Trong xã hội Việt Nam xưa, người phụnữcó duyên với nghiệp văn chương rất
hiếm. Hiếm bởi người Việt Nam quan niệm đàn bà con gái sinh ra là đểlàm vợ, làm
mẹ, chứkhông phải đểthi thốtài năng. Họkhông được học hành nên hầu nhưkhông
biết chữ. Cái quan niệm ấy ăn sâu vào máu thịt con người bởi ngay từkhi con còn
trong nôi mẹ đã ru rằng:
Gái thời giữviệc trong nhà
Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa
Trai thời đọc sách ngâm thơ
Dùi mài kinh sử đểchờkịp khoa
Ấy thếmà vẫn có những nữsĩ được lưu danh muôn thuở. Đó là những gương
mặt thi ca đặc biệt xuất chúng mà có thểkểra đây hai đại diện tiêu biểu: HồXuân
Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Các nhà nghiên cứu văn học của ta đã tốn không ít
giấy mực đểviết vềcuộc đời và sáng tác thơvăn của hai bậc nữlưu kì tài này.
Cùng với thời gian, quan niệm của xã hội vềngười phụnữcó những thay đổi.
Con sốphụnữviết văn, làm thơtăng dần lên. Hoài Thanh trong cuốn “Thi nhân Việt
Nam” xuất bản năm 1942 đã giới thiệu bảy nhà thơnữtrên tổng số46 nhà thơ. Sau
1945, ởmiền Bắc, sốlượng các cây bút nữtăng lên nhiều. Theo tác giảChâmKhanh
trong bài “Phụnữvà văn chương” đăng tải trên trang báo điện tửtienve.org, trong cả
thảy hơn 750 hội viên chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam từ1957 đến 1997 có
hơn 70 tác giảnữ, chiếm tỉlệchưa tới 10% nhưng đã cao hơn trước. Còn theo Võ
Phiến trong cuốn “Văn học Miền Nam, tổng quan” thì ởmiền Nam từ1954 đến 1975
trong sốkhoảng 60 tác giảtương đối có tiếng tăm, các cây bút nữchiếm tỉlệ17%.
Những năm cuối thếkỉXX, đầu thếkỉXXI, văn đàn Việt Nam chứng kiến sự
bùng nổvềsốlượng các nhà văn, nhà thơnữ. Khó mà thống kê được con sốchính
xác, nhưng lượng tác phẩm của họnhiều không kém gì các đồng nghiệp nam. Có
người đặt câu hỏi : Tại sao thời điểm hiện nay lại xuất hiện nhiều cây bút nữnhư
vậy? Câu hỏi này đã có nhiều người tìm cách lí giải, nhưng khó mà tìm ra câu trảlời
thấu đáo. Đó cũng là một trong những lí do khiến chúng tôi chọn nghiên cứu sáng tác
của các nhà văn nữ. Cũng phải nói rằng, tuy là phụnữ, nhưng cũng nhưcác nhà văn
nam giới, họkhai thác những vấn đề đa dạng, đa chiều của hiện thực cuộc sống muôn
màu muôn vẻ. Thếnhưng vì thuộc phái nữnên trang văn của họ đậm chất nữtính:
trắc ẩn, khoan dung, tinh tếvà đằm thắm. Nhân vật chính của họkhá đa dạng với mọi
kiểu người ởnhững lứa tuổi khác nhau, nhưng nổi lên vẫn là những thân phận phụnữ
bé nhỏgiữa dòng chảy ào ạt của cuộc đời. Tất nhiên, những nhà văn nam giới cũng
đểnhiều tâm huyết viết vềphụnữ, nhưng nhân vật phụnữdưới cái nhìn của các nhà
văn nữgiới vẫn có nét độc đáo riêng, là một đềtài hấp dẫn, cần được quan tâm
nghiên cứu.
125 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3983 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
TRẦN THÚY AN
NGƯỜI PHỤ NỮ HIỆN ĐẠI
QUA CÁI NHÌN CỦA MỘT SỐ
NHÀ VĂN NỮ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tất cả các thầy cô giáo đã dạy dỗ tôi
trong quá trình học Cao học tại Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn PGS.TS. Huỳnh Như Phương, người đã hướng dẫn tôi
làm luận văn này. Chính thầy đã gợi ý đề tài, cung cấp tài liệu, đọc luận văn và góp ý
nhiều lần để luận văn được hoàn thiện như ngày hôm nay.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Giám đốc Sở GDĐT Tp. HCM, Trưởng phòng
GDĐT Quận 1, Ban giám hiệu Trường THCS Trần Văn Ơn Quận 1 và các đồng
nghiệp ở bộ môn văn đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được đi học.
Tôi xin cảm ơn các nhà văn Dạ Ngân, Lý Lan, Võ Thị Hảo đã trả lời phỏng
vấn; cảm ơn các nhà văn Phong Điệp, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà đã cung cấp tư liệu để
luận văn có thêm sức thuyết phục.
Xin cảm ơn gia đình đã là điểm tựa vững chắc để tôi hoàn thành nhiệm vụ học
tập.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong xã hội Việt Nam xưa, người phụ nữ có duyên với nghiệp văn chương rất
hiếm. Hiếm bởi người Việt Nam quan niệm đàn bà con gái sinh ra là để làm vợ, làm
mẹ, chứ không phải để thi thố tài năng. Họ không được học hành nên hầu như không
biết chữ. Cái quan niệm ấy ăn sâu vào máu thịt con người bởi ngay từ khi con còn
trong nôi mẹ đã ru rằng:
Gái thời giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa
Trai thời đọc sách ngâm thơ
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Ấy thế mà vẫn có những nữ sĩ được lưu danh muôn thuở. Đó là những gương
mặt thi ca đặc biệt xuất chúng mà có thể kể ra đây hai đại diện tiêu biểu: Hồ Xuân
Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Các nhà nghiên cứu văn học của ta đã tốn không ít
giấy mực để viết về cuộc đời và sáng tác thơ văn của hai bậc nữ lưu kì tài này.
Cùng với thời gian, quan niệm của xã hội về người phụ nữ có những thay đổi.
Con số phụ nữ viết văn, làm thơ tăng dần lên. Hoài Thanh trong cuốn “Thi nhân Việt
Nam” xuất bản năm 1942 đã giới thiệu bảy nhà thơ nữ trên tổng số 46 nhà thơ. Sau
1945, ở miền Bắc, số lượng các cây bút nữ tăng lên nhiều. Theo tác giả Châm Khanh
trong bài “Phụ nữ và văn chương” đăng tải trên trang báo điện tử tienve.org, trong cả
thảy hơn 750 hội viên chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam từ 1957 đến 1997 có
hơn 70 tác giả nữ, chiếm tỉ lệ chưa tới 10% nhưng đã cao hơn trước. Còn theo Võ
Phiến trong cuốn “Văn học Miền Nam, tổng quan” thì ở miền Nam từ 1954 đến 1975
trong số khoảng 60 tác giả tương đối có tiếng tăm, các cây bút nữ chiếm tỉ lệ 17%.
Những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, văn đàn Việt Nam chứng kiến sự
bùng nổ về số lượng các nhà văn, nhà thơ nữ. Khó mà thống kê được con số chính
xác, nhưng lượng tác phẩm của họ nhiều không kém gì các đồng nghiệp nam. Có
người đặt câu hỏi : Tại sao thời điểm hiện nay lại xuất hiện nhiều cây bút nữ như
vậy? Câu hỏi này đã có nhiều người tìm cách lí giải, nhưng khó mà tìm ra câu trả lời
thấu đáo. Đó cũng là một trong những lí do khiến chúng tôi chọn nghiên cứu sáng tác
của các nhà văn nữ. Cũng phải nói rằng, tuy là phụ nữ, nhưng cũng như các nhà văn
nam giới, họ khai thác những vấn đề đa dạng, đa chiều của hiện thực cuộc sống muôn
màu muôn vẻ. Thế nhưng vì thuộc phái nữ nên trang văn của họ đậm chất nữ tính:
trắc ẩn, khoan dung, tinh tế và đằm thắm. Nhân vật chính của họ khá đa dạng với mọi
kiểu người ở những lứa tuổi khác nhau, nhưng nổi lên vẫn là những thân phận phụ nữ
bé nhỏ giữa dòng chảy ào ạt của cuộc đời. Tất nhiên, những nhà văn nam giới cũng
để nhiều tâm huyết viết về phụ nữ, nhưng nhân vật phụ nữ dưới cái nhìn của các nhà
văn nữ giới vẫn có nét độc đáo riêng, là một đề tài hấp dẫn, cần được quan tâm
nghiên cứu.
2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tên đề tài là Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ cho
thấy phạm vi chúng tôi khảo sát nằm trong các sáng tác của các nhà văn nữ có tiếng
vang trong thời kì hiện nay.
Thuật ngữ “hiện đại” có hai nghĩa: 1) Hiện đại chỉ một giai đoạn phát triển
trong lịch sử nhân loại gắn liền với thời đại công nghiệp cổ điển; 2) Hiện đại đồng
nghĩa với đương đại, cái hiện thời, hiện kim. Thuật ngữ “hiện đại” trong đề tài của
luận văn được hiểu ở nghĩa thứ hai. “Người phụ nữ hiện đại” trong đề tài nghiên cứu
của chúng tôi là những người phụ nữ ở thời điểm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, chứ
không phải là những nhân vật nữ thời Tự lực văn đoàn, thời chống Pháp, chống Mỹ.
Và cụm từ “một số nhà văn nữ” cũng nhắm đến những nhà văn hiện còn đang sáng
tác, đang sống trong bầu không khí nghệ thuật của văn đàn Việt Nam đương thời.
Do số lượng nhà văn nữ của chúng ta hiện nay rất đông đảo, nên chúng tôi sẽ
không thể khảo sát được sáng tác của tất cả những nhà văn nữ. Vì vậy, chúng tôi sẽ
lựa chọn một số gương mặt tiêu biểu, đó là những nhà văn lấy người phụ nữ hiện đại
làm đối tượng thẩm mĩ. Ngay cả ở những nhà văn này, chúng tôi cũng sẽ lựa chọn
những tác phẩm tiêu biểu của họ về đề tài người phụ nữ hiện đại. Những nhà văn nữ
sau đây đã được chúng tôi cân nhắc lựa chọn làm đối tượng để khảo sát:
- Y Ban
- Võ Thị Xuân Hà
- Võ Thị Hảo
- Phạm Thị Hoài
- Nguyễn Thị Thu Huệ
- Lý Lan
- Trần Thùy Mai
- Bích Ngân
- Dạ Ngân
- Thuận
Ngoài ra chúng tôi sẽ tham khảo thêm tác phẩm của các nhà văn lớp trước như:
Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Minh Dậu, Lê Minh Khuê, Phạm Thị Ngọc Liên, Nguyễn
Thị Anh Thư, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Trần Thị Trường.
Sự lựa chọn trên đây có thể làm cho một vài người không khỏi băn khoăn.
Những câu hỏi có thể xuất hiện, chẳng hạn như: “Tại sao những cây bút có bản sắc
riêng như Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư lại không có mặt?”, hay “Tại sao lại
chọn nhà văn này vào đối tượng khảo sát chính, trong khi nhà văn kia lớn hơn nhiều
mà chỉ được đặt ở phạm vi tham khảo?”. Theo suy nghĩ của chúng tôi, mọi sự chọn
lựa đều có tính chất tương đối. Vả lại, rất nhiều nhà văn nữ nổi tiếng của chúng ta lại
không lấy người phụ nữ hiện đại làm đối tượng thẩm mĩ, mà cái nhìn của họ hướng
về những đối tượng khác, những vấn đề khác. Với khả năng còn hạn hẹp của mình,
chúng tôi chỉ dám lựa chọn một mảng nhỏ trong sáng tác của các nhà văn nữ để
nghiên cứu. Mọi sự tiếc nuối về một giới hạn buộc phải đặt ra ở luận văn này xin
dành lại cho một công trình khác có quy mô lớn hơn trong tương lai.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Ngay tựa đề của luận văn đã cho thấy đối tượng mà luận văn hướng tới là
“người phụ nữ hiện đại”, đó là vấn đề của “cái ngày hôm nay”, do đó những công
trình nghiên cứu về nó thật ra chưa đủ nhiều để góp thành lịch sử. Vấn đề mà chúng
tôi nghiên cứu chỉ là một phần nhỏ trong mảng đề tài lớn: “Người phụ nữ Việt Nam
trong sáng tác của các nhà văn nữ” hoặc lớn hơn nữa: “Người phụ nữ Việt Nam
trong văn học”. Đã có một vài công trình nghiên cứu về đề tài người phụ nữ Việt
Nam trong văn học. Chúng tôi xin điểm qua một số bài viết và công trình nghiên cứu
mà chúng tôi may mắn có trong tay.
Trên các báo và tạp chí:
Cách đây tròn bốn mươi năm, Tạp chí Văn học số 9 năm 1967 đã đăng bài viết nhan
đề “Nhân vật phụ nữ nông thôn trong truyện ngắn của Vũ Thị Thường” và sau đó
một năm, lại tiếp tục đăng bài “Nhân vật phụ nữ ba đảm đang qua sáng tác của một
số nhà văn nữ” của cùng một tác giả là Lê Thị Đức Hạnh. Mười năm sau, Tạp chí
Văn học dành hẳn một số (số 1 năm 1978) giới thiệu những cây bút nữ nghiên cứu
văn học. Trong số này có nhiều bài đáng quan tâm về đề tài phụ nữ như “Nhìn qua
những tác phẩm viết về đề tài phụ nữ trong văn học chữ Hán thế kỉ XVIII đến đấu thế
kỉ XIX” của Trần Thị Băng Thanh hay “Người phụ nữ Việt Nam xã hội chủ nghĩa và
cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật trong văn học” của Đoàn Thị Hương. Đến số
tháng 3 năm 1979, Tạp chí Văn học lại đăng bài “Đề tài phụ nữ trong văn học yêu
nước thời cận đại” của Trịnh Thu Tiết. Nhìn lại quá khứ, chúng tôi nhận thấy đề tài
người phụ nữ trong văn học đã được nhiều người quan tâm nhưng ngay ở tựa đề các
bài viết trên cũng cho chúng ta thấy rằng đối tượng thẩm mĩ của các nhà văn là người
phụ nữ thời phong kiến, thời chống Pháp, chống Mỹ. Bẵng đi một thời gian, Tạp chí
Văn học số 6 năm 1996 có bài tường thuật của Vương Trí Nhàn tập hợp ý kiến của
các cây bút phê bình: Đặng Anh Đào, Văn Tâm, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân,
Phạm Xuân Nguyên; hai nhà văn: Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo; hai nhà thơ: Ngô Thế
Oanh và Đặng Minh Châu. Cuộc trao đổi xoay quanh những vấn đề: chỗ mạnh và chỗ
yếu của nhà văn nữ; triển vọng của họ đối với nghề văn; cây bút nữ nào đang nổi
lên? có đóng góp gì? và ai có thể đi xa? Vương Trí Nhàn cho rằng phụ nữ bắt mạch
thời đại nhanh hơn nam giới bởi họ có sự nhạy cảm riêng. Họ luôn gần với cái lỉnh
kỉnh, dở dang của đời sống. Mặt khác, với cái cực đoan sẵn có – tốt, dịu dàng, rộng
lượng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen, chấp nhặt, dữ dằn cũng không ai bằng, từng
cây bút phụ nữ tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình khá sớm. Cùng chung
suy nghĩ này với Vương Trí Nhàn còn có Văn Tâm, khi ông nhấn mạnh rằng từ khi
mới xuất phát, các cây bút nữ thường đã đạt đến độ chín. Đặng Anh Đào, một
chuyên gia về văn học phương Tây, nhưng lại có nhiều bài viết phê bình sắc sảo về
văn học Việt Nam đương đại thì lại thấy điểm mạnh của phụ nữ chính là ở chỗ họ
đưa tất cả cuộc đời và tâm hồn họ vào trang sách. Còn nhà văn nữ Lê Minh Khuê khi
nghĩ về những người viết cùng giới với mình lại bị chi phối bởi một cảm giác nước
đôi: Một mặt, nhiều chị em bộc lộ một tài năng rõ rệt, không lèm nhèm, không mờ
nhạt. Mặt khác, sao vẫn cảm thấy, đặt trong hoàn cảnh chung, rồi mỗi người cũng
đến thế thôi, không bao giờ có cái gọi là đồ sộ, vĩ đại ở những cây bút nữ này cả.
Trong tất cả các ý kiến đó, chúng tôi cảm thấy tâm đắc nhất với những nhận xét của
nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên. Theo ông, xu thế dân chủ hóa đời sống,
mà người ta hay nói, vào trong văn chương, bộc lộ ra thành một quan niệm cới mở về
nghề văn: văn chương như một trò chơi, ai thử cũng được, khi nào còn thích thì làm,
không thích thì bỏ… có lẽ cái sự cởi mở ấy đã được nhiều chị em phụ nữ cảm thấy
một cách đầy đủ, sâu sắc, và họ đã viết. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý là có những người
viết với một quan niệm hẳn hoi, như Pham Thị Hoài, hoặc ở Phan Thị Vàng Anh các
trang viết có một bề dày văn hóa rõ rệt. Rồi ông kết luận đội ngũ các nhà văn nữ hiện
nay khá đa dạng, mỗi người có một gam riêng, chứ không thuần bản năng như có
người nghĩ. Nhìn chung, những người tham gia bộc lộ một cách khá thẳng thắn quan
điểm của mình về những vấn đề nêu trên, nhiều ý kiến tỏ ra có sự theo dõi sát sao con
đường đi của các nhà văn nữ, nhưng vì là một cuộc trò chuyện văn chương, nên
những vấn đề chỉ được nêu mà chưa được bàn sâu.
Báo Nông nghiệp Việt Nam, số 138 năm 2001, tác giả Văn Chinh có bài giới
thiệu “Tuyển văn tác giả nữ Việt Nam” với tiêu đề “Văn nữ thế kỉ XX – một tuyển tập
đáng quý”. Trong bài viết, ngoài việc giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu,
Văn Chinh đã khái quát nên một số đặc điểm của văn nữ Việt Nam như: “nữ tính
được miêu tả thật hơn, sâu hơn”; “giữa cái tốt, cái xấu trải ra rộng hơn và lắm cung
bậc hơn”; “khi các nhà văn nam đang cảm thấy mệt mỏi, bế tắc thì sự xuất hiện của
các nhà văn nữ đã mang đến cho văn xuôi sự tươi tắn, trẻ trung có vẻ như do nữ tính
của họ phát tiết và được nhìn dưới ánh sáng của trí tuệ thời đại”.
Báo Văn Nghệ, số 10 năm 2007, tác giả Dương Thuấn có bài “Văn học dân tộc
thiểu số ngày càng thêm nhiều cây bút nữ”. Trong bài viết, tác giả chỉ ra được các
gương mặt nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học là nữ của các dân tộc thiểu số.
Có khoảng 13 nhà thơ, 15 nhà văn và một người làm nghiên cứu. Tuy vậy trong số
những cái tên đó chỉ có Vi Thùy Linh (dân tộc Tày) và Dư Thị Hoàn (dân tộc Hoa) là
được nhiều người biết tới với tư cách một nhà thơ. Bài viết ghi nhận những đóng góp
của các cây bút nữ này tuy còn ở mức độ khá khiêm tốn.
Trên các trang báo điện tử, có một số bài viết về sáng tác của các nhà văn nữ
đương đại Việt Nam nhưng rất ngắn gọn, chỉ dừng lại ở mức độ cảm nhận, như “Cảm
nhận về văn xuôi của các cây bút nữ” của Bích Thu (www.hanoi.vnn.vn). Trong bài
viết của mình, Bích Thu đã nêu tên một số nhà văn nữ đã thành danh và đang khẳng
định mình như: Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Thị Cẩm Thạnh, Bích Thuận,
Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Như Trang, Hoàng Ngọc Hà, Đoàn Lê, Lê Minh
Khuê, Dạ Ngân, Vũ Thị Hồng, Trần Thị Thắng, Trần Thị Trường, Phạm Thị Minh
Thư, Nguyễn Minh Dậu, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Y Ban, Phan Thị Vàng
Anh, Phạm Sông Hồng, Võ Thị Xuân Hà, Hồ Thị Hải Âu, Trần Thanh Hà… Bài viết
“Phụ nữ - nguồn cảm hứng sáng tác của văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới” trên
www.hanoi.vnn.vn chỉ dừng lại ở mức độ khái quát diện mạo các nhân vật nữ trong
một giai đoạn mà nền văn học Việt Nam khởi sắc trên tinh thần đổi mới. Cũng viết về
đề tài nhân vật phụ nữ trong văn học thời kì đổi mới, Đào Đồng Điện có tiểu luận
“Phụ nữ là … đàn bà” đăng trên www.tuoitre.com. Trong bài viết này, tác giả chỉ ra
điểm khác biệt cơ bản của nhân vật nữ trong văn xuôi đổi mới và trong văn xuôi cách
mạng. “Khi nhìn nhận người phụ nữ ở những cái thuộc về thiên tính, các nhà văn
hôm nay quan tâm vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ và những nhu cầu bản năng của
họ. Những “lạch đào nguyên”, những “tòa thiên nhiên” là vẻ đẹp tự nhiên mà tạo
hóa ban cho người phụ nữ. Đây cũng là một điểm khác biệt cơ bản của nhân vật nữ
trong văn xuôi đổi mới và trong văn xuôi cách mạng. Con người nói chung và người
phụ nữ nói riêng trong văn học cách mạng đều rất đẹp nhưng đó là vẻ đẹp tâm hồn,
vẻ đẹp toát ra từ những phẩm chất cao quí như lòng dũng cảm, sự hi sinh... Dễ nhận
thấy khi mô tả ngoại hình nhân vật nữ, nhà văn cách mạng thường chọn mô tả mái
tóc. Đây là bộ phận vừa thể hiện được vẻ đẹp nữ tính lại vừa “an toàn”. Hơn nữa
mái tóc dài đối với người phụ nữ VN truyền thống đã nhuốm vẻ đẹp tinh thần và có
tính tượng trưng cao. Trong xã hội hôm nay, tóc tai không còn nhiều giá trị khu biệt
về giới tính nữa. Cho nên các nhà văn quan tâm hơn đến làn da, bầu vú, cặp mông,
đôi chân, những đường cong cơ thể…” Đây là những so sánh rất thú vị, gợi cho
người đọc những suy ngẫm về xu hướng tìm lại con người ở những đặc trưng bản thể
và khát khao trần thế của văn học Việt Nam hiện nay. Tiểu luận “Phụ nữ và văn
chương” của Châm Khanh trên www.tienve.org có tính chất tổng kết và lí giải hiện
tượng nhà văn nữ ngày càng đông và nhà văn nữ chỉ tập trung viết văn xuôi. Dù tác
giả tỏ ra rất thấu hiểu văn học nữ Việt Nam cả ở trong nước và hải ngoại, nhưng bài
viết chỉ đi đến một kết luận là một cây bút nữ hẳn phải viết khác một cây bút nam.
Về các công trình nghiên cứu chuyên sâu:
Chúng tôi có trong tay luận văn Thạc sĩ của Hồ Thị Liễu với đề tài “Khảo sát
truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam từ 1986 đến 1996”, bảo vệ tại trường Đại Học
Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn năm 2002. Luận văn cung cấp một cái nhìn hệ thống
về truyện ngắn nữ Việt Nam 10 năm thời kì đổi mới 1986 -1996, bước đầu đưa ra
những nhận định về đặc điểm nội dung và nghệ thuật cũng như những đóng góp của
các nhà văn nữ. Về mặt nội dung, luận văn khảo sát truyện ngắn của các nhà văn nữ
theo đề tài: chiến tranh, cuộc sống đời thường, khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Về mặt
nghệ thuật, luận văn tìm hiểu các đặc điểm về nhân vật, kết cấu và ngôn ngữ. Nói
chung tác giả có các nhận định khá quyết đoán và có sức thuyết phục. Tuy nhiên,
luận văn chỉ dừng lại ở những tác phẩm ra đời vào năm 1996 trở về trước. Từ bấy
đến nay, đã hơn 10 năm trôi qua, đã có thêm một số gương mặt nữ trẻ tỏa sáng; đã có
một số tác giả nữ Việt kiều có sách xuất bản trong nước như Thuận, Phạm Hải Anh,
Phan Việt, Đoàn Minh Phương; đã có những tác phẩm mới có tiếng vang của Dạ
Ngân, Võ Thị Xuân Hà, Thùy Dương, Võ Thị Hảo được xuất bản. Vì vậy, cần có
những công trình nghiên cứu mới có tính chất cập nhật hơn.
Bên cạnh đó, chúng tôi tìm thấy luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Tâm Hoài bảo vệ
tại Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh năm 2005 với đề tài: “Cái nhìn nghệ thuật về
người phụ nữ trong một vài tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 của Hội Nhà văn Việt
Nam”. Công trình này cũng nghiên cứu về người phụ nữ trong văn học, nhưng chỉ
giới hạn trong ba tiểu thuyết của ba nhà văn nam: Nguyễn Khắc Trường, Dương
Hướng, Bảo Ninh.
Với việc điểm qua những bài viết trên, chúng tôi nhận thấy hình tượng người
phụ nữ trong sáng tác của các nhà văn nữ đã từng được quan tâm theo dõi. Các tác
giả đề cập đến vấn đề người phụ nữ trong văn học ở các mức độ, góc độ khác nhau,
nhưng chưa có ai nhắc đến hình ảnh người phụ nữ hiện đại trong sáng tác của các nhà
văn nữ. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn góp một chút công sức nhỏ
bé của mình vào không khí “trăm nhà đua tiếng” của nghiên cứu, phê bình văn học
hiện nay.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử: Được dùng để làm rõ sự tác động của hoàn cảnh
lịch sử, xã hội đến đời sống văn học. Cần phải đặt các tác phẩm trong bối cảnh xuất
hiện của nó để nhìn thấy những đóng góp mà các tác giả đem lại so với thời kì trước
đó cũng như những hạn chế của thời đại mà các tác giả không thể vượt qua.
- Phương pháp phân tích: Trước hết được dùng để phân tích tác phẩm văn
học nhằm tìm ra những đặc điểm tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật. Tiếp theo,
chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích để phân tích nhân vật với mục đích tìm
ra những mô hình tính cách, những tổ chức phẩm hạnh từ đó khái quát những chân
dung con người được thể hiện qua sác tác văn học.
- Phương pháp so sánh: Một hiện tượng văn học không bao giờ tồn tại một
cách biệt lập. Cho nên muốn tìm hiểu nó, chúng ta không thể chỉ mổ xẻ phân tích nó
một cách biệt lập, mà ta phải tìm hiểu các mối quan hệ đa dạng và đa chiều của nó.
Chúng tôi dùng phương pháp so sánh để đối chiếu một hiện tượng văn học với các
hiện tượng cùng loại, và ở cấp độ nhỏ hơn: để thấy được sự tương đồng và khác biệt
giữa nhà văn này với nhà văn khác.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Với việc thực hiện đề tài này, luận văn sẽ cố gắng để đạt được những mục tiêu
sau đây:
- Cung cấp cho người đọc cái nhìn của các nhà văn nữ, chủ thể sáng tạo,
về người phụ nữ hiện đại, đặc biệt là những quan niệm của họ về trách nhiệm của nhà
văn khi viết về người phụ nữ.
- Phác họa chân dung người phụ nữ hiện đại trong cách ứng xử với những
mối quan hệ gia đình và xã hội, với những khao khát về tình yêu, hạnh phúc; những
nỗi cô đơn, trăn trở, day dứt trước cuộc đời. Từ những số phận rất khác nhau ấy, luận
văn hi vọng cung cấp cái nhìn đa diện về người phụ nữ Việt Nam trong thời điểm đất
nước có nhiều biến chuyển phức tạp như hiện nay.
- Làm sáng tỏ những điểm độc đáo về bút pháp mà các nhà văn nữ đã thể
hiện qua những trang viết đầy trắc ẩn của mình.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1.Chương 1: Các nhà văn nữ: cái nhìn của chủ thể sáng tạo
1.1.Người phụ nữ hiện đại trong quan niệm sống của nhà văn nữ
1.2.Người phụ nữ hiện đại trong quan niệm văn chương của nhà văn nữ
1.3.Vấn đề giới
2. Chương 2: Người phụ nữ hiện đại: đối tượng thẩm mĩ của các nhà
văn nữ
2.1. Người phụ nữ hiện đại trong quan hệ với xã hội
2.2. Người phụ nữ hiện đại trong quan hệ với gia đình
2.3. Người phụ nữ hiện đại trong quan hệ với bản thân
3.Chương 3: Giá trị thẩm mĩ: từ cái nhìn đến bút pháp
3.1. Điểm nhìn trần thuật
3.2. Tâm lí nhân vật
3.3. Ngôn ngữ văn xuôi
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1
CÁC NHÀ VĂN NỮ: