%. Do đó nên duy trì giáo dục kiến
thức cho bệnh nhân để họ có cái nhìn đúng đắn
về các biện pháp dự phòng bệnh.
KIẾN NGHỊ
Cần hướng dẫn từng bệnh nhân kiến về biện
pháp dự phòng: Hạn chế ăn mặn, lạm dụng
rượu, không hút thuốc. Công tác giáo dục sức
khỏe cần lặp lại theo định kỳ. cuộc sống chất
lượng có tác dụng làm giảm huyết áp, có biện
pháp để bệnh nhân có kiến thức, thái độ đúng
góp phần cải thiện tình trạng huyết áp một cách
có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Văn Hải (2009) Hành vi nguy cơ của bệnh nhân
tăng huyết áp tại huyên Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng
Tàu năm 2009. Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 -
Supplement of No 1 - 2010: 168-174
2.
1304.html (Bun-creatinin)
3.
4.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 132
ress.pdf, Tr. 3
5. Nguyễn Văn Út (2007), “Đánh giá kiến thức, thái độ và
thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện
Nguyễn Tri Phương về phòng bệnh tăng huyết áp năm
2007”.
option=com_content&view=section&id=13&layout=blo
g&Itemid=197&showall=1
6. Trường Đại học Y tế Công cộng (2009), “Dịch tễ học
căn bản”, NXB Y học, tr. 41-64.