Liên quan giữa sàn xoang hàm với các răng sau hàm trên trên phim Conebeam CT

Mục tiêu: Đánh giá liên quan giữa xoang hàm với các chân răng sau hàm trên trên phim Conebeam CT Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phim conebeam CT của 142 bệnh nhân gồm 120 phần hàm bên phải và 129 phần hàm bên trái Kết quả: 1. Tương quan theo chiều đứng: Vùng răng cối nhỏ (RCN) đa số có chân răng không liên quan đến xoang hàm nhất là vùng RCN thứ nhất. Vùng răng cối lớn (RCL) đa số chân răng có tương quan với xoang hàm loại 2 và loại 3. Tương quan loại 3 thường gặp nhất ở chân ngoài gần RCL thứ 2 (61,8%). 2. Tương quan theo chiều ngang: Vùng RCN, đa số có điểm thấp nhất sàn xoang hàm ở về phía khẩu cái của chân trong. Vùng RCL, đa số có điểm thấp nhất sàn xoang hàm nằm giữa chân răng ngoài và chân trong. 3. Khoảng cách giữa chóp chân răng với sàn xoang hàm: Khoảng cách từ chóp chân răng đến sàn xoang hàm lớn nhất ở chân trong RCN thứ nhất (6,28 + 6,77mm), nhỏ nhất ở chân trong RCL thứ nhất(-2,73+ 3,62mm). 4. Giữa hai giới và hai phần hàm: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tương quan theo chiều đứng, theo chiều ngang và khoảng cách từ chóp chân răng đến sàn xoang hàm của tất cả răng sau hàm trên trừ RCL thứ hai hàm trên có sự khác biệt theo chiều ngang giữa hai giới (p=0,008). Kết luận: Liên quan giữa sàn xoang hàm và chóp chân răng sau hàm trên là yếu tố quan trọng trong kế hoạch điều trị vùng răng này.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên quan giữa sàn xoang hàm với các răng sau hàm trên trên phim Conebeam CT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 60 LIÊN QUAN GIỮA SÀN XOANG HÀM VỚI CÁC RĂNG SAU HÀM TRÊN TRÊN PHIM CONEBEAM CT Nguyễn Thị Hồng Ngọc*, Lê Huỳnh Thiên Ân** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá liên quan giữa xoang hàm với các chân răng sau hàm trên trên phim Conebeam CT Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phim conebeam CT của 142 bệnh nhân gồm 120 phần hàm bên phải và 129 phần hàm bên trái Kết quả: 1. Tương quan theo chiều đứng: Vùng răng cối nhỏ (RCN) đa số có chân răng không liên quan đến xoang hàm nhất là vùng RCN thứ nhất. Vùng răng cối lớn (RCL) đa số chân răng có tương quan với xoang hàm loại 2 và loại 3. Tương quan loại 3 thường gặp nhất ở chân ngoài gần RCL thứ 2 (61,8%). 2. Tương quan theo chiều ngang: Vùng RCN, đa số có điểm thấp nhất sàn xoang hàm ở về phía khẩu cái của chân trong. Vùng RCL, đa số có điểm thấp nhất sàn xoang hàm nằm giữa chân răng ngoài và chân trong. 3. Khoảng cách giữa chóp chân răng với sàn xoang hàm: Khoảng cách từ chóp chân răng đến sàn xoang hàm lớn nhất ở chân trong RCN thứ nhất (6,28 + 6,77mm), nhỏ nhất ở chân trong RCL thứ nhất(-2,73+ 3,62mm). 4. Giữa hai giới và hai phần hàm: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tương quan theo chiều đứng, theo chiều ngang và khoảng cách từ chóp chân răng đến sàn xoang hàm của tất cả răng sau hàm trên trừ RCL thứ hai hàm trên có sự khác biệt theo chiều ngang giữa hai giới (p=0,008). Kết luận: Liên quan giữa sàn xoang hàm và chóp chân răng sau hàm trên là yếu tố quan trọng trong kế hoạch điều trị vùng răng này. Từ khóa: Xoang hàm, răng sau, Conebeam CT ABSTRACT RELATIONSHIP BETWEEN THE MAXILLARY SINUS FLOOR AND POSTERIOR TEETH USING CONE-BEAM COMPUTED TOMOGRAPHY IMAGES Nguyen Thi Hong Ngoc, Le Huynh Thien An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 60 - 68 Objectives: This study investigated the relationship between the maxillary sinus floor and the roots of the maxillary posterior teeth using Cone-beam Computed Tomography (CBCT). Materials and methods: The study sample consisted of 142 Vietnamese. A total of 120 right and 129 left Maxillary sinus regions were examined using CBCT images. Results: In vertical relation, type 0 also dominated in premolar root. Root teeth having close relation to sinus floor (type 2,3) was more frequent in molar. Type 3 was most frequent in MB of 2nd molar (61.8%). In horizontal relation, in premolar area, the deepest point of sinus floor is located on the palatal side of palatal roots, while it is located between the palatal and buccal roots of molars. The distance between root apex of maxillary posterior teeth and maxillary sinus was shortest in palatal root of 1st molar (-2.73±3.72mm), and was longest in the first premolar area (6.28±6.77mm). No statistically significant differences on vertical and horizontal relation and distances to the sinus between right and left side or between female and male patients (p>0.05) except for 2nd molar * BS RHM khóa 2008-2014- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM ** Bộ môn Phẫu thuật miệng- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Hồng Ngọc ĐT: 0169 946 6344 Email: rhm2008.nguyenngoc4b@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 61 in horizontal relationship between male and female (p=0.008). Conclusion: Knowledge of the relationship between the maxillary sinus floor and the maxillary posterior teeth root tips is important for preoperative treatment planning of maxillary posterior teeth. Keywords: Maxillary sinus; Posterior teeth; Conebeam CT ĐẶT VẤN ĐỀ Liên quan giải phẫu giữa sàn xoang hàm và chân các răng sau hàm trên là yếu tố quan trọng đối với bác sĩ trong việc chẩn đoán các bệnh lí vùng hàm mặt, cũng như lên kế hoạch điều trị có liên quan đến răng vùng này(4). Chụp cắt lớp điện toán với chùm tia X hình chóp nón (Conebeam CT) là một kĩ thuật hình ảnh 3D hiện đại, cho hình ảnh ba chiều chi tiết. Các ứng dụng về của CBCT được áp dụng rộng rãi, hỗ trợ hiệu quả trong cấy ghép implant, trong điều trị chỉnh hỉnh, phẫu thuật hàm mặt(1). Mục tiêu nghiên cứu 1- Đánh giá tương quan chân răng sau hàm trên (từ RCN thứ nhất đến RCL thứ ba) với sàn xoang hàm theo chiều đứng và theo chiều ngang. 2- Xác định khoảng cách từ chóp chân răng sau hàm trên (từ RCN thứ nhất đến RCL thứ ba) đến sàn xoang hàm. 3- So sánh tương quan theo chiều đứng, chiều ngang và khoảng cách giữa chóp chân răng và sàn xoang hàm giữa hai giới và giữa hai phần hàm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Mẫu thuận tiện gồm 142 hình ảnh CBCT hàm trên lưu trữ tại bộ môn tia X của các bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 08 năm 2013. Tiêu chuẩn chọn mẫu Có đầy đủ răng hàm trên từ RCN thứ nhất đến RCL thứ hai, đã đóng chóp, mọc bình thường một hoặc cả hai bên hàm. Có đầy đủ hồ sơ bệnh án gồm các thông tin cá nhân: tên họ, giới tính, ngày tháng năm sinh, ngày chụp phim, bệnh sử điều trị răng miệng. Không có tiền sử bệnh lý hay đã từng phẫu thuật, điều trị chỉnh hình tại vùng miệng và hàm mặt làm ảnh hưởng đến sự hiện diện và phát triển của răng, của xương hàm. Tiêu chuẩn loại trừ Có biểu hiện bệnh lý (vùng quanh chóp, xoang hàm) phát hiện được trên phim. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu - Từ nguồn hình ảnh CBCT sẵn có lưu trữ tại bộ môn tia X, Đại học Y Dược TPHCM, lựa chọn những hình ảnh phù hợp cho nghiên cứu - Xác định vị trí xoang hàm trên hình ảnh cắt dọc CBCT - Xác định vị trí chóp các răng sau hàm trên, đi từ RCN thứ nhất đến RCL thứ hai Phân loại tương quan chóp chân răng với sàn xoang hàm theo chiều đứng theo Jung và Cho (2012)(6): - Loại 0: chân răng không liên quan xoang hàm - Loại 1: chân răng tiếp xúc xoang hàm - Loại 2: chân răng tiến vào phía bên của xoang hàm, nhưng đỉnh chóp nằm ngoài xoang hàm - Loại 3: chóp chân răng tiến vào trong xoang hàm. Phân loại tương quan chân răng với sàn xoang hàm theo chiều ngang: trong loại 2 và loại 3, tương quan theo chiều ngang giữa các chân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 62 răng với sàn xoang được chia làm 3 loại theo Jung và Cho (2012) (6): - Loại B: điểm thấp nhất của sàn xoang nằm về phía ngoài chân răng ngoài. - Loại BP: điểm thấp nhất của sàn xoang nằm giữa chân ngoài và chân trong. - Loại P: điểm thấp nhất của sàn xoang nằm ở mặt khẩu cái của chân răng trong. Khoảng cách giữa chân răng với xoang hàm: Tính từ chóp chân răng đến phần thấp nhất của xoang hàm. Qui ước: Chóp chân răng nằm dưới phần thấp nhất của xoang hàm lấy giá trị dương. Chóp chân răng nằm trên phần thấp nhất xoang hàm lấy giá trị âm. KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 247 phần hàm trên phim CBCT của 142 bệnh nhân, trong đó tỉ lệ nam nữ, độ tuổi và số phần hàm tương đương nhau. (Bảng 1 và 2). Bảng 1: Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới và tuổi Nam Nữ Số phần hàm 115 132 Tuổi trung bình 35,9±13,8 33,6±12,9 Bảng 2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo phần hàm Giới Phần hàm bên phải Phần hàm bên trái Tổng Nam 54 61 115 Nữ 66 66 132 Tổng 120 127 247 Tương quan theo chiều đứng giữa các chân răng sau hàm trên và xoang hàm (Bảng 3) RCN thứ nhất Có tổng cộng 176 RCN thứ nhất hai chân và 71 răng một chân, đa số chân răng có tương quan loại 0 (không liên quan xoang hàm): 86,9% chân ngoài, 87,5% chân trong, 71,8% trường hợp răng một chân. 23/176 (21,7%) chân răng ngoài có tương quan loại 2,3. 18/176 (10,2%) chân răng trong có tương quan loại 2,3. 19/71 (29,7%) trường hợp răng một chân có tương quan loại 2,3. RCN thứ hai Có 51 RCN thứ hai có hai chân và 196 răng một chân, đa số chân răng có tương quan loại 0 (không liên quan xoang hàm): 49% chân ngoài, 54,9% chân trong và 49,5% trường hợp răng một chân. 36/51 (51%) chân răng ngoài có tương quan loại 2,3. 20/51 (39,2%) chân răng trong có tương quan loại 2,3. 87/196 (44,4%) trường hợp răng một chân có tương quan loại 2,3. RCL thứ nhất Cả ba chân răng ngoài gần, ngoài xa và chân răng trong có tỷ lệ tương quan loại 2,3 với sàn xoang cao: 163/247 (66%) chân răng ngoài gần, 165/247 (66,8%) và nhất là chân trong có đến 201/247 (81,4%). Đặc biệt có đến 114/247 (46,2%) chân trong có tương quan loại 3 (chân răng tiến vào trong xoang hàm). RCL thứ hai Cả ba chân răng ngoài gần, ngoài xa và chân răng trong có tỷ lệ tương quan loại 2,3 với sàn xoang cao. Đặc biệt có đến 153/247 (61,8%) chân răng ngoài gần, 117/247 (47,4%) chân răng ngoài xa có tương quan loại 3 (chân răng tiến vào trong xoang hàm). 119/247 (48,2%) chân răng trong có tương quan loại 2. RCL thứ ba hàm trên 103 trường hợp có RCL thứ ba hàm trên, do hình dạng RCL thứ ba được ghi nhận rất bất thường nên chúng tôi đánh giá chung theo răng, kết quả ghi nhận được tương quan loại 2, 3 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 63 chiếm tỉ lệ cao (65%), đặc biệt tương quan loại 3 có tỉ lệ cao nhất (45,6%) . Tương quan giữa răng sau hàm trên và sàn xoang hàm theo chiều ngang (tính trên răng có tương quan theo chiều đứng loại 2, 3) (Bảng 4) RCN thứ nhất Đa số trường hợp (19/19 đối với răng một chân và 19/23 đối với răng hai chân) có tương quan loại P với sàn xoang hàm (điểm thấp nhất của sàn xoang hàm nằm về phía khẩu cái của chân răng trong). RCN thứ hai Đa số trường hợp (77/87 đối với răng một chân và 17/24 đối với răng hai chân) có tương quan loại P với sàn xoang hàm (điểm thấp nhất của sàn xoang hàm nằm về phía khẩu cái của chân răng trong). 6/24 trường hợp RCN thứ hai có hai chân có điểm thấp nhất sàn xoang hàm nằm giữa chân ngoài và chân trong. RCL thứ nhất Trong các trường hợp răng có tương quan theo chiều đứng loại 2, 3, đa số có điểm thấp nhất sàn xoang hàm nằm giữa chân ngoài và chân trong (166/178 (93,3%). RCL thứ hai Trong các trường hợp răng có tương quan theo chiều đứng loại 2, 3, đa số có điểm thấp nhất sàn xoang hàm nằm giữa chân ngoài và chân trong (122/194 (62,9%), và có 66/194 (34%) có điểm thấp nhất sàn xoang hàm nằm về phía ngoài chân răng ngoài. RCL thứ ba đa số trường hợp có điểm thấp nhất sàn xoang hàm nằm về phía ngoài chân răng ngoài (34/59) hoặc nằm giữa chân răng ngoài và chân răng trong (22/59). Nhìn chung, sàn xoang hàm có khuynh hướng ở về phía khẩu cái ở vùng RCN, ở giữa chân răng ngoài và chân răng trong vùng RCL thứ nhất và tiến về phía ngoài ở vùng RCL thứ ba. Bảng 3:Tương quan theo chiều đứng giữa các chân răng sau hàm trên với sàn xoang hàm Răng Chân răng Loại 0 Loại 1 Loại 2 Loại 3 Tổng n (%) n (%) n (%) n (%) Răng 4 Ngoài 153 (86,9) 0 20 (11,4) 3 (1,7) 176 Trong 154 (87,5) 4 (2,3) 11 (6,2) 7 (4) 176 Răng 1 chân 51 (71,8) 1 (1,4) 17 (23,9) 2 (2,8) 71 Răng 5 Ngoài 25 (49) 0 15 (29,4) 11 (21,6) 51 Trong 28 (54,9) 3 (5,9) 3 (5,9) 17 (33,3) 51 Răng 1 chân 97 (49,5) 12 (6,1) 51 (26) 36 (18,4) 196 Răng 6 Ngoài gần 81 (32,8) 3 (1,2) 73 (29,6) 90 (36,4) 247 Ngoài xa 70 (28,3) 12 (4,9) 84 (34) 81 (32,8) 247 Trong 46 (18,6) 0 87 (35,2) 114 (46,2) 247 Răng 7 Ngoài gần 38 (15,4) 20 (8,1) 36 (14,6) 153 (61,8) 247 Ngoài xa 56 (22,7) 12 (4,9) 61 (24,7) 117 (47,4) 247 Trong 43 (17,4) 3 (1,2) 119 (48,2) 82 (33,2) 247 Răng 8 28 (27,2) 8 (7,8) 20 (19,4) 47 (45,6) 103 Tổng (R4-R7) 842 (38,2) 70 (3,2) 577 (26,2) 713 (32,4) 2202 Bảng 4: Tương quan các răng sau hàm trên với sàn xoang hàm theo chiều ngang (tính trên các răng có tương quan theo chiều đứng loại 2, 3) Răng Loại B Loại BP Loại P Tổng n (%) n (%) n (%) Răng 4/ 1 chân 0 0 19 (100) 19 Răng 4/ 2 chân 0 4 (17,4) 19 (82,6) 23 Răng 5/ 1 chân 10 (11,5) 0 77 (88,5) 87 Răng 5/ 2 chân 1 (4,2) 6 (25) 17 (70,8) 24 Răng 6 10 (5,6) 166 (93,3) 2 (1,1) 178 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 64 Răng Loại B Loại BP Loại P Tổng n (%) n (%) n (%) Răng 7 66 (34) 122 (62,9) 6 (3,1) 194 Răng 8 34 (57,6) 22 (37,3) 3 (5,1) 59 Tổng 121 (20,7) 320 (54,8) 143 (24,5) 584 Khoảng cách từ chóp chân răng đến sàn xoang hàm Khoảng cách từ chóp chân răng đến sàn xoang hàm lớn nhất ở vùng RCN thứ 1, nhỏ nhất ở vùng RCL, đặc biệt là chân trong RCL thứ 1 có tương quan gần nhất với sàn xoang hàm (-2,76 + 3,62mm). (Bảng 5). Sự khác biệt về khoảng cách từ chóp chân răng với sàn xoang hàm giữa 2 giới nam, nữ; giữa 2 phần hàm trái, phải không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 5: Khoảng cách từ chóp chân răng đến sàn xoang hàm (mm) Răng Chân răng Khoảng cách (mm) Trung bình Độ lệch chuẩn 4 Ngoài 6,05 6,89 Trong 6,28 6,77 R4 1 chân 3,83 6,00 5 Ngoài 0,87 3,78 Trong 0,91 3,57 R5 1 chân 0,96 4,12 6 Ngoài gần -0,66 3,39 Ngoài xa -0,91 3,28 Trong -2,73 3,62 7 Ngoài gần -1,80 2,57 Ngoài xa -1,51 2,78 Trong -1,99 3,00 8 CHUNG -1,33 3,31 So sánh tương quan giữa răng sau hàm trên và xoang hàm theo giới và theo phần hàm Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa trong tương quan theo chiều đứng, theo chiều ngang và theo khoảng cách từ chóp chân răng sau hàm trên đến sàn xoang hàm của tất cả chân răng từ RCN thứ nhất đến RCL thứ hai giữa hai giới và hai phần hàm trừ tương quan theo chiều ngang ở RCL thứ hai có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai giới (p=0,008). BÀN LUẬN Tương quan chân răng sau hàm trên với sàn xoang hàm theo chiều đứng Nghiên cứu đánh giá tương quan với sàn xoang hàm của 2202 chân răng sau hàm trên (từ RCN thứ nhất đến RCL thứ hai), kết quả ghi nhận: Số chân răng có tương quan loại 0 (chóp chân răng không liên quan xoang hàm) có tỷ lệ cao nhất 842 chân răng (38,2%). Có đến 1290 chân răng (58,6%) có tương quan loại 2, 3. Trong đó có đến 713 (32,4%) chân răng có tương quan loại 3 (chân răng tiến vào trong xoang hàm). Kết quả này tương tự với các nghiên cứu của Jung và Cho(6), Kilic(7), Hussein(5), Kwak(5) ghi nhận tỉ lệ cao các chân răng sau hàm trên không có liên quan với sàn xoang hàm. Kilic cũng ghi nhận tương quan chóp chân răng không liên quan sàn xoang hàm (tương quan loại 0) chiếm tỉ lệ cao nhất (60%), tuy nhiên tỉ lệ tương quan này trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Kilic. Ngược lại, tỉ lệ các chân răng có tương quan chóp chân răng nằm trong xoang hàm (loại 3) trong nghiên cứu này (32,4%) cao hơn tỉ lệ này trong nghiên cứu của Kilic (10%)(7). Nghiên cứu của chúng tôi đã ghi nhận có tỷ lệ rất cao chân răng các răng sau hàm trên có tương quan loại 2 và 3 (1290/2202 (58,6%) tương tự như nghiên cứu của Nimigean cũng cho rằng đa số có tương quan loại 2 và 3, nhưng tỷ lệ cao hơn (74,4%)(9). Tỷ lệ khác nhau có thể do Nimigean nghiên cứu trên sọ khô, mẫu nhỏ (50 sọ khô) và nghiên cứu trên cả sọ còn răng và sọ mất răng trong khi nghiên cứu của chúng tôi nghiên cứu trên người mẫu lớn hơn (142 bệnh nhân) và không bị mất răng sau hàm trên. Tỉ lệ chân răng có chóp chân răng nằm trong xoang hàm (tương quan loại 3) cao nhất ở chân ngoài gần RCL thứ hai (61,8%), kết quả này Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 65 tương tự với kết quả ghi nhận được trong nghiên cứu của Jung và Cho (2012) (6). RCN hàm trên Hầu hết các chân răng RCN hàm trên không có liên quan với vách dưới xoang hàm (tương quan loại 0), tỉ lệ này cao nhất ở RCN thứ nhất (86,9% chân ngoài, 87,5% chân trong và 71,8% trường hợp răng một chân). Kết quả này tương tự với kết quả các nghiên cứu trước đây của Eberhardt, Evren, Nimigean, Kilic, Hussein(2,3,7,9,5). RCL hàm trên Ở vùng RCL hàm trên, đa số chân răng có tương quan loại 2,3 với sàn xoang hàm (chân răng tiếp xúc bên hoặc tiến vào trong xoang hàm). Đặc biệt là chân ngoài gần RCL thứ hai (61,8% tương quan loại 3) và chân trong RCL thứ nhất (46,2% tương quan loại 3). Eberhardt(2), Jung và Cho(6) cũng ghi nhận tương quan loại 2, 3 chiếm đa số ở vùng RCL tương tự trong nghiên cứu của chúng tôi. RCL thứ nhất Chân trong RCL thứ nhất đa số có tương quan loại 3 (114/247 chân răng (46,2%) trong khi nghiên cứu của Jung và Cho, chân trong RCL thứ nhất có tỉ lệ tương quan loại 2 cao nhất trong các RCL hàm trên (37,3%)(6). RCL thứ hai Trong nghiên cứu này, đa số chân răng RCL thứ hai có tương quan loại 2 và 3 (76,4% chân ngoài gần, 72,1% chân ngoài xa và 81,4% chân trong) tương tự Nimigean cũng cho rằng RCL thứ hai đa số có chân răng có tương quan loại 2, 3 nhưng tỉ lệ của Nimigean cao hơn (93,3%)(9). Trong nghiên cứu của chúng tôi, chân ngoài gần RCL thứ hai có tỉ lệ nằm trong xoang hàm (tương quan loại 3) cao nhất, tương tự như Jung và Cho. Tuy nhiên tỷ lệ chân ngoài gần RCL thứ hai có tương quan loại 3 trong nghiên cứu của chúng tôi (61,8%) cao hơn nghiên cứu của Jung và Cho (36,7%)(6) Chân trong RCL thứ hai cũng là chân răng có tỉ lệ tương quan loại 2 cao nhất trong tất cả chân răng sau hàm trên. Kết quả này không tương tự như kết quả ghi nhận được trong nghiên cứu của Jung và Cho (2012), trong đó, đa số chân răng trong của RCL thứ hai có tương quan theo chiều đứng loại 0 (42,8%)(6). RCL thứ ba Nghiên cứu của chúng tôi khảo sát 103 RCL thứ ba ghi nhận được trong mẫu nghiên cứu, đa số có tương quan loại 2 và 3 với sàn xoang hàm (67 răng (65%). Nhìn chung, đối với tương quan theo chiều đứng giữa chân răng các răng sau hàm trên với sàn xoang hàm, đa số chân răng vùng RCL hàm trên có tương quan gần gũi với vách dưới của xoang hàm (tương quan loại 2 và loại 3, chóp chân răng tiếp xúc bên hoặc tiến vào trong xoang hàm) tương tự như trong các nghiên cứu trước đây của Evren, Jung và Cho, Nimigean(3,6,9). Tương quan theo chiều ngang các răng sau hàm trên với sàn xoang hàm (tính trên các răng có tương quan theo chiều đứng loại 2, 3) Vùng RCN hàm trên Đa số các RCN hàm trên (132/153 răng có tương quan theo chiều đứng loại 2,3) có tương quan theo chiều ngang loại P với điểm thấp nhất của xoang hàm nằm về phía khẩu cái các chân răng (nằm phía trong chân trong đối với răng 2 chân và phía trong chân răng đối với răng 1 chân). Chỉ có 4/23 trường hợp RCN thứ nhất hai chân và 6/24 trường hợp RCN thứ hai có hai chân có tương quan loại BP (điểm thấp nhất sàn xoang hàm nằm giữa chân ngoài và chân trong). Rất ít trường hợp có tương quan loại B với điểm thấp nhất của xoang hàm nằm về phía ngoài các chân răng (Không có trường hợp ở RCN thứ nhất và 11/111 RCN thứ hai). Các nghiên cứu khác của Kwak, Jung và Cho(5,6), khi đánh giá tương quan theo chiều ngang, các tác giả chỉ ghi nhận từ vùng RCL hàm trên. Có thể do đa số RCN không có liên quan đến xoang hàm nên phân loại theo chiều ngang Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 66 không có nhiều ý nghĩa trong thực hành lâm sàng. RCL thứ nhất và thứ hai hàm trên Đa số các RCL hàm trên có tương quan theo chiều ngang loại BP với điểm thấp nhất xoang hàm nằm giữa chân răng ngoài và chân răng trong. Đặc biệt ở RCL thứ nhất có đến 166/178 trường hợp (93,3%). Ở RCL thứ ha