Luận văn Người yêu dấu (Beloved) của Foni morrison dưới góc nhìn huyền thoại

Ngay từ khi vũtrụ đang còn là một cõi hỗn mang, cùng với tưduy nguyên thủy còn khá hạn chếcủa loài người thuởkhai thiên lập địa, huyền thoại xuất hiện nhưmột công cụ đểcon người nhận thức thếgiới và nhận thức chính bản thân mình. Những luận giải vềgiới tựnhiên vềsau được tập hợp, gìn giữvà truyền tụng nhưmột hình thức lưu dấu vềgiai đoạn khởi thủy của nhân loại và dân tộc. Ngày nay, kho tàng các tích truyện dân gian vô cùng quí báu ấy luôn chiếm một vịtrí quan trọng trong cơtầng văn hóa của mỗi dân tộc. Bất cứmột quốc gia hay một vùng lãnh thổnào trên thếgiới đều lưu giữcho riêng mình một hệhuyền thoại, có khi khu biệt, có khi giao thoa với các dân tộc khác, nhưng cho dù có sựgặp gỡ đi chăng nữa thì những gì thuộc vềbản sắc văn hóa vẫn luôn hiện diện trong các dị bản. Khi giải thích vềnguồn gốc của vạn vật, huyền thoại chứa đựng trong mình đặc trưng của mỗi vùng đất sản sinh ra nó nhưng đồng thời cũng mang dáng dấp của tưduy nguyên thủy và được xem là tài sản chung của nhân loại. Ngày nay, khi khoa học kĩthuật không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, những tưởng một kho thần thoại vĩ đại của nhân loại đã hoàn tất nghĩa vụxa xưa của nó, chấp nhận lui vềquá vãng, nhưng không, huyền thoại vẫn chứng tỏtầm ảnh hưởng sâu sắc lên nhiều lĩnh vực quan trọng trong đời sống xãhội. Ngay từkhi xuất hiện, huyền thoại đã mang trong mình trọng trách thiêng liêng: “là mô hình đầu tiên của mọi hệtưtưởng, là cái nôi nguyên hợp của nhiều loại hình văn hóa khác nhau – văn học, nghệthuật, tôn giáo và ởmức độnào đó, cảtriết học, thậm chí cảkhoa học”[39, tr. xiv]. Chính vì vậy, bất kì một hiện tượng nào của cuộc sống thường nhật dù nhỏnhặt hay lớn lao đều có thểtìm thấy trong đó sựkết nối với những cội rễhuyền thoại. Trong công trình nghiên cứu Những huyền thoại[05], Roland Barthes đã ví huyền thoại nhưlà hệthống kí hiệu thứhai, một siêu ngôn ngữ. Hay nói cách khác, huyền thoại bao gồm hai hệthống kí hiệu, hệthống này chèn lên hệ thống kia. Trong đó, hệthống thứnhất chính là mô hình ba thành phần theo lí thuyết kí hiệu học của nhà ngôn ngữhọc Ferdinand de Saussure: cái biểu đạt – cái được biểu đạt – kí hiệu(là sựkết hợp của hai yếu tốtrước). Dựa trên mô hình này, Barthes đã phát triển lên thành một hệthống kép, trong đó yếu tốkết thúc của hệ thống thứnhất chính là yếu tốbắt đầu cho hệthống thứhai. Khi ấy, cái biểu đạt của huyền thoại vừa là nghĩa vừa là hình thức và “với tưcách là tổng các kí hiệu ngôn ngữ, nghĩa của huyền thoại có giá trị đặc thù, nó thuộc vềmột câu chuyện” [05, tr. 303] chứkhông đơn thuần là nghĩa biểu đạt của các kí hiệu riêng rẽ. Với tưcách là một hệthống kíhiệu, một thứsiêu ngôn ngữ, huyền thoại hiện diện ởkhắp mọi nơi. Thậm chí ngày nay ởnhiều nơi trên thếgiới đâu đó vẫn còn tồn tại những tộc người sống biệt lập với xã hội bên ngoài và lối tưduy nguyên thủy vẫn chi phối hành vi, cách ứng xửcủa họmột cách sâu sắc.

pdf138 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Người yêu dấu (Beloved) của Foni morrison dưới góc nhìn huyền thoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________________ Đường Thị Thùy Trâm “NGƯỜI YÊU DẤU” (BELOVED) CỦA TONI MORRISON DƯỚI GÓC NHÌN HUYỀN THOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________________ Đường Thị Thùy Trâm “NGƯỜI YÊU DẤU” (BELOVED) CỦA TONI MORRISON DƯỚI GÓC NHÌN HUYỀN THOẠI Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO NGỌC CHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1 . Huyền thoại và vai trò của huyền thoại trong sáng tác văn học Ngay từ khi vũ trụ đang còn là một cõi hỗn mang, cùng với tư duy nguyên thủy còn khá hạn chế của loài người thuở khai thiên lập địa, huyền thoại xuất hiện như một công cụ để con người nhận thức thế giới và nhận thức chính bản thân mình. Những luận giải về giới tự nhiên về sau được tập hợp, gìn giữ và truyền tụng như một hình thức lưu dấu về giai đoạn khởi thủy của nhân loại và dân tộc. Ngày nay, kho tàng các tích truyện dân gian vô cùng quí báu ấy luôn chiếm một vị trí quan trọng trong cơ tầng văn hóa của mỗi dân tộc. Bất cứ một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nào trên thế giới đều lưu giữ cho riêng mình một hệ huyền thoại, có khi khu biệt, có khi giao thoa với các dân tộc khác, nhưng cho dù có sự gặp gỡ đi chăng nữa thì những gì thuộc về bản sắc văn hóa vẫn luôn hiện diện trong các dị bản. Khi giải thích về nguồn gốc của vạn vật, huyền thoại chứa đựng trong mình đặc trưng của mỗi vùng đất sản sinh ra nó nhưng đồng thời cũng mang dáng dấp của tư duy nguyên thủy và được xem là tài sản chung của nhân loại. Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, những tưởng một kho thần thoại vĩ đại của nhân loại đã hoàn tất nghĩa vụ xa xưa của nó, chấp nhận lui về quá vãng, nhưng không, huyền thoại vẫn chứng tỏ tầm ảnh hưởng sâu sắc lên nhiều lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội. Ngay từ khi xuất hiện, huyền thoại đã mang trong mình trọng trách thiêng liêng: “là mô hình đầu tiên của mọi hệ tư tưởng, là cái nôi nguyên hợp của nhiều loại hình văn hóa khác nhau – văn học, nghệ thuật, tôn giáo và ở mức độ nào đó, cả triết học, thậm chí cả khoa học” [39, tr. xiv]. Chính vì vậy, bất kì một hiện tượng nào của cuộc sống thường nhật dù nhỏ nhặt hay lớn lao đều có thể tìm thấy trong đó sự kết nối với những cội rễ huyền thoại. Trong công trình nghiên cứu Những huyền thoại [05], Roland Barthes đã ví huyền thoại như là hệ thống kí hiệu thứ hai, một siêu ngôn ngữ. Hay nói cách khác, huyền thoại bao gồm hai hệ thống kí hiệu, hệ thống này chèn lên hệ thống kia. Trong đó, hệ thống thứ nhất chính là mô hình ba thành phần theo lí thuyết kí hiệu học của nhà ngôn ngữ học Ferdinand de Saussure: cái biểu đạt – cái được biểu đạt – kí hiệu (là sự kết hợp của hai yếu tố trước). Dựa trên mô hình này, Barthes đã phát triển lên thành một hệ thống kép, trong đó yếu tố kết thúc của hệ thống thứ nhất chính là yếu tố bắt đầu cho hệ thống thứ hai. Khi ấy, cái biểu đạt của huyền thoại vừa là nghĩa vừa là hình thức và “với tư cách là tổng các kí hiệu ngôn ngữ, nghĩa của huyền thoại có giá trị đặc thù, nó thuộc về một câu chuyện” [05, tr. 303] chứ không đơn thuần là nghĩa biểu đạt của các kí hiệu riêng rẽ. Với tư cách là một hệ thống kí hiệu, một thứ siêu ngôn ngữ, huyền thoại hiện diện ở khắp mọi nơi. Thậm chí ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới đâu đó vẫn còn tồn tại những tộc người sống biệt lập với xã hội bên ngoài và lối tư duy nguyên thủy vẫn chi phối hành vi, cách ứng xử của họ một cách sâu sắc. Lịch sử loài người trải qua hàng thế kỉ tồn tại và phát triển cùng với sự đồng hành của văn học nghệ thuật. Là một hình thái ý thức của huyền thoại, văn học cũng không nằm ngoài trường lực tác động của “cái nôi nguyên hợp” này. Có thể nói trong bất kì một thể loại văn học nào, từ huyền thoại (hay thần thoại – theo cách gọi thường gặp), sử thi đến truyện cổ tích hay thơ ca,… đều thấp thoáng trong đó các tích truyện huyền thoại. Điều này đã được Meletinsky – một học giả Xô Viết nổi tiếng về folklore học và kí hiệu học - chứng minh và khẳng định nhiều lần trong các công trình nghiên cứu của ông về huyền thoại, ví dụ như: truyện cổ tích là một mảnh vỡ được “văng ra” từ huyền thoại, hay “truyện cổ tích thoát thai từ huyền thoại” [39, tr. 355], hoặc “nguồn gốc chủ yếu của việc hình thành các sử thi cổ đại là các truyện cổ tích – tráng ca (…) và đặc biệt là huyền thoại” [39, tr. 364]. Cùng với bao thăng trầm của cuộc sống, văn học đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi về phương pháp sáng tác, hình thành nên những trào lưu văn học khác nhau, bổ sung và thay thế cho nhau. Nếu như thế kỉ XIX là giai đoạn phát triển rực rỡ của những sáng tác thuộc trường phái hiện thực chủ nghĩa thì thế kỉ XX lại được chứng kiến sự lên ngôi của những sáng tác theo khuynh hướng “huyền thoại hóa”. Tiểu thuyết của J. Joyce, Th. Mann, F. Kafka,… thơ của T. S. Eliot, W. B. Yeats,… kịch của J. Anouilh, Claudel, Cocteau,… là những ví dụ tiêu biểu. Một cách lặng lẽ, huyền thoại ngả bóng vào địa hạt sáng tác văn chương như một lẽ tất yếu. Điều này một lần nữa chứng tỏ sự trường tồn của những giá trị tinh thần được trầm tích qua thời gian, được đảm bảo bởi một độ lùi lịch sử đáng kể, đủ dài để loại bỏ những gì không xứng đáng và chưng cất nên những gì tinh túy nhất. 1.2 . Toni Morrison – nhà văn của những thân phận nô lệ cùng khổ Hòa vào khuynh hướng huyền thoại hóa trong sáng tác văn học thế kỉ XX là một nữ văn sĩ mà cho đến nay sáng tác của bà vẫn nhận được sự quan tâm sâu rộng của đông đảo độc giả. Đó là những trang tiểu thuyết làm dấy lên trong lòng người đọc những trạng thái xúc cảm trái ngược: vừa giận giữ vừa thương xót, vừa kinh hãi nhưng cũng đầy thán phục, bàng hoàng mà lại cảm thông vô hạn,… Toni Morrison đã dành trọn cuộc hành trình trên trang viết để phơi bày một hiện thực bấy lâu hoặc bị phớt lờ (bởi những người Mỹ da trắng) hoặc cố tình trốn chạy (bởi những người Mỹ gốc Phi) – đó là chế độ nô lệ (Slavery) và nạn phân biệt chủng tộc (Apartheid) khắc nghiệt kéo dài hàng mấy trăm năm (1619 – 1865) trên đất Mỹ. Cùng các nhà văn Mĩ gốc Phi khác, Morrison sử dụng huyền thoại (huyền thoại Hi Lạp, huyền thoại châu Phi…) trong các tác phẩm của mình với ý nghĩa mang những giá trị văn hóa của tổ tiên đến gần hơn với các thế hệ hậu duệ và đồng thời cũng gần hơn với cả những ai đã cố tình đánh cắp nó. Toni Morrison, tên khai sinh là Chloe Anthony Wofford, sinh ngày 18 tháng 2 năm 1931. Bút danh “Toni” được hình thành trong những năm tháng học đại học bởi những người bạn cùng lớp của bà, còn “Morrison” được lấy theo họ của người chồng đầu tiên gốc Jamaika. Sinh trưởng trong một gia đình người Mỹ gốc Phi (African – American hoặc Afro – American) nên ngay từ nhỏ, cô bé Chloe đã sớm cảm nhận được sự bất bình đẳng trong xã hội Mỹ. Mặc dù không trực tiếp hứng chịu sự khắc nghiệt của chế độ nô lệ, hơn nữa nạn phân biệt chủng tộc đến thế hệ của nhà văn cũng đã giảm đi phần nào nhưng những gì được hấp thu từ thời niên thiếu vẫn tác động không nhỏ đến trực cảm sáng tác của bà sau này. Ông bà ngoại của tác giả vốn là những người da đen di cư từ Alabama (Kentucky) đến Ohio (bối cảnh chính của tiểu thuyết Người yêu dấu) vào năm 1912. Hơn ai hết, họ vô cùng thấu hiểu nỗi cùng cực của cuộc sống nô lệ, sự nghèo đói và thái độ kì thị của những người da trắng đối với cư dân da màu. Bố của tác giả là một nông dân chuyên trồng hoa màu nhưng do không chịu được sự áp chế chủng tộc của tiểu bang Georgia nên phải chạy lên mạn Bắc. Vốn là một tiểu bang nằm ở phía Bắc Hoa Kì, Ohio được hình thành bởi những người dân nhập cư da màu đa sắc tộc đổ về từ khắp nơi trên thế giới. Thị trấn Lorain - nơi nhà văn sinh sống - cũng mang những đặc điểm văn hóa tương tự. Ở một đất nước được mệnh danh là Tân Thế giới, là miền đất hứa như Hoa Kì, chế độ nô lệ và nạn phân biệt chủng tộc mặc dù trên danh nghĩa đã được chấm dứt từ lâu nhưng kì thực thì những hậu quả mà nó để lại cho đến nay vẫn chưa thể gột sạch. Luật pháp có thể khống chế nạn bạo hành và sự bất công, thời gian có thể xoa dịu những vết thương trong quá khứ nhưng tư tưởng kì thị trong cộng đồng da trắng cũng như những chấn thương tinh thần mà người da màu phải gánh chịu thì không thể biến mất trong chốc lát được. Những nô lệ da đen – đối trọng chủ yếu của người Mĩ da trắng trong tư tưởng phân biệt chủng tộc – bị cho là nguyên nhân chủ yếu khiến cho dòng máu của những người Mĩ da trắng – những con người ưu tú “được Chúa lựa chọn” – bị lai tạp. Và cho đến tận bây giờ, ở một xã hội hiện đại vào bậc nhất như Mĩ, những tư tưởng lạc hậu trên vẫn còn tồn tại. Tiểu thuyết gia Toni Morrison bộc lộ niềm yêu thích văn chương từ khá sớm. Thuở nhỏ, bà chăm chỉ học tiếng Latinh, say mê đọc tiểu thuyết của Gustave Flaubert, Jane Austen, L. Tonxtoi,... Tốt nghiệp trung học loại ưu, Toni Morrison học ngành khoa học xã hội tại đại học Howard – nơi chuyên giáo dục những sinh viên da đen. Hoàn tất bậc đại học vào năm 1953, bà theo học cao học tại Đại học Cornell chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ Anh, sau đó là quãng thời gian chuyên tâm tìm hiểu các tác phẩm của Virginia Woolf và William Faulker – hai tác giả có tầm ảnh hưởng không nhỏ trong sáng tác của nhà văn sau này. Bên cạnh đó, bà cũng từng theo học những bậc thầy của phong trào bảo vệ người da màu như: nhà thơ Sterling Brown, nhà triết học Alain Blocke,… Chính vì sớm được hấp thu một nền văn hóa, giáo dục luôn có sự gắn bó mật thiết với những vấn đề khá nhạy cảm như chủng tộc, giai cấp, dân quyền, nhân quyền… nên ngay từ những năm tháng tuổi trẻ, Toni Morrison đã tích cực tham gia vào các phong trào tranh đấu cho Dân quyền của người da đen. Ở người phụ nữ này dường như luôn thường trực một xúc cảm mạnh mẽ về những gì thuộc về ý thức bản ngã. Chính vì vậy, việc lên tiếng khẳng định và bảo vệ giá trị tồn tại của giống nòi như một bản năng sẵn có nơi bà, là hệ quả tất yếu của những gì tuổi thơ được thụ cảm. Hiện nay, bà là “Giáo sư phụ trách bộ môn Xã hội học” tại Đại học Princeton, Hoa Kì. Toni Morrison đến với văn chương như một sự bày tỏ những suy nghĩ của một người dân yếm thế trên đất Mĩ, một sự phơi bày những góc khuất của xã hội hiện đại, một tiếng nói mạnh mẽ vì quyền bình đẳng, một hành động khơi gợi lại những gì cố tình bị lãng quên trong quá khứ. Tiểu thuyết của bà là những trang viết tìm về quá khứ được sáng tác hướng về số phận của cộng đồng nô lệ da đen cùng khổ. Mắt biếc (The Bluest Eye) – tác phẩm đầu tiên được hoàn thành vào năm 1970 kể về câu chuyện của Pecola – cô bé da đen luôn cầu xin Thượng Đế cho mình có được một đôi mắt xanh biếc – vốn là biểu tượng về vẻ đẹp của người Mĩ da trắng. Rồi lần lượt những tác phẩm sau đó như Sula (1973), Bài ca của Solomon (Song of Solomon – 1977), Tar Baby (1981), Người yêu dấu (Beloved - 1987), Jazz (1992), Thiên đường (Paradise – 1998), Tình yêu (Love – 2003), và cuốn tiểu thuyết gần đây nhất là A Mercy (tạm dịch là Lòng khoan dung, xuất bản vào tháng 11 – 2008) đều là những xúc cảm về cuộc đời của người nô lệ da đen trên đất Mỹ. Trong số chín tiểu thuyết vừa nêu thì tác phẩm được phần lớn độc giả đánh giá là nổi bật hơn cả, “thành công và tinh tế hơn cả” là tiểu thuyết Người yêu dấu. Đó là lịch sử thân phận cá nhân tải nặng cả một quá khứ tập thể. Một bản thánh ca dâng tặng tình yêu, tình mẫu tử. Một cuốn tiểu thuyết của lầm lỗi và lòng khoan dung, của sự lãng quên và nỗi ám ảnh, của cái chết như sự hi sinh tất yếu và khát vọng sống mãnh liệt, của những giày vò đau đớn đối với tâm hồn và ngọn lửa yêu thương bất diệt. (Lời tựa của tiểu thuyết Beloved [95] được xuất bản ở Việt Nam với tên gọi Thương [42]). Thuở nhỏ, Toni Morrison chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nguồn cội văn hóa châu Phi, từ truyền thống gia đình, bên cạnh đó là những câu chuyện kể nhuốm màu huyền thoại của cha mẹ. Khi trưởng thành, trên cuộc hành trình đến với văn học, nhà văn lại được tiếp cận với khuynh hướng huyền thoại hóa trong văn học của thế kỉ XX, đồng thời tự nghiên cứu và chịu ảnh hưởng khá rõ nét về phương pháp sáng tác của hai tác giả Woolf và Faulker. Những nguồn lực khách quan trên đã đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành nên phong cách sáng tác của tác giả: chú trọng khai thác đề tài về người nô lệ da đen và những tàn tích của một thời kì xưa cũ dưới ánh sáng của huyền thoại. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Hiện nay, ở Việt Nam đang lưu hành hai bản dịch của tiểu thuyết Beloved. Bản dịch thứ nhất có tên gọi Người yêu dấu được xuất bản vào năm 2007 của hai dịch giả Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thanh Tâm (nhà xuất bản Văn Học). Bản dịch thứ hai là Thương, xuất bản vào năm 2008 do tác giả Hồ như dịch, nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành. Vào thời điểm chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại” thì chỉ mới xuất hiện duy nhất một bản dịch. Chính vì vậy, chúng tôi đã giải quyết vấn đề trong sự đối sánh giữa hai văn bản: nguyên tác bằng tiếng Anh – Beloved và bản chuyển ngữ sang tiếng Việt với tên gọi Người yêu dấu [41]. Để thuận tiện về vấn đề ngôn ngữ cũng như giúp cho những ai quan tâm dễ dàng hơn khi tìm hiểu cả bản dịch lẫn nguyên tác, chúng tôi đã lấy tên đề tài ở cả hai ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng Anh. Khi bản dịch của tác giả Hồ Như xuất hiện, có lẽ do đã có sự tham khảo và đối sánh với bản dịch truớc nên trong lần chuyển ngữ này, chúng tôi cũng nhận thấy những ưu trội của bản dịch sau. Chính vì vậy, chúng tôi xem đây là tài liệu tham khảo bổ sung để hiểu hơn về nguyên tác. Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi cũng tìm hiểu thêm những tiểu thuyết khác của Toni Morrison để nắm bắt tư tưởng xuyên suốt trong các sáng tác của bà. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Ở thể loại tiểu thuyết, mỗi tác phẩm của Toni Morrison đều có một tầm ảnh hưởng nhất định đối với độc giả. Đó đều là những tác phẩm “tuyệt đẹp và gắn bó máu thịt với cuộc sống và con người” (đánh giá của Viện Hàn lâm Thụy Điển). Tuy vậy, cho đến thời điểm này, trong số các sáng tác của bà thì sức lan tỏa rộng lớn của Người yêu dấu1 là điều không ai có thể phủ nhận. Với Người yêu dấu, Toni Morrison một lần nữa khẳng định vai trò của thủ pháp huyền thoại hóa như là một thủ pháp nghệ thuật đắc dụng và xuyên suốt, góp phần quan trọng tạo nên tầm ảnh hưởng cho những tác phẩm của bà. Nghiên cứu “yếu tố huyền thoại” trong tiểu thuyết Người yêu dấu, chúng tôi sẽ tập trung giải quyết những vấn đề sau: - Giới thuyết về các khái niệm trung tâm như: huyền thoại, cổ mẫu, hiến tế, tái sinh,… nhằm tạo tiền đề cho việc thuyết minh những nội dung sau đó một cách hiệu quả. - Sự tái hiện đầy ám ảnh của “những hình tượng mang tính hằng số” (cách gọi của C. Jung) hay là những “cổ mẫu” (archétype). - Bàn về “nguyên lý tính Mẫu” trong tác phẩm. “Tính Mẫu” thể hiện qua hình tượng của những người phụ nữ bất hạnh nhưng vĩ đại như Baby Suggs, Sethe, và trong vô vàn những nhân vật hữu danh cũng như vô danh khác. Nội dung này được triển khai trong sự đối sánh với huyền tích về vai trò của người phụ nữ trong thần thoại cổ xưa. - Sự hóa thân của Beloved, ý nghĩa ẩn giấu sau câu chuyện kinh hoàng về quá trình “hiến tế” và “tái sinh” của cô, các tầng nghĩa của “tái sinh” và “hiến tế” đối với các nhân vật trong tác phẩm nói riêng và của cả dân tộc châu Phi trên đất Mĩ nói chung. 1 Kể từ trang này, để tránh nhầm lẫn, chúng tôi sẽ thống nhất cách viết như sau: Người yêu dấu – chỉ tên tác phẩm và Beloved – chỉ tên nhân vật. - Cuộc hành trình tìm kiếm tự do của mỗi cá nhân trong Người yêu dấu. Để thoát khỏi kiếp nô lệ, họ đã phải chấp nhận đánh đổi không ít và những chấn thương về tinh thần sau này vẫn không thôi giày vò, ám ảnh họ. Sự “tái sinh” liệu có được như mong muốn sau khi những người nô lệ da đen đã chấp nhận “hiến tế” quá nhiều? … Tất cả những vấn đề trên đã tạo nên không khí huyền thoại cho một tác phẩm mang hơi thở hiện đại. Người yêu dấu là sự kết hợp giữa cái thường nhật và cái đột hiện, hiện thực và siêu thực trộn lẫn nhưng lại khiến độc giả chấp nhận như một điều tất yếu. Đặc điểm này cũng giúp khẳng định giá trị của tác phẩm trong việc phơi bày một hiện thực đau lòng vốn đã ăn sâu bén rễ trong lòng xã hội Mĩ hàng mấy thế kỉ. Đó là chế độ nô lệ (Slavery) và nạn kì thị chủng tộc (Apactheid). Bên cạnh đó thủ pháp huyền thoại hóa có tác dụng nâng cao tầm vóc của tác phẩm khiến cho những vấn đề được phản ánh trở nên chân thực như nó vốn dĩ, bởi lẽ không ai có thể thay đổi được những gì đã thuộc về huyền thoại. Người yêu dấu kể một câu chuyện về lịch sử nhưng lại không gợi nên trong lòng độc giả cảm giác đang đọc một bản trần thuật khô cứng mà như đang chứng kiến một câu chuyện đầy xúc cảm, giàu tính nhân văn và giá trị hiện thực. Trong quá trình tìm hiểu đề tài, vì một số điều kiện khách quan và chủ quan chi phối nên ở luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu khai thác những biểu hiện của phương pháp sáng tác theo khuynh hướng huyền thoại hóa trong tiểu thuyết Người yêu dấu – một dấu ấn quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Toni Morrison, là tác phẩm giúp bà đạt giải thưởng Pulitzer về sáng tác tiểu thuyết vào năm 1988, đồng thời cũng là tiền đề cho giải thưởng vô cùng danh giá sau này, giải Nobel văn học năm 1993 như một sự ghi nhận những đóng góp của tác giả trong công cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng của người da màu trên đất Mĩ. Tiểu thuyết Người yêu dấu đã được chuyển thể thành phim vào năm 1998. 3. Lịch sử vấn đề Trong phần này chúng tôi sẽ điểm qua những công trình nghiên cứu, những đánh giá, nhận định của các tác giả trong và ngoài nước xung quanh tác phẩm Người yêu dấu và ít nhiều có liên quan đến phạm vi của đề tài: “Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại”. Chúng tôi sẽ không giới thuyết về các khái niệm cũng như bàn về nội dung của tác phẩm mà những vấn đề này sẽ được đề cập đến trong phần nội dung chính. Hiện nay, Toni Morrion là một trong những tác giả nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà lý luận, phê bình văn học cũng như của đông đảo độc giả trên thế giới. Có lẽ không quá lời khi cho rằng bà là một nhà văn khá đặc biệt so với những nhà văn người Mĩ khác cùng thời. Toni Morrison là một tiểu thuyết gia Mĩ gốc Phi. Chính vì vậy mà những gì được bà lựa chọn để phản ánh trong tác phẩm hầu hết đều liên quan đến các khía cạnh khá nhạy cảm của cộng đồng người dân nhập cư da đen trên đất Mĩ. Chúng chạm đến nỗi đau lâu nay vẫn còn âm ỉ trong họ. Tự do và nô lệ, sự đối trọng giữa (người Mĩ) da trắng và (người Mĩ) da không trắng hay nạn phân biệt chủng tộc, chứng bệnh tự căm ghét chính dòng giống mình, sự sợ hãi khi đối diện với kí ức,… tất cả những vấn đề trên đều thuộc về một góc khuất vẫn nằm rất sâu đâu đó trong mỗi một người Mĩ da đen. Và trong tiểu thuyết của Toni Morrison, những sự thật bị lảng tránh ấy không những đều được chạm đến mà còn bị khuấy đảo một cách dữ dội. Vì những đề tài mang tính thời sự luôn xuất hiện trong tiểu thuyết của Toni Morrison nên dù cho chúng có ẩn mình sau những phép ẩn dụ, những biểu tượng đa nghĩa hay thủ pháp huyền thoại hóa đi nữa thì người đọc vẫn nhận ra ý nghĩa hiện thực được gửi gắm trong tác phẩm. Trong một bài phỏng vấn, tác giả của tiểu thuyết Người yếu dấu từng khẳng định “một tác phẩm nghệ thuật phải mang ý nghĩa chính trị” nên những bài nghiên cứu về tác phẩm của bà nói chung hoặc tiểu thuyết nói riêng thường hướng vào việc khai thác khía cạnh này. Về Người yêu dấu, hiện nay, trên thế giới tuy có nhiều hướng tiếp cận khác nhau nhưng tựu trung đều
Tài liệu liên quan