MBA cho lãnh đạo (Phần 9)

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CÁC CHỦ ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Thuyết tương đối Phân tích cổ đông Không giống phần lớn các chủ đề trong chương trình giảng dạy MBA vốn được coi là tương đối nhất quán trong hàng thập kỷ, đạo đức kinh doanh là một lĩnh vực khá mới mẻ. Những gì hiện diện trước tiên trong khóa học chọn lọc mang tính thức thời giờ đây đã được thể chế hóa như một phần trong chương trình đào tạo MBA của Harvard, Wharton và Darden. Vào thập niên80, với sự nhận thức về tội lỗi của các thương gia, các trường đào tạo kinh doanh đã chú ý đến điều này và tham gia vào phong trào ủng hộ đạo đức kinh doanh vào thập niên 90. Trong thế kỷ mới, sự sụp đổ của Enron, WorldCom và Arthur Andersen, các vụ xì-căng-đan liên quan đến việc kinh doanh của các quỹ hỗ tương, việc bán cổ phiếu của Marthe Stewart hay các vụ việc có liên quan đến gian lận kế toán đã khiến cho vấn đề đạo đức kinh doanh trở nên cấp bách hơn bao giờ hết

pdf10 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu MBA cho lãnh đạo (Phần 9), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MBA cho lãnh đạo (P9) - Hết ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CÁC CHỦ ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Thuyết tương đối Phân tích cổ đông Không giống phần lớn các chủ đề trong chương trình giảng dạy MBA vốn được coi là tương đối nhất quán trong hàng thập kỷ, đạo đức kinh doanh là một lĩnh vực khá mới mẻ. Những gì hiện diện trước tiên trong khóa học chọn lọc mang tính thức thời giờ đây đã được thể chế hóa như một phần trong chương trình đào tạo MBA của Harvard, Wharton và Darden. Vào thập niên 80, với sự nhận thức về tội lỗi của các thương gia, các trường đào tạo kinh doanh đã chú ý đến điều này và tham gia vào phong trào ủng hộ đạo đức kinh doanh vào thập niên 90. Trong thế kỷ mới, sự sụp đổ của Enron, WorldCom và Arthur Andersen, các vụ xì-căng-đan liên quan đến việc kinh doanh của các quỹ hỗ tương, việc bán cổ phiếu của Marthe Stewart hay các vụ việc có liên quan đến gian lận kế toán đã khiến cho vấn đề đạo đức kinh doanh trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Các tình huống khó xử liên quan đến vấn đề đạo đức đã tạo nên không khí sôi nổi trong các giờ thảo luận. Những bạn học không vững vàng khác thì không tham gia chút nào. Số khác thể hiện đơn thuần những gì họ nghĩ chứ không quan tâm đến việc điều đó có sai lầm hay không. Tôi là thành viên của nhóm cuối cùng này. Nhưng tôi phải thừa nhận rằng, tôi đã đảm nhận nhiều vị trí không phổ biến chỉ là để tạo ra không khí sôi nổi trong cuộc tranh luận. Trong bất cứ trường hợp nào, đạo đức là một chủ đề thú vị cho các diễn đàn, các bài báo và các bài luận văn tốt nghiệp. Do vẫn chưa có cách giải quyết thỏa đáng nên các vấn đề về đạo đức sẽ là cơ sở học thuật màu mỡ cho những năm tới. Mục đích của đạo đức kinh doanh trong chương trình đào tạo MBA không phải là biến sinh viên trở thành các công dân gương mẫu của tập thể mà khiến họ nhận thức được ý nghĩa đạo đức của các quyết định kinh doanh. Thông qua các tình huống đưa ra cùng các bài tập sắm vai thực hành, sinh viên phải đối mặt với các vấn đề đạo đức tương tự như những gì mà họ gặp phải trong công việc. Các trường kinh doanh hàng đầu đào tạo ra những quán quân tương lai của ngành nhằm đối mặt với bất cứ thách thức nào. Các vấn đề đó là: - Các vấn đề môi trường - ô nhiễm, việc thải các chất độc hại ra môi trường, bảo vệ động vật. - Vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp – giãn thợ. - Các vấn đề cá nhân của người lao động – AIDS, thử nghiệm thuốc kích thích. - Các vấn đề “đa dạng” mang tính xã hội – chủng tộc, sắc tộc, giới tính và xu hướng giới tính - Quấy rối tình dục - Quản lý doanh nghiệp đa quốc gia (MNC) – hối lộ, mua chuộc. - Các vấn đề khác – các hành động chống độc quyền kỹ nghệ, định giá cưỡng bức và thương mại nội gián. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Chúng ta hãy thử nói về đạo đức kinh doanh với giả định rằng các doanh nghiệp nên ủng hộ cách tiếp cận trách nhiệm mang tính xã hội với việc đưa ra quyết định của mình. Và đó được gọi là phương thức trách nhiệm xã hội. Những người đề xuất phương thức này tin rằng các doanh nghiệp có nghĩa vụ đối với xã hội – những nghĩa vụ vượt ra ngoài phạm vi lợi nhuận. Các trường kinh doanh khuyến khích sinh viên chấp nhận triết lý đúng đắn mang tính chính trị này. Các doanh nghiệp nên được quản lý vì lợi ích của các cổ đông: khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên và cộng đồng cũng như các chủ sở hữu. Những người lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm đối với toàn bộ cổ đông của công ty. Việc nhận diện triết lý “đúng đắn mang tính chính trị” được tán thành trong hầu hết các thể chế là trường phái ganh đua của tư duy do Milton Friedman của Trường Đại học Chicago đứng đầu. Friedman tin rằng, trách nhiệm duy nhất của một doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận. “Các doanh nghiệp có trách nhiệm tối đa hóa giá trị của các cổ đông bằng việc sử dụng một các khôn ngoan các nguồn lực khan hiếm của tổ chức cũng như các hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.” Theo quan điểm của Friedman, điều này tùy thuộc vào chính phủ nhằm xác định nội dung luật pháp. Một doanh nghiệp thu được lợi nhuận mang lại lợi ích cho xã hội bằng cách tạo ra công ăn việc làm, tăng chuẩn mực sống cho người sở hữu doanh nghiệp lẫn nhân viên của họ. Các doanh nghiệp nộp thuế để hỗ trợ các hoạt động xã hội của chính phủ. Mặc dù Friedman được tán dương như một trong những người bảo vệ chủ nghĩa tư bản trong các khóa học kinh tế nhưng trường tôi không có ý định cản trở quan điểm của ông ta mỗi khi quan điểm đó được đưa ra trong tiết học đạo đức. Có hai chủ đề chính được dạy trong môn đạo đức: Thuyết tương đối và việc nghiên cứu các bên tham gia. Thuyết tương đối cho biết tại sao chúng ta lại bỏ qua nguyên tắc đạo đức trong việc đưa ra quyết định, trong khi việc nghiên cứu các bên tham gia tạo ra cho chúng ta một cấu trúc để đối mặt với các quyết định liên quan đến đạo đức. THUYẾT TƯƠNG ĐỐI Các nhà khởi xướng thuyết tương đối tin rằng chúng ta không thể quyết định được các vấn đề là đúng hay sai hoặc tốt hay xấu. Mọi thứ hiếm khi rõ ràng mà thường là sự pha trộn giữa đúng và sai, tốt và xấu, đen và trắng. Những người theo thuyết này cho rằng đạo đức có liên quan đến các hoàn cảnh mang tính cá nhân, xã hội và văn hóa. Họ không bị ảnh hưởng bởi những tình huống nan giải liên quan đến vấn đề đạo đức vì tin rằng sự thật sẽ được khám phá thông qua việc nghiên cứu tâm linh. Các giáo sư giảng dạy thuyết tương đối để các sinh viên có thể ngăn ngừa điều này. Để có thể hiểu được thuyết tương đối, bạn cần thừa nhận bốn hình thức sau đây: - Thuyết tương đối về tự nhiên - Naive Relativism - Thuyết tương đối về vai trò - Role Ralativism - Thuyết tương đối về nhóm xã hội - Social Group Relativism - Thuyết tương đối về văn hóa - Cultural Relativism - Thuyết tương đối về tự nhiên cho rằng, mỗi người đều có một chuẩn mực riêng có khả năng giúp anh ta hoặc cô ta đưa ra lựa chọn. Không ai có thể đưa ra một nguyên tắc đạo đức áp đặt cho hành vi của người khác. Có nhiều biến số ảnh hưởng đến hành vi mà một người ngoại đạo không thể hiểu được tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình ra quyết định. Vì vậy, một nhà điều hành của Borden không thể đưa ra một phán quyết đạo đức đối với hành vi của giám đốc điều hành (CEO) của Nestle mặc dù có thể công ty này đang bán sản phẩm có hại cho sức khỏe trẻ em ở các nước đang phát triển. Thuyết tương đối về vai trò phân biệt vai trò cá nhân với vai trò cộng đồng. Những vai trò cộng đồng được gọi là giá trị đạo đức “đặc biệt” mà chúng ta tách ra từ vai trò cá nhân khi ra quyết định. Chủ tịch Hội đồng quản trị một công ty thủy sản có thể không thích hành động giết hại loài cá heo một cách ngẫu nhiên trong khi đánh bắt cá ngừ, nhưng với tư cách là một giám đốc điều hành, anh ta không thể để cảm giác cá nhân ảnh hưởng đến lợi ích công ty. Thuyết tương đối về xã hội cũng tương tự như Thuyết tương đối về tự nhiên. Con người đề cập đến các chuẩn mực xã hội để đưa ra những phán quyết đạo đức. “Các thực tiễn kinh doanh trong ngành”, “các quy định của câu lạc bộ”, “các nguyên tắc thực thi chuyên nghiệp”, và “các thực tiễn được chấp nhận” chính là những việc trốn tránh trách nhiệm của những người theo thuyết tương đối xã hội. Trong ngành nông sản, đó là “thực tiễn ngành” để họ phớt lờ luật lao động trẻ em và ngang nhiên thuê mướn trẻ em vị thành niên làm việc khiến các em bỏ bê việc học hành. Thuyết tương đối về văn hóa cho rằng không tồn tại một nguyên tắc đạo đức thống nhất nào để phán xét chuẩn mực đạo đức và hạnh kiểm của các xã hội khác. Nếu như cả nền văn minh giữ vững niềm tin nhất định, liệu một người ngoài có thể tham gia vào việc phán quyết bằng cách nào? Nhập gia thì phải tùy tục. Khái niệm Thuyết tương đối về văn hóa trở nên ngày càng quan trọng hơn vì các công ty đang cạnh tranh ở mức độ toàn cầu. Các công ty đa quốc gia thường tuân thủ luật lệ và phong tục tập quán của địa phương nên có thể vi phạm chuẩn mực đạo đức của nước họ. Các tranh luận về nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bao gồm các vấn đề về Thuyết tương đối văn hóa. Chấp nhận triết lý thuyết tương đối về văn hóa, các công ty đa quốc gia có thể biện hộ cho việc tham gia vào các hoạt động khai thác vàng và kim cương của mình ở Nam Phi bất chấp việc sử dụng lao động “nô lệ” ở các khu mỏ đó. Trong một số ví dụ khác, các công ty và công dân Mỹ bị cấm thực hiện các thực tiễn kinh doanh của nước chủ nhà. Ở một vài quốc gia, việc hối lộ để hưởng các chế độ ưu đãi trong kinh doanh từ chính phủ và các doanh nghiệp được coi là thực tiễn thông thường. Đạo luật chống được đưa ra năm 1977 đã cấm nạn tham nhũng trong kinh doanh ở nước ngoài. Các khái niệm của Thuyết tương đối tạo ra cho người học MBA nhận thức và cách phòng ngừa sự ù lì trong các vấn đề liên quan đến nhân cách và đạo đức. Các khái niệm này tạo ra một khuôn khổ để chúng ta vượt ra ngoài phạm vi những niềm tin hiện có hay các khuôn mẫu hành vi. Chúng là lý lẽ tuyệt vời mang tính thảo luận cho những người học MBA. Các khuôn mẫu đạo đức khác. Thuyết tương đối không chỉ là một khung triết lý để tiếp cận các quyết định đạo đức mà còn là quy luật tự nhiên, thuyết vị lợi và thuyết phổ biến. Quy luật tự nhiên được coi là cẩm nang hướng dẫn cho những ai tin rằng việc thực hiện những gì “đúng đắn” sẽ được thể hiện trong bản chất tự nhiên hay Kinh thánh. Thuyết vị lợi cho rằng, một hành động sẽ được biện minh nếu nó mang lại lợi ích lớn nhất cho nhiều người. Còn thuyết phổ biến gợi ý rằng bất cứ hành động nào cũng sẽ có khả năng được tha thứ nếu động cơ hành động của chúng là tốt đẹp bởi kết quả hành động của con người không phải lúc nào cũng nằm trong tầm kiểm soát của họ.. PHÂN TÍCH CÁC BÊN THAM GIA Mặc dù không có các công thức thần thông cho việc giải quyết các vấn đề đạo đức nan giải, nhưng sẽ là hữu ích nếu chúng ta có được một khuôn khổ cho việc sắp xếp tư duy của bạn. Việc phân tích các bên tham gia cung cấp cho bạn những công cụ để cân nhắc các yếu tố khác nhau và đưa ra được quyết định. Bước đầu tiên, bạn nên lập ra một danh sách các thành viên có ảnh hưởng, sau đó đánh giá tất cả các lợi ích và tác hại khi thực hiện một hành động cụ thể có liên quan đến các thành viên đó. Tiếp theo, ban cần xác định các quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên có ảnh hưởng đó. Ví dụ, người lạo động có quyền được hưởng mức lương công bằng và môi trường làm việc an toàn nhưng họ cũng phải có trách nhiệm tạo ra năng suất cho công ty. Trong việc phân tích các bên tham gia, danh sách của các thành viên có ảnh hưởng có thể là: - Người ra quyết định - Các giám đốc điều hành, Ban giám đốc - Các khác hàng – và lĩnh vực mà họ kinh doanh - Các cổ đông, những người nắm giữ cổ phiếu - Các nhà cung ứng - và lĩnh vực kinh doanh - Người lao động – và gia đình họ - Chính phủ - liên bang, bang, địa phương và các ủy ban - Nhóm người có quyền lợi đặc biệt - thuộc ngành công nghiệp, người tiêu dùng, thuộc lĩnh vực môi trường, chính trị và các liên đoàn. - Cộng đồng bị ảnh hưởng - Môi trường – cây cối, động vật, nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Các thế hệ tương lai - Các đối thủ cạnh tranh - Luật sư và quan tòa Rõ ràng, danh sách này có thể dài hơn nhiều. Trong giai đoạn phân tích, đối với các thành viên quan trọng, danh sách này được rút ngắn lại, sau đó việc phân tích tình huống được thực hiện và cuối cùng, quyết định được đưa ra. Các bước thực hiện theo thứ tự như sau: 1. Có được bố cục chính của các đặc điểm 2. Xác định các lợi ích và tác hại của mỗi một thành viên tham gia 3. Xác định quyền hạn và trách nhiệm 4. Xem xét quyền lực có liên quan của các bên tham gia 5. Cân nhắc các hậu quả ngắn và dài hạn của việc quyết định các giải pháp thay thế 6. Trình bày có hệ thống về các kế hoạch đối phó với các tình huống bất ngờ với các giải pháp thay thế 7. Đưa ra phán quyết Nếu bạn quan tâm tới các bước phác thảo trên, hãy thử mở các tờ báo gần đây như Times hoặc Newsweek và chọn chủ đề về khía cạnh đạo đức. Trên mỗi tờ giấy, thử viết ra các đặc điểm chính lên phía trên cùng của tờ giấy, sau đó viết dòng “Lợi ích và tác hại” lên mặt giấy, và phía dưới là dòng “quyền hạn và trách nhiệm”. Bây giờ bạn đã có khuôn mẫu để đối phó với các vấn đề đạo đức nan giải – một mẫu hình của người làm quản trị kinh doanh. Ví dụ, bạn có thể lựa chọn cuộc tranh luận liên quan đến nhu cầu bảo vệ môi trường sống của loài cú đốm bằng cách giảm thiểu nạn chặt gỗ ở các vùng đất liên bang. Việc phân tích các bên tham gia được tiến hành theo mô hình trong trang sau. Bạn có thể không tán thành cách thức mà tôi phác thảo ra, nhưng theo nguyên tắc đạo đức thì không có cách nào được coi là đúng cả. Mọi người có thể có các cách tiếp cận vấn đề khác nhau và có cảm giác rằng các bên tham gia cần phải trình bày các quan điểm của họ. Trong tình huống này, ít nhất, nhà điều hành công ty khai thác gỗ cần phải xem xét các bên tham gia trước khi tiến hành khai thác gỗ. Với các công cụ phân tích các bên tham gia, một thác sĩ quản trị kinh doanh có thể xử lý vấn đề đang gây nguy hiểm cho loài cú này cũng như các vấn đề đạo đức khác và đòi hỏi các bên tham gia cần phải cân nhắc trước khi thông báo quyết định của mình.