Đặt vấn đề: Mở dạ dày ra da qua nội soi (MDDRD qua NS) là một thủ thuật đặt một ống nuôi ăn vào
trong dạ dày để nuôi ăn qua đường dạ dày nhằm hạn chế những biến chứng thường gặp của nuôi ăn qua ống
thông mũi dạ dày.
Mục tiêu: Xác định sự phân bố các chỉ định MDDRD qua NS, tỉ lệ xuất hiện biến chứng và tỉ lệ tử vong
sau 30 ngày MDDRD qua NS.
Phương pháp: báo cáo hàng loạt ca.
Kết quả: chỉ định MDDRD qua NS trên nhóm có bệnh lý thần kinh trung ương chiếm đa số 89%, trong đó
63,1% trên nhóm BN có tai biến mạch máu não (TBMMN) mới, tái phát hoặc đã di chứng, 11% trên nhóm bệnh
nhân lão suy, sa sút trí tuệ. Không ghi nhận trường hợp MDDRD qua NS ở nệnh nhân có bệnh lý ác tính. Tỉ lệ
xuất hiện biến chứng tại chỗ là 10,4%, xuất huyết tiêu hóa là 10,4%, mà nguyên nhân do thủ thuật chỉ chiếm
5,2 % và được kiểm soát hoàn toàn bằng kẹp clip qua nội soi. Tỉ lệ tử vong sau 30 ngày MDDRD là 21,05%, chủ
yếu trên nhóm TBMMN mới hoặc tái phát với thời điểm bắt đầu thực hiện thủ thuật tính trung bình từ lúc
nhập viện là 22,8 ngày.
Kết luận: MDDRD qua NS trên các bệnh nhân di chứng TBMMN hay di chứng của tổn thương thần kinh
trung ương khác nên được thực hiện sớm trước khi có biến chứng viêm phổi hít vì sẽ làm tăng nguy cơ tử vong,
cũng như chi phí y tế. Đối với các bệnh nhân TBMMN mới hoặc tái phát nên cân nhắc thời điểm mở sao cho phù
hợp để tránh truờng hợp chưa ổn định được những yếu tố làm nặng do bệnh nền.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mở dạ dày ra da qua nội soi: Báo cáo loạt ca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 56
MỞ DẠ DÀY RA DA QUA NỘI SOI: BÁO CÁO LOẠT CA
Trần Ngọc Lưu Phương*, Nguyễn Thị Nhã Đoan**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mở dạ dày ra da qua nội soi (MDDRD qua NS) là một thủ thuật đặt một ống nuôi ăn vào
trong dạ dày để nuôi ăn qua đường dạ dày nhằm hạn chế những biến chứng thường gặp của nuôi ăn qua ống
thông mũi dạ dày.
Mục tiêu: Xác định sự phân bố các chỉ định MDDRD qua NS, tỉ lệ xuất hiện biến chứng và tỉ lệ tử vong
sau 30 ngày MDDRD qua NS.
Phương pháp: báo cáo hàng loạt ca.
Kết quả: chỉ định MDDRD qua NS trên nhóm có bệnh lý thần kinh trung ương chiếm đa số 89%, trong đó
63,1% trên nhóm BN có tai biến mạch máu não (TBMMN) mới, tái phát hoặc đã di chứng, 11% trên nhóm bệnh
nhân lão suy, sa sút trí tuệ. Không ghi nhận trường hợp MDDRD qua NS ở nệnh nhân có bệnh lý ác tính. Tỉ lệ
xuất hiện biến chứng tại chỗ là 10,4%, xuất huyết tiêu hóa là 10,4%, mà nguyên nhân do thủ thuật chỉ chiếm
5,2 % và được kiểm soát hoàn toàn bằng kẹp clip qua nội soi. Tỉ lệ tử vong sau 30 ngày MDDRD là 21,05%, chủ
yếu trên nhóm TBMMN mới hoặc tái phát với thời điểm bắt đầu thực hiện thủ thuật tính trung bình từ lúc
nhập viện là 22,8 ngày.
Kết luận: MDDRD qua NS trên các bệnh nhân di chứng TBMMN hay di chứng của tổn thương thần kinh
trung ương khác nên được thực hiện sớm trước khi có biến chứng viêm phổi hít vì sẽ làm tăng nguy cơ tử vong,
cũng như chi phí y tế. Đối với các bệnh nhân TBMMN mới hoặc tái phát nên cân nhắc thời điểm mở sao cho phù
hợp để tránh truờng hợp chưa ổn định được những yếu tố làm nặng do bệnh nền.
Từ khóa: mở dạ dày ra da qua nội soi, viêm phổi, tai biến mạch máu não
ABSTRACT
PERCUTANEOUS ENDOSCOPIC GASTROSTOMY (PEG): A CASE‐SERIES REPORT
Tran Ngoc Luu Phuong, Nguyen Thi Nha Đoan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 55 ‐ 61
Introduction: Percutaneous Endoscopic Gastrostomy (PEG) is a method of placing a tube into the stomach
percutaneous, aided by endoscopy for enteral nutrition in order to limit the complications of naso‐gastric tube for
oral feeding.
Aims: Identify the distribution of PEG indications, the complication rate and the 30‐days mortality rate.
Method: This is a case‐series report.
Results: The main indication of PEG is due to the central nervous system disorders, accounting for 89%,
including 63.1% of new‐onset stroke, stroke recurrence and stroke sequelea. Only 11% case is due to dementia.
No case is indicated due to malignant diseases. Skin infection account for 10.4%, upper GI bleeding account for
10.4% but procedure‐ related bleeding is only 5.2% and completely controlled with hemoclip. The 30‐days
mortality rate is 21.05%, mainly on patients with new‐onset stroke or stroke recurrence with the starting time of
the procedure is 22.8 days after the admission.
* BV. Nguyễn Tri Phương
Tác giả liên lạc:Ths.Bs Trần Ngọc Lưu Phương ĐT:0989041560 Email: luuphuong@pnt.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 57
Conclusion: PEG should be indicated in the patients with stroke sequelea or other central nervous system
disorders sequelea earlier, before the occurrence of (inhaled‐pneumonia) aspiration pneumonia complication
occurs in order to reduce the mortality rate, the hospital stay, and the hospital cost. In patients with new‐onset
stroke or stroke recurrence, we should consider the appropriate starting time of the procedure to avoid the bad
prognosis factors due to the original disease.
Key words: Percutaneous Endoscopic Gastrotomy, PEG, Pneumonia, Stroke.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mở dạ dày ra da là một thủ thuật nhằm
cung cấp dinh dưỡng qua đường tiêu hóa cho
bệnh nhân không thể nuốt theođường tự nhiên
do những bất thường về hệ thần kinh trung
ương, các bệnh lý chấn thương ác tính hoặc khó
nuốt. Lần đầu tiên được mô tả bởi Gauderer và
cs vào năm 1980, đến nay MDDRD qua NS đã
thực hiện được hơn 200000 trường hợp mỗi năm
tại Mỹ(9). MDDRD qua NS đã được thừa nhận là
một phương pháp nuôi ăn qua đường tiêu hóa
hiệu quả trong cải thiện dinh dưỡng cho bệnh
nhân mà không gay những biến chứng như nuôi
ăn qua ống thông mũi dạ dày(23), đồng thời quá
trình chăm sóc cũng dễ dàng cho nhân viên y tế
cũng như gia đình, thân nhân(15). Từ khi triển
khai thực hiện MDDRD qua NS tại Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, chúng tôi đã thực hiện
được 21 trường hợp từ tháng 5/2011 đến nay.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tổng kết các
trường hợp MDDRD qua NS, đồng thời đề cập
đến vai trò của MDDRD qua NS, thời điểm thực
hiện, các chỉ định và những biến chứng thường
gặp sau MDDRD qua NS tại một Bệnh viện đa
khoa là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp
Báo cáo hàng loạt ca.
Đối tượng
Tất cả các bệnh nhân được MDDRD qua
NS tại BV NTP thực hiện từ tháng 5/2011 đến
7/2012. Chúng tôi sẽ ghi nhận số liệu về tuổi
giới, bệnh nền, biến chứng, chỉ định MDDRD
qua NS, thời gian nằm viện, thời gian nuôi ăn
qua ống thông mũi dạ dày trước đây, tổn
thương dạ dày thực quản trước thủ thuật, các
biến chứng sau thủ thuật, tỉ lệ tử vong sau
MDDRD qua NS 30 ngày.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu
Số ca (%)
Giới 19
Nam 13
Nữ 6
Tuổi
Trung bình 69,15 tuổi
Thời gian nuôi ăn trước đây trung bình 4 tháng
Nhập viện chủ động MDDRD qua NS 4 (21%)
Nhập viện vì nguyên nhân khác 15 (79%)
Tai biến mạch máu não mới/ tái phát 6 (40%)
Viêm phổi cộng đồng/ Tụ máu dưới màng
cứng do chấn thương/TBMMN cũ 1 (6,7%)
Viêm phổi cộng đồng /Di chứng tai biến
mạch máu não cũ 3 (20%)
Viêm phổi cộng đồng /Bệnh lý thần kinh
trung ương khác 2 (13,3)
Viêm phổi cộng đồng /Lão suy 1 (6,7%)
Choáng tim do NMCT/ Lão suy 1 (6,7%)
Hôn mê sau ngưng tim ngưng thở 1 (6,7%)
Tổn thương vùng dạ dày thực quản trước
MDDRD qua NS 5
Các trường hợp Viêm phổi bệnh viện 8
Viêm phổi cộng đồng (nghi ngờ Viêm phổi
hít) 7
Bảng 2: Các chỉ định MDDRD qua NS
n (%)
Tổng cộng 19
Bệnh thần kinh trung ương 17 (89%)
Tai biến mạch máu não mới + di chứng 12 (63,1%)
Bệnh Neuron vận động 1(5,2%)
Xơ cứng rải rác 1(5,2%)
Di chứng sau tổn thương não 3 (15,6%)
Bệnh lý lành tính 2 (10,5%)
Lão suy, sa sút trí tuệ 2
Bệnh ác tính 0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 58
Bảng 3 Tỉ lệ các biến chứng và tử vong sau
MDDRD qua NS
Tỉ lệ
biến
chứng
Của
chúng
tôi
n (%)
Tại
chỗ
2
(10,4%)
Rò rỉ
ống 0(0%)
Viêm
mô tế
bào
1(5,2%)
Vết
thươn
g
nhiễm
trùng
1(5,2%)
Toàn
thân
Viêm 0(0%)
Tỉ lệ
biến
chứng
Của
chúng
tôi
phúc
mạc
Thủng 0(0%)
Viêm
phổi
hít
0(0%)
Xuất
huyết
tiêu
hóa
2(10,4%
)
Tỷ lệ
tử
vong
30
ngày
4
(21,05%
)
*** (1,2,3,4,5,6,7,8,10,11,13,14,16,17,24,25)
Hình 1: Bộ dụng cụ mở dạ dày ra da qua nội soi PEG24 sử dụng tại BV Nguyễn Tri Phương
Hình 2: Nối dây và kéo ống mở dạ dày qua dây dẫn (guidewire) đã được luồn trước qua nội soi dạ dày
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 59
Hình 3: Cố định ống mở dạ dày ra da vào thành bụng bằng kỹ thuật ép
(a) (b)
Hình 4: (a) Bắt dây dẫn (guidewire) qua nội soi dạ dày. (b): Miệng ống mở vào bên trong dạ dày sau khi hoàn tất
thủ thuật.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Các trường hợp MDDRD qua NS được
thực hiện tại BV NTP từ tháng 5/2011 đến nay
đã thực hiện được trên hơn 20 trường hợp. Ưu
điểm của MDDRD qua NS so với MDDRD
bằng phẫu thuật thì rõ ràng, thủ thuật
MDDRD qua NS tiến hành với cách thức đơn
giản hơn, thời gian nằm viện ngắn và ít biến
chứng hơn. Chúng tôi chỉ tổng kết 19 trường
hợp MDDRD qua NS vì có 2 trường hợp chưa
đủ thời gian theo dõi 30 ngày sau mở tính đến
thời điểm tổng kết báo cáo này. Chúng tôi ghi
nhận 4 trường hợp nhập viện để chủ động mở,
bao gồm 2 trường hợp di chứng TBMMN đang
được nuôi ăn qua ống thông mũi dạ dày và 2
trường hợp còn lại bị di chứng tổn thương não
do điện giật và do Chấn thương sọ não trên
người trẻ tuổi. Cả 4 trường hợp đều nằm viện
trong thời gian ngắn trung bình là 17 ngày với
chi phí y tế trung bình khoảng 1 triệu
đồng/ngày cho mỗi trường hợp.Trong khi đó
15 trường hợp còn lại nhập viện vì các bệnh lý
khác gồm 6 trường hợp TBMMN mới hoặc tái
phát; 7 trường hợp nhập viện vì viêm phổi
cộng đồng nghi ngờ viêm phổi hít trên những
BN di chứng của TBMMN cũ, các bệnh lý thần
kinh trung ương khác như xơ cứng rải rác và
xơ cứng cột bên teo cơ, lão suy và hôn mê sau
ngưng tim ngưng thở, tụ máu dưới màng cứng
do chấn thương/TBMMN cũ và 2 trường hợp
nhập viện vì Choáng tim và Hôn mê sau
ngưng tim ngưng thở.
Các trường hợp viêm phổi cộng đồng nghi
ngờ viêm phổi hít thường thấy bệnh cảnh lâm
sàng lúc nhập viện có ăn sặc, sốt khò khè, tổn
thương phổi (P), cấy đàm định lượng ra vi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 60
khuẩn với nồng độ > 106. Hầu hết các trường
hợp nhập viện với biểu hiện viêm phổi cộng
đồng nghi ngờ viêm phổi hít đều có thời gian
nuôi ăn kéo dài trước đó với thời gian trung
bình là 6,8 tháng qua ống thông mũi dạ dày
hoặc qua đường miệng, thời gian nằm viện
trung bình của nhóm bệnh nhân nhập viện vì
viêm phổi cộng đồng nghi ngờ viêm phổi hít là
67 ngày khác biệt có ý nghĩa với nhóm chủ động
nhập viện để MDDRD qua NS có thời gian nằm
viện trung bình là 17 ngày, với p value < 0,05.
Tổn thương dạ dày thực quản trước nội soi
bao gồm 5 trường hợp trong đó 2 trường hợp có
tổn thương vùng thực quản tâm vi do đặt ống
thông mũi dạ dày nuôi ăn lâu ngày bao gồm
viêm loét chợt thực quản. Tuy nhiên tổn thương
này không là chống chỉ định của thủ thuật khi
tổn thương loét chợt đã lành sau thời gian nuôi
ăn bằng đường tĩnh mạch thay thế.
Chỉ định MDDRD qua NS
Bao gồm tất cả các bệnh nhân có chỉ định
nuôi ăn lâu dài (từ 4 tuần trở lên) và đường tiêu
hóa phải đảm bảo chức năng tiêu hóa thức ăn
(không nuốt được). Thông thường, thủ thuật
này được chỉ định trong các tình huống sau:
bệnh nhân tai biến mạch máu não, tắc nghẽn cơ
học đường tiêu hóa trên: ung thư thực quản,
ung thư vùng hầu họng, miệng, các trường hợp
ăn uống kém, không đảm bảo dinh dưỡng trong
quá trình điều trị như bệnh nhân bỏng, xạ trị
hoặc hóa trị, dò thực quản, viêm phổi hít do đặt
ống thông mũi dạ dày và những BN lão suy sa
sút trí tuệ không tự ăn uống bằng đường miệng
được.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ
MDDRD qua NS do các nguyên nhân bệnh lý
thần kinh trung ương là chiếm đa số với tỉ lệ
89%, chỉ 11% các trường hợp trên những bệnh
nhân già lão suy không thể ăn bằng đường
miệng. Tuy nhiên trong các nghiên cứu của tác
giả khác như Ephraim và cs(19), thì tỉ lệ các
nguyên nhân lần lượt là TBMMN 53,7%, Viêm
phổi hít (11,3%), Lão suy (41,5%), bệnh lý ác tính
đầu mặt cổ (1,9%). Nguyên nhân có thể dẫn đến
sự khác biệt trong tỉ lệ của nghiên cứu có thể do
thủ thuật MDDRD qua NS mới được triển khai
trong thời gian hơn 1 năm và được biết đến chủ
yếu ở các khoa lâm sàng nặng như Săn sóc đặc
biệt, Nội Thần kinh, Nội Hô hấp... nên đa phần
bệnh lý thần kinh trung ương chiếm tỉ lệ cao
nhất. Vì vậy việc triển khai kỹ thuật cần thực
hiện lâu dài và rộng khắp để các bác sỹ lâm sàng
chỉ định rộng hơn với các bệnh nhân nằm lâu, sa
sút trí tuệ, gặp khó khăn trong việc ăn uống
bằng đường miệng như tại khoa Lão nhằm hạn
chế các trường hợp nhập viện vì những biến
chứng của nuôi ăn bằng đường miệng hoặc qua
ống thông mũi dạ dày như viêm phổi hít. Do sự
khác biệt về thời gian nằm viện và chi phí y tế
giữa nhóm MDDRD qua NS chủ động và nhóm
nhập viện vì viêm phổi cộng đồng trên những
bệnh nhân nằm lâu, nên bác sỹ lâm sàng nên chỉ
định MDDRD qua NS sớm trên những đối
tượng này.
Tỉ lệ các biến chứng và tỉ lệ tử vong
Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có 4
trường hợp xuất hiện biến chứng sau làm thủ
thuật bao gồm 2 trường hợp có biến chứng tại
chỗ là Viêm mô tế bào và nhiễm trùng vết
thương ngay chân ống nuôi ăn với tỉ lệ 10,4% tỉ
lệ nhiễm trùng phù hợp so với y văn cũng như
nghiên cứu của các tác giả khác. Trong nghiên
cứu gộp phân tích nhiều nghiên cứu nhỏ của
Jafri và cộng sự(12) chúng ta thấy rõ ràng lợi ích
của kháng sinh phòng ngừa trong MDDRD qua
NS với RR (relative risk) 62%, ARR (Atribute
relative risk) 15% và NNT (number need to
treat) là 8, chứng tỏ cứ 8 trường hợp sử dụng
kháng sinh phòng ngừa tác giả nhận thấy có thể
hạn chế được 1 trường hợp nhiễm trùng vết mổ.
Kháng sinh loại nào thì chưa ghi nhận sự khác
biệt giữa kháng sinh thuộc nhóm Pennicilin (có
hoặc không kèm acid clavulanic) với nhóm
Cephalosprin. Liều dùng 1 hoặc 3 liều trước thủ
thuật 30 phút và sau thủ thuật 6 và 12 giờ. Việc
dùng kháng sinh phòng ngừa đã làm giảm tỉ lệ
nhiễm trùng tại chỗ từ 18% xuống còn 3%(20).
Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 61
trường hợp chủ động MDDRD qua NS đều
được sử dụng kháng sinh trước đó, không thấy
xuất hiện nhiễm trùng. Các trường hợp bệnh
nặng còn lại đều đang được sử dụng tối thiểu 2
loại kháng sinh để điều trị viêm phổi cộng đồng
hoặc viêm phổi bệnh viện. Chúng tôi nhận thấy
có 2 trường hợp xuất hiện biến chứng nhiễm
trùng, tuy nhiên những biến chứng này được
giải quyết với việc sử dụng kháng sinh đường
tĩnh mạch và không làm nặng thêm tình trạng
của bệnh nhân.
Đối với biến chứng XHTH, nghiên cứu này
chúng tôi ghi nhận 2 trường hợp chiếm tỉ lệ
10,4 % so với tỉ lệ Xuất huyết tiêu hóa chung
sau MDDRD là 2,5%(20). Theo giáo khoa,
nguyên nhân thường gặp gây xuất huyết sau
MDDRD qua NS là viêm thực quản, loét dạ
dày do thiếu máu nuôi ngay vị trí mở, đâm
kim vào mạch máu trên thành dạ dày. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, có 1 trường hợp là
viêm dạ dày xuất huyết do stress xuất hiện sau
mở 20 ngày trong bệnh cảnh Viêm phổi nặng _
Nhiễm trùng huyết có rối loạn đông máu. Tình
trạng xuất huyết ổn định sau dùng ức chế bơm
proton, tuy nhiên BN nặng dần do bệnh nền
không đáp ứng với điều trị; còn 1 trường hợp
còn lại bị xuất huyết do đâm kim vào vị trí
mạch máu trên thành dạ dày, biến chứng này
xuất hiện ngay sau MDDRD qua NS sau 1
ngày. Trường hợp XHTH này được kẹp clip
cầm máu thành công và xuất viện ổn. Các
trường hợp có sử dụng thuốc kháng đông
cũng như chống kết tập tiểu cầu do bệnh nền
không làm xuất hiện biến chứng XHTH như
các trường hợp không dùng. Điều này chúng
tôi cũng ghi nhận trong tổng kết của tác
Richter và cs(18) không thấy sự liên quan giữa
Aspin và Clopidogrel với tỉ lệ XHTH sau
MDDRD qua NS.
Tỉ lệ tử vong trong 30 ngày sau MDDRD qua
NS trong nghiên cứu này không ghi nhận được
do 4 BN xin về trong bệnh cảnh SHH, có tụt
huyết áp sử dụng vận mạch, tuy vậy chúng tôi
vẫn ghi nhận tỉ lệ tủ vong sau MDDRD là
21,05%, tỉ lệ này tương ứng với tỉ lệ tử vong sau
MDDRD ở các nghiên cứu khác nhưng nhìn
chung tỉ lệ cao như vậy là do bệnh nền của BN
diễn tiến nặng, trong các trường hợp hợp
MDDRD có biến chứng nhưng không gây tử
vong. Vì vậy câu hỏi được đặt ra có nên
MDDRD ở những trường hợp nặng như vậy
không? Và nên mở ở thời điểm nào là phù hợp.
Thời điểm MDDRD qua NS phù hợp
Theo nghiên cứu của tác giả J.J. Sheehan(21),
tác giả ghi nhận số lượng bệnh có MDDRD của
nhóm bệnh nhân có bệnh lý thần kinh trung
ương khá cao chiếm 76% cũng tương đồng với
nghiên cứu của chúng tôi, tác giả này cũng ghi
nhận tỉ lệ tử vong trong 30 ngày sau MDDRD
cao khoảng 16% đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có
Tai biến mạch máu não lien quan chủ yếu đến
mức độ nặng của bệnh chứ không đơn thuần do
thủ thuật. Những yếu tố giúp tiên lượng nặng
trên những nhóm bệnh nhân có Tai biến mạch
máu não mới hoặc tái phát thì chưa tổng kết
được hoàn toàn nhưng những bệnh lý kèm theo
cũng ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ tử vong của
nhóm này. Light và cs cũng nhận định đối với
bệnh nhân TBMMN mới trong thời gian 30‐60
ngày nên được nuôi ăn qua ống thông mũi dạ
dày đến khi tình trạng bệnh ổn hoàn toàn hãy
cân nhắc đến MDDRD. Trong nghiên cứu của
J.J. Sheehan(21), tác giả này đưa ra một thời gian
khoảng 4,5 tuần (32 ngày) để thực hiện thủ thuật
MDDRD. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng
nhận thấy 4 trường hợp tử vong đều xảy ra trên
4 BN bị TBMMN mới hoặc tái phát. Thời gian
MDDRD qua NS trung bình tính từ sau nhập
viện là 22,8 ngày dao động từ 9‐40 ngày.
KẾT LUẬN
Hiện tại chỉ định chủ yếu của MDDRD qua
NS chủ yếu vẫn là nhóm có bệnh lý thần kinh
trung ương. Biến chứng xuất huyết tiêu hóa do
thủ thuật khá thấp và hoàn toàn kiểm soát được
bằng nội soi. Tỉ lệ tử vong sau 30 ngày xảy ra ở
1/5 số ca chủ yếu là do bệnh nền. Nhóm nhập
viện để MDDRD qua NS chủ động có tiên lượng
tốt với thời gian năm viện ngắn và chi phí thấp.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 62
Do đó MDDRD qua NS trên các bệnh nhân di
chứng TBMMN hay di chứng của tổn thương
thần kinh trung ương khác nên được thực hiện
sớm trước khi có biến chứng viêm phổi hít vì sẽ
làm tăng nguy cơ tử vong, cũng như chi phí y tế.
Đối với nhóm TBMMN mới hoặc tái phát nên
cân nhắc thời điểm mở sao cho phù hợp để
tránh truờng hợp chưa ổn định được những yếu
tố làm nặng do bệnh nền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abuksis G, Mor M, Segal N, Shemesh I, Plout S, et al. (2000).
Percutaneous endoscopic gastrostomy: high mortality rates in
hospitalized patients. Am J Gastroenterol, 95(1), 128‐132.
2. Amann W, Mischinger HJ, Berger A, Rosanelli G, et al. (1997).
Percutaneous endoscopic gastrostomy (PEG). 8 years of
clinical experience in 232 patients. Surg Endosc, 11(7), 741‐744.
3. Bourdel‐Marchasson I, Dumas F, Pinganaud G, Emeriau JP &
Decamps A (1997). Audit of percutaneous endoscopic
gastrostomy in long‐term enteral feeding in a nursing home.
Int J Qual Health Care, 9(4), 297‐302.
4. Calton WC, Martindale RG, Gooden SM (1992).
Complications of percutaneous endoscopic gastrostomy. Mil
Med, 157(7), 358‐360.
5. Cosentini EP, Sautner T, Gnant M, Winkelbauer F, Teleky B,
Jakesz R (1998). Outcomes of surgical, percutaneous
endoscopic, and percutaneous radiologic gastrostomies. Arch
Surg, 133(10), 1076‐1083.
6. Finocchiaro C, Galletti R, Rovera G, et al. (1997). Percutaneous
endoscopic gastrostomy: a long‐term follow‐up. Nutrition,
13(6), 520‐523.
7. Friedenberg F, Jensen G, Gujral N, Braitman LE, Levine GM
(1997). Serum albumin is predictive of 30‐day survival after
percutaneous endoscopic gastrostomy. JPEN J Parenter Enteral
Nutr, 21(