Trước đây, cấu trúc chương trình sách giáo khoa Văn học được biên soạn chủyếu theo
tiêu chí văn học sử. Việc biên soạn và dạy học theo lịch sửhình thành và phát triển của văn học
giúp học sinh có những hiểu biết cơbản, hệthống vềlịch sửvăn học và nhận thức rõ tiến trình
lịch sửvăn học dân tộc với những qui luật phát triển của nó qua các thời đại, những khái niệm
vềvăn học sử(giai đoạn, tác gia, trào lưu ), hướng tới bồi dưỡng năng lực tưduy logic. Còn
những kiến thức vềnội dung, nghệthuật của tác phẩm, phong cách tác giảgiúp các em hiểu rõ
hơn, sâu rộng hơn những trào lưu, những trường phái, những nguyên tắc sáng tác, những đặc
điểm, thành tựu qua các thời kì văn học. Từ đó, tri thức văn học được hệthống hóa tương đối
chặt chẽ, tạo điều kiện bồi dưỡng quan điểm thẩm mĩ, trao dồi nhân cách xã hội chủnghĩa cho
học sinh.
Tuy nhiên mục tiêu dạy học này làm cho học sinh thiếu năng lực tiếp nhận văn học. Các
em không thểtựmình (và cũng không bao giờtựgiác) đọc và lí giải những giá trịvềnội dung,
nghệthuật, tưtưởng tình cảm tác giả trong các bài đọc thêm nếu nhưkhông có sựhướng dẫn
hoặc bắt buộc của giáo viên. Vì vậy, những kiến thức văn học của học sinh cũng chỉgiới hạn ở
những tác giả, tác phẩm đã được học, còn những tác giả, tác phẩm không được học thì hầu như
“ngoài vùng phủsóng” đối với các em. Thêm nữa, những kiến thức vềtiếp nhận văn học, thể
loại văn học đáng lí phải được dạy ở đầu chương trình đểlàmnền, tạo những kiến thức công cụ
định hướng cho việc tiếp nhận và tựtiếp nhận của học sinh lại được phân phối dạy ởcuối
chương trình, vì thếnhững kiến thức nàyvừa không có ý nghĩa hỗtrợcho việc tiếp nhận văn
học vừa trởthành những “siêu kiến thức”, độc lập với các văn bản trong chương trình.
122 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3747 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế một số bài học đọc – hiểu văn bản văn học Việt Nam hiện đại theo thể loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________________________
Nguyễn Duy Thanh
THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THEO THỂ LOẠI
(NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO)
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học môn Văn
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THANH BÌNH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trước đây, cấu trúc chương trình sách giáo khoa Văn học được biên soạn chủ yếu theo
tiêu chí văn học sử. Việc biên soạn và dạy học theo lịch sử hình thành và phát triển của văn học
giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản, hệ thống về lịch sử văn học và nhận thức rõ tiến trình
lịch sử văn học dân tộc với những qui luật phát triển của nó qua các thời đại, những khái niệm
về văn học sử (giai đoạn, tác gia, trào lưu …), hướng tới bồi dưỡng năng lực tư duy logic. Còn
những kiến thức về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách tác giả giúp các em hiểu rõ
hơn, sâu rộng hơn những trào lưu, những trường phái, những nguyên tắc sáng tác, những đặc
điểm, thành tựu qua các thời kì văn học. Từ đó, tri thức văn học được hệ thống hóa tương đối
chặt chẽ, tạo điều kiện bồi dưỡng quan điểm thẩm mĩ, trao dồi nhân cách xã hội chủ nghĩa cho
học sinh.
Tuy nhiên mục tiêu dạy học này làm cho học sinh thiếu năng lực tiếp nhận văn học. Các
em không thể tự mình (và cũng không bao giờ tự giác) đọc và lí giải những giá trị về nội dung,
nghệ thuật, tư tưởng tình cảm tác giả … trong các bài đọc thêm nếu như không có sự hướng dẫn
hoặc bắt buộc của giáo viên. Vì vậy, những kiến thức văn học của học sinh cũng chỉ giới hạn ở
những tác giả, tác phẩm đã được học, còn những tác giả, tác phẩm không được học thì hầu như
“ngoài vùng phủ sóng” đối với các em. Thêm nữa, những kiến thức về tiếp nhận văn học, thể
loại văn học đáng lí phải được dạy ở đầu chương trình để làm nền, tạo những kiến thức công cụ
định hướng cho việc tiếp nhận và tự tiếp nhận của học sinh lại được phân phối dạy ở cuối
chương trình, vì thế những kiến thức này vừa không có ý nghĩa hỗ trợ cho việc tiếp nhận văn
học vừa trở thành những “siêu kiến thức”, độc lập với các văn bản trong chương trình.
Mục tiêu chung của môn Văn ở trường trung học phổ thông hiện nay là bồi dưỡng và nâng
cao thêm một bước năng lực văn học cho học sinh, trong đó có năng lực đọc – hiểu văn bản.
Chính vì thế chương trình được xây dựng theo hai trục tích hợp : đọc văn và làm văn. Với
nguyên tắc tích hợp, chương trình hiện nay vẫn dựa vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc
nhưng mỗi giai đoạn sẽ lựa chọn ra những thể loại tác phẩm văn học tiêu biểu để làm văn bản
mẫu cho việc dạy học đọc – hiểu. Theo tinh thần này dạy học văn có nhiệm vụ kép : thông qua
dạy kiến thức mà trang bị và rèn luyện cho học sinh cách đọc, phương pháp đọc để các em có
thể tự mình đọc và hiểu những văn bản khác.
Xét trên các phương diện mục tiêu, phương pháp của việc dạy học Văn thì đọc văn bản là
mục tiêu trung tâm. Vì thế, quan tâm đến vấn đề đọc – hiểu là quan tâm đến khâu trung tâm của
đổi mới phương pháp dạy học Văn ở trường phổ thông. Quan tâm đến phương pháp dạy học
đọc – hiểu văn bản văn học theo thể loại còn là quan tâm đến một vấn đề mang tính thời sự,
một vấn đề có nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn vì những lí do sau :
- Trong bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết kĩ năng đọc được chú trọng trước tiên, bởi “đó
là hoạt động cơ bản, thường xuyên của con người trong đời sống nhằm nắm bắt thông tin theo
hướng nhanh, chính xác, biết lựa chọn và xử lí. Thông thường, kĩ năng đọc bao giờ cũng nhiều
hơn kĩ năng viết” [5, tr. 33].
- Đọc – hiểu là hoạt động then chốt để học sinh tiếp xúc trực tiếp với các giá trị văn học,
đồng thời rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
- Phương pháp đọc – hiểu “có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện phương tiện nghe nhìn
có nguy cơ làm suy giảm năng lực đọc của thế hệ trẻ hiện nay”[5, tr. 33].
Cùng với việc xác định lại mục tiêu của việc dạy học văn, vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học một lần nữa được nhắc đến. Đó là đổi mới phương pháp dạy học theo những yêu cầu
của quan điểm dạy học tích cực, tích hợp và tương tác của lí luận dạy học ngày nay. Theo quan
điểm dạy học tích cực, giáo án không còn là phương án trình diễn hoạt động giảng dạy của giáo
viên, không còn là kịch bản độc diễn của người dạy để bằng cách đó giáo viên mang tới cho
học sinh những kết luận có sẵn, mà là bản thiết kế các hoạt động dạy xuất phát từ nhiệm vụ học
tập của học sinh, khơi dậy năng lực tự học và giúp các em có cơ hội tự mình chiếm lĩnh các tri
thức,kĩ năng trong bài học.
Việc thay đổi thuật ngữ từ giáo án sang thiết kế bài học không chỉ đơn giản là chuyện
thuật ngữ mà thực sự đã kéo theo những thay đổi trong cấu trúc bài soạn. Trong các thiết kế bài
học, giáo viên không chỉ thay từ “giảng văn”, “phân tích” bằng đọc – hiểu mà đã chú ý nhiều
đến những biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, có trang bị những kiến thức
về thể loại để hình hành năng lực nhận biết thể loại từ đó định hướng cho học động tiếp nhận
của học sinh … Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền giáo dục nói chung, cho việc dạy học
văn nói riêng trên con đường đổi mới phương pháp dạy học.
Tuy nhiên, việc dạy học đọc – hiểu văn bản văn học còn nhiều vấn đề cần tiếp tục làm
sáng tỏ.
Ở phương diện lý luận, hiện nay các sách tham khảo, các bài viết đăng trên tạp chí … đều
đề cấp đến đọc – hiểu. Nhưng giữa các tác giả vẫn chưa có sự thống nhất với nhau về thuật ngữ
này. Có tài liệu ghi là “đọc - hiểu”(Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 10 – Nguyễn Trọng Hoàn, Dạy
học văn là dạy học sinh đọc – hiểu văn bản – Trần Đình Sử), nhưng cũng có tài liệu ghi “đọc
hiểu”(Mấy suy nghĩ về đọc hiểu văn bản – Quách Duy Bình, Dạy học đọc hiểu tác phẩm văn
học nhằm hình thành khái niệm phong cách nhà văn cho học sinh – Đỗ Tiến Sĩ ). Ở đây không
phải là sai sót trong cách viết hay lỗi kỹ thuật đánh máy mà xuất phát từ quan niệm của người
viết. Như vậy, chúng ta thấy rằng ngay cả một thuật ngữ có thể nói là phổ biến hiện nay vẫn có
những quan niệm không giống nhau.
Ngay cả những người tán thành nên gọi là đọc – hiểu thì cách hiểu của họ về bản chất của
phương pháp này vẫn khác nhau.
Có ý kiến cho rằng giữa đọc – hiểu và đọc truyền thống không có gì khác nhau. Đưa định
ngữ “hiểu” vào sau đọc chẳng những không làm mới được phương pháp này mà còn làm mất đi
tính khái quát của đọc. Vì thế họ đề xuất chỉ nên sử dụng khái niệm đọc là đủ. Bởi vì đọc một
tác phẩm văn học dù ở mức độ nào thì cuối cùng vẫn phải đi đến mục đích chung là hiểu văn.
Khái niệm “ hiểu” ở đây không phải là nhận ra kí hiệu và nghĩa của kí hiệu mà còn phán đoán
ra ý muốn biểu đạt của tác giả, tức là đồng cảm và nắm bắt được những thông điệp nghệ thuật
mà nhà văn muốn nói, muốn gửi gắm tới người đọc.
Lại có ý kiến cho rằng đọc – hiểu không phải là khái niệm mới. Trước đây việc thưởng
thức, phân tích, bình luận văn học cũng bằng hình thức đọc.
Ngược lại, cũng có một vài ý kiến đề cao thái quá phương pháp đọc – hiểu. Có người cho
rằng :“Đọc – hiểu là hoạt động duy nhất để học sinh tiếp xúc trực tiếp với các giá trị văn học,
ngoài ra không có con đường nào khác … đọc – hiểu là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho
học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mĩ”[5, tr.33]. Nghĩ như thế thì từ Giáo sư Đặng
Thai Mai, nhà phê bình văn học Hoài Thanh, Xuân Diệu … đến những thế hệ giáo viên, học
sinh trước đây tiếp nhận văn chương bằng con đường nào. Rõ ràng, nhận xét như trên là quá
cực đoan, thiếu sự tỉnh táo, chuẩn mực cần thiết.
Ở phương diện thực tiễn, có thể thấy rằng từ khi vấn đề đọc – hiểu được áp dụng vào dạy
học văn đã xuất hiện nhiều mô hình đọc – hiểu khác nhau của những tác giả có uy tính, như mô
hình của Vũ Dương Quỹ, Phan Trọng Luận, Nguyễn Trọng Hoàn … Mỗi mô hình đều có
những đóng góp nhất định và trở thành nguồn tài liệu tham khảo phong phú cho giáo viên. Và
cũng không ít giáo viên đã vận dụng một trong những mô hình trên để soạn giảng. Tuy nhiên,
qua một số tiết dự giờ, tham khảo các thiết kế bài học, cũng như qua trao đổi với các đồng
nghiệp trong các đợt tập huấn thay sách, chúng tôi thấy rằng vẫn còn không ít giáo viên chưa ý
thức rõ về tinh thần đọc - hiểu nên còn lúng túng trong thiết kế và dạy học.
Một số giáo viên cho rằng dạy học theo tình thần đọc – hiểu là tăng cường hoạt động đọc
cho học sinh. Vì thế, họ đã tăng cường thời lượng đọc cho học sinh với nhiều hình thức khác
nhau như đọc diễn cảm, đọc phân vai … nhưng đến phần khai thác, tìm hiểu văn bản thì đa số
vẫn giảng bình theo lối cũ.
Cũng có giáo viên cho rằng thiết kế bài học chỉ là sự thay đổi hình thức, còn nội dung thì
vẫn như giáo án trước đây. Và nếu có thay đổi về nội dung cũng chỉ là thêm vào một số câu hỏi,
tăng cường thêm một số hoạt động của giáo viên. Từ suy nghĩ này, họ tăng cường số lượng câu
hỏi vào bài soạn nhưng lại ít quan tâm đến chất lượng câu hỏi. Có những thiết kế cho một tiết
dạy mà giáo viên phát vấn trên 20 lần nhưng đa số là những câu hỏi vụn vặt, rời rạc, mang tính
tái hiện, ít câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề.
Từ những lí do trên, chúng tôi thấy rằng việc tìm hiểu vấn đề thiết kế bài học đọc – hiểu
văn bản văn học theo thể loại là việc làm thiết thực, có ý nghĩa góp thêm tiếng nói về một trong
những vấn đề có tính thời sự hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Những giáo trình về phương pháp dạy học Văn ở trường phổ thông
So với các nước trên thế giới, phương pháp dạy học Văn ở Việt Nam là một khoa học còn
non trẻ. Ngành khoa học này mới xuất hiện và phát triển như một môn học độc lập ở các trường
sư phạm từ khoảng những năm 60 của thế kỷ 20. Dù còn non trẻ nhưng chuyên ngành này đã có
những bước phát triển vững vàng và đạt được những thành tựu nhất định.
Nhận thấy những đóng góp thiết thực trong việc giúp giáo viên Ngữ văn tiến tới nắm vững
và nâng cao tay nghề, hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ cao quí của mình ở trường phổ thông, Phan
Thiều đã lược dịch và giới thiệu giáo trình Phương pháp luận dạy học Văn của tập thể tác giả
Liên Xô do nữ giáo sư, tiến sĩ Z.Ia.Rez chủ biên. Giáo trình đã nắm bắt được phương hướng
nghiên cứu, phương pháp luận bộ môn có triển vọng và hiệu quả nhất và đã đề xuất một cách
sáng tạo, có hệ thống những phương pháp dạy học Văn. Hệ thống phương pháp của giáo trình
nhằm vào cái cơ bản, khái quát, phản ánh được những thành tựu lí luận của các ngành khoa học
liên quan.
Không chỉ dịch các giáo trình từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, một số nhà nghiên cứu
từ thực tiễn dạy học kết hợp với lí luận khoa học tương ứng đã góp thêm nhiều tiếng nói có giá
trị cho ngành phương pháp dạy học Văn còn non trẻ của nước nhà.
Vào thập kỷ 60, trước nhu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên Văn cho nhà trường phổ thông
trong giai đoạn mới, nhóm nhà giáo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I đã biên soạn cuốn
giáo trình Phương pháp dạy học Văn. Giáo trình ra đời đáp ứng kịp thời yêu cầu bồi dưỡng kĩ
năng, kĩ xảo của người giáo viên và mở đầu cho bước phát triển của chuyên ngành phương
pháp dạy học Văn ở nước ta.
25 năm sau cuốn giáo trình đầu tiên về phương pháp dạy học Văn của nhóm nhà giáo
thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, giáo sư Phan Trọng Luận và một số tác giả đã góp
sức biên soạn giáo trình Phương pháp dạy học Văn. Ra đời trong bối cảnh những giáo trình về
phương pháp dạy học Văn chưa nhiều, trong khi những giáo trình trước đó có một số quan điểm
đã trở nên lạc hậu, Phương pháp dạy học Văn thực sự mang lại những kiến thức thích hợp, mới
mẻ đối với người giáo viên văn. Bằng bề dày của lí luận khoa học và sự đút rút kinh nghiệm
dạy học văn trong nhà trường, các tác giả đã mang đến cho người tiếp nhận những kiến thức đa
dạng, thiết thực, hệ thống về mặt phương pháp luận bộ môn để họ có thể làm chủ mọi tình
huống sư phạm khác nhau.
Điểm qua những thành tựu của phương pháp dạy học văn không thể không nhắc đến
những bài báo, những ý kiến trao đổi trên các tạp chí; những Hội nghị chuyên đề được tổ chức
ở Bộ, ở địa phương …Bởi đây chính là cái làm nên sức sống của phương pháp dạy học Văn và
góp thêm những kinh nghiệm quý báu để các giáo viên dạy Văn khắc phục những hạn chế của
mình trong công việc cải tạo, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
Nếu nhìn sang các chuyên ngành khác (văn học, lí luận văn học, ngôn ngữ học …) giáo
trình chuyên về phương pháp dạy học Văn chưa nhiều. Mặt khác, số chuyên đề, chuyên luận
cũng chưa thật nhiều và ít có tiếng nói riêng. Những hạn chế trên phần nào đã ảnh hưởng đến
chất lượng đào tạo sinh viên và việc tự bồi dưỡng của giáo viên, cũng như việc đào tạo sau đại
học. Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Văn còn khá trẻ và ít được quan tâm.
Ngành học này mới được mở ra ở Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh những
năm gần đây. Số lượng học viên đăng kí học cũng khá khiêm tốn so với những ngành khác. Trừ
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các trường sư phạm ở nước ta vẫn chưa đào tạo tiến sĩ ở
chuyên ngành này.
2.2 Những chuyên luận về vấn đề dạy học Văn theo thể loại
Vấn đề loại thể đã được các nhà lí luận văn học quan tâm từ khá sớm. Từ những góc độ
khác nhau, các tác giả cũng có những quan điểm về loại thể trong tiếp nhận, nghiên cứu, sáng
tác … phần nào giúp cho đông đảo giáo viên văn có được cái nhìn mới mẻ, phong phú về loại
thể.
Tuy vậy, những giáo trình, những chuyên luận về giảng dạy văn học trong nhà trường theo
loại thể không nhiều. Mấy vấn đề giàng dạy văn học theo loại thể của nhóm tác giả Trần Thanh
Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn và Phương pháp dạy học tác
phẩm văn chương theo loại thể của Nguyễn Viết Chữ là những tài liệu vẫn thường được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên Ngữ văn và học viên cao học chuyên ngành Lí luận
và phương pháp dạy học văn.
Mặt khác những công trình nghiên cứu về đặc trưng của các thể loại văn học hầu như chưa
có. Khi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới được tổ chức biên soạn theo cụm thể loại và
dạy đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại thì những công trình về thể loại chung tỏ ra xa rời thực
tiễn.
Gần đây có xuất hiện một số chuyên đề về đặc trưng thể loại. Giáo sư Đỗ Bình Trị có
chuyên đề Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian. Giáo sư Hoàng Ngọc
Hiến có Nhập môn văn học và Phân tích thể loại. Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi có chuyên đề Đặc
trưng truyện ngắn Thạch Lam,, Đặc trưng truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945.
Hiện nay, trên các tạp chí, các đợt tập huấn đổi mới phương pháp dạy học văn, tập huấn
thay sách … đều có đề cập đến vấn đề giảng dạy văn theo đặc trưng thể loại (Đời sống thể loại
văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX – Vũ Tuấn Anh; Mô hình đọc hiểu theo đặc trưng thể loại
với việc hình thành và bồi dưỡng kĩ năng đọc hiểu văn bản văn chương cho học sinh trung học
phổ thông – Trần Thị Thu Hồng).
Các chuyên luận, bài viết đã đi sâu vào tìm hiểu đặc trưng của một bộ phận văn học,
một giai đoạn văn học. Đó là sự vận dụng cụ thể, cái đóng góp nhiều cho việc dạy học văn.
Những vấn đề các tác giả đặt ra một mặt giúp cho người giáo viên văn ở trường phổ thông có
được những kiến thức cơ bản, hệ thống về đặc trưng thi pháp của các thể loại từ đó giúp cho
công việc giảng dạy thuận lợi và có hiệu quả. Mặt khác, các tài liệu cũng đã trình bày những
quan điểm mới mẻ bổ sung cho những quan điểm thường thấy trong những công trình về lí luận
đang lưu hành ở ta.
2.3 Những tài liệu về việc dạy học Văn theo hướng đọc – hiểu
Đọc – hiểu được nhắc đến từ 200 năm nay trong hoạt động giáo dục ở các quốc gia phát
triển bằng thuật ngữ “reading comprehension”. Ở Việt Nam, thuật ngữ đọc – hiểu mới xuất hiện
vài ba năm nay trong chương trình Ngữ văn trung học và hiện được coi là khâu đột phá trong
quá trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Văn.
Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng trong các bài viết về đọc – hiểu (Đọc hiểu văn chương, Tạp
chí Giáo dục, số 92; Những khái niệm then chốt của vấn đề đọc – hiểu văn chương, Tạp chí
Giáo dục, số 100 … ) đã đi vào lí giải bản chất của hoạt động này, nêu lên những nội dung cần
hiểu khi đọc văn bản văn học, đề xuất những khả năng và hành động cơ bản để rèn luyện việc
đọc – hiểu có hiệu quả cho học sinh…
Trần Đình Sử, trong bài viết Đọc – hiểu văn bản là thế nào, đã kẳng định : sự hiểu văn
bản được đánh dấu bằng việc người đọc biến văn bản của nhà văn thành văn bản của mình,
nghĩa là người đọc chồng văn bản của mình lên văn bản của tác giả. Giáo sư đưa ra luận điểm :
mọi cách hiểu văn bản đều là “hiểu lầm”. Và có hiểu lầm đúng và hiểu lầm sai. Từ đó ông đề
nghị : dạy đọc – hiểu văn bản là dạy học sinh năng lực biết xuất phát từ chỉnh thể văn bản của
tác giả mà kiến tạo nên văn bản của mình.
Nhìn chung, hiện nay các giáo trình về phương pháp đọc – hiểu hầu như chưa có, mà chỉ
là những bài viết, tư liệu trao đổi… đăng trên các tạp chí; các tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn để phục vụ cho các lớp bồi
dưỡng giáo viên. Các tài liệu : Bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường trung học phổ thông, Tài
liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông
môn Ngữ văn … có ưu điểm là ít lí luận, nhiều thực tiễn, đưa ra được những gợi ý tiến trình tổ
chức bài học theo tinh thần tăng cường hoạt động đọc – hiểu văn bản nghệ thuật giúp giáo viên
Văn hình dung ra các hình thức, cấp độ, các bước tổ chức đọc – hiểu.
Tuy nhiên, do đây là phương pháp còn khá mới nên đọc – hiểu còn gây không ít lúng túng
cho giáo viên trong thực tiễn dạy học (như đã trình bày ở mục lí do chọn đề tài). Từ những điều
đã trình bày, luận văn của chúng tôi hướng đến vấn đề :
- Khẳng định vấn đề cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học Văn là thay đổi việc
tổ chức hệ thống hoạt động của giáo viên và học sinh theo nguyên tắc chủ động, tích cực.
- Đề xuất mô hình đọc – hiểu văn bản văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình
Ngữ văn 11(Nâng cao) phù hợp với yêu cầu đọc – hiểu theo thể loại.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm xây dựng mô hình dạy học đọc – hiểu các văn bản văn học theo thể loại để
tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu các văn bản văn học thông qua một số thể
loại văn học mới, đồng thời góp phần nâng cao năng lực tự đọc, tự học các văn bản cho học
sinh.
Đề tài cũng nhằm khẳng định tính thực thi của việc sử dụng phương pháp đọc – hiểu để
giảng dạy các thể loại văn học trong nhà trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng sự nghiên cứu vào ba đối tượng chính, đó là vấn đề đọc – hiểu đối với việc
đổi mới phương pháp dạy học văn, đặc trưng của các thể loại truyện ngắn, thơ kịch, văn nghị
luận hiện đại trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Nâng cao) và mô hình bài học đọc – hiểu văn
bản văn học.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những tri thức lí luận chủ yếu về vấn đề dạy học đọc – hiểu văn bản văn
học và những đặc điểm của các theo thể loại văn học Việt Nam hiện đại trong sách giáo khoa
Ngữ văn lớp 11 nâng cao để thiết kế một số giáo án thử nghiệm.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học, những cơ sở lí luận và khả năng
ứng dụng phương pháp đọc – hiểu vào dạy học tác phẩm văn chương đề tài tìm ra một mô hình
tương đối chuẩn để thiết kế một số bài học đọc – hiểu văn bản văn học Việt Nam hiện đại theo
thể loại.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp tổng hợp, phân tích lí luận và thực tiễn
Tổng hợp những công trình, bài viết của các nhà lí luận và nghiên cứu về vấn đề đọc –
hiểu, tổng hợp những giáo trình, tài liệu về phương pháp và đổi mới phương pháp dạy học văn,
giáo trình viết về loại thể và giảng dạy theo loại thể … để nghiên cứu, phân tích nhằm phát hiện
những tư tưởng cơ bản làm tiền đề cho việc đổi mới phươn