Là quốc gia láng giềng có lịch sửquan hệlâu đời, Campuchia - Việt Nam có
chung đường biên giới trên đất liền, trên biển. Bắt nguồn từquan hệláng giềng
truyền thống nên hai dân tộc đã luôn kềvai sát cánh chiến đấu, đồng cam cộng khổ,
một lòng ủng hộgiúp đởlẫn nhau trong cuộc đấu tranh lâu dài gian khổchống kẻthù
chung xâm lược, xây đắp nên tình đoàn kết chiến đấu sắt son tôi luyện qua thửthách.
Tình đoàn kết đó đã là sức mạnh vô địch lần lượt đánh thắng mọi kẻthù đếquốc,
bành trướng xâm lược hung hãn nguy hiểm nhất của thời đại. Sức mạnh của tình đoàn
kết đó đã đạp đỗách thống trịcủa bọn đếquốc và bành trướng, bá quyền đưa lại độc
lập tựdo cho mỗi nước .
Quan hệCampuchia - Việt Nam là quan hệláng giềng có những đặc thù riêng
biệt, trải qua bao thăng trầm của nhiều biến cốlịch sử, không phải lúc nào cũng thuận
buồm xuôi gió. Hơn nữa các thếlực đếquốc và phản động quốc tếcó lúc đã lợi dụng
tình trạng bất thường các quan hệnày đểtập hợp lực lượng trong và ngoài khu vực
bao vây cô lập, hòng kiềm chếvà làm suy yếu Việt Nam. Bằng quan hệchính trị
ngoại giao, Campuchia - Việt Nam hai nước đã đấu tranh bềbỉlàm thất các âm mưu
và thủ đoạn đó .
153 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3211 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ Campuchia – Việt Nam 1985 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUANG THUẦN
QUAN HỆ CAMPUCHIA – VIỆT NAM
1985 - 2006
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPP : Đảng Nhân dân Campuchia
FULRO : Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị áp bức.
(Front Uni de Lutte des Races Opprimées)
JIM : Cuộc gặp không chính thức ở Jakarta
(Jakarta Informal Meeting)
SNC : Hội đồng Dân tộc Tối cao Campuchia
(Supreme Nation Council)
SOC : Nhà nước Campuchia
(State of Campuchea)
UNHCR : Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.
(United Nations High Commissioner for Refugees)
UNTAC : Tổ chức gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia.
(United Nations Transitional Authority in Campuchia)
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Là quốc gia láng giềng có lịch sử quan hệ lâu đời, Campuchia - Việt Nam có
chung đường biên giới trên đất liền, trên biển. Bắt nguồn từ quan hệ láng giềng
truyền thống nên hai dân tộc đã luôn kề vai sát cánh chiến đấu, đồng cam cộng khổ,
một lòng ủng hộ giúp đở lẫn nhau trong cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ chống kẻ thù
chung xâm lược, xây đắp nên tình đoàn kết chiến đấu sắt son tôi luyện qua thử thách.
Tình đoàn kết đó đã là sức mạnh vô địch lần lượt đánh thắng mọi kẻ thù đế quốc,
bành trướng xâm lược hung hãn nguy hiểm nhất của thời đại. Sức mạnh của tình đoàn
kết đó đã đạp đỗ ách thống trị của bọn đế quốc và bành trướng, bá quyền đưa lại độc
lập tự do cho mỗi nước .
Quan hệ Campuchia - Việt Nam là quan hệ láng giềng có những đặc thù riêng
biệt, trải qua bao thăng trầm của nhiều biến cố lịch sử, không phải lúc nào cũng thuận
buồm xuôi gió. Hơn nữa các thế lực đế quốc và phản động quốc tế có lúc đã lợi dụng
tình trạng bất thường các quan hệ này để tập hợp lực lượng trong và ngoài khu vực
bao vây cô lập, hòng kiềm chế và làm suy yếu Việt Nam. Bằng quan hệ chính trị
ngoại giao, Campuchia - Việt Nam hai nước đã đấu tranh bề bỉ làm thất các âm mưu
và thủ đoạn đó .
Trong thời đại toàn cầu hoá nền kinh tế, liên kết khu vực và hội nhập quốc tế,
muốn duy trì và phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị ổn định, thì cần phải đẩy
mạnh hợp tác nhiều mặt trên nguyên tắc bình đẳng đôi bên cùng có lợi để tạo nên sự
bền vững, gắn kết với nước láng giềng.
Hơn nữa, biên giới lãnh thổ là thiêng liêng đối với mỗi quốc gia, ổn định biên
giới góp phần ổn định đời sống chính trị của mỗi nước, đem lại láng giềng hữu nghị
tốt đẹp và hợp tác toàn diện để xây dựng phát triển kinh tế.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài quan hệ Campuchia - Việt
Nam từ năm 1985 đến năm 2006 làm đề tài luận văn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề quan hệ Campuchia - Việt Nam từ xưa đến nay được nhiều nhà khoa
học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, nhưng do hạn chế về tư liệu nên còn
nhiều vấn đề còn đang thảo luận, ở trong nước còn quá ít tài liệu nói về mối quan hệ
Campuchia - Việt Nam, nhất là giai đoạn từ năm 1986 đến nay. Trong số những công
trình nghiên cứu đã được công bố tại Việt Nam, chúng tôi xin điểm qua một vài công
trình tiêu biểu:
Năm 1981, Nhà xuất bản Thông tin lý luận đã xuất bản công trình “Tam giác
Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam” của Uyn - phrết Bớc - sét cung cấp rất nhiều
tư liệu, tác giả đã vẽ nên bức tranh khá đầy đủ về cuộc sống của nhân dân Campuchia
trong thời kỳ Pônpôt - Iêng Xary lãnh đạo đất nước. Đồng thời công trình làm sáng tỏ
được phần nào thái độ của Việt Nam đối lập hẳn với thái độ giới cầm quyền Bắc
Kinh đối với sự sống còn của nhân dân Campuchia.
Năm 1982, Nhà xuất bản Thanh niên đã xuất bản công trình “Xứ sở nụ cười”
của Tạ Văn Bảo, công trình này vạch trần tội ác của Pônpôt - Iêng Xary, đồng thời
lên án âm mưu của các nước Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan nuôi dưỡng, cung cấp vũ
khí để đẩy trở về phá hoại đời sống của nhân dân Campuchia vừa được khôi phục, để
Khmer Đỏ tiếp tục diệt chủng theo sự chỉ đạo của Bắc Kinh. Đã một thời một số cơ
quan nhân đạo quốc tế cũng tiếp tế lương thực, thuốc men cho bọn tàn quân này.
Năm 1984, Nhà xuất bản Sự thật đã xuất bản công trình “Sự thật về quan hệ
Thái Lan - Campuchia, Thái Lan - Lào”, Công trình này bao gồm hai văn kiện quan
trọng của bộ ngoại giao nước cộng hòa nhân dân Campuchia công bố tháng 9 năm
1983 và của bộ ngoại giao nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào công bố tháng 9 năm
1984 nhằm vạch trần chính sách thù địch, xâm lược, bành trướng của Thái Lan đối
với Campuchia và Lào trong lịch sử và trong giai đoạn hiện tại. Trong công trình này
nói đến mối quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng như mối quan hệ ba nước Đông
Dương luôn kề vai sát cánh chiến đấu, đồng cam cộng khổ, một lòng ủng hộ giúp đỡ
lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.
Những học giả người úc cũng quan tâm nghiên cứu mối quan hệ giữa các nước
Đông Dương và được Nhà xuất bản Quân đội Nhân Dân đã xuất bản năm 1986. Với
nhan đề “Chân lý thuộc về ai” của tác giả Grantơ Ivanxơ - Kenvin Râulây. Công
trình nghiên cứu về các cuộc xung đột ở khu vực bán đảo Đông Dương từ sau ngày
miền Nam được giải phóng. Dưới cách nhìn và nhận thức của các học giả phương
Tây, các tác giả chứng minh Việt Nam không phải là người gây ra cuộc khủng hoảng
ở Đông Dương; phê phán mạnh mẽ chính sách của Trung Quốc và Mỹ trong khu vực;
chứng minh mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương là mối quan hệ bình đẳng, tin
cậy lẫn nhau, giúp đỡ và hợp tác với nhau.
Năm 1998, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân đã xuất bản công trình “Năm
mươi năm ngoại giao Việt Nam” gồm 2 tập của tác giả Lưu Văn Lợi. Trong công
trình này, tác giả cũng đã nêu lên quan hệ Campuchia - Việt Nam, thông qua các cuộc
đàm phán, phân tích tiến trình đàm phán “vấn đề Campuchia” để tiến tới ký Hiệp
định Paris 1991.
Năm 2001, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc đã xuất bản công trình “Mấy vấn đề
lịch sử châu á và lịch sử Việt Nam một cách nhìn” trong đó tác giả Nguyễn Văn
Hồng với chủ đề “Campuchia con đường lịch sử lựa chọn và sự lựa chọn con đường
có tính chất lịch sử”. Nhân dân Campuchia đã tự lựa chọn con đường lịch sử, mong
muốn xây dựng một nước Campuchia độc lập phồn vinh, bảo đảm hạnh phúc ấm no
cho nhân dân. Trên con đường lịch sử đầy gian khổ thử thách nhưng vinh quang đó,
nhân dân Campuchia cũng như nhân dân Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng: “Phát
triển và củng cố mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương đoàn kết và tôn trọng độc
lập, chủ quyền mỗi nước. Hợp tác toàn diện, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc là qui luật sống còn và phát triển của cả ba dân tộc anh em” [18, tr.326].
Năm 2003, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân đã xuất bản công trình “Từ cuộc
chiến chống CIA đến người tù của Khmer Đỏ” công trình được dựa theo Hồi ký của
Nôrôđôm Xihanuc, thuật lại những biến cố to lớn xảy ra trên đất Campuchia từ giai
đoạn 1970 đến 1979, mở đầu bằng cuộc đảo chính do cục tình báo trung ương Mỹ
chủ mưu và kết thúc bằng sự sụp đổ của Khmer Đỏ.
Năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã xuất bản công trình “Ngoại
giao Việt Nam 1945-2000” của tác giả Nguyễn Đình Bin (Chủ biên). Trong công
trình này, đáng chú ý là tác giả đã dành 15 trang để tái hiện và phân tích tiến trình
đàm phán “vấn đề Campuchia” để tiến tới ký Hiệp định Paris 1991. Trong đó tác giả
làm nổi bật lên vấn đề là Việt Nam luôn chủ động thúc đẩy tiến trình đàm phán để
nhanh chóng giải quyết “vấn đề Campuchia” không để các nước lớn lợi dụng “vấn đề
Campuchia” để chống phá Việt Nam.
Năm 2006, Nhà xuất bản Thế giới đã xuất bản công trình “Lược sử vùng đất
Nam Bộ” của Hội khoa học lịch sử Việt Nam do GS.TSKH Vũ Minh Giang làm chủ
biên. Nhóm tác giả biên soạn trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học liên quan ở trong nước và ngoài nước. Công trình trình bày một cách
khách quan, có hệ thống , đơn giản và cô động những tư liệu chứng cứ cơ bản về lịch
sử phát triển của vùng đất Nam Bộ. Công trình còn phản ánh sự tranh chấp biên giới
vùng đất Nam Bộ giữa Campuchia - Việt Nam trong qua khứ. Hiện nay được hai
nước đàm phán bằng con đường hòa bình để phân định cắm mốc biên giới.
Những nghiên cứu riêng biệt nêu trên dẫu sao cũng không thể khái quát một
cách đầy đủ về quan hệ Campuchia - Việt Nam. Quan hệ Campuchia - Việt Nam là
vấn đề hết sức nhạy cảm, đặc biệt là trong những năm gần đây quan hệ hai nước có
nhiều diễn biến mới vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Mặt khác, từ lịch sử nghiên
cứu vấn đề cho thấy, việc nghiên cứu mối quan hệ Campuchia - Việt Nam từ năm
1986 đến 2006 như một chỉnh thể vận động là một hướng đi mới cần được tiếp tục
khai phá, bởi vì có những thông tin gần đây mới được công khai và phổ biến.
3. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu quan hệ Campuchia - Việt Nam trong giai đoạn 1985 - 2006.
- Làm rõ mối quan hệ chính trị, ngoại giao giải quyết các vấn đề tranh chấp
biên giới giữa hai nước, quá trình đàm phán để ký Hiệp ước biên giới năm 1985.
- ảnh hưởng của các nước lớn đến mối quan hệ Campuchia - Việt Nam trong
quá trình đàm phán để ký Hiệp định Paris về vấn đề Campuchia.
- Mối quan hệ hợp tác giữa hai nước tác động trên các lĩnh vực: An ninh, kinh
tế, du lịch và các vấn đề khác mà hai nước cùng quan tâm.
Từ những đặc điểm của mối quan hệ hai nước để rút ra những nhận xét đánh
giá nhằm thấy được những thời cơ và thách thức cũng như triển vọng quan hệ
Campuchia - Việt Nam trong tương lai.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là Campuchia quan hệ với Việt Nam.
Trong đó chủ thể của mối quan hệ này là Campuchia.
Những quan hệ chính trị thường gắn liền với những lợi ích về lãnh thổ, đất đai.
Hòa bình hay chiến tranh, xung đột hay khoan nhượng... Tất cả còn phụ thuộc vào
chính sách đối ngoại của mỗi nước cũng như những thay đổi của tình hình khu vực và
thế giới, chính vì vậy không thể không nghiên cứu mối quan hệ của các nước có ảnh
hưởng tới quan hệ Campuchia - Việt Nam đó là Trung quốc, Mỹ, Liên Xô, Thái Lan,
Lào...
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, trong đề
tài này chúng tôi cố gắng nghiên cứu tổng thể mối quan hệ Campuchia - Việt Nam
trong sự vận động nội tại của nó dưới sự tác động của tình hình thế giới và khu vực.
Nghiên cứu các vấn đề quan hệ chính trị - ngoại giao và giải quyết các vấn đề tranh
chấp, nghiên cứu sâu về Hiệp ước biên giới, quá trình đàm phán để tiến tới ký Hiệp
định Paris về vấn đề Campuchia, quan hệ hợp tác an ninh quốc phòng, thương mại,
du lịch, các vấn đề mà hai nước đều quan tâm.
6. Giới hạn đề tài.
Quan hệ Campuchia - Việt Nam được giới hạn trong thời gian từ năm 1985
đến năm 2006, đây không phải là những vấn đề hoàn toàn mới mà có cội nguồn và
tiền đề lịch sử tồn tại trong tiến trình lịch sử của quan hệ hai nước qua các giai đoạn.
Năm 1985 là cột mốc quan trọng, hai nước ký Hiệp ước hoạch định biên giới. Năm
2006 là thời điểm có hiệu lực Hiệp ước bổ sung hoạch định biên giới 1985. Vì vậy,
để đảm bảo tính hệ thống, tác giả dành một chương để tìm hiểu quan hệ Campuchia -
Việt Nam ở giai đoạn trước.
Không gian nghiên cứu của vấn đề chỉ dừng lại ở phạm vi quan hệ giữa hai
nhà nước Campuchia và Việt Nam.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời trong quá
trình nghiên cứu, là một đề tài lịch sử, quan điểm khi nghiên cứu là tuân thủ phương
pháp lịch sử. Ngoài việc phân tích, so sánh mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, tác
giả cố gắng trình bày các luận điểm trên cơ sở bám sát các sự kiện lịch sử, chân thực
lịch sử, để tái hiện lại bức tranh sinh động của mối quan hệ Campuchia - Việt Nam
trong hơn 20 năm qua (1985 - 2006). Đồng thời với quá trình đó, tác giả kết hợp kết
hợp sử dụng phương pháp lôgic để lí giải một số vấn đề mang tính chất phức tạp
trong quan hệ giữa hai nước, phát hiện ra bản chất và những đặc điểm manh tính quy
luật đang ẩn mình vô vàn sự kiện phức tạp của quan hệ Campuchia - Việt Nam giai
đoạn này.
Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp liên ngành: Phương pháp nghiên cứu quan
hệ quốc tế, quan hệ kinh tế, chính trị, thống kê để sử lí số liệu, phương pháp trao đổi,
thảo luận để tranh thủ ý kiến mang tính phản biện cho những nhận định, đánh giá...
của mình, nhằm làm giảm bớt chủ quan trong quá trình nghiên cứu.
8. Bố cục luận văn
Luận văn gồm có 178 trang. Phần nội dung chính là 153 trang, trong đó phần
mở đầu 07 trang, kết luận 11 trang, tài liệu tham khảo 09 trang. Luận văn sử dụng 92
tài liệu tham khảo, có 02 bảng và 1 biểu đồ.
Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát quan hệ Campuchia - Việt Nam trong lịch sử.
Chương 2: Quá trình ký kết Hiệp định Paris và quan hệ Campuchia -Việt
Nam giai đoạn (1986-1991).
Chương 3: Quan hệ Campuchia - Việt Nam sang trang mới (1992-
2006).
Bản đồ vương quốc campuchia
Nguồn: Tổng Lãnh sự quán Campuchia tại Tp. Hồ Chí Minh
Chương I. Khái quát quan hệ Campuchia - Việt Nam trong lịch sử
Campuchia - Việt Nam là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn
hóa và phong tục tập quán. Hai nước từng có truyền thống hữu nghị trong nhiều thời
kỳ lịch sử, thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1967. Trong quá khứ hai nước cũng đã
trải qua bao thăng trầm của lịch sử và cùng nhau đấu tranh chống xâm lược. Hai nước
có chung đường biên giới trên bộ, trên biển và có chung dòng sông Mêkông nối liền
hai nước. Đất nước Campuchia và vùng đất Nam bộ và Tây Nguyên của Việt Nam
trên cơ bản thuộc địa vực hạ lưu và châu thổ sông Mêkông. Đây là một vùng có nền
văn hóa lâu đời và tập trung những quan hệ văn hóa truyền thống. Từ những kết quả
nghiên cứu khảo cổ học, người ta có thể nhận ra rằng mấy ngàn năm lịch sử
Campuchia và Việt Nam cùng nằm trong một khu vực văn hóa chun g với những đặc
trưng thống nhất trong lối làm ăn, lối sống, văn hóa nghệ thuật ... Tất cả đã gắn bó
với nhau, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử. Trong quá trình hàng ngàn năm thời
tiền sử và sơ sử, tổ tiên những cộng đồng tộc người sống trên đất Campuchia và
những cư dân vùng đất Nam bộ Việt Nam đã có quan hệ gắn bó với nhau, cùng sáng
tạo nên nền văn minh sông Mêkông với hai trung tâm chính là Tônlê Sap và Đồng
Nai.
1.1. Quan hệ Campuchia - Việt Nam trong lịch sử
Thực tế lịch sử hàng ngàn năm qua, nhân dân Campuchia và nhân dân Việt
Nam đã có mối quan hệ láng giềng hữu nghị, chia ngọt sẻ bùi, tương thân tương ái,
chung lưng đấu cật cải tạo thiên nhiên và chống ngoại xâm. Lịch sử đã chứng minh
rằng trong suốt tiến trình lịch sử, nhân dân hai nước đã nhiều lần cùng nhau chống
giặc ngoại xâm và làm nên những trang sử vẻ vang của cả hai dân tộc.
Trong lịch sử Campuchia, chiến tranh và nội chiến xảy ra liên miên. Đến đầu
thế kỷ VI, nước Chân Lạp và chế độ phong kiến tập quyền được xác lập. Thời kỳ
phồn thịnh của Vương quốc Campuchia bắt đầu kể từ khi vua Giayavacman II giành
độc lập thống nhất đất nước từ tay người Gia va (802-854) đóng đô ở Angkor, mở
đầu cho thời kỳ Angkor. Trong thời kỳ này, các vua Campuchia đã không ngừng tiến
hành rất nhiều cuộc xâm lược các nước láng giềng, xây dựng rất nhiều đền đài nguy
nga, tráng lệ: “sự say sưa chiến công, xa hoa, lãng phí của các ông vua Angkor làm
cho kinh tế đất nước ngày càng kiệt quệ, khiến nhân dân thêm khổ cực và bất mãn.
Đó là nguyên nhân khiến cho đế chế Angkor suy sụp” [1, tr.8].
Sau thời kỳ Angkor huy hoàng, Campuchia rơi vào tình trạng suy thoái kéo
dài. Nước Đại Việt sau thời Lê sơ cũng lâm vào khủng hoảng và bị chia cắt. Trái lại,
Vương quốc Xiêm trẻ trung ngày càng phát tiển, trở thành một Vương quốc hùng
mạnh bậc nhất của khu vực. Trong bối cảnh đó Campuchia mặc nhiên trở thành đối
tượng xâm lược triền miên của người Thái. Những cuộc chiến tranh với người Thái
đã làm cho Vương quốc Campuchia suy yếu trầm trọng. Từ đầu thế kỷ XVII, thông
qua quan hệ hôn nhân, vua Campuchia Chey Chestha II (1618-1625) cưới Ngọc Vạn
con gái chúa Nguyễn Phước Nguyên làm hoàng hậu. Dưới sự bảo trợ của của bà
hoàng hậu người Việt này, cư dân người Việt tới làm ăn sinh sống ở lưu vực sông
Đồng Nai ngày càng nhiều. Những hoạt động của cộng đồng cư dân ngày càng đông
của người Việt đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúa Nguyễn từng bước hợp pháp hóa
sự kiểm soát của mình đối với vùng đất đã được người Việt khai khẩn. Chính vì vậy
các chúa Nguyễn ở Đàng trong đã bước đầu xác lập được ảnh hưởng với triều đình
Campuchia.
Năm 1623, chúa Nguyễn được vua Campuchia Chey Chestha II cho phép:
“Lập thương điếm ở vị trí tương ứng với Sài Gòn để thu thuế” [67, tr.61]. Năm 1658,
Chân lạp xâm phạm lãnh thổ của chúa Nguyễn ở vùng Thuận - Quảng. Chúa Nguyễn
sai quân đi đánh tan buộc Chân Lạp “làm phiên thần hàng năm nộp cống” [7, tr.72].
Năm 1679, hơn 3.000 quân tướng nhà Minh (Trung Quốc) của Dương Ngạn Địch,
Hoàng Tiến ... không chịu quy phục nhà Thanh đến Đà Nẵng xin được quy phục chúa
Nguyễn. Chúa Nguyễn chấp nhận và khiến vua Chân Lạp cho họ tới lập nghiệp ở
Đông Phố vùng đất Đồng Nai. Cùng thời gian này, Mạc Cửu người Quảng Đông
(Trung Quốc), cũng vì không khuất phục triều Thanh, tới Chân Lạp “chiêu tập dân
siêu dạt đến các nơi Phú Quốc, Cần Bột, Gía Khê, Luống cày, Hương úc, Cà Mau
(thuộc tỉnh Hà Tiên) thành lập 7 xã thôn” [7, tr.122], biến toàn bộ vùng đất Hà Tiên
thành khu vực cát cứ của dòng họ mình, hoàn toàn độc lập, không lệ thuộc vào chính
quyền Chân Lạp nữa.
Năm 1693, khi chúa Nguyễn thu phục được vùng đất Chiêm Thành thì Chân
Lạp mới là nước láng giềng trực tiếp của Việt Nam. Mặc dù vùng đất châu thổ sông
Cửu Long lúc đó danh nghĩa thuộc Chân Lạp, nhưng trong thực tế còn hoanh vu, dân
cư thưa thớt, triều đình Chân Lạp chưa quản lý được. Yêu cầu về nhân lực để khai
phá vùng đất này rất lớn. Đúng lúc đó làn sóng di cư ngày càng đông đảo của nông
dân người Việt, Hoa, Chăm đã kéo đến cùng người Khmer sống từ trước tại đây ra
sức khai phá, cải tạo thiên nhiên, chinh phục vùng đất bồi ven biển. Trong việc khai
phá, cải tạo này, vai trò của người Việt rất lớn, sự có mặt của họ lúc đó rõ ràng là rất
cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Với đà phát triển về mọi mặt của
vùng đất này, nơi đây đã trở thành địa bàn cư trú chủ yếu của người Việt đến lập
nghiệp và vùng đất này đã được sát nhập vào bản đồ Việt Nam không bằng bạo lực,
mà bằng con đường hòa hợp chung sống hòa bình, rõ ràng: “Người Việt đến Chân
Lạp không chỉ có những đội quân được đưa sang Chân Lạp chống lại quân Xiêm
hoặc lực lượng thân Xiêm theo yêu cầu của các vua Chân Lạp, không phải dùng
gươm để chiếm lấy đất đai mà là do sự trả công một cách tự nguyện của người Chân
Lạp” [30, tr.7].
Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng
đất Đông Phố: “Bắt đầu đặt phủ Gia Định, Sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh kinh
lượt đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy sứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long (nay
thăng làm phủ) dựng dinh phiên Trấn Biên (tức Biên Hòa ngày nay), lấy xứ Sài Gòn
làm huyện Tân Bình (nay thăng làm phủ), dựng dinh Phiên trấn (tức Gia Định ngày
nay), mỗi dinh đều đặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục và các cơ đội thuyền thủy bộ
tinh binh và thuộc binh. Mở rộng đất đai nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu
mộ những người dân xiêu dạt từ Bố Chính trở về Nam cho đến ở cho đông” [7,
tr.111]. Từ đó Gia Định đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa và hành chính - chính
trị của Nam Bộ. Trước sự phát triển nhanh chóng của vùng Gia Định dưới chính
quyền chúa Nguyễn, năm 1708, Mạc Cửu đem toàn bộ vùng đất Hà Tiên do mình cai
quản về với chúa Nguyễn.
Cuối năm 1755, do mắc lỗi với chúa Nguyễn, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên
chạy về Hà Tiên, nương nhờ Mạc Thiên Tứ (con Mạc Cửu). Năm 1756, Nặc Nguyên
xin hiến đất hai phủ Tâm Bôn, Lôi Lạp và nạp bù lễ cống còn thiếu trong những năm
trước để chuộc tội [7, tr.164]. Những người kế ngôi tiếp theo của các vua Chân Lạp
tiếp tục dâng các vùng đất Nam Bộ cho chúa Nguyễn. Với