Luận văn Truyện ngắn chiến tranh Của Ernest Hemingway

Một ghi chú của Gail Calwel trong một quyển sách nhân kỉniệm 100 năm ngày sinh E. Hemingway do thưviện Kennedy tổchức ngày 10 & 11 tháng 4 năm 1999 có đoạn: “Hemingway ở đỉnh cao của làn sóng thời đại. Đó là sựnổi loạn chống lại thứvăn xuôi thượng lưu Anh đạo đức giảvà nói quá sựthật.” Thực vậy, sáng tác của E. Hemingway nói chung và truyện ngắn chiến tranh của ông nói riêng đã khẳng định điều đó. Sựnghiệp văn học của E. Hemingway được kể đến hơn tám mươi bài thơ, năm vởkịch, mười hai tiểu thuyết và hơn một trăm truyện ngắn với nhiều đềtài khác nhau. Đó là một gia tài văn học không nhỏcủa một nhà văn gần 40 năm cầm bút và lăn lộn khắp các chiến trường. Các nhà nghiên cứu thếgiới và Việt Nam đã dành nhiều tâm huyết đểtìmtịi, nghin cứu các sáng tác của E. Hemingway trên nhiều khía cạnh khác nhau như đềtài, thi pháp, thểloại, ngôn ngữ, nhân vật, phong cách nghệthuật và có nhiều công trình thành công đáng kể. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu về đềtài chiến tranh và truyện ngắn của E. Hemingway được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất và có nhiều phát hiện quan trọng. Có thểnói, đềtài chiến tranh là đềtài quen thuộc và chủ đạo trong sáng tác Hemingway. Ông được xem là một trong những nhà văn viết vềchiến tranh xuất sắc nhất của thếkỉXX cùng với Barbusse, Erich Maria Remarque Hơn thếnữa, Hemingway được coi là nhà văn tiên phong của nghệthuật viết truyện ngắn hiện đại. Thậm chí có ý kiến rằng E. Hemingway viết truyện ngắn thành công hơn tiểu thuyết mặc dù ông đạt giải Nobel vềtiểu thuyết (G. G. Marquez). Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và xuyên suốt về truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway. Trong khi đó mảng truyện ngắn chiến tranh của Hemingway chiếm một phần không nhỏtrong sáng tác của ông. Tôi nghĩrằng mảng truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway là mảng sáng tác có nhiều giá trịvềnội dung và nghệthuật mà chúng ta chưa có dịp tìm hiểu. Đó là lí do quan trọng của đềtài này. Vềmặt các ấn phẩm, sốlượng truyện ngắn của E. Hemingway được dịch sang tiếng Việt chỉhơn 70 truyện trong tổng sốhơn 100 truyện, trong đó một sốtruyện ngắn chiến tranh tiêu biểu chưa được dịch. Do vậy, người viết luận văn này đã cốgắng dịch sang tiếng Việt bốn truyện ngắn: Đêm trước trận đánh(Night Before Battle), Đêm trước đổbộ(Night Before Landing), Điểm đen chỗgiao lộ(Black Ass at the Crossroads), Cảnh vật muôn màu(Landscape with Figures) mà chúng tôi cho rằng đây là những truyện ngắn chiến tranh tiêu biểu của Hemingway. Chúng tôi hy vọng rằng những truyện ấy bổsung vào mảng truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway đã được dịch nhằm giúp cho việc nghiên cứu mảng truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway toàn diện và sâu sắc hơn. Trong luận văn này, chúng tôi tập hợp được các truyện ngắn về đềtài chiến tranh của E. Hemingway và bước đầu xác định những đặc trưng cơbản của truyện ngắn chiến tranh Hemingway ởhai phương diện: không gian nghệthuật và nhân vật với tưcách là hai đặc điểm cơbản xác lập đặc trưng truyện ngắn chiến tranh của Hemingway. Với những nỗlực nhưthế, hy vọng đềtài của chúng tôi sẽgóp phần phục vụcho mảng tác phẩm của E. Hemingway trong nhà trường, nhất là đối với cá nhân tôi.

pdf98 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện ngắn chiến tranh Của Ernest Hemingway, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH ---------------------------------------- Nguyeãn Tieán Duõng TRUYEÄN NGAÉN CHIEÁN TRANH CUÛA ERNEST HEMINGWAY Chuyeân ngaønh: Vaên hoïc nöôùc ngoaøi Maõ soá: 60 22 30 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ VAÊN HOÏC NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC TS. ÑAØO NGOÏC CHÖÔNG Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2008 Lôøi caûm ôn Toâi xin chaân thaønh caûm ôn: Thaày giaùo höôùng daãn, Tieán só Ñaøo Ngoïc Chöông Giaùo sö Löu Ñöùc Trung, Phoù Giaùo sö Löông Duy Trung Caùc thaày coâ Toå Vaên hoïc nöôùc ngoaøi, caùc thaày coâ Khoa Ngöõ vaên Phoøng Sau Ñaïi hoïc & CN Tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Tp.Hoà Chí Minh Anh Nguyeãn Hoàng Vyõ Gia ñình vaø baïn beø ñaõ taän tình giuùp ñôõ, goùp yù, boå sung cho toâi hoaøn thaønh luaän vaên naøy. Gia Lai, ngaøy 31 thaùng 8 naêm 2008 Ngöôøi vieát luaän vaên: Nguyeãn Tieán Duõng Lôùp Cao hoïc Vaên hoïc nöôùc ngoaøi K 16 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một ghi chú của Gail Calwel trong một quyển sách nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh E. Hemingway do thư viện Kennedy tổ chức ngày 10 & 11 tháng 4 năm 1999 có đoạn: “Hemingway ở đỉnh cao của làn sóng thời đại. Đó là sự nổi loạn chống lại thứ văn xuôi thượng lưu Anh đạo đức giả và nói quá sự thật.” Thực vậy, sáng tác của E. Hemingway nói chung và truyện ngắn chiến tranh của ông nói riêng đã khẳng định điều đó. Sự nghiệp văn học của E. Hemingway được kể đến hơn tám mươi bài thơ, năm vở kịch, mười hai tiểu thuyết và hơn một trăm truyện ngắn với nhiều đề tài khác nhau. Đó là một gia tài văn học không nhỏ của một nhà văn gần 40 năm cầm bút và lăn lộn khắp các chiến trường. Các nhà nghiên cứu thế giới và Việt Nam đã dành nhiều tâm huyết để tìm tịi, nghin cứu các sáng tác của E. Hemingway trên nhiều khía cạnh khác nhau như đề tài, thi pháp, thể loại, ngôn ngữ, nhân vật, phong cách nghệ thuật… và có nhiều công trình thành công đáng kể. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu về đề tài chiến tranh và truyện ngắn của E. Hemingway được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất và có nhiều phát hiện quan trọng. Có thể nói, đề tài chiến tranh là đề tài quen thuộc và chủ đạo trong sáng tác Hemingway. Ông được xem là một trong những nhà văn viết về chiến tranh xuất sắc nhất của thế kỉ XX cùng với Barbusse, Erich Maria Remarque… Hơn thế nữa, Hemingway được coi là nhà văn tiên phong của nghệ thuật viết truyện ngắn hiện đại. Thậm chí có ý kiến rằng E. Hemingway viết truyện ngắn thành công hơn tiểu thuyết mặc dù ông đạt giải Nobel về tiểu thuyết (G. G. Marquez). Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và xuyên suốt về truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway. Trong khi đó mảng truyện ngắn chiến tranh của Hemingway chiếm một phần không nhỏ trong sáng tác của ông. Tôi nghĩ rằng mảng truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway là mảng sáng tác có nhiều giá trị về nội dung và nghệ thuật mà chúng ta chưa có dịp tìm hiểu. Đó là lí do quan trọng của đề tài này. Về mặt các ấn phẩm, số lượng truyện ngắn của E. Hemingway được dịch sang tiếng Việt chỉ hơn 70 truyện trong tổng số hơn 100 truyện, trong đó một số truyện ngắn chiến tranh tiêu biểu chưa được dịch. Do vậy, người viết luận văn này đã cố gắng dịch sang tiếng Việt bốn truyện ngắn: Đêm trước trận đánh (Night Before Battle), Đêm trước đổ bộ (Night Before Landing), Điểm đen chỗ giao lộ (Black Ass at the Crossroads), Cảnh vật muôn màu (Landscape with Figures) mà chúng tôi cho rằng đây là những truyện ngắn chiến tranh tiêu biểu của Hemingway. Chúng tôi hy vọng rằng những truyện ấy bổ sung vào mảng truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway đã được dịch nhằm giúp cho việc nghiên cứu mảng truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway toàn diện và sâu sắc hơn. Trong luận văn này, chúng tôi tập hợp được các truyện ngắn về đề tài chiến tranh của E. Hemingway và bước đầu xác định những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn chiến tranh Hemingway ở hai phương diện: không gian nghệ thuật và nhân vật với tư cách là hai đặc điểm cơ bản xác lập đặc trưng truyện ngắn chiến tranh của Hemingway. Với những nỗ lực như thế, hy vọng đề tài của chúng tôi sẽ góp phần phục vụ cho mảng tác phẩm của E. Hemingway trong nhà trường, nhất là đối với cá nhân tôi. 2. Lịch sử vấn đề Từ năm 1924, sau khi in our time ra đời, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về E. Hemingway, phong cách nghệ thuật và sáng tác của ông. Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Hemingway mang giá trị thiết thực. Để phục vụ cho luận văn của mình, chúng tôi chia các nghiên cứu về E. Hemingway theo các vấn đề sau đây: 2. 1. Về đề tài chiến tranh Các nhà xuất bản trên thế giới đã sắp xếp tác phẩm của E. Hemingway theo đề tài chiến tranh, gồm những ấn phẩm sau: -Hemingway on War By Ernest Hemingway and Ernest Hemingway Edited by Sean Hemingway and Sean Hemingway in Trade Paperback at SimonSays. -Men at War -New York Crown Publishers, 1942. -Hemingway's War Fiction and "The Best god-dammed God you Ever Knew". Autores: Tim Pingleton; Localización American, ISSN 1695-7814, Vol.1, … Đây là các tuyển tập sáng tác của E. Hemingway gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, các bài báo, bài phỏng vấn và ghi chép về chiến tranh của Ernest Hemingway do gia đình cùng các nhà xuất bản sưu tầm, tuyển chọn. Qua việc sắp xếp các tác phẩm theo đề tài chiến tranh ở trên, người sưu tầm, tuyển chọn bước đầu đã chú ý đến các sáng tác về đề tài chiến tranh của E. Hemingway và đã có công tập hợp các sáng tác ấy với nhiều thể loại. Việc làm này chứng tỏ mọi người đã chú ý đến mảng sáng tác về chiến tranh của E. Hemingway, một mảng sáng tác mà E. Hemingway có nhiều thành công và gây nhiều ấn tượng với công chúng. Tuy vậy, cho đến nay, chưa có ấn phẩm nào sắp xếp truyện ngắn chiến tranh của Hemingway thành tuyển tập. Điều đó đồng nghĩa với việc nghiên cứu truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway chưa được quan tâm thỏa đáng. Ở Việt Nam, từ năm 1985, Lê Đình Cúc đã đề cập đến đề tài chiến tranh của E. Hemingway qua luận án phó tiến sĩ: Tiểu thuyết về chiến tranh của Hemingway [29]. Trong luận án của mình, Lê Đình Cúc đã khảo sát những tiểu thuyết tiêu biểu của Hemingway nhằm làm rõ thái độ và quan niệm của E. Hemingway về chiến tranh. Lê Đình Cúc nhận định: “Cùng đi song song với đề tài chiến tranh là đề tài tình yêu và sức sống mãnh liệt của con người” [31, tr.9]. Trong một bài tham luận về Hemingway mang tên Âm hưởng thời đại trong Hemingway, Lê Huy Bắc cho rằng: “Hemingway tập trung khắc họa hai diện mạo: chết trong chiến tranh và sống trở về”, “Chiến tranh hiện diện trong tác phẩm của Hemingway trước tiên không phải bằng bộ mặt thật với đạn bom, xe tăng pháo binh… mà nỗi ám ảnh ghê hồn” [15, tr.24-27]. Tuy ý kiến của Lê Huy Bắc không mới và chưa tập trung nhưng đó là sự tái khẳng định đề tài chiến tranh trong sáng tác nói chung và trong truyện ngắn của E. Hemingway nói riêng. 2. 2. Về thể loại Trong bài viết Hemingway ‘s English Reputation, DSR. Welland quan tâm đến hình thức đặc biệt của in our time. Ông cho rằng tập in our time chính là tiểu thuyết phân chia thành các đoạn [107, tr.10-35]. Còn Philip Young, trong Ernest Hemingway, cho rằng truyện ngắn của E. Hemingway là loại văn đơn giản, sắc cạnh và Hemingway có những truyện ngắn phác thảo (Sketch) [110]. Khái niệm sketch của Philip Young chỉ một kiểu truyện ngắn của E. Hemingway. Khái niệm này của P. Young đã gây nhiều tranh cãi, vì bản thân khái niệm sketch không bao hàm được các đặc điểm của truyện ngắn E. Hemingway. Sau này, Arlen J. Hansen [41], Lê Huy Bắc [12], Đào Ngọc Chương [22] tiếp tục bàn về khái niệm sketch. Trong đó ý kiến của Arlen J. Hansen và Đào Ngọc Chương đã lí giải khái niệm sketch với nhiều góc độ khác nhau và góp phần làm sáng tỏ vấn đề thể loại truyện ngắn của E. Hemingway. Chúng tôi sẽ trình bày vấn đề này rõ hơn ở Chương 1 của luận văn. Trong bài “in our time, những nét phác thảo của một phong cách nghệ thuật” [79], căn cứ trên tiêu chí thể loại, Trần Thị Thuận đánh giá rằng in our time gần với truyện ngắn hơn cả và đó là những trang viết đặt nền móng nghệ thuật của E. Hemingway sau này. Ý kiến của Trần Thị Thuận tuy chưa hoàn hảo nhưng đó là một cách xác định thể loại truyện ngắn của E. Hemingway. Cũng nghiên cứu về in our time, nhưng Đào Ngọc Chương đã lí giải sâu sắc hơn về vấn đề thể loại của in our time trên cơ sở phân tích các khái niệm đoản văn, chương (chapter). Đào Ngọc Chương xem kiểu chương xen (chapter) trong in our time như một truyện ngắn độc lập trên cơ sở nguyên lí tảng băng trôi của E. Hemingway [23]. Theo chúng tôi, đây là nhận định phù hợp nhất, vì nó có thể lí giải các đặc điểm truyện ngắn của E. Hemingway. Do đó, trong quá trình tiến hành luận văn, chúng tôi đã căn cứ ý kiến của Đào Ngọc Chương để khảo sát và xếp loại truyện ngắn của Hemingway. Lê Huy Bắc cho rằng truyện ngắn E. Hemingway có kích thước và nhiều chủng loại khác nhau: Truyện dong ý thức, truyện ngắn thư, truyện ngắn kịch, truyện ngắn mini, ngụ ngôn hiện đại, truyện ngắn triết lí, truyện ngắn theo trường phái minimalism [52, tr.6]. Các nhận định trên cho thấy sự đa dạng, phong phú và phức tạp về thể loại truyện ngắn của E. Hemingway. 2. 3. Về hiện thực Khi nói về hiện thực trong tác phẩm văn học là nói đến thế giới hiện thực đã được tái tạo qua thế giới chủ quan của tác giả. Thế giới ấy chính là một hiện thực khác, một hiện thực thứ hai, dù mang hình bóng của thế giới khách quan ngoài đời. Không gian của tác phẩm văn học cũng nằm trong thế giới ấy. Với cách hiểu như vậy, hiện thực phản ánh trong sáng tác của E. Hemingway được nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận với nhiều khái niệm khác nhau như: không gian, hiện thực, bối cảnh, hoàn cảnh… Trong lời giới thiệu công trình Hemingway, A Collection of Critical Essays, Robert P. Weeks nhận xét: không gian trong sáng tác của Hemingway là hạn hẹp và đơn giản [81, tr.10]. Theo Einkeshchein (trong Selected Stories by Enest Hemingway), hiện thực trong tác phẩm Hemingway đề cập đến thế giới đầy tội ác và nỗi kinh hoàng [94]. Einkeshchein phân tích quá trình chuyển biến cuộc sống của E. Hemingway từ 1924 đến cuối những năm 1930 và cho rằng: quan điểm của Hemingway trước thực tại là căm ghét bạo lực, chống chiến tranh và chủ nghĩa phát xít quyết liệt. Hemingway có tư tưởng ủng hộ cách mạng. Còn Ivan Kashkeen lại nhìn nhận: Hemingway nhìn thấy hiện thực vỡ vụn (trong Of Greatest Importtance: The Prose of Enest Hemingway) [100, tr.160-172]. Và Philip Young thì hình dung thế giới của Hemingway qua “khe hở của một bức tường”, “Thế giới của Hemingway là thế giới trong đó mọi thứ không sinh hoa, kết quả mà là một thế giới nổ tung, gãy vỡ, không hình thành, luôn bị gặm mòn” [110, tr.216]. Trong khi đó Leon Edel cho rằng: Thế giới trong Hemingway là thế giới của những hành động hời hợt, một sự phản ánh thô thiển, cách nhìn thế giới của E. Hemingway là “loại nghệ sĩ của không gian nhỏ bé với cái nhìn giới hạn” [93, tr.20]. Các nhà nghiên cứu Thuỵ Điển lại có ý kiến: Thế giới trong tác phẩm E. Hemingway không có sự thương cảm [88, tr.151-164]. Nhà nghiên cứu Đức, Helmut Papajewski, nhận xét: bên dưới cái hạn hẹp của thế giới truyện ngắn E. Hemingway là “mối quan tâm thường trực về số phận bi kịch của con người” [107, tr.75]. Lê Huy Bắc cho rằng: “Thế giới của Hemingway không chỉ là thế giới của những căng thẳng, đổ vỡ mà còn là thế giới của nhiều cạm bẫy” [15, tr.38]. Đặc biệt Lê Huy Bắc chú ý đến yếu tố không gian tác động đến tính cách của nhân vật: “Hemingway xây dựng không gian này là để khắc họa nên tính cách chủ đạo chung cho các nhân vật, tính cách anh hùng. Chính môi trường sống đầy bạo lực và quan niệm sống hào hùng trên đã tạo nên kiểu nhân vật riêng biệt của Hemingway” [15, tr.36]. Hoàng Nhân lại chú ý cách miêu tả không gian chiến tranh trong tác phẩm của E. Hemingway: “Tác giả đã mô tả sinh động những cảnh đổ nát, hoang tàn trong chiến tranh.” [70, tr.202]. Hoàng Nhân nhận xét thêm: “Thế giới miêu tả của Cézanne và Hemingway có vẻ chật hẹp, không bao quát được sự tinh tế có tính chất cổ điển.” [70, tr.224]. Ý kiến của Hoàng Nhân khẳng định một lần nữa ý kiến của Robert P. Weeks đã nêu ở trên. 2. 4. Về nhân vật Hầu hết các nhà nghiên cứu đã nêu được các kiểu nhân vật hoặc đề cập đến vấn đề con người trong tác phẩm E. Hemingway: -Nhân vật trong hoàn cảnh bi đát, khắc nghiệt: Ray B. West và Philip Young đều quan tâm đến sự tồn tại khó khăn của các nhân vật trong hoàn cảnh khắc nghiệt [81, tr.11]. André Maurois cho rằng trong cái thế giới đầy bất trắc của chiến tranh và cái chết thường xuyên hiện diện, trong tình trạng đầy kích động và luôn dự cảm những nguy hiểm, nhân vật của E. Hemingway có hai cách giải quyết hoặc bằng cách tìm quên trong uống rượu và làm tình đến đờ đẫn giác quan hoặc sống bằng cách sống khắc kỉ, chấp nhận kéo dài cuộc báo tử [22, tr.35] John Killinger miêu tả tình cảnh bi đát của những người lính trở về sau chiến tranh [101]. E. Johnson, trong Giã từ hòa bình riêng lẻ, đặt vấn đề: con người thoát ly và con người nhập cuộc. Einkeshchein lại nói đến con người với tâm hồn tàn phế [94]. Còn Helmut Papajewski và một số nhà nghiên cứu Pháp, Thụy Điển cho rằng đó là những con người trống rỗng, buồn bã đến cực độ [107, tr. 75-80]. -Con người với nỗi cô đơn: Khi đề cập đến E. Hemingway, Drobishevshii có nhận xét: truyện của ông mang sắc thái “bi kịch của sự cô đơn” [81, tr.12]. Cùng với ý kiến ấy, Jonh Killinger cho rằng Hemingway luôn đề cập đến con người cô đơn [101]. Còn Helmut Papajewski nhận định: trong tác phẩm của Hemingway luôn có sự sợ hãi, sự cô độc tận cùng của cá nhân, đến nỗi tình yêu đối lứa cũng không thể hóa giải nổi [107, tr.81-88]. Hoàng Nhân và Lê Huy Bắc chú ý đến hình ảnh nhân vật người lính trở về trong truyện ngắn E. Hemingway dở điên dở dại, bấn loạn và “lánh đời”, mang trong lòng những vết thương âm ỉ [15, tr.27, 29]. - Con người với cái chết: Cái chết trong tác phẩm E. Hemingway được các nhà nghiên quan tâm nhiều nhất. Malcolm Cowley nhận xét: không một nhà văn nào trong thời đại chúng ta lại có thể cho ta nhìn thấy nhiều xác chết như thế [92, tr.40]. Còn Jonh Killinger cho rằng cái chết là hình tượng thường trực trong tác phẩm của Hemingway, thậm chí đó chính là một thứ chìa khóa lí giải những bí mật của thế giới E. Hemingway [101]. Philip Young trong Ernest Hemingway lại nói đến cái chết và sự biến hình [111]. Còn Thorsten Jonsson dành nguyên một chương Sự gần gũi với cái chết để nói đến cái chết khi viết về E. Hemingway [99]. Trong Tiêu chuẩn của cái chết, L. Kistein cho rằng cái chết là nỗi ám ảnh và danh dự của con người. Ivan Kashkeen không tin rằng E. Hemingway bị cái chết ám ảnh nên hạn chế tầm nhìn [100, tr.172]. Ở một góc độ khác, John Killinger và Maxwell Geimar khám phá cái chết, cái tôi hiện sinh, cái hư vô nằm ngay ở đề tài chiến tranh trong tác phẩm E. Hemingway [22, tr.27, 36]. Phát hiện trên khẳng định thêm quan niệm của E. Hemingway về các khía cạnh của chiến tranh: cái chết, cái hư vô, sự vô lí… Và tất cả điều này được phản ánh rất rõ trong truyện ngắn mà chúng tôi sẽ đề cập ở các chương sau. Lê Huy Bắc lại nhắc đến những cái chết vô nghĩa, những “cái chết bất đắc kì tử” [15, tr.27] của các nhân vật trong tác phẩm E. Hemingway. Tuy nhiên, Lê Huy Bắc cũng đánh giá rất chủ quan khi kết luận: “Hemingway thường đề cập đến cái chết nhưng những cái chết ấy luôn mang âm hưởng của sử thi, không một chút bi lụy, nhẹ nhàng như cái chết của chính ông…” [15, tr.39]. -Con người với sức sống của tâm hồn: Các nhà văn thế giới và Việt Nam đều chú ý đến cuộc sống tâm hồn của nhân vật. Trong The Dumb Ox in Love and War, Wyndham Lewis cho rằng nhân vật của Hemingway là loài súc vật ăn đậu hũ ở cửa lò sát sinh [103, tr.76]. Còn Sean O’ Faolain, trong Ernest Hemingway, lại nhận định: nhân vật của E. Hemingway không có đầu óc, quá khứ, truyền thống, kí ức [106, tr.112]. Và trong Hemingway: Gauge of Moral, Edmund Wilson thì nhận xét: con người trong tác phẩm Hemingway như những vi khuẩn sống trong nước dưới dạng đơn bào [109, tr.214]. Các nhà nghiên cứu Việt Nam thì đánh giá nhân vật trong sáng tác của E. Hemingway lạc quan hơn. Hoàng Nhân viết: “tình yêu cuộc sống đưa đến khả năng phát hiện ra những sự đơn giản thế giới tâm hồn của con người, xa lạ với những ước lệ thông thường“ [70, tr.201]. Lê Huy Bắc cho rằng: “Hemingway đã xây dựng được những chiến binh dũng cảm, xem cái chết tựa lông hồng, khi đã xác định cho mình lý tưởng, một nguyên tắc sống” [15, tr.27]. Nguyễn Hải Hà lại có ý kiến: “Các nhân vật yêu mến của ông đều vượt lên sự cô đơn, chán chường, hoài nghi, khắc phục chấn thương tâm hồn trong một thời đại bão táp để trở thành người khắc kỉ kiên cường” [15, tr.8]. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhân vật của E. Hemingway dù ở trạng thái tích cực hay tiêu cực nhưng ở họ có khả năng chịu đựng thử thách và giàu khát vọng sống, khát vọng tự do. -Những nhân vật mang dấu ấn tác giả: Trong hai công trình Ernest Hemingway và Ernest Hemingway: nhà văn như là một nghệ sĩ (Hemingway: The Writer as Artist), Philip Young quan tâm đến nhân vật-Hemingway (Hemingway hero), là nhân vật có quan hệ với cuộc đời tác giả [22, tr.33]. Philip Young lại chú ý đến nhân vật Nick trong các truyện ngắn của E. Hemingway. Nhân vật Nick được miêu tả theo một quá trình từ tuổi thơ đến trưởng thành. Còn Ivan Kaskeen chú ý đến nhân vật hóa thân, mang dáng dấp tác giả trong sáng tác của E. Hemingway trong Ernest Hemingway-bi kịch của tay thợ lành nghề [22, tr.32]. Có thể nói Nick là nhân vật trung tâm và là hóa thân của tác giả trong liên truyện, mang dấu ấn của tác giả nhiều nhất. Sau khi nghiên cứu các sáng tác của Hemingway, Hoàng Nhân nhận xét: sáng tác của E. Hemingway rất phong phú về đề tài song “Dù viết đề tài gì, tác giả chỉ nói về mình, những cảm xúc và suy tư của mình trước cuộc sống đã từng trải” [70, tr.223]. Nhận xét của Hoàng Nhân đã chú ý đến cảm nghĩ, tư tưởng chủ quan của tác giả trong tác phẩm của E. Hemingway. Có lẽ Hoàng Nhân muốn nhấn mạnh sự trải nghiệm của E. Hemingway thể hiện trong tác phẩm. Còn Nguyễn Hải Hà nhận xét thẳng thừng: “Nhiều nhân vật trung tâm là hóa thân của tác giả, đậm nét tự truyện tinh thần nhưng sáng tác của Hemingway lại là câu chuyện ve thân phận con người” [15, tr.8]. 2. 5. Về cách viết truyện ngắn Các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước như: Carlos Baker, H. E. Bates, James Fenton, Hoàng Nhân, Nguyễn Hải Hà, Lê Huy Bắc, Đào ngọc Chương… đều chú ý đến đặc điểm nổi bật của nghệ thuật viết nói chung và truyện ngắn nói riêng của E. Hemingway như nguyên lí tảng băng trôi, bút pháp độc thoại, đối thoại, cách sử dụng ngôn ngữ… Nguyễn Hải Hà cho rằng: “Crédo (tín điều) thẩm mỹ của Hemingway gói gọn trong nguyên lý tảng băng trôi, Hemingway chủ trương đãi cát tìm vàng, đưa văn học xích gần cuộc sống, dân chủ hóa văn học, đề cao cái đẹp giản dị bằng sự ngắn gọn, văn phong điện tín” [15, tr.8]. Hoàng Nhân lại nhận định: “Ông xây dựng nhân vật bằng cách xóa sạch để làm lại ngay từ đầu, để uốn nắn lại hình ảnh” [70, tr.227], … Hầu hết các công trình trên đã đề cập đến các yếu tố nghệ thuật trong sáng tác của E. Hemingway như: thi pháp, thể loại, thi pháp nhân vật, nhân vật trung tâm, độc thoại nội tâm, nguyên lý tảng băng trôi, đề tài chiến tranh… Trong đó chúng tôi quan tâm nhất là các công trình sau đây, những công trình có liên quan đến luận văn này: -Tiểu thuyết về chiến tranh của Hemingway (Luận án phó tiến sĩ của Lê Đình Cúc, 1985). Qua những tiểu thuyết tiêu biểu của E. Hemingway, Lê Đình Cúc đã phân tích, lí giải được quan niệm, thái độ của E. Hemingway đối với chiến tranh. Tuy công trình trên còn nhiều cần bàn song đó là công trình công phu
Tài liệu liên quan