Công cuộc xây dựng đất nước ta trong thời đại mới đòi hỏi phải có những
người lao động tựchủnăng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề
thường gặp, luôn luôn theo kịp được với sựtiến bộnhanh chóng của khoa học
kỹthuật, tựlo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, có
đạo đức, biết giữgìn bản sắc truyền thống dân tộc qua đó góp phần xây dựng
đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh. Muốn vậy, chúng ta cần vận
dụng tốt một trong những thành tựu xuất sắc của khoa sưphạm ởnhiều nước
trong thếkỷXX vềtâm lý học và lý luận dạy học là : cách tốt nhất đểhình
thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh là đặt
họvào vịtrí chủthểhoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tựlực tựgiác
tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo và
hình thành quan điểm đạo đức.
Trước tình hình đó, với suy nghĩvà mong muốn được đóng góp và làm tốt
hơn nữa nhiệm vụcủa mình trong giai đoạn hiện tại của đất nước chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đềtài : “ Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong
dạy học hoá học - khi dạy chương oxi - lưu hùynh (lớp 10- Ban nâng cao) ”
153 trang |
Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 3776 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hoá học chương oxi – lưu huỳnh ( lớp 10 - Ban nâng cao ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________
Trần Thị Thanh Tâm
RÈN LUYỆN NĂNG LỰC SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC
CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH
( LỚP 10 - BAN NÂNG CAO )
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HIỀN
Thành Phố Hồ Chí Minh – 2008
LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của
TS.Nguyễn Thị Hiền và các thầy cô giáo khoa Hóa trường Đại Học Sư Phạm
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Thị Hiền – với lòng biết ơn sâu sắc
– cô đã dành nhiều thời gian để đọc bản thảo, bổ sung và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Hóa học, phòng quản lý
sau Đại Học và các thầy cô trong tổ bộ môn Hóa học đã tạo nhiều thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn sâu sắc Ban giám hiệu, tập thể giáo viên và học sinh các
trường THPT Tân Hiệp, THPT Nguyễn Văn Tiếp, THPT Nguyễn Đình
Chiểu, THPT Thiên Hộ Dương đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực nghiệm sư
phạm theo đúng kế hoạch.
Sau cùng tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè đặc
biệt là chồng và cha mẹ chồng luôn quan tâm, động viên về tinh thần trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Trần Thị Thanh Tâm
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
THPT : Trung học phổ thông
DH : Dạy học
HH : Hóa học
PTHH : Phương trình hóa học
TN : Thực nghiệm
ĐC : Đối chứng
PPDH : Phương pháp dạy học
PTKT : Phương tiện kĩ thuật
HUNK : Hiệu ứng nhà kính
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc xây dựng đất nước ta trong thời đại mới đòi hỏi phải có những
người lao động tự chủ năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề
thường gặp, luôn luôn theo kịp được với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học
kỹ thuật, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, có
đạo đức, biết giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc qua đó góp phần xây dựng
đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh. Muốn vậy, chúng ta cần vận
dụng tốt một trong những thành tựu xuất sắc của khoa sư phạm ở nhiều nước
trong thế kỷ XX về tâm lý học và lý luận dạy học là : cách tốt nhất để hình
thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh là đặt
họ vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực tự giác
tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo và
hình thành quan điểm đạo đức.
Trước tình hình đó, với suy nghĩ và mong muốn được đóng góp và làm tốt
hơn nữa nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hiện tại của đất nước chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong
dạy học hoá học - khi dạy chương oxi - lưu hùynh (lớp 10- Ban nâng cao) ”
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1 . Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT
Việt Nam.
2.2 . Đối tượng nghiên cứu : Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh
trong dạy học hoá học - chương oxi – lưu huỳnh (lớp 10 - Ban nâng
cao).
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất 1 số biện pháp nhằm rèn luyện năng lực sáng tạo
cho học sinh thông qua việc dạy học hoá học 10 ở trường THPT
4. Nhiệm vụ của đề tài
4.1. Nghiên cứu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học hoá học, về
những biểu hiện của năng lực sáng tạo và biện pháp rèn luyện năng
lực đó cho học sinh.
4.2. Điều tra thực tiễn dạy và học môn hoá học 10 (Ban nâng cao), trong
việc rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh.
4.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường năng lực sáng tạo cho
học sinh.
4.4. Kiểm tra tính giá trị và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu có biện pháp phù hợp và trình độ cần thiết của giáo viên thì có thể bồi
dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua việc dạy và học hoá học.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Tổng kết một số cơ sở lý luận về những biểu hiện của năng lực sáng
tạo cho học sinh THPT trong dạy và học hoá học.
6.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện năng lực sáng tạo cho học
sinh hoá 10.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Nghiên cứu lý luận, tổng hợp
các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sử dụng phương pháp điều tra để điều tra thực tiễn dạy và học hoá học
10 ở trường trung học phổ thông.
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để tiến hành lên lớp theo hai
loại giáo án để so sánh.
8. Giới hạn của đề tài
Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh khi dạy chương oxi – lưu huỳnh
- lớp 10 - Ban nâng cao.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Năng lực sáng tạo của học sinh, những biểu hiện của năng lực sáng
tạo và cách kiểm tra đánh giá
Chúng ta đang đứng ở những năm đầu của thế kỷ XXI, thế giới đang xảy
ra sự bùng nổ về tri thức khoa học công nghệ. Sáng tạo là một trong những
phẩm chất tư duy được nhấn mạnh trong mục tiêu giáo dục nhằm chuẩn bị
nguồn lực con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng tại Đại Hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
5 năm 2006 – 2010 đã nêu rõ : Tạo được chuyển biến cơ bản về phát triển
giáo dục và đào tạo…Ưu tiên hàng đầu cho việt nâng cao chất lượng dạy và
học. Đổi mới chương trình, nội dung, PP dạy và học, nâng cao chất lượng đội
ngũ GV và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng
tạo và độc lập suy nghĩ của HS, SV [3].
Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho mỗi nhà giáo dục là tìm ra và đổi mới PPDH
phù hợp, hiện đại để bồi dưỡng năng lực sáng tạo, bồi dưỡng HS giỏi, phát
hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Vậy năng lực sáng tạo là gì ? Tính sáng tạo được biểu hiện như thế nào
trong quá trình dạy học ?
1.1.1. Năng lực sáng tạo là gì?
1.1.1.1. Khái niệm năng lực
Năng lực (Capacite – Pháp, Capacity – Anh) : Còn gọi là khả năng thực
hiện như khả năng giải nhanh các bài tập … là một sự kết hợp linh hoạt và
độc đáo của nhiều đặc điểm tâm lý của một người, tạo thành những điều kiện
chủ quan thuận lợi giúp cho người đó tiếp thu dễ dàng, tập dượt nhanh chóng
và hoạt động đạt hiệu quả cao trong một lĩnh vực nào đó [25].
Theo từ điển Tiếng việt thông dụng: “Năng lực là khả năng làm tốt
công việc”.
Trong tâm lý học người ta coi năng lực là những thuộc tính tâm lý riêng
của cá nhân, nhờ những thuộc tính này mà con người hoàn thành tốt đẹp một
loạt hoạt động nào đó, mặc dù phải bỏ ra ít sức lao động. Người có năng lực
về một mặt nào đó thì không phải nỗ lực nhiều trong quá trình công tác mà
vẫn khắc phục được nhiều khó khăn một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn
những người khác hoặc có thể vượt qua khó khăn mới mà người khác không
thể vượt qua được. Theo các nhà tâm lý học, năng lực chính là khả năng thực
hiện một hoạt động nào đó trong một thời gian nhất định nhờ những điều kiện
nhất định và những tri thức tiểu xảo đã có.
Năng lực chứa đựng yếu tố mới mẻ linh hoạt, có thể giải quyết nhiệm
vụ thành công trong những tình huống khác nhau, trong một lĩnh vực hoạt
động rộng hơn. Do vậy, năng lực của học sinh sẽ là mục đích của dạy học,
giáo dục, những yêu cầu về bồi dưỡng phát triển năng lực cho học sinh cần
đặt đúng chỗ của chúng trong mục đích dạy học. Năng lực của mỗi người một
phần dựa trên cơ sở tư chất. Nhưng năng lực hình thành và phát triển chủ yếu
là dưới tác dụng của sự rèn luyện thông qua dạy học và giáo dục.
Năng lực (tiếng la tinh là « competentia », có nghĩa là gặp gỡ, khái
niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau) [6]:
Năng lực : Là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều
yếu tố như tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách
nhiệm đạo đức.
Năng lực : Là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá
thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động
cơ, xã hội…và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có
trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt [26].
Hiện nay, người ta quan tâm nhiều đến phát triển năng lực hành động.
Vậy năng lực hành động có cấu trúc như thế nào?
Cấu trúc năng lực hành động gồm:
Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ về chuyên
môn cũng như đánh giá kết quả một cách độc lập, có PP và đảm bảo chính
xác về mặt chuyên môn (bao gồm khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp
và trừu tượng; khả năng nhận biết các mối quan hệ thống nhất trong quá
trình).
Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kế
hoạch, định hướng mục đích trong công việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn
đề đặt ra.
Trung tâm của năng lực PP là những PP nhận thức, xử lý, đánh giá,
truyền thụ và giới thiệu.
Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong những tình
huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau với sự phối hợp chặt
chẽ với những thành viên khác.
Trọng tâm của năng lực xã hội là ý thức được trách nhiệm của bản thân
cũng như của những người khác, tự chịu trách nhiệm, tự tổ chức, có khả năng
thực hiện các hành động xã hội, khả năng cộng tác và giải quyết xung đột.
Năng lực cá thể: Là khả năng suy nghĩ và đánh giá được những cơ hội
phát triển cũng như những giới hạn của mình; phát triển được năng khiếu cá
nhân cũng như xây dựng và thực hiện kế hoạch cho cuộc sống riêng; những
quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các hành vi ứng xử. Các
thành phần năng lực “gặp nhau” tạo thành năng lực hành động.
NĂNG LỰC HÀNH ĐỘNG
Năng lực
Cá thể
Năng lực
Xã hội
Năng lực
chuyên môn
Năng lực
Phương pháp
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc năng lực hành động
1.1.1.2. Khái niệm sáng tạo
Có rất nhiều quan niệm về sáng tạo.
Sáng tạo (reation) : Nghĩa là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không
bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có sẵn[25, tr.15].
Sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi ... theo những cách khác với
thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác, “ nhìn ” theo
những cách không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn...
Theo từ điển Tiếng việt thông dụng thì : “ Sáng tạo là nghĩ ra và làm ra
những giá trị vật chất hoặc tinh thần ”. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Liên
Xô tập 42 thì : “ Sáng tạo là một loại hoạt động mà kết quả của nó là một sản
phẩm tinh thần hay vật chất có tính cách tân, có ý nghĩa xã hội, có giá trị”.
Theo nhà tâm lý học thì sáng tạo là năng lực đáp ứng một cách thích
đáng nhu cầu tồn tại theo lối mới, năng lực gây ra cái gì đấy mới mẻ. Sự thích
ứng như vậy, nếu có xu hướng nội tâm lý thì chủ yếu liên quan tới cảm giác
phát hiện sự nảy sinh những ý và nghĩa trong, quá trình hình thành mục đích,
nếu có xu hướng ngoại tâm lí thì mang hình thức của các cấu trúc mới, những
quy trình hoặc sáng chế mới hoặc tiếp tục tồn tại.[41]
Theo từ điển Triết học, sáng tạo là quá trình, hoạt động của con người
tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất.
Mặc dù, có nhiều ý kiến khác về bản chất nguồn gốc của trí sáng tạo
nhưng vì nó rất cần cho cuộc sống nên nhà tâm lý học đã tìm cách đo lường,
đánh giá năng lực sáng tạo của mọi cá nhân. Người ta đưa ra một tình huống
với một số điều kiện, xuất phát từ yêu cầu đề xuất càng nhiều giải pháp càng
tốt, trong một thời gian càng ngắn càng hay. Việc đánh giá được căn cứ vào
số lượng tính mới mẻ, tính độc đáo, tính hữu ích của các đề xuất. Những trắc
nghiệm theo hướng như vậy, cùng với nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác đã
cho biết :
- Sáng tạo là một tiềm năng vốn có trong mỗi người, khi gặp dịp thì bộc
lộ.
- Mỗi người thường chỉ quen sáng tạo trong một vài lĩnh vực nào đó
(toán, văn, mỹ thuật…) và có thể luyện tập để phát triển đầu óc sáng tạo trong
lĩnh vực đó.
Như vậy, sáng tạo cần cho bất cứ lĩnh vực nào của hoạt động xã hội
loài người và cho mọi người. Bởi vì trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta
thường gặp nhiều tình huống cần có sáng kiến mới giải quyết tốt được. Học
sinh phải giải bài toán. Nhà sản xuất phải đưa ra thị trường sản phẩm phù hợp
với yêu cầu người mua. Nhà thiết kế phải tạo ra mẫu mã mới thu hút thị hiếu
người tiêu dùng. Thầy cô phải biết dùng phương pháp giảng dạy hay, gây
được hứng thú kích thích học sinh tự học. Rõ ràng cần có sáng tạo mới giải
quyết tốt được những tình huống đó.
Sáng tạo đem lại cho mỗi người cũng như cộng đồng lợi ích rõ rệt, có
khi thật to lớn, không sách báo nào nói hết những kết quả to lớn do sáng tạo
đem lại.
Cũng chính vì lẽ đó, tài liệu khoa học quốc tế cho biết “ Tương lai của
cả thế giới phần lớn tuỳ thuộc vào chất lượng của tư tưởng, và cả ý tưởng
sáng tạo do nhân loại khám phá và đề nghị trong tất cả với mọi lĩnh vực của
cuộc sống”. Do đó, vấn đề “Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh
trong dạy học hóa học” cũng thật sự đáng được coi trọng.
Những quan niệm về năng lực sáng tạo ở học sinh:
Từ các cơ sở trên chúng ta có thể có những quan niệm về năng lực sáng
tạo của học sinh như sau :
- Năng lực tự chuyển tải tri thức và kỹ năng từ lĩnh vực quen biết sang
tình huống mới, vận dụng kiến thức đã học trong điều kiện mới hoàn cảnh
mới.
- Năng lực nhận thấy vấn đề lớn trong điều kiện quen biết (tự đặt câu hỏi
mới cho mình và cho mọi nguời về bản chất của các điều kiện, tình huống, sự
vật). Năng lực nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết.
- Năng lực nhìn thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu. Thực chất
là bao quát nhanh chóng, đôi khi ngay tức khắc, các bộ phận, các yếu tố của
đối tượng trong mối tương quan giữa chúng với nhau.
- Năng lực biết đề xuất các giải pháp khác nhau khi phải xử lý một tình
huống. Khả năng huy động các kiến thức cần thiết để đưa ra giả thuyết hay
các dự đoán khác nhau khi phải lý giải một hiện tượng.
- Năng lực xác nhận bằng lý thuyết và thực hành các giả thuyết hoặc phủ
nhận nó. Năng lực biết đề xuất các phương án thí nghiệm hoặc thiết kế sơ đồ
thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết hay hệ quả suy ra từ giả thuyết hoặc để đo
một đại lượng nào đó với hiệu quả cao nhất có thể được trong những điều
kiện đã cho.
- Năng lực nhìn nhận một vấn đề dưới những góc độ khác nhau, xem xét
đối tượng ở những khía cạnh khác nhau, đôi khi mâu thuẫn nhau. Năng lực
tìm ra các giải pháp lạ, chẳng hạn đối với bài toán hóa học, có nhiều cách nhìn
để tìm kiếm lời giải, năng lực kết hợp nhiều phương pháp bài tập để tìm ra
một phương pháp mới, độc đáo.
Như vậy, năng lực sáng tạo chính là khả năng thực hiện được
những điều sáng tạo. Đó là biết làm thành thạo và luôn đổi mới, có những
nét độc đáo riêng luôn phù hợp với thực tế. Luôn biết và đề ra những cái
mới khi chưa được học, nghe giảng hay đọc tài liệu hay tham quan về
việc đó nhưng vẫn đạt được kết quả cao.
Đối với học sinh phổ thông tất cả những gì mà họ “ tự nghĩ ra ” khi
GV chưa dạy, HS chưa đọc sách, chưa biết được, nhờ trao đổi với bạn bè đều
coi như có mang tính sáng tạo. Sáng tạo là bước nhảy vọt trong sự phát triển
năng lực nhận thức của HS. Không có con đường logic để dẫn đến sáng tạo,
bản thân HS phải tự tìm thấy kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình. Cách
tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của
HS là đặt họ vào vị trí chủ thể của hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản
thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan
điểm đạo đức. Như vậy, trách nhiệm chủ yếu của người GV là tìm ra biện
pháp hữu hiệu để rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS từ khi cấp sách đến
trường.
1.1.2. Những biểu hiện của năng lực sáng tạo
Trong quá trình học tập của học sinh, sáng tạo là yêu cầu cao nhất trong
bốn cấp độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng, sáng tạo. Tuy nhiên ngay từ
những buổi đầu lên lớp hoặc làm việc mỗi học sinh đã có thể có những biểu
hiện năng lực sáng tạo của mình. Những biểu hiện đó cụ thể là:
1. Biết trả lời nhanh chính xác câu hỏi của giáo viên, biết phát hiện vấn
đề mấu chốt, tìm ra ẩn ý trong những câu hỏi, bài tập.
Ví dụ: Khi giáo viên cho một bài tập hay câu hỏi mà học sinh không nắm
chắc dễ bị nhầm lẫn thì học sinh vẫn phát hiện ra.
2. Biết tự tìm ra vấn đề, tự phân tích, tự giải quyết đúng với những bài
tập mới, vấn đề mới.
Ví dụ: Khi giáo viên cho bài tập mới, hoặc một câu hỏi mới chưa từng
gặp, học sinh có thể tự phân tích, phát hiện ra vấn đề cốt lõi và giải quyết
đúng.
3. Biết kết hợp các thao tác tư duy và các phương pháp phán đoán, đưa
ra kết luận chính xác ngắn gọn nhất.
Ví dụ: Khi học xong một bài hay một chương, học sinh biết tự phân tích,
so sánh với các bài học trước để khái quát hoá, đưa ra mối liên hệ giữa các bài
các chương đã học.
4. Biết trình bày linh hoạt một vấn đề, dự kiến nhiều phương án giải
quyết.
Ví dụ: Đối với một bài toán có thể đưa ra rất nhiều cách giải khác hoặc
với một câu hỏi mở có thể đưa ra nhiều phương án trả lời.
5. Biết vận dụng tri thức thực tế giải quyết vấn đề khoa học và ngược lại
biết vận dụng tri thức khoa học để đưa những sáng kiến, những giải thích, áp
dụng phù hợp.
Ví dụ: Khi điều chế một chất nào đó nhưng hoá chất cần thiết không có,
học sinh có thể thay bằng những hoá chất khác nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu.
Học sinh dựa vào kiến thức đã học để giải thích những vấn đề xảy ra trong
cuộc sống, những hiện tượng tự nhiên: hiện tượng ma trơi, mưa axit…
6. Dám mạnh dạn đề xuất những cái mới không theo đường mòn, không
theo những quy tắc đã có. Biết cách biện hộ, bảo vệ luận điểm đưa ra và bác
bỏ quan điểm không đúng.
Ví dụ: Đối với một bài toán có thể đưa ra một cách giải nào đó khác những
cách đã biết và biết cách lập luận để bảo vệ cách giải đó.
7. Biết cách học thầy, học bạn, biết kết hợp các phương tiện thông tin,
khoa học kĩ thuật hiện đại trong khi tự học. Biết vận dụng và cải tiến những
điều học được.
Ví dụ: Học sinh có thể tự học trên các phương tiện thông tin đại chúng:
trên mạng internet, báo, tivi, radio…
8. Luôn biết đánh giá và tự đánh giá công việc bản thân và đề xuất biện
pháp hoàn thiện.
Ví dụ: Học sinh tự nhận thấy những điểm yếu kém, lỗ trống kiến thức
của mình và tìm ra được phương pháp học tập thích hợp để khắc phục chúng.
9. Có năng lực tưởng tượng – liên tưởng.
Ví dụ: Khi học sinh học phần cấu tạo nguyên tử, có những kiến thức
khó, trừu tượng, đòi hỏi học sinh phải có tính tưởng tượng phong phú. Hoặc
học sinh có thể nhìn sự vật, các khái niệm, các định nghĩa, dưới nhiều góc độ
khác như định nghĩa về chất oxi hoá - chất khử.
Ở lớp 8: - Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử. - Chất nhường oxi
của chất khác là chất oxi hoá. Học sinh có thể hiểu định nghĩa mở rộng:
- Chất chiếm oxi của chất khác hoặc là chất nhường hiđro cho chất khác
là chất khử.
- Chất nhường oxi cho chất khác hoặc là chất kết hợp với hiđro là chất
oxi hoá.
Ở lớp 10: - Chất khử là chất nhường e
- Chất oxi hoá là chất nhận e
Trên đây chúng tôi đã đề cập đến một số biếu hiện thường thấy của
những học sinh thông minh, sáng tạo trong học tập và lao động. Tuy nhiên
những biểu hiện của năng lực sáng tạo có được thể hiện hay không, thể hiện
nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào cách kiểm tra – đánh giá của giáo viên.
1.1.3. Cách kiểm tra đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh
Trong dạy học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện
nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Để đào tạo ra
những con người năng động sáng tạo, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì
việc kiểm tra, đánh giá không chỉ dừng lại ở việc tái hiện các kiến thức, kĩ
năng đã học mà phải phát huy trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải
quyết những tình huống thực tế.
Đánh giá kết quả h