Mục tiêu: Đánh giá sự hiểu biết của thân nhân bệnh nhi về bệnh SXH trước và sau khi GDSK.
Phương pháp: Can thiệp bằng giáo dục sức khỏe. Thân nhân bệnh nhân SXH được phỏng vấn trực tiếp
bằng bảng câu hỏi về nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh SXH lúc mới nhập viện và
cho điểm theo thang điểm đánh giá phân loại. Trước khi xuất viện, các thân nhân được mời nghe điều dưỡng
trình bày nội dung GDSK về bệnh sốt xuất huyết. Ngay sau đó các thân nhân này sẽ được đánh giá lại bằng
bảng câu hỏi Post-test nội dung giống như phần Pre-test.
Kết quả: 200 thân nhân được chọn tham gia nghiên cứu. Mức độ hiểu biết chung về bệnh SXH trước
GDSK là rõ 1%, khá 7%, trung bình 55,5% và không biết 36,5%. Sau GDSK, 99% biết rõ và 1% biết khá về
bệnh SXH. Trước GDSK, chỉ có 30,5% biết nguyên nhân gây bệnh SXH là do muỗi vằn chích, 10% biết đúng
thời điểm muỗi chích. Trước GDSK, đa số thân nhân biết sốt là triệu chứng của bệnh nhưng chỉ có một số ít biết
thêm các những dấu hiệu khác như đau nhức cơ, chấm xuất huyết. Khi chưa GDSK, chỉ có < 1/3 trường hợp
nhận biết các dấu hiệu nặng của bệnh. Trong cách chăm sóc tại nhà, trước khi GDSK, còn một số sai lầm của
thân nhân như cạo gió cắt lễ 67%, sử dụng thức ăn có màu 77,5%. Trước khi GDSK, nhiều thân nhân còn chưa
biết xúc rửa, đậy kín dụng cụ chứa nước hoặc cho trẻ ngủ màn ngay cả ban ngày để phòng bệnh.
Kết luận: GDSK là phương pháp can thiệp hiệu quả giúp phòng ngừa và phát hiện sớm những trường hợp
SXH và có thể thực hiện đối với mọi thân nhân bệnh nhân khi đến cơ sở y tế
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lượng giá hoạt động giáo dục sức khỏe cho thân nhân bệnh nhi về bệnh sốt xuất huyết tại khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 110
LƯỢNG GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO THÂN NHÂN
BỆNH NHI VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI KHOA SỐT XUẤT HUYẾT
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I
Bùi Thị Bích Phượng*, Nguyễn Minh Tuấn*, Nguyễn Hoàng Mai Anh*,
Lê Nguyễn Thanh Nhàn*, Phạm Thị Hải Yến*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá sự hiểu biết của thân nhân bệnh nhi về bệnh SXH trước và sau khi GDSK.
Phương pháp: Can thiệp bằng giáo dục sức khỏe. Thân nhân bệnh nhân SXH được phỏng vấn trực tiếp
bằng bảng câu hỏi về nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh SXH lúc mới nhập viện và
cho điểm theo thang điểm đánh giá phân loại. Trước khi xuất viện, các thân nhân được mời nghe điều dưỡng
trình bày nội dung GDSK về bệnh sốt xuất huyết. Ngay sau đó các thân nhân này sẽ được đánh giá lại bằng
bảng câu hỏi Post-test nội dung giống như phần Pre-test.
Kết quả: 200 thân nhân được chọn tham gia nghiên cứu. Mức độ hiểu biết chung về bệnh SXH trước
GDSK là rõ 1%, khá 7%, trung bình 55,5% và không biết 36,5%. Sau GDSK, 99% biết rõ và 1% biết khá về
bệnh SXH. Trước GDSK, chỉ có 30,5% biết nguyên nhân gây bệnh SXH là do muỗi vằn chích, 10% biết đúng
thời điểm muỗi chích. Trước GDSK, đa số thân nhân biết sốt là triệu chứng của bệnh nhưng chỉ có một số ít biết
thêm các những dấu hiệu khác như đau nhức cơ, chấm xuất huyết. Khi chưa GDSK, chỉ có < 1/3 trường hợp
nhận biết các dấu hiệu nặng của bệnh. Trong cách chăm sóc tại nhà, trước khi GDSK, còn một số sai lầm của
thân nhân như cạo gió cắt lễ 67%, sử dụng thức ăn có màu 77,5%. Trước khi GDSK, nhiều thân nhân còn chưa
biết xúc rửa, đậy kín dụng cụ chứa nước hoặc cho trẻ ngủ màn ngay cả ban ngày để phòng bệnh.
Kết luận: GDSK là phương pháp can thiệp hiệu quả giúp phòng ngừa và phát hiện sớm những trường hợp
SXH và có thể thực hiện đối với mọi thân nhân bệnh nhân khi đến cơ sở y tế.
Từ khóa: sốt xuất huyết, giáo dục sức khỏe, thân nhân bệnh nhi.
ABSTRACT
EVALUATION OF HEALTH EDUCATION ABOUT DENGUE FEVER TO SICK CHILDREN’S
RELATIVES AT DENGUE HEMORRHAGIC FEVER DEPARTMENT, CHILDREN HOSPITAL 1
Bui Thi Bich Phuong, Nguyen Minh Tuan, Nguyen Hoang Mai Anh, Le Nguyen Thanh Nhan,
Pham Thi Hai Yen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 110 - 115
Objective: Evaluate the knowledge of sick children’s relatives about Dengue fever before and after the
implementaion of health education
Method: 200 relatives were enrolled in the study. The level of general knowledge about Dengue fever before
health education was good at 1%, above average at 7%, average at 55.5%, unknown at 36.5%. After health
education, the level of general knowledge about Dengue fever was good at 99%, above average at 1%. Before
health education, only 30.5% of the relatives knew mosquito Aedes agyptie is the cause of Dengue fever and 10%
knew the time of mosquito biting. The majority of relatives knew fever is the symptom of the disease but only few
paid attention to other manifestations such as myalgia, petechiae. Before health education, only 1/3 knew warning
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: ĐD Bùi Thị Bích Phượng, ĐT: 0937769189, Email: bichphuongnd1@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 111
signs of the disease. In child care at home, before health education, there were still some mistakes such as skin
cutting at 67% and feeding with dark food at 77.5%. Many relatives did not know rinsing and covering water
containers or keeping their children sleeping in curtains during daytime.
Conclusion: Health education is an effective in preventing and identifying early Dengue – infected cases
and can be carried out to child caregivers at any health care facilties.
Keywords: dengue fever, health education, sick children’s relatives.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh nhiễm
trùng cấp tính gây ra do virus Dengue. Bệnh xảy
ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Hàng năm
có từ hàng chục đến hàng trăm ngàn trường hợp
mới mắc ở Việt Nam. Một trong những nguyên
nhân là do sự hiểu biết của người dân chưa cao,
dự phòng của gia đình và xã hội không thường
xuyên và triệt để. Trong bệnh sốt xuất huyết sự
hiểu biết và hợp tác của thân nhân bệnh nhi rất
quan trọng giúp theo dõi phát hiện sớm các dấu
hiệu nặng và phòng ngừa sự lan truyền bệnh.
Giáo dục sức khỏe (GDSK) cho các thân nhân
(thường là bà mẹ) là một trong những phương
pháp có hiệu quả nâng cao ý thức phòng bệnh
và kiểm soát tình hình bệnh tật. Cho nên chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này để đánh giá mức
độ hiểu biết của thân nhân bệnh nhi trước và
sau GDSK, từ đó xây dựng mô hình phương
pháp GDSK phù hợp nhằm nâng cao kiến thức
của thân nhân bệnh nhi trong việc phòng ngừa,
phát hiện và theo dõi chăm sóc bệnh nhi SXH.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá sự hiểu biết của thân nhân bệnh
nhi về bệnh SXH trước và sau khi GDSK.
Mục tiêu chuyên biệt
Đánh giá sự hiểu biết của thân nhân bệnh
nhi về dấu hiệu nhận biết, triệu chứng báo động
của bệnh SXH trước và sau khi GDSK.
Đánh giá sự hiểu biết của thân nhân bệnh
nhân về cách theo dõi, chăm sóc bệnh SXH trước
và sau khi GDSK
Đánh giá sự hiểu biết của thân nhân bệnh
nhi về nguyên nhân, cách phòng ngừa bệnh
SXH trước và sau khi GDSK.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: can thiệp bằng GDSK
Đối tượng nghiên cứu
Những thân nhân bệnh nhi nhập viện khoa
SXH bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 25/10/2010 -
30/03/2011.
Cỡ mẫu: Lấy trọn ca
Tiêu chuẩn đưa vào
Những thân nhân bệnh nhi nhập viện khoa
SXH được chẩn đoán sốt xuất huyết
Tiêu chuẩn loại trừ
Những thân nhân bệnh nhi sốt do những
nguyên nhân khác không phải do sốt xuất
huyết.
Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi và
cho điểm theo thang điểm đánh giá phân loại
Xử lý số liệu: Phần mềm SPSS 13.0
Các bước tiến hành
Phát phiếu khảo sát Pre-test và cho điểm.
Xếp hạng mức độ kiến thức của thân nhân bệnh
nhi theo bảng xếp hạng quy ước.
Phương pháp cụ thể: Người nghiên cứu
phỏng vấn các thân nhân bệnh nhi sốt xuất
huyết mới nhập viện, trả lời bảng câu hỏi Pre-
test liên quan đến triệu chứng của bệnh, dấu
hiệu chuyển nặng, cách theo dõi, chăm sóc,
nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh sốt xuất
huyết. Trước khi xuất viện, các thân nhân được
mời nghe điều dưỡng trình bày nội dung
GDSKvề bệnh sốt xuất huyết. Ngay sau đó các
thân nhân này sẽ được đánh giá lại bằng bảng
câu hỏi Post-test nội dung giống như phần Pre-
test. Một hệ thống cho điểm (tối đa 30 điểm)
được thiết kế để xếp hạng bệnh nhân tùy theo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 112
mức độ hiểu biết.
Kết quả nghiên cứu sẽ được so sánh Post-
test và Pre-test về sự hiểu biết của thân nhân
bệnh nhi về bệnh SXH.
Kết quả dữ liệu được phân tích bằng chương
trình SPSS 13.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm nhóm thân nhân
Bảng 1: Đặc điểm nhóm thân nhân
Đặc điểm n = 200 %
Nam 06 3
Giới
Nữ 194 97
Kinh 198 99
Dân tộc
Hoa 02 1
Tỉnh 81 40,5
Địa chỉ
TP 119 59,5
Mẹ 154 77
Cha 06 03
Ông bà 37 18,5
Quan hệ
Người chăm sóc trẻ 03 1,5
Mù chữ 1 0,5
Cấp 1 5 2,5
Cấp 2 56 28,0
Cấp 3 100 50,0
Trung cấp cao đẳng 23 11,5
Trình độ
Đại hoc, sau đại học 15 7,5
Nội trợ 34 17,0
CNV chức 71 35,5
Buôn bán 67 33,5
Công nhân 9 4,5
Nghề
nghiệp
Khác 19 9,5
Ti vi 2 1,0
Báo 4 2,0
Y tế địa phương 9 4,5
NVBVNĐ1 77 38,5
Họ hàng 75 37,5
Thông Tin
Bảng hướng dẫn 33 16,5
Có 200 thân nhân chăm sóc trực tiếp bệnh
nhi được làm khảo sát, trong đó đa số phụ nữ
(97%) là mẹ của trẻ (77%) và bà (18,5%), bố
thường ít chăm sóc khi con bệnh (3%).
Tỉ lệ thân nhân có trình độ học vấn thấp hơn
cấp 1 rất ít ( 3%).
Trên 1/3 (38,5%) thân nhân tiếp nhận các
thông tin về bệnh sốt xuất huyết từ bệnh viện
Nhi Đồng 1, đây là con số đáng khích lệ, cần
tiếp tục tăng cường giáo dục cho người dân từ
các hoạt động truyền thông của bệnh viện:
phát tờ rơi, khám và dặn dò người nhà khi trẻ
đến khám bệnh, tổ chức các buổi sinh hoạt
chuyên đề tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Ngoài
ra các thông tin từ bảng hướng dẫn cũng gây
được nhiều sự chú ý của người dân (37,5%).
Thân nhân biết các thông tin qua các phương
tiện khác như báo chí, ti vi, và cơ sở y tế địa
phương còn hạn chế.Trong nghiên cứu của
Tiến Sĩ Tạ Văn Trầm(5) 10%.
Hiểu biết thân nhân về tác nhân gây bệnh
Bảng 2: Hiểu biết thân nhân về tác nhân gây bệnh
Trước gdsk Sau gdsk
n = 200 % n = 200 %
Đúng: 61 30,5 Đúng: 200 100
Loại muỗi
Sai: 139 69,5 Sai: 00 00
Đúng: 20 10 Đúng: 200 100 Thời điểm
chích Sai: 180 90 Sai: 00 00
Đúng: 60 30 Đúng: 200 100
Nơi muỗi đẻ
Sai: 140 70 Sai: 00 00
Đa số (95%) thân nhân biết muỗi là tác
nhân truyền bệnh sốt xuất huyết, nhưng chỉ
có 30,5% biết chính xác muỗi vằn truyền bệnh.
Tuy nhiên 90% thân nhân nhận định sai về
thời điểm muỗi chích, đa số thân nhân cho
rằng muỗi chích truyền bệnh sốt xuất huyết
vào ban đêm do đó không lưu ý ngủ màn,
chống muỗi chích vào ban ngày(1). 70% thân
nhân hiểu sai nơi muỗi đẻ, nghĩ muỗi đẻ nơi
nước dơ, ao tù. Đây là những điểm rất quan
trọng cần phải tăng cường hướng dẫn thân
nhân hiểu rõ về thời điểm và nơi muỗi đẻ
nhằm phòng ngừa tốt.
Sau khi được tham gia buổi GDSK tại
khoa, 100% thân nhân đã hiểu đúng về tác
nhân truyền bệnh SXH, thời điểm muỗi chích
và nơi muỗi đẻ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết
Bảng 3: Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết
Trước GDSK Sau GDSK
n = 200 % n = 200 %
Đúng: 197 98,5 Đúng: 197 98,5
Sốt
Sai: 03 1,5 Sai: 03 1,5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 113
Trước GDSK Sau GDSK
n = 200 % n = 200 %
Đúng: 40 20 Đúng: 160 80 Đau nhức
cơ Sai: 160 80 Sai: 40 20
Đúng: 75 37,5 Đúng: 200 100 Chấm xuất
huyết Sai: 125 62,5 Sai: 00 00
Đúng: 55 27,5 Đúng: 172 86
Mệt mỏi
Sai: 145 72,5 Sai: 28 14
Đa số thân nhân (98,5%) đều biết sốt là triệu
chứng của bệnh SXH vì sốt thường là vấn đề
khiến các phụ huynh quan tâm lo lắng nhiều
nhất. Tuy nhiên dấu hiệu xuất huyết thân nhân
chưa lưu ý nhiều nên cần hướng dẫn thêm cách
phát hiện các dấu hiệu này(7).
Phần lớn thân nhân không biết dấu hiệu
đau nhức cơ, mệt mỏi là các đặc điểm của
bệnh SXH(6).
Sau khi GDSK đa số thân nhân (>80%) nhận
biết được các dấu hiệu của bệnh SXH như sốt,
xuất huyết, đau nhức cơ, mệt mỏi.
Hiểu biết của thân nhân về dấu hiệu nặng
cần nhập viện
Bảng 4: Hiểu biết của thân nhân về dấu hiệu nặng
cần nhập viện
Trước GDSK Sau GDSK
n = 200 % n = 200 %
Đúng: 70 35 Đúng: 194 97
Lừ đừ, bứt rứt
Sai: 130 65 Sai: 06 03
Đúng: 36 18 Đúng: 190 95
Lạnh tay chân
Sai: 164 82 Sai: 10 05
Đúng: 113 56,5 Đúng: 198 99
Ói
Sai: 87 43,5 Sai: 02 01
Đúng: 60 30 Đúng: 196 98
Đau bụng
Sai: 140 70 Sai: 04 02
Đúng: 38 19 Đúng: 196 98 Chảy máu bất
thường Sai: 162 81 Sai: 04 02
Phần lớn thân nhân không biết các dấu hiệu
nặng để đưa con đến cơ cở y tế kịp thời, chỉ có
dưới 1/3 thân nhân biết lừ đừ, bứt rứt (35%),
lạnh tay chân (18%), đau bụng (30%), chảy máu
bất thường (19%) là dấu hiệu nặng của bệnh.
Điều này thật đáng lo ngại vì thân nhân thường
chỉ quan tâm đến dấu hiệu sốt của bệnh mà
quên rằng bệnh thường trở nặng khi trẻ hết
sốt(5). Do đó cần tích cực hướng dẫn thân nhân
nhận biết các dấu hiệu nặng đặc biệt khi trẻ hết
sốt thường vào ngày thứ 3 - 6 của bệnh, tái khám
mỗi ngày theo hẹn hoặc tái khám ngay khi thấy
một trong các dấu hiệu trở nặng(4). Cho nên Điều
Dưỡng cần thường xuyên hướng dẫn, dặn dò
thân nhân khi mới nhập viện, trong lúc chăm
sóc,, đồng thời phát các tờ rơi GDSK.
Sau khi đã được tham gia buổi tư vấn GDSK
đa số thân nhân (>90%) đã biết được các dấu
hiệu trở nặng của bệnh, đây là một kết quả đáng
khích lệ.
Hiểu biết của thân nhân về cách chăm sóc
tại nhà
Bảng 5: Hiểu biết của thân nhân về cách chăm sóc tại
nhà
Trước GDSK Sau GDSK
n = 200 % n=200 %
Đúng: 180 90 Đúng: 200 100 Dùng đúng thuốc hạ
sốt Sai: 20 10 Sai: 00 00
Đúng: 116 58 Đúng: 200 100 Khoảng cách giữa
các lần uống Sai: 84 42 Sai: 00 00
Đúng: 180 90 Đúng: 200 100 Theo y lệnh thầy
thuốc Sai: 20 10 Sai: 00 00
Đúng: 66 33 Đúng: 200 100
Không cạo gió cắt lễ
Sai: 134 67 Sai: 00 00
Đúng: 45 22,5 Đúng: 200 100 Không dùng thức
ăn, nước uống: màu
nâu, đen, đỏ Sai: 155 77,5 Sai: 00 00
Đúng: 196 98 Đúng: 200 100 Lau mát bằng nước
đá Sai: 04 02 Sai: 00 00
Đúng: 80 40 Đúng: 200 100
Uống nhiều nước
Sai: 120 60 Sai: 00 00
Ngày nay phụ huynh rất quan tâm đến
bệnh của con, đa số (90%) thân nhân đưa trẻ
đi khám bệnh ngay khi có sốt và dùng đúng
loại thuốc hạ sốt, điều này rất thuận lợi để
nhân viên y tế tiếp cận với thân nhân nhằm
tuyên truyền bệnh SXH(6). Do đó cần phải cập
nhật liên tục các thông tin về bệnh SXH đến
các cơ sở y tế, trang bị thêm các tờ bướm,
bảng hướng dẫn. Tuy nhiên do bệnh SXH sốt
cao liên tục nên thân nhân rất lo lắng, thường
uống thuốc hạ sốt quá nhiều lần (2-3 giờ/ 1
liều). Do đó, cần giải thích thêm bệnh sốt cao
liên tục cần lau mát, uống nhiều nước hỗ trợ,
tránh dùng quá liều thuốc hạ sốt(2).
76% thân nhân vẫn nghĩ có thể cạo gió, cắt lễ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 114
khi bị SXH, việc này rất nguy hiểm. Cần nhấn
mạnh nguy cơ chảy máu khó cầm, nhiễm trùng
và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Đa số thân nhân (76%) vẫn dùng thức ăn,
nước uống có màu nâu, đỏ nên nhân viên y tế
cần thông tin để thân nhân tránh cho bệnh nhi
ăn các loại thức ăn này để dễ phân biệt khi bệnh
nhân có xuất huyết tiêu hóa(8).
Chỉ có 2% thân nhân vẫn dùng nước đá để
lau mát khi trẻ sốt. Cần nhắc lại cho thân nhân
biết nên lau mát trẻ bằng nước ấm.
Sau GDSK 100% thân nhân hiểu cách chăm
sóc tại nhà.
Hiểu biết của thân nhân về phòng bệnh
sxh
Bảng 6: Hiểu biết của thân nhân về phòng bệnh sxh
TRƯỚC GDSK SAU GDSK
Cách phòng bệnh n = 200 % n = 200 %
Đúng: 173 86,5 Đúng: 198 99 Phun thuốc diệt
muỗi nhang trừ
muỗi Sai: 27 13,5 Sai: 02 01
Đúng: 81 40,5 Đúng: 191 95,5 Thoa kem chống
muỗi Sai: 119 59,5 Sai: 09 4,5
Đúng: 50 25 Đúng: 192 96 Ngủ mùng ban
ngày Sai: 150 75 Sai: 08 04
Đúng: 43 21,5 Đúng: 192 96 Xúc rửa dụng cụ
chứa nước Sai: 157 78,5 Sai: 08 04
Đúng: 39 19,5 Đúng: 196 98 Đậy kín dụng cụ
chứa nước, giữ nhà
cửa sạch, thoáng Sai: 161 80,5 Sai: 04 02
Đa số thân nhân biết phun thuốc để chống
muỗi (86,5%), và biết thoa kem để chống muỗi
chích (40,5%), tuy vậy vẫn còn dưới 30% thân
nhân chưa biết cách dùng các phương pháp
thông thường, rẻ tiền, không độc hại như ngủ
màn ban ngày (25%), súc rửa dụng cụ chứa
nước (21,5%), đậy kín lu vại, giữ nhà sạch,
thoáng (19,5%), có lẽ do quan niệm sai là muỗi
chích vào ban đêm và đẻ nơi nước dơ của thân
nhân bệnh nhi(4). Do vậy cần phải tăng cường
công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu về
phòng ngừa bệnh SXH nhiều hơn nữa.
Sau GDSK, trên 95% thân nhân đã hiểu đúng
về phòng ngừa bệnh SXH.
Tính điểm pre- test và post –test
Bảng 6: Tính điểm pre-test và post-test
Mức độ hiểu biết Pre-test (%) Post-test (%)
Rõ 1 99
Khá 7 1
Trung bình 55,5 0
Không biết 36.5 0
Điểm trung bình Khác biệt giữa Pre-test và Post-test
Pre – test 12,6 ±4,6 (4-27)
Post –test 29,3 ±1,1 (23-30)
16,7 điểm P 0,001 (t-test bắt cặp)
Trước GDSK sự hiểu biết về bệnh SXH chưa
nhiều. Sau GDSK thân nhân đã biết cách phòng
ngừa và phát hiện sớm bệnh, chăm sóc bệnh tại
nhà, nhận biết các dấu hiệu nặng giúp cho việc
phòng ngừa và điều trị tốt hơn. Do đó cần tăng
cường hơn nữa tuyên truyền GDSK cho thân
nhân bệnh nhi.
KẾT LUẬN
Đa số phụ nữ (mẹ, bà) vẫn là người trực tiếp
chăm sóc bệnh nhi. Do vậy các chương trình
GDSK cần quan tâm đến các đối tượng này.
Còn nhiều thân nhân chưa biết thời
điểm muỗi chích, nơi muỗi đẻ do vậy cũng
chưa biết sử dụng các biện pháp thông
thường để phòng tránh.
Thân nhân thường chỉ quan tâm đến triệu
chứng sốt mà quên đi các dấu hiệu khác như
xuất huyết hay các dấu hiệu chuyển nặng. Phần
lớn thân nhân cũng chưa biết rõ cách chăm sóc
trẻ SXH tại nhà.
Do vậy vai trò của GDSK là rất quan
trọng nhằm giúp thân nhân biết cách phòng
bệnh, cách phát hiện bệnh, theo dõi, chăm sóc,
phát hiện các dấu hiệu nặng để đưa đến cơ sở
y tế kịp thời.
Sau khi được tham gia GDSK, đa số thân
nhân nắm bắt được cách phòng bệnh, phát hiện
bệnh sớm, chăm sóc bệnh nhi tại nhà, và phát
hiện kịp thời các dấu hiệu nặng.
Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, chúng tôi sẽ
tiếp tục tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt
chuyên đề về “Bệnh sốt xuất huyết - cách
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 115
chăm sóc và phòng ngừa” tại khoa và tại bệnh
viện, đồng thời phát cách tờ bướm, dán áp
phích, khuyến khích những người đã hiểu
biết về bệnh hướng dẫn lại cho họ hàng, hàng
xóm xung quanh.
Tuy nhiên, chăm sóc điều trị và phòng
ngừa tốt bệnh SXH cần có sự tham gia của
ngành y tế và cả cộng đồng. Do đó cần tăng
cường thêm công tác tuyến, phối hợp nhiều
ban ngành, đoàn thể.
KIẾN NGHỊ
GDSK thường xuyên và liên tục tại khoa
phòng và bệnh viện Nhi Đồng 1.
GDSK về SXH ở các cơ sở y tế. Tăng cường
công tác tuyến.
Phối hợp các ban ngành trong GDSK.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2009) Sốt Dengue, sốt Xuất Huyết Dengue.
=202&cat=1679&ID=1839 (06/06/2009).
2. Nalongsack s. et al (2009), knowledge, attitude and practice
regarding dengue among people in pakse, laos. Nagoya J. Med.
Sci. 71, 29 – 37
3. Tạ Văn Trầm, Lê Bích Liên, Nguyễn Trọng Lân (1989), Hiểu biết
của các bà mẹ về Sốt xuất huyết Dengue, Hội nghị Khoa học kỹ
thuật Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, lần thứ
XII, tháng 10/1989.
4. Trần Ngọc Hữu (1999), Các yếu tố ảnh hưởng hành vi phòng
chống sốt xuất huyết của bà mẹ, Hội nghị tổng kết chương trình
cải thiện xử trí sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi Đồng 1, tháng
12/1999, 32 - 38
5. Trần Thanh Hải,Tạ Văn Trầm (2008). Kiến thức,thái độ, hành vi
của Bà mẹ về phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue.* Y Hoc
TP. Ho Chi Minh * Tập 12, PB Số 4, chuyên đề Y tế công cộng:
142 – 146.
6. Trần Thị Cẩm Nguyên, Nguyễn Đỗ Nguyên (2010), Hiệu quả
của một chương trình giáo dục sức khỏe về phòng chống sốt
xuất huyết Dengue cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Bình
Dương năm 2009. Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Tập 14 – Phụ bản
số 1, chuyên đề dược, răng hàm mặt, y tế công cộng: 169-176
7. Trần văn Hai, Lê Thành Tài (2008): Kiến thức, thái độ, thực
hành về phòng sốt Dengue Sốt Xuất Huyết Dengue của người
dân xã Bình Thành, Huyện Thanh Bình – TỈnh Đồng Tháp năm
2006, Y Học TPHCM, Tập 12 - Phụ bản số 4, chuyên đề Y tế
công cộng: 39 – 44.
8. WHO (1997), Dengue hemorrhgic fever: Diagnosis, treatment,
prevention and control, 2nd edition, Geneva, WHO.