QUẢN TRỊ MARKETING – ĐÒN BẨY GIÁ
TRỊ KHÁCH HÀNG
Calyx & Corolla là ví dụ điển hình cho sự bắt đầu
một kỷ nguyên mới bởi nó tiêu biểu cho một loạt
xu hướng[1] xuất hiện trong lĩnh vực marketing
vào cuối thập niên 90. Và nó vẫn thách thức các
nhà quản lý trong thế kỷ mới. Trước hết, đứng
trước hiện trạng lúc bấy giờ, Calyx & Corolla đặt ra câu hỏi tại sao lại phải
vận chuyển hoa bằng một hệ thống cồng kềnh đến vậy.
Cũng tương tự như Dell Computer, Cisco và nhiều doanh nghiệp khác, C&C
ra sức tìm kiếm phương thức mới để tăng doanh thu cũng như chất lượng
phục vụ. Thứ hai, C&C được hình thành và phát triển nhờ việc kinh doanh
một mặt hàng và doanh nghiệp này cũng làm việc chăm chỉ để giữ chân khách
hàng của mình. Mô hình kinh doanh được xây dựng trên cơ sở hiểu rõ giá trị
lòng trung thành của khách hàng và mô hình này có thể chứng minh các
khoản chi phí có liên quan đến thái độ của khách hàng và có thể tạo ra nhiều
cơ hội kinh doanh mới khác với những hoạt động kinh doanh hiện đang tồntại. Thứ ba, toàn bộ hoạt động kinh doanh của C&C là dựa trên việc thiết lập
liên minh giữa những người trồng hoa với Calyx và FedEx, cung cấp dịch vụ
giao vận cũng như sự thành thạo về kỹ thuật. Thứ tư, toàn bộ mạng lưới hoạt
động của doanh nghiệp biểu trưng cho chuỗi giá trị các bên cùng có lợi, trong
đó, mỗi một bộ phận là một mắt xích góp phần cung cấp dịch vụ cho khách
hàng. Trong khi sự chuyên biệt hóa vẫn đang tồn tại trong từng lĩnh vực riêng
lẻ thì vượt lên trên tất cả, nhờ hệ thống hoạt động của mình, Calyx nỗ lực xóa
bỏ mọi rào cản và những trở ngại cho vấn đề liên kết giữa các lĩnh vực, ngành
nghề với nhau. Cuối cùng, C&C chính là một hình mẫu cho thấy tầm quan
trọng của các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực marketing. Thậm chí, tập đoàn
tư bản khổng lồ GE cũng rút ra cho mình những bài học từ hoạt động kinh
doanh buôn bán và những hoạt động kinh doanh không liên quan đến sản xuất
của doanh nghiệp này
16 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu MBA trong tầm tay (Phần 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MBA trong tầm tay
(P4)
QUẢN TRỊ MARKETING – ĐÒN BẨY GIÁ
TRỊ KHÁCH HÀNG
Calyx & Corolla là ví dụ điển hình cho sự bắt đầu
một kỷ nguyên mới bởi nó tiêu biểu cho một loạt
xu hướng[1] xuất hiện trong lĩnh vực marketing
vào cuối thập niên 90. Và nó vẫn thách thức các
nhà quản lý trong thế kỷ mới. Trước hết, đứng
trước hiện trạng lúc bấy giờ, Calyx & Corolla đặt ra câu hỏi tại sao lại phải
vận chuyển hoa bằng một hệ thống cồng kềnh đến vậy.
Cũng tương tự như Dell Computer, Cisco và nhiều doanh nghiệp khác, C&C
ra sức tìm kiếm phương thức mới để tăng doanh thu cũng như chất lượng
phục vụ. Thứ hai, C&C được hình thành và phát triển nhờ việc kinh doanh
một mặt hàng và doanh nghiệp này cũng làm việc chăm chỉ để giữ chân khách
hàng của mình. Mô hình kinh doanh được xây dựng trên cơ sở hiểu rõ giá trị
lòng trung thành của khách hàng và mô hình này có thể chứng minh các
khoản chi phí có liên quan đến thái độ của khách hàng và có thể tạo ra nhiều
cơ hội kinh doanh mới khác với những hoạt động kinh doanh hiện đang tồn
tại. Thứ ba, toàn bộ hoạt động kinh doanh của C&C là dựa trên việc thiết lập
liên minh giữa những người trồng hoa với Calyx và FedEx, cung cấp dịch vụ
giao vận cũng như sự thành thạo về kỹ thuật. Thứ tư, toàn bộ mạng lưới hoạt
động của doanh nghiệp biểu trưng cho chuỗi giá trị các bên cùng có lợi, trong
đó, mỗi một bộ phận là một mắt xích góp phần cung cấp dịch vụ cho khách
hàng. Trong khi sự chuyên biệt hóa vẫn đang tồn tại trong từng lĩnh vực riêng
lẻ thì vượt lên trên tất cả, nhờ hệ thống hoạt động của mình, Calyx nỗ lực xóa
bỏ mọi rào cản và những trở ngại cho vấn đề liên kết giữa các lĩnh vực, ngành
nghề với nhau. Cuối cùng, C&C chính là một hình mẫu cho thấy tầm quan
trọng của các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực marketing. Thậm chí, tập đoàn
tư bản khổng lồ GE cũng rút ra cho mình những bài học từ hoạt động kinh
doanh buôn bán và những hoạt động kinh doanh không liên quan đến sản xuất
của doanh nghiệp này.
Kể từ khi C&C bắt đầu kinh doanh qua catalogue, chúng ta được chứng kiến
một cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh phải được vận
hành như thế nào? Các mô hình kinh doanh phải điều chỉnh được dòng chảy
thương mại ra sao và làm tái sinh các hoạt động buôn bán như thế nào?
Chúng ta cũng đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Internet, sự bùng nổ
cũng như biến mất của hàng loạt các công ty dot.com. Sự chuyển dịch từ hàng
loạt các thao tác sang cú click chuột đơn giản đã khiến nhiều doanh nghiệp
đầu tư mạo hiểm lao vào thương trường, dẫn đến việc tạo ra của cải trên mô
hình kinh doanh không bền vững và không có khả năng chống chịu lâu dài.
Và kết quả là, chúng ta biết đến vô số câu chuyện về các doanh nghiệp phá
sản trên hàng loạt các tạp chí thương mại suốt thập niên 90.
Trên một phạm vi rộng, sự gia tăng của Internet càng chứng tỏ tầm quan trọng
của việc quản lý mối quan hệ khách hàng. Lý thuyết này được xây dựng dựa
trên cơ sở các khách hàng trung thành cũng như tầm quan trọng của việc nhận
thức được đầy đủ khách hàng là ai, họ đang phải đối mặt với vấn đề gì, doanh
nghiệp có thể cung cấp cho họ những giải pháp như thế nào, và phải xây dựng
cơ sở dữ liệu để theo dõi và lưu lại những thông tin về khách hàng. Với những
hiểu biết đầy đủ này, người làm marketing kết nối tốt hơn những mong muốn,
nhu cầu của khách hàng với niềm khát khao nỗ lực phát triển sản phẩm, quay
vòng sản phẩm cũng như việc tiến hành chiến lược marketing phù hợp. Sự
trung thành làm giảm bớt số khách hàng không cố định, làm giảm bớt chi phí
đồng thời làm tăng thu nhập bình quân trên mỗi khách hàng. Bất chấp tác
động tích cực này, một sự thật đáng buồn là nếu như việc quản lý mối quan hệ
khách hàng có hiệu quả tốt như vậy thì tại sao vẫn có một tỉ lệ lớn sản phẩm
mới không tiêu thụ được? Ngày nay, nếu chúng ta chỉ nói đơn giản là có sản
phẩm mới hay có dịch vụ mới thì chưa đủ. Thách thức đặt ra cho các nhà làm
marketing là phải làm sao đảm bảo được rằng sự ra đời của sản phẩm mới đó
giúp tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng và mang lại lợi ích tối đa cho cả
nhà cung cấp sản phẩm lẫn nhu cầu của người tiêu dùng. Nhân tố cần thiết
cho quá trình này chính là giao tiếp. Chính những nhân tố này giúp chuyển tải
thông tin từ khách hàng tới các doanh nghiệp và các đối tác trong chuỗi cung
ứng sản phẩm. Và tất cả những điều này góp phần mang lại giá trị cho thị
trường.
Trong toàn bộ cuốn sách này, các bạn sẽ nghe thấy các thuật ngữ như trao
quyền lực, tái thiết quá trình kinh doanh, chất lượng tổng thể, và các phương
án cho các vấn đề kinh doanh. Chúng ta có thể nhận thấy rõ rằng, tổng hợp tất
cả những yếu tố này tạo nên thành công trong kinh doanh, và ngược lại, nếu
chỉ chú trọng đến một vài nhân tố đơn lẻ thì sẽ không đạt được điều gì cả!
Cũng có thể nói rằng, mỗi một phương án này có giá trị như một toa thuốc
chữa bệnh, mà căn bệnh ở đây là kinh doanh, và con bệnh đang rất cần thuốc
chữa chính là các nhà quản lý. Việc giải quyết những khó khăn này thực sự đã
có rất nhiều thay đổi kể từ khi Internet ra đời. Khả năng chia sẻ thông tin
trong toàn bộ chuỗi giá trị đã làm gia tăng mong đợi của khách hàng đối với
năng lực của doanh nghiệp để có thể đáp ứng nhu cầu một cách hợp lý. Để
đáp ứng được niềm mong đợi này của khách hàng, chúng ta cần một mô hình
kinh doanh kiểu mới. Và, chính quan niệm về marketing là mấu chốt trong
vấn đề này. Giá trị được tạo ra luôn luôn được bắt đầu từ tầm nhìn của doanh
nghiệp. Bởi chính điều đó là điểm giữ chân khách hàng trong toàn bộ hoạt
động của công ty mình. Tầm nhìn của một công ty trải rộng trên cả hai chức
năng đan chéo nhau (nắm giữ được khách hàng và chiến lược của công ty) và
đối với tất cả các đối tác của công ty.
KHÁI NIỆM MARKETING
Bạn có nghĩ rằng Marketing chỉ đơn thuần là việc quảng bá hàng hơn là việc
kinh doanh phục hồi lốp xe? Bandag, một công ty lớn trong lĩnh vực kinh
doanh phục hồi lốp xe đã mang lại một cuộc cách mạng cho ngành công
nghiệp này. Bandag cung cấp một công nghệ cao hoàn toàn mới mẻ - gắn vào
bên trong của lốp xe một con chip máy tính. Doanh nghiệp này cũng đã tiến
hành đào tạo công nghệ mới này cho đội ngũ kỹ thuật viên, những người đảm
nhiệm việc giám sát và kiểm định chất lượng lốp xe, tính toán sự hao mòn và
xác định độ tiêu chuẩn. Bởi vậy, nó tạo nên một chuỗi các dịch vụ giá trị gia
tăng lớn dành cho các nhà quản lý hành trình xe cộ (fleet manager). Nắm bắt
được công nghệ mới này, các nhà quản lý hành trình xe cộ có thể phán đoán
một cách tốt hơn tổng chi phí của việc mua sắm lốp – điều có thể biến thành
hàng triệu đô la chi phí một năm cho những đoàn xe tải lớn. Giá trị sử dụng
đạt được nhờ hệ thống thông tin cũng như hệ thống theo dõi mang lại những
khoản tiết kiệm quan trọng nhờ việc gia tăng tuổi thọ của lốp xe và giảm chi
phí nhiên liệu.
Caterpiller cũng đã lắp đặt những thiết bị cảm ứng điều khiển từ xa cho các
mẫu hàng của mình, cho phép kỹ thuật viên kiểm soát được tình trạng máy
móc tại công xưởng. Bằng cách này, một sai sót hay hỏng hóc có thể được
phát hiện và xử lý kịp thời trước khi quá muộn. Một chi tiết không cần thiết
trong thiết bị làm đất có thể sẽ hơi đắt nếu như động cơ muốn được bảo trì
sạch sẽ 24h/ngày. Trong cả hai trường hợp này, khả năng bảo trì có tính ngăn
ngừa và kiểm tra tức thì bất kỳ biểu hiện gì xuất hiện là một dịch vụ giá trị gia
tăng đầy ý nghĩa dành cho khách hàng, những người luôn lo lắng việc khởi
động máy không thành, thời gian chết máy, và hiệu suất máy móc. Một thiết
bị cảm ứng tương tự như vậy hiện cũng đang được lắp đặt trong các đầu máy
xe lửa. Hai doanh nghiệp GE và Lubrizol đã liên minh với nhau trong việc
kiểm định tình trạng hoạt động của đầu máy xe lửa từ xa và cung cấp một loại
hình dịch vụ mới được gọi là quản lý lỏng. Để đổi lấy sự thoải mái dễ chịu
cho bản thân trong trường hợp mà những rắc rối trên có thể xảy ra thì cái giá
phải trả thêm kia là không đáng kể gì.
Vào thập niên 60, lĩnh vực marketing còn chấp nhận quan niệm rằng mục tiêu
của nó là nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và mong
muốn của khách hàng. Quan niệm như vậy xuất phát từ định hướng kinh
doanh và sản xuất vốn là trọng tâm của doanh nghiệp và cung cấp cho khách
hàng những gì được sản xuất ra. Drucker cảm thấy rằng marketing là một
phần tất yếu đến nỗi nó ngự trị trong từng mục tiêu của doanh nghiệp và trở
thành điểm cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp. Ông nói rằng: Marketing chính
là toàn bộ hoạt động kinh doanh. Nó là một chu trình hoàn chỉnh của quá trình
kinh doanh kể từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng là khách hàng. Bởi vì,
mục đích của marketing là tạo ra khách hàng. Bất cứ một doanh nghiệp nào
cũng có hai, và chỉ hai chức năng cơ bản, đó là: Marketing và cách tân.
Chúng ta thử nghĩ một chút về thị trường ô tô ngày nay. Giờ đây, ô tô là sự
tổng hợp của các ngành công nghệ cao. Nó đem lại cho người tiêu dùng một
loạt các đặc tính và tiềm năng sử dụng – những điều mà cách đây một thập kỷ
tưởng chừng như chỉ có trong trí tưởng tượng của các nhà khoa học. Ngày
nay, các phương tiện giao thông vận tải có gắn thiết bị điện tử cho phép người
sử dụng có thể nhận và gửi thư điện tử, truy cập Internet, gọi điện, tra cứu
tình hình giao thông trên đường, các vụ tai nạn, sự ùn tắc, và từ đó có thể yêu
cầu chỉ dẫn một tuyến đường khác phù hợp hơn, thuận lợi hơn thay thế. TRW
& Michelin hiện đang phát triển một loại công nghệ mà nhờ đó có thể kiểm
tra được độ tiêu chuẩn của lốp xe và nó sẽ báo cho người lái xe biết khi nào
thì lốp xe ở tình trạng nguy hiểm. Johnson Controls còn tiến xa hơn một bước
khi lắp đặt được một hệ thống kết nối với dịch vụ an ninh nhà ở và hệ thống
chiếu sáng. Các bộ phận cảm biến từ radar giúp phát hiện sớm các chướng
ngại vật trên đường và cảnh báo tới lái xe.
Việc tập trung chủ yếu vào khách hàng cũng như tầm quan trọng của tất cả
các bộ phận cùng làm việc nhằm hỗ trợ giá trị khách hàng được Motorola nêu
ra một cách súc tích: Tại Motorola có hai tuýp người làm việc: Những người
phục vụ khách hàng và những người phục vụ cho những người phục vụ khách
hàng. Thêm một điều rất thú vị nữa là, Motorola dành một khoản đầu tư đáng
kể trong vấn đề nhân lực, và coi đào tạo là trung tâm của hoạt động kinh
doanh. Họ quan niệm, giá trị không phải là những sản phẩm được sản xuất ra
trong nhà máy mà là những sản phẩm được lưu thông trên thị trường trong
quan hệ tương tác với mỗi khách hàng. Ian Carlsson, CEO của doanh nghiệp
SAS coi những mối quan hệ tương tác giữa sản phẩm với khách hàng trên thị
trường này như là “những khoảnh khắc của sự thật”. Mỗi phản hồi của khách
hàng mở thêm một cơ hội cho doanh nghiệp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng trong tương lai. Một trong những nỗ lực lớn nhằm mang lại sự
phục vụ khách hàng tốt hơn là việc đào tạo nhân sự. Tại Nordstrom và Ritz-
Carlton, việc tập trung làm hài lòng khách hàng cũng như tầm quan trọng của
việc tạo ra giá trị cho khách hàng đã được tạo ra và coi như một thứ văn hóa
được tôn sùng trong công ty. Người lao động gần như là hoàn toàn tự lựa
chọn cho mình bộ phận làm việc yêu thích và sẽ xem xem liệu ở bộ phận nào
thì phù hợp với mình hơn cả. Những nhân viên nào không hòa nhập được với
văn hóa của công ty thì sẽ không trụ lại được. Văn hóa marketing chính là
việc coi giá trị khách hàng như là ưu tiên số một cần được quán triệt thông
suốt trong toàn công ty.
Ưu tiên này có thể được diễn giải ra thành năm nguyên tắc đơn giản sau đây.
Thứ nhất, nghĩ đến các giải pháp chứ không phải là sản phẩm. Caterpillar bán
ra năng suất, thời gian và độ tin cậy. Hệ thống Onstar đem lại độ an toàn và
khả năng kết nối. Những dịch vụ như thế này chỉ có thể có được khi các
doanh nghiệp kinh doanh hiểu được sâu sắc quá trình người tiêu dùng đi đến
quyết định mua một sản phẩm như thế nào. Và, thông qua việc tạo ra những
mô hình chuẩn mực để lắng nghe khách hàng nhưng đồng thời không để
những mong muốn, nhu cầu này của họ ảnh hưởng đến quá trình lên kế hoạch
của doanh nghiệp. Thứ hai, nghĩ về vai trò của kênh phân phối cũng như các
đối tác cung ứng và làm sao để nâng cao các kỹ năng của tất cả những đối
tượng này trong việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Công ty của bạn
sẽ phát triển mạnh mẽ nếu như hệ thống giao nhận và các đối tác phân phối
của bạn cũng phát triển tốt. Một sự thất bại trong khâu dịch vụ có thể làm mất
đi nguồn khách hàng. Thứ ba, hãy đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng và
thường xuyên đưa ra câu hỏi cái gì là tốt cho họ để chúng ta bắt tay vào kinh
doanh. Hãy hiểu vai trò của mỗi thành viên phân phối đóng góp trong chuỗi
giá trị cũng như đánh giá được liệu giá trị có được tạo dựng tại mỗi giai đoạn
hay không.
Khái niệm marketing có thể được mở rộng hơn để chứa đựng cả mục tiêu đạt
được giá trị khách hàng cũng như để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa
quan niệm này vào trong chiến lược tổng thể của toàn công ty. Một số điểm
còn ẩn chứa trong định nghĩa về marketing của chúng ta chính là chìa khóa
cho chúng ta hiểu về chiến lược marketing. Những điểm này là những ý chính
cho toàn bộ phần còn lại của chương này:
• Vai trò của chiến lược Marketing trong chiến lược tổng thể
• Tầm quan trọng của việc lựa chọn khách hàng
• Hoạt động marketing lan tỏa khắp tổ chức
• Việc tạo ra giá trị khách hàng và vai trò của người lao động
• Việc tạo ra giá trị thông qua các liên minh và đối tác
Lucy làm việc trong bộ phận tài chính của một công ty bảo hiểm lớn. Cô
thường tới nhiệm sở vào lúc 9.30 phút sáng và ra về vào khoảng 4.00- 4.15
chiều. Giờ làm việc thường ngày của Bộ phận tài chính bắt đầu từ lúc 9.00
giờ sáng đến 5.00 giờ chiều. Hơn thế nữa, cứ vài tuần một lần, Lucy lại gọi
điện đến nhiệm sở để báo rằng cô không đến làm việc hoặc thỉnh thoảng cô
chỉ làm buổi sáng. Bạn đánh giá như thế nào về mức độ tận tâm của Lucy đối
với công việc của cô? Bạn nghĩ cấp trên của cô ấy nên làm gì?
Quản trị hành vi cá nhân:
Phát huy năng lực trong nhân sự
Các nhà quản lý hiệu quả phải học cách nhìn ra những vấn đề của tổ chức
đứng trên các quan điểm khác nhau. Từ cái nhìn bao quát, họ phải hiểu toàn
bộ hệ thống và cách vận hành của nó, cũng như cần quan tâm đến những kế
hoạch dài hạn. Từ cái nhìn hẹp hơn, họ nên biết chức năng của Nhóm và cách
xây dựng một Đội hiệu quả trong cả thời kỳ ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên,
nếu thực hiện được những việc này, nhà quản lý tài năng sẽ biết cách phát huy
năng lực trong mỗi nhân viên. Chương này sẽ tập trung vào cá nhân các nhân
viên, nhưng bạn cũng đừng bao giờ bỏ qua thực tế xem xét cách hành xử cá
nhân đặt trong bối cảnh một Nhóm hoặc tổ chức nói chung.
Ngày nay, các tổ chức thường chú ý trao quyền tự quyết cho các nhân viên.
Lãnh đạo các tổ chức nhận ra rằng những ngày tháng lãnh đạo ra lệnh và nhân
viên phải làm theo đã qua rồi, mô hình hoạt động hiệu quả được xây dựng dựa
trên sự tận tâm của các nhân viên sẽ phù hợp hơn với các tổ chức phức tạp
hiện đại.
Trong chương này, chúng tôi muốn đưa đến vài cách nhìn và cách hiểu về
những cá nhân cùng tìm cách đáp ứng nhu cầu, mục đích cá nhân, tạo ra sự
khác biệt và tìm thấy cảm giác hài lòng về công việc cũng như đời sống cá
nhân. Những kiến thức này cho phép các nhà quản lý có thể trao quyền cho
nhân viên và đạt được các kết quả cùng mang lại lợi ích cho mọi người. Hãy
để tôi bắt đầu với một ví dụ, ví dụ này sẽ được mở rộng trong suốt chương.
Kịch bản được đưa ra cho một Nhóm các nhà quản lý trong một chương trình
phát triển dành cho lãnh đạo cấp cao:
Lucy làm việc trong bộ phận tài chính của một công ty bảo hiểm lớn. Cô
thường tới nhiệm sở vào lúc 9.30 phút sáng và ra về vào khoảng 4.00- 4.15
chiều. Giờ làm việc thường ngày của Bộ phận tài chính bắt đầu từ lúc 9.00
giờ sáng đến 5.00 giờ chiều. Hơn thế nữa, cứ vài tuần một lần, Lucy lại gọi
điện đến nhiệm sở để báo rằng cô không đến làm việc hoặc thỉnh thoảng cô
chỉ làm buổi sáng. Bạn đánh giá như thế nào về mức độ tận tâm của Lucy đối
với công việc của cô? Bạn nghĩ cấp trên của cô ấy nên làm gì?
Hầu hết những nhà quản lý trong Nhóm đều cảm thấy rằng Lucy không thật
sự tận tâm với công việc của mình. Họ cho rằng Lucy nên được cảnh báo rằng
cách làm việc như vậy sẽ phải thay đổi, nếu không cô sẽ phải nghỉ việc. Bạn
có đồng ý với đánh giá này? Nếu không, bạn cần biết những gì trước khi đưa
ra bất kỳ một lời đánh giá nào?
Sau đó, một kịch bản lại được giới thiệu tiếp cho những nhà quản lý trong
chương trình:
Ruth cũng làm việc trong Bộ phận tài chính của Lucy. Khi chồng cô mất cách
đây vài năm, Ruth đã tự mình nuôi con. Cô có hai đứa con, một đứa đang ở
nhà trẻ và một đứa học lớp Một. Ruth thường mang công việc về nhà và làm
thêm vào cuối tuần để hoàn thành những công việc chưa làm xong. Bạn đánh
giá về sự tận tâm với công việc của Ruth như thế nào? Cấp trên của cô ấy nên
sử xự ra sao?
Hầu hết các nhà quản lý trong khoá học đều cho rằng Ruth rất tận tâm với
công việc, một vài người còn cho rằng quá tận tâm, rằng cấp trên của Ruth
cần phải giảm tải công việc cho Ruth trước khi cô chết ngập trong đó. Bạn
nghĩ gì về nhận xét này?
Thật ra Lucy và Ruth cùng là một người. Cô chỉ là một cá nhân đang phải
cạnh tranh nhằm tìm ra cách hài hoà cuộc sống cá nhân với công việc. Để
hiểu được cách ứng xử của cô với công việc trong kịch bản đầu tiên đòi hỏi
cần phải được cung cấp nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, đáng tiếc thay, chúng
ta thường bị mắc bẫy khi đưa ra những lời đánh giá về con người với những
thông tin không hoàn chỉnh - không hoàn toàn hiểu rõ sự việc theo quan điểm
của họ - những nhân viên.
Trong thời đại mà những mô hình công việc, thành phần lao động đang thay
đổi song hành với tăng tính đa dạng những hiểu biết về các cá nhân - những
người thuộc lực lượng lao động, thì các nhà quản lý cần phải xem xét một
cách cẩn trọng với một tư duy mở về những hoàn cảnh đặc biệt của các nhân
viên. Họ có thể không chỉ còn dựa vào những điểm khái quát về nhu cầu,
niềm tin, và những giá trị của nhân viên. Đã từng có một thời những phần
thưởng và sự khích lệ chỉ được xem xét trong những giới hạn chung nhất, cứ
như thể là một chuẩn mực sẽ phù hợp với tất cả. Cũng có vài căn cứ vững
chắc cho luận điểm này, nhưng nó lại quá hạn chế trong thời đại ngày nay.
Mặc dù có quan điểm bao quát như lý thuyết về Tháp nhu cầu của Maslow
hay Lý thuyết hai nhân tố thúc đẩy của Herzberg vẫn còn giá trị trong suy
nghĩ của chúng ta về cách hành xử của con người nhưng những đặc tính tôn
giáo, giới tính và văn hoá của người lao động sẽ khuyến khích nhà quản lý
các ứng xử trực tiếp hơn qua lăng kính quan điểm cá nhân. Mỗi nhân viên đến
nhiệm sở mang theo nhu cầu, lòng tin, các giá trị, tầng văn hóa của riêng
mình và bất cứ thứ gì định rõ “hệ thống bên trong” mỗi con người. Để thực
sự hiểu cách hành xử của một cá nhân, bạn cần phải xem xét tất cả các nhân
tố trên và tác động của chúng đối vời hành vi của người đó trong bất kỳ một
bối cảnh nào được đưa ra.
Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét các yếu tố khác nhau tác động đến cá
nhân, bao gồm nhu cầu, mục đích, giá trị, lòng tin, năng lực, và đặc biệt là sự
hài lòng với bản thân. Hơn thế nữa, chúng ta sẽ kiểm chứng những yếu tố này
liên quan gì đến các vấn đề mà nhà quản lý sẽ phải đối mặt trong tương lai,
khi họ cố gắng thúc đẩy khả năng làm việc cao nhất, sự tận tâm và khả năng
phát triển của nhân viên. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xét lại tầm quan trọng
của hoàn cảnh. Đó là cách một người hành xử luôn bị tác động bởi một loạt
các yếu tố, cả yếu tố nội tại (trong con người đó) và yếu tố bên ngoài (trong
tình huống).
Đề tài cần tập trung trong chương này bao gồm việc xử lý sự khác biệt trong
mỗi cá nhân như sự khác nhau về văn hóa, sự hiểu biết và kiểm soát căng
thẳng (stress) cũ