Lời xin lỗi trong phỏng vấn

Trong thực tiễn tác nghiệp truyền hình nói riêng và báo chí nói chung, phỏng vấn là vừa là phương thức hoạt động vừa là mộtthể loại quan trọng. Đứng ở góc độ dụng học, hoạt động phỏng vấn có đầy đủ các yếu tố cấu trúc của hội thoại và là một loại hội thoại đặc biệt – bởi trong cuộc hội thoại này, các tham thoại trực tiếp (nhà báo phỏng vấn và người được phỏng vấn) đều ý thức về những “tham thoại gián tiếp” dù có thể không nhìn thấy, không gặp (khán giả truyền hình, thính giả phát thanh, độc giả báo in ) và mục đích của ít nhất một bên tham thoại (nhà báo) là nhắm đến việc thông tin cho những “tham thoại gián tiếp” này. Xem xét phỏng vấn theo quan điểmdụng học là một vấn đề cần đặt ra cho người làm báo và cũng là vấn đề rất mới và rất rộng. Bài viết này xin được dừng lại ở vài ghi nhận tản mạn (từ thực tiễn nghề nghiệp của bản thân) những biểu hiện hành động xin lỗi của phóng viên trong phỏng vấn truyền hình trực tiếp nhìn từ chiến lược lịch sự âm tính.

pdf23 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lời xin lỗi trong phỏng vấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI XIN LỖI TRONG PHỎNG VẤN Trong thực tiễn tác nghiệp truyền hình nói riêng và báo chí nói chung, phỏng vấn là vừa là phương thức hoạt động vừa là mộtthể loại quan trọng. Đứng ở góc độ dụng học, hoạt động phỏng vấn có đầy đủ các yếu tố cấu trúc của hội thoại và là một loại hội thoại đặc biệt – bởi trong cuộc hội thoại này, các tham thoại trực tiếp (nhà báo phỏng vấn và người được phỏng vấn) đều ý thức về những “tham thoại gián tiếp” dù có thể không nhìn thấy, không gặp (khán giả truyền hình, thính giả phát thanh, độc giả báo in) và mục đích của ít nhất một bên tham thoại (nhà báo) là nhắm đến việc thông tin cho những “tham thoại gián tiếp” này. Xem xét phỏng vấn theo quan điểmdụng học là một vấn đề cần đặt ra cho người làm báo và cũng là vấn đề rất mới và rất rộng. Bài viết này xin được dừng lại ở vài ghi nhận tản mạn (từ thực tiễn nghề nghiệp của bản thân) những biểu hiện hành động xin lỗi của phóng viên trong phỏng vấn truyền hình trực tiếp nhìn từ chiến lược lịch sự âm tính. I. ĐÔI NÉT VỀ NHÓM THỂ LOẠI GIAO TIẾP TRUYỀN HÌNH: 1/ Việc phân chia thể loại trên báo chí nói chung, truyền hình nói riêng hiện còn nhiều tranh cãi, đặc biệt trong xu hướng đan xen thể loại hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng ngoại trừ phỏng vấn như một phương thức tác nghiệp, các loại hình báo chí đều có phỏng vấn với tư cách một thể loại. Phỏng vấn truyền hình được xếp vào nhóm thể loại “giao tiếp truyền hình” bao gồm các thể loại: phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, phát biểu, đối thoại Đặc điểm chung của nhóm thể loại này là sử dụng lời nói của các đối tượng xuất hiện trong khung hình làm hình thức thông tin chủ yếu. Tất nhiên có trường hợp do điều kiện kĩ thuật không cho phép, phỏng vấn truyền hình có thể sử dụng hình thức phỏng vấn qua điện thoại, đối tượng không xuất hiện bằng hình ảnh động trên màn ảnh nhỏ, nhưng những cuộc phỏng vấn này chiếm tỉ lệ thấp và nó cũng có tạo ra những hiệu ứng tiếp nhận đặc biệt. Trong nhóm thể loại này, hình ảnh không được trau chuốt bằng nhóm thể loại sử dụng phương thức điện ảnh (phóng sự, phim tài liệu). Một đặc điểm khác của nhóm thể loại giao tiếp truyền hình là thông tin dễ tiếp nhận phù hợp với các quá trình nhận thức. Bởi thông tin chủ yếu là lời nói với ngữ điệu của lời nói trong đời sống, không phải đọc diễn cảmnhư lời bình của tin, phóng sự vốn có sự sắp xếp, trau chuốt. Và đây cũng là điểm hạn chế của thông tin hội thoại: tính khái quát không cao, khả năng lưu giữ thông tin không bền vững, phụ thuộc vào tâm lí người xem. 2/ Nhóm thể loại giao tiếp truyền hình (có người còn gọi là nhóm thể loại gặp gỡ truyền hình, hoặc nhóm thể loại hội thoại) có đặc điểm chung là sử dụng phương thức trường quay là chủ yếu, phản ánh khá “nguyên chất” cuộc sống, ít có sự sắp xếp như nhóm thể loại tạo hình. Một cuộc phỏng vấn truyền hình vẫn có thể bị cắt xén bằng các thủ thuật hậu kì (editing hoặc montage). Ngay cả cuộc phỏng vấn trực tiếp, các yếu tố phi lời chưa chắc được khán giả tiếp nhận đầy đủ do góc máy thay đổi theo dụng ý chủ quan của người đạo diễn truyền hình. Ví dụ: Trong phỏng vấn trực tiếp, khi một vị khách mời vò đầu trước câu hỏi hóc búa của phóng viên, nếu người đạo diễn truyền hình không muốn cho khán giả thấy, họ có thể đưa tín hiệu từ máy quay khác, chẳng hạn cảnh cận mặt người phóng viên Tuy nhiên, phỏng vấn truyền hình trực tiếp – dù có sự can thiệp chủ quan của nhóm sản xuất chương trình – vẫn là dạng thức hội thoại trên báo chí tương đối “nguyên bản”. 3/ Tính tương tác cũng là một đặc điểm của nhóm thể loại giao tiếp truyền hình hiện nay. Trong phóng sự, phim tài liệu, khán giả truyền hình không thể cùng tham gia chương trình nhưng đối với một cuộc tọa đàm hay bình luận truyền hình, phỏng vấn truyền hình người xem có thể giao lưu, “tương tác” với phóng viên, các chuyên gia thông qua điện thoại, cầu truyền hình v.v. Trong thể loại giao tiếp truyền hình, phải có người dẫn chương trình, người phỏng vấn (là phóng viên, biên tập viên). Họ không chỉ có vai trò dẫn dắt, gợi mở và “chủ trì” cuộc trò chuyện mà còn tham gia tranh luận, khai thác thông tin. 4/ Thể loại tiêu biểu nhất cho nhóm thể loại giao tiếp truyền hình chính là phỏng vấn truyền hình. Phỏng vấn truyền hình là một thể loại báo chí truyền hình mà hình thức chủ yếu là cuộc hội thoại giữa một hoặc nhiều nhà báo với một hoặc nhiều người nhằm khai thác thông tin hoặc tranh luận, bàn bạc, phản ánh, bộc lộ chính kiến, dự báo một vấn đề, phân tích một sự kiện. Mục đích chủ yếu của thể loại phỏng vấn nhằm đem đến cho người xem thông tin, cảm xúc, sự giải thích, lí lẽ, thái độ của những người tham gia cuộc phỏng vấn. Với phỏng vấn truyền hình, công chúng không phải đọc lại (như báo in) hoặc nghe cuộc hội thoại (như phát thanh), mà được chứng kiến bằng mắt cuộc hội thoại đó. Đặc trưng này giúp cho người xem cảm thụ thông tin ở hai cấp độ: Cấp độ thông tin “nguyên chất” là nội dung trực tiếp của cuộc hội thoại và cấp độ thông tin phi lời được cảm nhận từ bối cảnh, thái độ biểu cảm, động tác của tất cả các nhân vật tham gia phỏng vấn. Ngày nay, thể loại phỏng vấn truyền hình trực tiếp đang có xu thế phát triển mạnh bởi đây là loại hình báo chí có độ tin cậy cao, có sức hấp dẫn bởi nó gần với cuộc sống và ít có sự “can thiệp” qua lăng kính chủ quan của nhà báo. Thế nhưng đây cũng là loại hình báo chí thử thách bản lĩnh người làm báo: sự thành công của một cuộc phỏng vấn phụ thuộc rất nhiều vào ngữ năng giao tiếp, kiến thức văn hóa nền, kiến thức ngôn ngữ của người phỏng vấn. Đối với các nhà báo ở ngành truyền hình Việt Nam, việc nắm vững dụng học Việt ngữ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng phỏng vấn truyền hình trực tiếp. II. CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ ÂM TÍNH VỚI LỜI XIN LỖI TRONG PHỎNG VẤN TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP 1/ Nguyên tắc lịch sự trong hoạt động phỏng vấn truyền hình: Trong phỏng vấn truyền hình, ngoài các nhân tố tham thoại trực tiếp, khán giả truyền hình tuy không hiện diện song vẫn có thể hiểu ngầm là những tham thoại “gián tiếp”. Phỏng vấn truyền hình là một đa thoại. Trừ các tham thoại “gián tiếp”, các tham thoại trực tiếp: phóng viên và người được phỏng vấn đều phải ý thức được hệ thống những qui ước trong việcgiành lời, giữ lời, nhường lời trong hội thoại cũng như việc tôn trọng nguyên tắc hợp tác trong hội thoại hoặc việc khai thác hàm ý hội thoại (trong tương quan với tham thoại gián tiếp). Kết quả của cuộc phỏng vấn không chỉ là kết quả của quá trình giao tiếp giữa phóng viên và (những) người được phỏng vấn mà là quá trình “giao tiếp” qua kênh thông tin đại chúng giữa các tham thoại trực tiếp và các tham thoại gián tiếp. Trong rất nhiều yếu tố tác động đến kết quả này, có một yếu tố không kém phần quan trọng trong giao tiếp: đó là nguyên tắc lịch sự (principle of politeness). Hoạt động của tham thoại (là phóng viên) trong phỏng vấn truyền hình – một tình huống hội thoại khá đặc biệt – là một hoạt động đòi hỏi những nguyên tắc giao tiếp đặc biệt. Một người phóng viên khi được phân công phỏng vấn một nhà khoa học nhưng do vô tình hay hữu ý, nhà khoa học được mời lại là cha ruột của anh ta chẳng hạn, việc xưng hô trong quá trình phỏng vấn ấy cũng không thể tuân thủ nguyên tắc lịch sự thông thường (Chỉ có thể xưng: “Thưa ông, thưa giáo sư – tiến sĩ v.v” chứ không thể “Thưa bố, thưa cha”. Nhưng điều này vẫn không vi phạm các chuẩn mực xã hội theo nguyên tắc lịch sự. Bởi người phóng viên trong tác nghiệp phỏng vấn, họ đại diện cho một cơ quan thông tin đại chúng, câu hỏi của họ là câu hỏi của một cơ quan thông tin đặt ra cho nhà khoa học và điều quan trọng là, họ biết cuộc phỏng vấn đó nhằm đến một đối tượng họ cần tương tác trong giao tiếp: công chúng báo chí. Và giả sử trong số công chúng báo chí tiếp nhận cuộc phỏng vấn đó có người biết mối quan hệ giữa hai tham thoại trực tiếp trong cuộc phỏng vấn, không ai cảm thấy tổn thương, xúc phạm.) Tất nhiên, còn những yếu tố khác chi phối các cuộc phỏng vấn truyền hình như tính chất của cuộc phỏng vấn: chất vấn một đối tượng tham nhũng, hoặc tôn vinh một cá nhân có nhiều cống hiến (như mô hình chương trình “Người đương thời” của VTV3), phỏng vấn một chính khách, phỏng vấn một người nước ngoài có thông dịch v.v Cuộc phỏng vấn truyền hình trực tiếp – như đã nói – là một thể loại tạo ra một mảng cuộc sống hiện thực “nguyên bản” ít bị chi phối bởi lăng kính chủ quan, cho nên tâm lí tiếp nhận của khán giả gần giống với đời sống và vì thế, tất cả những nguyên tắc lịch sự cần phải được tuân thủ cao. Có khá nhiều nguyên tắc lịch sự cần được đề cập đến như nguyên tắc xưng hô, sự tế nhị, sự khoan dung, sự khiêm tốn, sự cảm thông, hành động giữ thể diện v.v Theo GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, “thể diện là hình ảnh bản thân trước công chúng của một cá nhân, nó liên quan đến ý thức xã hội và tình cảm mà mỗi cá nhân có và mong muốn người khác tri nhận. Trong giao tiếp, phép lịch sự có thể được định nghĩa là phương tiện được dùng để thể hiện hiểu biết về thể diện của người khác.” ([1]) 2/ Chiến lược lịch sự dương tính và chiến lược lịch sự âm tính: Khái niệm thể diện (face) được xem xét trong mối quan hệ với hoạt động giao tiếp và ứng xử ngôn ngữ. Thể diện của một con người liên quan đến sự tồn tại về phương diện xã hội – tâm lí của một cá nhân trong giao tiếp. Như vậy, trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, người được phỏng vấn, khán giả truyền hình luôn có nhu cầu thể diện của họ và người phóng viên thực hiện phỏng vấn cần ý thức rõ điều này. Cũng theo GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, cần phân biệt hai phương diện của thể diện: thể diện dương tính (positive face) và thể diện âm tính (negative face) mà thực chất của nó là nhu cầu đoàn kết; nhu cầu được quan hệ và nhu cầu được độc lập, được tự do hành động, được tôn trọng. Hai loại nhu cầu như trên chính là cơ sở của hai loại chiến lược lịch sự: lịch sự dương tính (positive politeness) và lịch sự âm tính (negative politeness) ([2]). Lịch sự dương tính trong ứng xử xã hội có thể diễn tả là sự nhiệt thành tới những người khác. Phép lịch sự dương tính nhằm thực hiện những hành vi tôn vinh thể diện, tức là những hành vi làm gia tăng một trong hai thể diện của người tiếp nhận. Phép lịch sự dương tính cũng đồng thời làm gia tăng thể diện của người nói bằng cách nhấn mạnh mục đích để người tiếp nhận biết rằng người đó cùng mục đích hội thoại như mình. Lịch sự âm tính là hành vi cư xử tránh xa khỏi sự đe dọa thể diện của họ. Lịch sự âm tính thể hiện rõ nét ở hình thức xin lỗi, viện lí do, trao cho người nghe quyền lựa chọn Trong phỏng vấn truyền hình nói chung và phỏng vấn truyền hình được phát trực tiếp nói riêng, phép lịch sự âm tính vì thế là một yêu cầu cần được người phóng viên dẫn chương trình biết khai thác hợp lí, đặc biệt là những hình thức thể hiện hành động xin lỗi. 3/ Chiến lược lịch sự âm tính với lời xin lỗi trong phỏng vấn truyền hình trực tiếp: Xin lỗi thường được sử dụng nhằm “sửa lại cho đúng” một sự vi phạm hoặc nhằm tạo ra sự hòa thuận giữa người xin lỗi và người tiếp nhận. Xin lỗi là sự sửa sai về hành động cư xử đe dọa thể diện, gây ra khó chịu, bực bội đối với người nghe. Như vậy có thể hiểu xin lỗi là một hành động ngôn từ lịch sự được sử dụng để tái thiết quan hệ xã hội và biểu lộ trách nhiệm cá nhân về một sự vi phạm. Xin lỗi là một hành động ngôn từ hướng tới nhu cầu thể diện của người nghe và có ý muốn sửa lại cho đúng một sự vi phạm mà người nói biểu lộ trách nhiệm. Hành động xin lỗi có thể được diễn đạt bằng những từ, ngữ cụ thể nhất định trong phát ngôn (lời xin lỗi) mà cũng có thể thể hiện ở những dạng thức khác, thậm chí đó có thể là lời cám ơn trong phỏng vấn truyền hình nhằm ngắt lời một diễn giả! Những lời xin lỗi cũng giống như những lời khen là hành động ngôn từ hướng tới nhu cầu thể diện của người nhận, duy trì quan hệ, hướng tới tăng cường thể diện của người nhận. Lời khen và lời xin lỗi được miêu tả như là “những hành động khuyến khích thể diện” (face – supportive acts) và đối lại những hành động ngôn ngữ như đe dọa, lăng mạ là “những hành động tấn công thể diện” (face attack acts). Và nếu lời khen, lời mời, lời chào mừng được xem như hành động lịch sự dương tính, diễn tả tình đoàn kết (solidarity) và tình thân thiện (friendliness) thì lời xin lỗi, trái lại, thường được thừa nhận là hành động lịch sự âm tính, diễn tả sự tôn trọng (respect) hơn là tình thân thiện. Bên cạnh chiến lược lịch sự dương tính, trong hoạt động phỏng vấn truyền hình trực tiếp, chiến lược lịch sự âm tính thông qua hình thức xin lỗi có tần số xuất hiện khá cao. 3.1. Một trong những thao tác mà người làm phỏng vấn truyền hình trực tiếp quan tâm thường trực là làm chủ thời gian cho cuộc phỏng vấn theo kế hoạch để vừa đảm bảo đạt yêu cầu thông tin, yêu cầu chủ đề tư tưởng vừa không bị “cháy kịch bản”. Thế nhưng không dễ dàng gì khi muốn “cắt” lượt lời, hoặc giành lời trong một cuộc hội thoại được truyền hình trực tiếp và đối tượng được phỏng vấn là những nhân cách nổi tiếng hoặc có vai vế xã hội nhất định lại chưa được chuẩn bị kĩ để hợp tác. Trong trường hợp này, việc ngắt lời thường đi liền với lời xin lỗi: + Xin lỗi tôi phải ngắt lời ông Tất nhiên, đó là việc làm bất đắc dĩ của người phóng viên trước áp lực thời gian của chương trình. Nhà báo Trần Bình Minh – hiện là Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam – kể rằng, trong cầu truyền hình giao thừa năm 2001, có một “điểm cầu” bị lố giờ do người được phỏng vấn là một nghệ sĩ ngâm thơ, khi kể về kỉ niệm ngâm thơ cho Bác Hồ đã quá xúc động nên quên mất qui ước về thời lượng dành cho bà trước đó, trong khi giao thừa đang chỉ còn vài phút nữa và trong kịch bản còn vài tiểu mục. Người phóng viên lúc ấy đã lanh trí chờ khi bà vừa ngắt mạch câu chuyện một tí là đã nhanh chóng “Xin cám ơn nghệ sĩ!”, ngay lúc đó, tổng đạo diễn chương trình cho chuyển tín hiệu hình ảnh về cầu trung tâm (phim trường Đài) và người dẫn chương trình tại cầu trung tâm tiếp tục: “Vâng, xin cám ơn nghệ sĩ , cám ơn phóng viên ” và tiếp tục vào nội dung còn lại. Nhờ đó, khán giả truyền hình sẽ không có cảm giác “nhà Đài” “cắt” đột ngột người nghệ sĩ này. Những trường hợp phỏng vấn trực tiếp truyền hình trước giờ bóng lăn hay trước một sự kiện lớn sắp diễn ra cũng thường gặp tình trạng lố giờ tương tự. Phóng viên truyền hình nếu vì lí do an toàn mà dừng quá sớm cuộc phỏng vấn thì cũng không tiện, mà nếu biết cách xử lí để “canh” vừa khớp với diễn biến thời sự thì phải biết cách chuyển lời, giành lời trong hội thoại nhưng phải đảm bảo nguyên tắc lịch sự (lịch sự với người được phỏng vấn và lịch sự với khán giả). Có trường hợp, người được phỏng vấn đi quá xa vấn đề, người dẫn chương trình phải có những cách xin lỗi khéo: + Vâng, chúng ta có thể quay trở lại vấn đề ông đang nói trong chốc lát nữa nếu còn có thời gian, nhưng bây giờ, xin ông hãy lí giải một cách ngắn gọn Với cách “rào đón”, “viện lí do” như thế, người được phỏng vấn có thể cảm thấy mình được tôn trọng đồng thời, khán giả truyền hình vẫn cảm thấy được tôn trọng. Và vì thế, lời cám ơn đôi lúc cũng là một lời xin lỗi lịch sự trong quá trình phỏng vấn. Những phóng viên phỏng vấn giàu kinh nghiệm biết cách tìm nhịp ngắt và nội dung hợp lí trong ngữ lưu của người được phỏng vấn để chen vào: “Xin cám ơn ông (bà)!” và những người được phỏng vấn có thể hiểu đó là cách cắt lời một cách lịch sự. Bản chất của hình thức xin lỗi trong chiến lược lịch sự âm tính của phỏng vấn truyền hình trực tiếp không phải bao giờ cũng xuất phát từ nguyên tắc: Phóng viên xin lỗi vì cảm thấy phạm lỗi với người được phỏng vấn mà đôi lúc, đó là sự xin lỗi vì cảm thấy có lỗi với khán giả truyền hình. Ví dụ: Khi một khách mời trả lời quá lan man trước một câu hỏi, người phỏng vấn có thể “ngắt lời” dưới hình thức: + Vâng, xin lỗi ông, vấn đề ông vừa trình bày tôi có thể hiểu như thế này được không ạ: (phóng viên khái quát nhanh rồi chuyển sang câu hỏi khác, người khác) Có những trường hợp do yêu cầu kĩ thuật của quá trình thực hiện chương trình trực tiếp, người phỏng vấn buộc phải ngắt lời người được phỏng vấn: + Xin được thông báo với quí vị khán giả và ông X. là chúng tôi vừa nhận được tín hiệu từ đầu cầu Đà Nẵng, chúng ta sẽ tạm dừng câu chuyện với ông X 3.2/ Tất nhiên, trong phỏng vấn truyền hình trực tiếp, lời xin lỗi như một hành động ngôn từ khi chính phóng viên phỏng vấn phạm lỗi hoặc chính ê-kíp sản xuất chương trình phạm lỗi cũng thường xảy ra. Phổ biến nhất là lời xin lỗi do người phỏng vấn nhầm tên, chức vụ của người được phỏng vấn. Ở nhiều Đài Phát thanh – truyền hình địa phương hiện nay, việc tổ chức phỏng vấn truyền hình thường do một biên tập viên chuẩn bị câu hỏi và thực hiện trực tiếp cuộc phỏng vấn do một phát thanh viên xinh đẹp nhưng lại hơi yếu về kiến thức. Nhiều khi do nhầm lẫn chữ viết tắt trong văn bản của biên tập viên, cô phát thanh viên kia đã đọc sai chức vụ của người được phỏng vấn. Ví dụ: BCH quân sự tỉnh (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đọc nhầm thành Ban chấp hành quân sự tỉnh); hoặc BTG (Ban Tuyên giáo – Ban Tôn giáo) v.v Gần đây, trong quá trình làm các cuộc phỏng vấn trực tiếp, những người phóng viên phòng thu thường được đeo tai nghe (ear-phone) trong hệ thống liên lạc nội bộ (inter-com) nên vẫn nghe được nội dung chỉ huy từ đạo diễn bên ngoài. Nhờ đó những sơ sót như thế đã kịp thời được xin lỗi! Những hình thức xin lỗi như thế cũng góp phần tạo nên tính chất sống động, trực tiếp cho chương trình. Nhờ thế, khán giả truyền hình có thể tin rằng đây là cuộc hội thoại nguyên chất, trực tiếp. Bởi nếu phỏng vấn thu trước thì những sơ sót có thể được sửa lại bằng nhiều biện pháp kĩ thuật. Loại xin lỗi phổ biến thứ hai khi người phỏng vấn cảm thấy mình có lỗi thực sự là lời xin lỗi khi có sự cố kĩ thuật xảy ra trong truyền hình trực tiếp. Ví dụ: Do lỗi của nhân viên thu âm, có khi âm thanh của người được phỏng vấn bị mất. Bản thân người được phỏng vấn không biết điều đó nhưng đạo diễn chương trình biết và tất nhiên, khán giả truyền hình biết. Vì thế, người phỏng vấn phải xin lỗi khán giả truyền hình và xin lỗi vị khách mời: “Xin lỗi, ông (bà) có thể nhắc lại nội dung vừa rồi”. Thông thường trong những trường hợp trên, lời xin lỗi được diễn tả tường minh bằng động từ ngôn hành: xin lỗi. Nhưng cũng có thể có cách xin lỗi dưới hình thức giải thích. Ví dụ: trong một cầu truyền hình, đầu cầu ở Trường Sa có thể bị mất tín hiệu do đường truyền chập chờn, người phỏng vấn có thể giải thích sự kiện trên và “mong quí khán giả thông cảm” như là cách thể hiện sự tôn trọng khán giả, mặc dù lỗi thực chất do những lí do khách quan ngoài ý muốn “nhà Đài” 3.3/ Như đã nói, hành động xin lỗi trong phỏng vấn truyền hình trực tiếp còn được diễn tả bằng những cách thức khác nhau, rất đa dạng và tinh tế, chứ không chỉ bó hẹp, gắn với động từ ngôn hành xin lỗi. Và nguyên tắc xin lỗi trong phỏng vấn truyền hình – đôi lúc – lại mang hàm ý hội thoại rất đặc biệt. Người phóng viên phỏng vấn có thể xin lỗi thay cho người khác vì những mục đích báo chí và thể hiện sự tôn trọng khán giả. Phổ biến nhất trong hình thức này là xin lỗi khán giả khi một vị khách mời đặc biệt nào đó không đến được. Có những trường hợp, vị khách mời của buổi phỏng vấn đó không đến và khán giả cũng không biết rằng trong buổi phỏng vấn đó lẽ ra có ông ta nhưng người phóng viên phỏng vấn vẫn xin lỗi khán giả. Ví dụ: “Thưa quí khán giả! Chung quanh sự cố sập cầu Đồng Nai vừa qua, chúng tôi đã mời đến phòng thu ông giám đốc Công ti cầu đường và ông giám đốc Sở Giao thông – vận tải tỉnh Rất tiếc đến giờ phút chót, ông giám đốc Sở Giao thông – vận tải đã gọi điện từ chố