Mục tiêu: Khảo sát kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) của phụ nữ đến khám tại
bệnh viện Từ Dũ và xác định mối liên quan giữa các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với mức độ kiến thức về
bệnh LTQĐTD.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại Khoa kế hoạch gia đình, bệnh viện Từ Dũ
với sự đồng ý tham gia của 413 phụ nữ từ 15 – 49 tuổi đến sử dụng dịch vụ tại khoa.
Kết quả: Tuổi trung bình của phụ nữ tham gia nghiên cứu là 27,7 tuổi, có kiến thức mức độ trung
bình. Phụ nữ trả lời đúng nhiều nhất về dấu hiệu, triệu chứng (60%), nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn
(58,4%), virus (55,7%). Hơn 50% phụ nữ trả lời đúng biến chứng của bệnh LTQĐTD. Tỉ lệ phụ nữ biết
bệnh LTQĐTD nhiều nhất là bệnh HIV/AIDS (92%), giang mai (79,2%) và lậu (75,3%), phòng bệnh bằng
cách sử dụng bao su khi giao hợp (94,9%). Nhóm tuổi, trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng, nơi sinh
sống; các phương tiện truyền thông như trường học, tivi, radio, sách, báo, internet liên quan có ý nghĩa
thống kê với mức độ kiến thức của phụ nữ.
Kết luận: Nâng cao sự hiểu biết về bệnh LTQĐTD sẽ làm giảm tỉ lệ mới mắc cho phụ nữ, tránh được các
biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của họ sau này, vì vậy tăng cường thông tin, giáo dục
truyền thông về bệnh LTQĐTD từ trường học, cơ sở y tế, và các phương tiện truyền thông cho phụ nữ đặc biệt
là giới trẻ là việc cần làm.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 124
KIẾN THỨC VỀ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
CỦA PHỤ NỮ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ, TP. HỒ CHÍ MINH
Triệu Thị Ngọc Thu *, Nguyễn Thị Bảo Hiếu*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) của phụ nữ đến khám tại
bệnh viện Từ Dũ và xác định mối liên quan giữa các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với mức độ kiến thức về
bệnh LTQĐTD.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại Khoa kế hoạch gia đình, bệnh viện Từ Dũ
với sự đồng ý tham gia của 413 phụ nữ từ 15 – 49 tuổi đến sử dụng dịch vụ tại khoa.
Kết quả: Tuổi trung bình của phụ nữ tham gia nghiên cứu là 27,7 tuổi, có kiến thức mức độ trung
bình. Phụ nữ trả lời đúng nhiều nhất về dấu hiệu, triệu chứng (60%), nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn
(58,4%), virus (55,7%). Hơn 50% phụ nữ trả lời đúng biến chứng của bệnh LTQĐTD. Tỉ lệ phụ nữ biết
bệnh LTQĐTD nhiều nhất là bệnh HIV/AIDS (92%), giang mai (79,2%) và lậu (75,3%), phòng bệnh bằng
cách sử dụng bao su khi giao hợp (94,9%). Nhóm tuổi, trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng, nơi sinh
sống; các phương tiện truyền thông như trường học, tivi, radio, sách, báo, internet liên quan có ý nghĩa
thống kê với mức độ kiến thức của phụ nữ.
Kết luận: Nâng cao sự hiểu biết về bệnh LTQĐTD sẽ làm giảm tỉ lệ mới mắc cho phụ nữ, tránh được các
biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của họ sau này, vì vậy tăng cường thông tin, giáo dục
truyền thông về bệnh LTQĐTD từ trường học, cơ sở y tế, và các phương tiện truyền thông cho phụ nữ đặc biệt
là giới trẻ là việc cần làm.
Từ khoá: Phụ nữ, thanh thiếu niên, kiến thức bệnh LTQĐTD.
ABSTRACT
KNOWLEGDE OF SEXUALLY TRANSMITTED DISEASES AMONG WOMEN ATTENDING TU DU
HOSPITAL, HO CHI MINH CITY
Trieu Thi Ngoc Thu, Nguyen Thi Bao Hieu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 122 ‐ 127
Objective: To determine knowledge of sexually transmitted diseases (STDs) among women attending Tu
Du hospital and the relationship between characteristics of women and their knowledge of STDs
Methods: A cross sectional descriptive study was implemented at Tu Du hospital with agreement of
participation of 413 women from 15 to 49 years old who came to examine at the department of Family planning.
Results: The medium age of respondents is 27.7, level of STDs knowlegde is medium. Women gave correct
answers on signs and symtoms (60%), causes by bacteria (58.4%), by viruses (55.7%), complication of STDs
(>50%). High percentage of women named STDs include HIV/AIDS (92%), syphilis (79.2%) and gonorrhea
(75.3%) and use condom to prevent STDs (94.9%). Age group, education, income, living place, school; mass
media such as tivi, radio, magazine, internet have significant relationship with level of STDs knowledge.
Conclusion: Increasing STDs knowlegde for women will decrease incidence of STDs, avoid complications
that affect to reproduction health of women in the future. Thus to strengthen information, education and
* Bộ môn Hộ Sinh, Khoa ĐD‐KTYH, ĐHYD TP HCM
Tác giả liên lạc: ThS Triệu Thị Ngọc Thu Điện thoại: 0918426104 Email: trieuthu@hotmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 125
communications of STDs from school, health services and mass media for women especially young people is
necessary.
Key words: Women, adolescent, knowledge of sexually transmitted diseases.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
(LTQĐTD) là bệnh phổ biến trên thế giới. Theo
Tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 340
triệu phụ nữ và nam giới mắc mới các bệnh
LTQĐTD như giang mai, lậu, chlamydia,
trichomonas trong độ tuổi từ 15 ‐49 (10,11). Viện
Da liễu trung ương Việt Nam(5) tổng kết từ năm
1996 ‐ 2010 có tất cả 2.470.701 bệnh nhân mắc
bệnh LTQĐTD, trong đó có bệnh nhân giang
mai (2,3%), bệnh nhân lậu (5,2%), bệnh nhân
HIV/AIDS (1,7%), bệnh nhân mồng gà (7,5%) và
bệnh LTQĐTD khác (83,3%), số lượng bệnh
nhân được phát hiện tăng dần theo mỗi năm.
Đây là một thực trạng cần báo động vì khi bị
nhiễm các bệnh LTQĐTD sẽ gây ra những hậu
quả nghiêm trọng về sức khoẻ như vô sinh, lây
truyền sang con khi phụ nữ có thai, hoặc dẫn
đến tử vong.
Nghiên cứu kiến thức về bệnh LTQĐTD ở
phụ nữ nông thôn miền bắc Việt Nam năm 2006,
tác giả Phạm Thị Lan(8) đã kết luận rằng phụ nữ
độ tuổi sinh sản sống ở vùng nông thôn Việt
Nam có kiến thức về bệnh LTQĐTD mức độ
thấp. Một nghiên cứu khác do Bộ Y tế(1) phối
hợp với WHO điều tra thanh thiếu niên về bệnh
LTQĐTD cho thấy mức độ kiến thức của thanh
thiếu niên còn thấp, nam thanh niên thành thị
đạt 4,7 điểm (thang điểm 9) trong khi nam thanh
niên nông thôn đạt 2,5 điểm còn nhóm thanh
thiếu niên dân tộc thiểu số đạt 2,1 điểm.
Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu
muốn tìm hiểu thêm kiến thức của phụ nữ
trong tuổi sinh đẻ ở thành thị về bệnh
LTQĐTD giúp hiểu được tình hình thực tế và
có kế hoạch giáo dục cho phụ nữ trẻ trong tuổi
thanh thiếu niên nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh và
tránh được các tai biến do bệnh gây ra.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát kiến thức về bệnh lây truyền qua
đường tình dục của phụ nữ đến khám tại bệnh
viện Từ Dũ, Tp Hồ Chí Minh và xác định mối
liên quan giữa các đặc điểm của đối tượng
nghiên cứu và kiến thức của phụ nữ về bệnh lây
truyền qua đường tình dục.
Mục tiêu cụ thể
Xác định mức độ kiến thức về bệnh lây
truyền qua đường tình dục của phụ nữ đến
khám tại bệnh viện Từ Dũ.
Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm
của đối tượng nghiên cứu và kiến thức của phụ
nữ về bệnh lây truyền qua đường tình dục.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi đến khám tại Khoa
kế hoạch gia đình, bệnh viện Từ Dũ, đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Cỡ mẫu nghiên cứu: 413
Thời gian thực hiện: 7/2012 – 12/ 2012.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS để thống kê và xử
lý số liệu.
KẾT QUẢ
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Tổng số phụ nữ tham gia nghiên cứu là 413
người, tuổi trung bình 27,7 tuổi. Có 74,1% phụ
nữ đã kết hôn và 25,9% phụ nữ chưa kết hôn.
Phần lớn phụ nữ chưa kết hôn (74.8%) và đã kết
hôn (57,5%) thuộc nhóm tuổi 20 ‐ 29. Phụ nữ
trong nhóm nghiên cứu đa số sống ở TP. HCM
(67,6%); có trình độ trung học nghề, cao đẳng,
đại học và sau đại học (44,8%); dân tộc Kinh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 126
(97,6%); làm việc tại cơ quan nhà nước hoặc tư
nhân (50%); số con phụ nữ đã có từ 1 đến 3 con
trong khi đó phụ nữ chưa có con chiếm 52,3%; tỉ
lệ phụ nữ bỏ thai ít nhất 1 lần là 41,2%.
Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bảng 1: Kiến thức đúng về bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Câu trả lời đúng Đã kết hôn Chưa kết hôn Tổng cộng P *
% (n= 306) % (n= 107) %(N=413)
Dấu hiệu và
triệu chứng
Đau bụng dưới rốn 13,1 9,3 12,1 NS**
Tiết dịch bất thường cơ quan sinh dục 49,3 46,7 48,7 NS
Ngứa vùng sinh dục 65,0 57,9 63,2 NS
Đau rát, buốt khi đi tiểu 56,9 49,5 55,0 NS
Đau khi giao hợp 43,5 38,7 42,2 NS
Loét cơ quan sinh dục ngoài 61,1 65,5 62,0 NS
Sưng vùng sinh dục 55,9 56,1 55,9 NS
Mụn rộp hoặc sùi ở âm hộ 61,0 57,9 60,2 NS
Nổi hạch ở vùng bẹn 36,3 28,0 34,1 NS
Nguyên nhân Vi khuẩn 58,2 58,9 58,4 NS
Virus 55,2 57,0 55,7 NS
Quan hệ tình dục đồng giới 41,5 38,3 40,7 NS
Truyền máu không an toàn 27,1 29,0 27,6 NS
Quan hệ với nhiều bạn tình 84,1 83,2 81,8 NS
Tiêm chích ma túy 49,7 52,3 50,4 NS
Đường lây
truyền
Giao hợp 90,8 90,7 90,8 NS
Truyền máu 35,0 37,4 35,6 NS
Dùng chung kim tiêm 50,8 45,8 49,5 NS
Từ mẹ sang con 47,7 48,6 47,9 NS
Biến chứng
của bệnh nếu
không được
điều trị
Vô sinh 74,5 71,0 73,6 NS
Sanh non 55,9 38,3 51,3 NS
Thai chết trong tử cung 50,7 38,3 47,5 NS
Thai ngoài tử cung 39,2 32,7 37,5 NS
Sẩy thai 52,6 43,0 50,1 NS
Ung thư cổ tử cung 67,0 63,6 66,1 NS
Các bệnh
LTQĐTD
Bệnh lậu 77,1 70,1 75,3 NS
Bệnh giang mai 82,0 71,0 79,2 NS
Bệnh HIV/AIDS 92,2 91,6 92,0 NS
Bệnh viêm gan siêu vi B 55,9 51,4 54,7 NS
Chlamydia 37,3 40,2 38,0 NS
Herpes (mụn rộp sinh dục) 51,3 54,2 52,1 NS
Bệnh trùng roi (Trichomonas) 41,5 44,9 42,4 NS
Bệnh rận lông mu 36,9 39,3 37,5 NS
Bệnh mồng gà 52,5 43,9 52,3 0.017
Bệnh viêm gan siêu vi C 42,8 42,1 42,6 NS
Cách phòng
ngừa
Sống chung thủy một vợ một chồng 95,4 89,7 93,9 NS
Sử dụng bao cao su khi giao hợp 94,8 95,3 94,9 0.002
Cẩn thận khi phải tiếp xúc với những vật có
dính máu tươi hay dịch tiết sinh dục
76,5 75,7 76,3 NS
* Chi‐Square test so sánh tỉ lệ trả lời đúng giữa 2 nhóm phụ nữ có kết hôn và chưa kết hôn (có ý nghĩa thống
kê p 0.05).
Nguồn thông tin về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bảng 2: Nguồn thông tin về bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 127
Nguồn thông tin về bệnh LTQĐTD Đã kết hôn Chưa kết hôn Tổng cộng P
% (n=306) % (n= 107) % (N= 413)
Bạn bè 47,1 53,3 47,8 NS
Gia đình 36,3 28,0 34,1 NS
Câu lạc bộ thanh niên/phụ nữ 12,1 8,4 11,1 NS
Trường học 26,8 55,1 34,1 0.000
Tivi/Radio 54,4 63,6 64,2 NS
Nhân viên y tế 40,5 33,6 38,7 NS
Báo/sách 75,8 67,3 73,6 NS
Internet 50,3 53,3 51,1 NS
Vợ/chồng/bạn tình 36,6 18,7 32,0 0.001
Liên quan giữa mức độ kiến thức và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3: Mức độ kiến thức về bệnh LTQĐTD của đối tượng nghiên cứu.
Mức độ kiến thức (N= 413) n %
Tốt (40 – 50 điểm) 74 17,9
Trung bình (25 – 39 điểm) 216 52,3
Thấp (3 – 24 điểm) 123 29,8
Trung bình: 30 điểm Thấp nhất: 3 điểm Cao nhất: 50 điểm Độ lệch chuẩn: 9.46
Bảng 4: Liên quan giữa mức độ kiến thức về bệnh LTQĐTD và những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (N=413)
Mức độ kiến thức
Tổng cộng P * Tốt n (%) Trung bình n
(%)
Thấp n (%)
Nhóm tuổi 15 – 19 1 (3,4) 12 (41,4) 16 (55,2) 29 (7,0) 0.006
20 – 29 40 (15,6) 141 (55,1) 75 (29,3) 256 (62,0)
30 – 39 28 (24,8) 57 (50,4) 28 (24,8) 113 (27,4)
40 - 49 5 (33,3) 6 (40,0) 4 (26,7) 15 (3,6)
Trình độ học
vấn
Cấp 1 1 (6,3) 10 (62,5) 5 (31,3) 16 (3,9) 0.000
Cấp 2 3 (3,0) 50 (49,5) 48 (47,5) 101 (24,5)
Cấp 3 13 (11,7) 60 (54,1) 38 (34,2) 111 (26,9)
Trung học CN, cao đẳng, đại
học, sau đại học
57 (30,8) 96 (51,9) 32 (17,3) 185 (44,8)
Nghề nghiệp Nhân viên cơ quan nhà nước
hoặc tư nhân
48 (23,2) 106 (51,2) 53 (25,6) 207 (50,1) 0.035
Sinh viên, học sinh 6 (12,0) 30 (60,0) 14 (28,0) 50 (12,1)
Nghề khác 20 (12,8) 80 (51,3) 56 (35,9) 156 (37,8)
Thu nhập hàng
tháng (VN
đồng) (n=348)
1.000.000 – 5.000.000 23 (13,2) 84 (48,3) 67 (38,5) 174 (50,0) 0.000
5.100.000 – 10.000.000 26 (20,0) 79 (60,8) 25 (19,2) 130 (37,4)
> 10.000.000 17 (38,6) 21 (47,7) 6 (13,6) 44 (12,6)
Nơi sinh sống TP. Hồ Chí Minh 64 (22,9) 144 (51,6) 71 (25,4) 279 (67,6) 0.000
Tỉnh khác 10 (7,5) 72 (53,7) 52 (38,8) 134 (32,4)
Bảng 5: Liên quan giữa mức độ kiến thức và nguồn thông tin về bệnh LTQĐTD.
Nguồn thông tin về bệnh
LTQĐTD (N=413)
Mức độ kiến thức
Tổng cộng P *
Tốt n (%) Trung bình n (%) Thấp n (%)
Trường học Có 30 (21,3) 82 (58,2) 29 (20,6) 141 (34,1) 0.012
Không 44 (16,2) 134 (49,3) 94 (34,6) 272 (65,9)
Tivi/Radio Có 51(19,2) 147 (55,5) 67 (25,3) 265 (64,2) 0.028
Không 23 (15,5) 69 (46,6) 56 (37,8) 148 (35,8)
Báo/sách Có 61 (20,1) 171 (56,3) 72 (23,7) 304 (73,6) 0.000
Không 13 (12,0) 44 (40,7) 51 (47,2) 108 (26,2)
Internet Có 55 (26,1) 120 (56,9) 36 (17,1) 211 (51,1) 0.000
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 128
Nguồn thông tin về bệnh
LTQĐTD (N=413)
Mức độ kiến thức
Tổng cộng P *
Tốt n (%) Trung bình n (%) Thấp n (%)
Không 19 (9,4) 96 (47,5) 87 (43,1) 202 (48,9)
BÀN LUẬN
Điểm trung bình kiến thức của nhóm nghiên
cứu là 30 điểm trên 50 câu trả lời đúng. Phạm
Thị Lan(7) tìm thấy kiến thức của phụ nữ ở nông
thôn miền bắc Việt Nam về bệnh LTQĐTD thấp,
điểm trung bình 6,5 trên 40 câu trả lời đúng. Báo
cáo nghiên cứu SAVY của Bộ y tế năm 2003 ở 42
tỉnh thành về kiến thức các bệnh LTQĐTD của
thanh niên thành thị và nông thôn cho thấy
điểm trung bình kiến thức của thanh niên thành
thị cao hơn thanh niên nông thôn và dân tộc
thiểu số (1). Có thể do người sống ở thành thị có
điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn thông tin về
bệnh LTQĐTD hơn người sống ở nông thôn.
Phụ nữ nhóm nghiên cứu biết nhiều dấu
hiệu và triệu chứng của bệnh LTQĐTD với tỉ lệ
từ 55% đến 63%, nghiên cứu của Phạm Thị Lan
cho thấy phụ nữ biết ít hơn như ngứa vùng sinh
dục (16%) và tiết dịch bất thường ở cơ quan sinh
dục (9,5%), chỉ có 1,3% trả lời dấu hiệu của bệnh
là tiết dịch ở cơ quan sinh dục nam. Phụ nữ
trong nhóm nghiên cứu cho biết vi khuẩn
(58,4%), virus (55,7%) là nguyên nhân gây bệnh
LTQĐTD so với phụ nữ nông thôn là 4,9%(7).
Về đường lây truyền, 90,8% phụ nữ nhóm
nghiên cứu trả lời là do giao hợp, tuy nhiên các
đường lây truyền khác như truyền máu, dùng
chung kim tiêm, từ mẹ sang con tỉ lệ trả lời đúng
chưa cao có thể do phụ nữ nghe nhiều về bệnh
HIV hơn bệnh LTQĐTD từ các cổng thông tin,
nghiên cứu của Nguyễn Ngân Hoa và Nguyễn
Hữu Thành cũng tìm ra kết quả tương tự (4,6).
Phụ nữ trong nhóm nghiên cứu này trả lời
với tỉ lệ cao về biến chứng vô sinh (73,6%), ung
thư cổ tử cung (66,1%) trong khi phụ nữ nông
thôn trả lời rất thấp(8). Công tác giáo dục
truyền thông cần nhấn mạnh về bệnh
LTQĐTD để có thể giúp phụ nữ hiểu và điều
trị sớm nếu mắc bệnh nhằm tránh được các
biến chứng ảnh hưởng đến tương lai về sức
khỏe sinh sản của mình.
Trong 10 bệnh LTQĐTD, nhóm nghiên cứu
trả lời đúng với tỉ lệ cao là HIV/AIDS (92%),
bệnh giang mai (79,2%), bệnh lậu (75,3%). Kết
quả điều tra SAVY (2003)(1) của Bộ y tế cho thấy
tỉ lệ thanh thiếu niên đã từng nghe nói đến
bệnh viêm gan B là cao nhất (72,7%), giang mai
(61,9%) và lậu (62,8%), bệnh trùng roi, mụn rộp
và mồng gà, chlamydia và các bệnh LTQĐTD
khác với tỉ lệ rất thấp. Ngoài ra một số tác giả
khác(2,3,4,6) cũng tìm thấy sự hiểu biết về các loại
bệnh LTQDTD của phụ nữ, thanh thiếu niên là
có nhưng chưa đủ điều này có thể dẫn đến sự
gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh LTQĐTD trong
tương lai.
Nhóm nghiên cứu biết cách phòng ngừa là
sống chung thủy một vợ một chồng, sử dụng
bao cao su khi giao hợp(3,7,8,9), và cẩn thận khi
phải tiếp xúc với những vật có dính máu tươi
hay dịch tiết sinh dục.
Nhóm tuổi, trình độ học vấn, thu nhập hàng
tháng và nơi sinh sống liên quan có ý nghĩa
thống kê với mức độ kiến thức của phụ nữ.
Nghiên cứu của Phạm Thị Lan tìm thấy kiến
thức thấp liên quan có ý nghĩa đối với phụ nữ
trẻ, chưa kết hôn và sống ở vùng cao nguyên
hay vùng núi(8).
Phụ nữ nhóm nghiên cứu có kiến thức về
bệnh LTQĐTD từ một số nguồn thông tin giống
như một số nghiên cứu khác; giới trẻ ngày nay
biết kiến thức về bệnh LTQĐTD từ trường học,
cha mẹ, bạn bè(2,8,9) bạn tình, nhân viên y tế,
phương tiện truyền thông đại chúng, các câu lạc
bộ thanh niên(3,4,7,8). Tuy nhiên thực tế tỉ lệ bệnh
LTQĐTD vẫn còn tăng cao qua mỗi năm tại Việt
Nam chứng tỏ rằng chương trình giáo dục
truyền thông về bệnh LTQĐTD chưa đầy đủ và
sâu rộng, vai trò giáo dục giới tính của cha mẹ
trong gia đình hiện nay vẫn còn bị hạn chế bởi
tập quán lâu đời của Việt Nam cho rằng “vẽ
đường cho hưu chạy”, chương trình giáo dục
sức khỏe trong các trường học chỉ nhấn mạnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 129
đến bệnh HIV/AIDS mà chưa quan tâm nhiều
đến bệnh LTQĐTD(1).
Các phương tiện truyền thông như trường
học, tivi, radio, sách, báo, internet liên quan có
ý nghĩa thống kê với mức độ kiến thức của
phụ nữ.
KẾT LUẬN
Tuổi trung bình của phụ nữ tham gia
nghiên cứu là 27,7 tuổi, có kiến thức về bệnh
LTQĐTD mức độ trung bình (52,3%). Phụ nữ
trả lời đúng nhiều nhất về dấu hiệu, triệu
chứng là 60%, nguyên nhân gây bệnh do vi
khuẩn (58,4%), virus (55,7%). Hơn 50% phụ nữ
trả lời đúng biến chứng của bệnh LTQĐTD. Tỉ
lệ phụ nữ biết bệnh LTQĐTD nhiều nhất là
bệnh HIV/AIDS (92%), giang mai (79,2%) và
lậu (75,3%), phòng bệnh bằng cách sử dụng
bao su khi giao hợp (94,9%).
Nhóm tuổi, trình độ học vấn, thu nhập
hàng tháng và nơi sinh sống liên quan có ý
nghĩa thống kê với mức độ kiến thức của phụ
nữ (p<0,05).
Trường học, tivi, radio, sách, báo, internet là
các nguồn thông tin có ảnh hưởng đến kiến thức
của phụ nữ (p<0,05).
KIẾN NGHỊ
Tăng cường thông tin, giáo dục truyền
thông về bệnh LTQĐTD, nhấn mạnh nguyên
nhân, dấu hiệu, triệu chứng, đường lây truyền,
cách phát hiện và điều trị bệnh, biện pháp
phòng ngừa cho phụ nữ và nam giới trong lứa
tuổi sinh sản nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên
tại trường học hoặc trên phương tiện truyền
thông đại chúng.
Ngoài ra trong các cơ sở y tế có chuyên khoa
Phụ Sản, nhân viên y tế nên tích cực tăng cường
giáo dục về bệnh lý này cho các phụ nữ khi đến
sanh đẻ, khám phụ khoa, thực hiện các biện
pháp tránh thai hoặc phá thai.
Các đoàn thể phụ nữ và thanh niên tổ chức
các buổi tọa đàm cho thanh thiếu niên hoặc các
cặp vợ chồng trong lứa tuổi sinh sản về bệnh
LTQDTD.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2003). Báo cáo điều tra quốc gia về vị thành niên và
thanh niên Việt Nam (SAVY).
2. Clark LR, Jackson M, Allen‐Taylor L. (2002). Adolescent
knowledge about sexually transmitted diseases. Sex Transm
dis. 2002 Aug; 29(8):436‐43.
3. D.T.N.Vinh, G.L. Raguin, Y.Thebaud, C. Semaile & L.D.Tri.
(2003). Knowledge, attitudes, belief and practice related to
HIV/AIDS among young people in Ho Chi Minh City,
VietNam. European Journal of Epidemiology 18: 835‐836,
2003.
4. Hoa Ngan Nguyen, Pranee Liamputtong and Gregory
Murphy. (2006). Knowledge of Contraceptives and Sexually
Transmitted Diseases and Contraceptive Practices Among
Young people in Ho Chi Minh City, Vietnam. Health Care for
women International, 27:399‐417, 2006.
5. ‐cuu‐Chuyen‐de/Benh‐lay‐truyen‐qua‐
duong‐tinh‐duc‐Nhung‐dieu‐can‐biet/6630.vgp Trang tin điện tử
của Ủy Ban quốc gia phòng chống aids, chống tệ nạn ma túy
mại dâm.
6. Nguyễn Vũ Thành (2006). Nghiên cứu kiến thức, thái độ, kỹ
năng và nguyện vọng của sinh viên về phòng lây nhiễm HIV.
‐12‐69.
7. Obiechina NJA, Diwe K and Ikpeze OC (2002). Knowledge,
awareness and perception of sexually transmitted diseases
(STDs) among Nigerian adolescent girls. Journal of Obstetrics
and Gynaecology (2002) Vol. 22, No. 3, 302– 305.
8. Pham Thi Lan, Lundborg CS, Mogren I, Ho Dang Phuc and
Nguyen Thi Kim Chuc. (2009). Lack of knowledge about
sexually transmitted infections among women in North rural
Vietnam. BMC Infectious Diseases 2009, 9:85 doi:10.1186/1471‐
2334‐9‐85
9. Sekirlme WK, Tamale J, Lule JC, Wabwire‐Mangen F. (2001).
Knowledge, attitude and practice about sexually transmitted
diseases among University students in Kampala. Afr