Đặt vấn đề: GOLD khuyến cáo mô hình mới đánh giá lâm sàng toàn diện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(BPTNMT) dựa trên các thành phần: triệu chứng lâm sàng, chức năng hô hấp và tiền căn đợt cấp. Mô hình mới
là một khởi đầu tốt nhưng vẫn cần bổ sung chứng cứ.
Mục tiêu: Xác định mô hình đánh giá lâm sàng toàn diện BPTNMT.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả phân tích trên 151 bệnh nhân BPTNMT tại
phòng khám hô hấp BVĐHYD từ 01/2009–01/2011. Từ 16 biến số, thống kê phân tích thành phần chính (PCA)
giúp xác định mô hình đánh giá lâm sàng toàn diện BPTNMT bao gồm số lượng, tên gọi, tỷ lệ đóng góp và biến
số đại diện cho từng thành phần đánh giá. Phân tích phương sai một chiều (one way ANOVA) kiểm định giá trị
của mô hình đánh giá mức độ nặng toàn bộ của bệnh.
Kết quả: Kết hợp tắc nghẽn luồng khí, ứ khí phế nang, triệu chứng lâm sàng đại diện lần lượt bởi Post
FEV1, Post FRC và CCQ giúp đánh giá 76% biến thiên toàn bộ các biến số đánh giá lâm sàng BPTNMT. Số
lượng tiêu chí nặng (+) trong số ba thành phần đánh giá càng nhiều, bệnh nhân càng khó thở, giảm khả năng
gắng sức, giảm chất lượng cuộc sống kém hơn, giảm chức năng phổi, tăng nguy cơ đợt cấp và tử vong.
Kết luận: Mô hình đánh giá lâm sàng toàn diện BPTNMT gồm 3 thành phần: tắc nghẽn luồng khí, ứ khí
phế nang, triệu chứng lâm sàng đại diện lần lượt bởi ba biến số Post FEV1, Post FRC, CCQ. Mô hình cho phép
đánh giá 76% lâm sàng BPTNMT và liên hệ mật thiết mức độ nặng toàn bộ của bệnh
9 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình đánh giá lâm sàng toàn diện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 532
MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG TOÀN DIỆN
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Lê Khắc Bảo
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: GOLD khuyến cáo mô hình mới đánh giá lâm sàng toàn diện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(BPTNMT) dựa trên các thành phần: triệu chứng lâm sàng, chức năng hô hấp và tiền căn đợt cấp. Mô hình mới
là một khởi đầu tốt nhưng vẫn cần bổ sung chứng cứ.
Mục tiêu: Xác định mô hình đánh giá lâm sàng toàn diện BPTNMT.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả phân tích trên 151 bệnh nhân BPTNMT tại
phòng khám hô hấp BVĐHYD từ 01/2009–01/2011. Từ 16 biến số, thống kê phân tích thành phần chính (PCA)
giúp xác định mô hình đánh giá lâm sàng toàn diện BPTNMT bao gồm số lượng, tên gọi, tỷ lệ đóng góp và biến
số đại diện cho từng thành phần đánh giá. Phân tích phương sai một chiều (one way ANOVA) kiểm định giá trị
của mô hình đánh giá mức độ nặng toàn bộ của bệnh.
Kết quả: Kết hợp tắc nghẽn luồng khí, ứ khí phế nang, triệu chứng lâm sàng đại diện lần lượt bởi Post
FEV1, Post FRC và CCQ giúp đánh giá 76% biến thiên toàn bộ các biến số đánh giá lâm sàng BPTNMT. Số
lượng tiêu chí nặng (+) trong số ba thành phần đánh giá càng nhiều, bệnh nhân càng khó thở, giảm khả năng
gắng sức, giảm chất lượng cuộc sống kém hơn, giảm chức năng phổi, tăng nguy cơ đợt cấp và tử vong.
Kết luận: Mô hình đánh giá lâm sàng toàn diện BPTNMT gồm 3 thành phần: tắc nghẽn luồng khí, ứ khí
phế nang, triệu chứng lâm sàng đại diện lần lượt bởi ba biến số Post FEV1, Post FRC, CCQ. Mô hình cho phép
đánh giá 76% lâm sàng BPTNMT và liên hệ mật thiết mức độ nặng toàn bộ của bệnh.
Từ khóa: Khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, đánh giá lâm sàng toàn diện BPTNMT.
ABSTRACT
MODEL FOR CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE GLOBAL
CLINICAL ASSESSMENT
Le Khac Bao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 532 - 540
Background: GOLD recommends a new model for chronic obstructive pulmonary disease (COPD) overall
assessment which stays on symptoms, lung function and past history of exacerbation. The new model is a good
start but requires further evidence.
Objectives: to define a model for COPD global clinical assessment.
Methodology: A descriptive cross sectional study was conducted on 151 patients with COPD at outpatient
respiratory department of Medical University Center at HCMC from Jan 2009 to Jan 2011. From 16 different
variables, the principal component analysis (PCA) helps to build a model for global assessment including the
number and names of components for assessment, their respective percentage of contribution and representative
variables. The following one-way ANOVA analysis allows confirming the validity of the new model in
assessment of global severity of COPD.
Results: The combination of three components: airflow obstruction, hyperinflation and symptoms whose
representative variables are Post FEV1, Post FRC and CCQ help capturing 76% of total variation of all variables
to assess COPD. The number of severe criteria (+) among the three components are well related to dyspnea,
exercise capacity, quality of life, lung function, risk of exacerbation and risk of death in COPD.
* Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Khắc Bảo ĐT: 0908.888.702 Email: baolekhac@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 533
Conclusion: Model for chronic obstructive pulmonary disease global clinical assessment consists of 3
components: airflow obstruction, hyperinflation, symptoms represented by Post FEV1, Post FRC and CCQ
respectively. The model allows assessing 76% of COPD and well correlates to the global severity of the disease.
Key words: dyspnea, exercise capacity, quality of life, COPD global clinical assessment.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là
vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng(12).
BPTNMT không chỉ là tắc nghẽn luồng khí như
tên bệnh đề cập, mà là bệnh đa thành phần (4,17)vì
thế cần được đánh giá toàn diện(24). Trước năm
2011, chiến lược toàn cầu hướng dẫn quản lý
BPTNMT (GOLD) khuyến cáo đánh giá lâm
sàng BPTNMT dựa trên FEV1(10). Đáng tiếc, FEV1
chỉ tương quan từ yếu đến vừa với mức độ khó
thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống và
đợt cấp (1). Theo Papaioannou, đánh giá lâm sàng
BPTNMT cần thêm các thành phần khác(24).
Năm 2011, GOLD thay đổi khuyến cáo đánh
giá lâm sàng BPTNMT dựa trên một thành phần
sang nhiều thành phần: triệu chứng lâm sàng,
tiền căn đợt cấp, chức năng hô hấp(11). Roberto
Rodríguez-Roisin và Alvar Agustí kết luận:
“GOLD 2011 thực sự là một cuộc cách mạng
trong mô hình đánh giá lâm sàng BPTNMT”(28).
Jadwiga A Wedzicha, bên cạnh công nhận thành
tựu của GOLD 2011, vẫn đề nghị tìm thêm
chứng cứ lâm sàng bổ sung cho mô hình mới(33).
Tác giả cho rằng đã đủ chứng cứ ủng hộ đánh
giá BPTNMT dựa trên nhiều thành phần nhưng
còn thiếu chứng cứ ủng hộ các tiêu chí phân loại
BPTNMT thành nhóm A, B, C, D(33). Ví dụ,
GOLD 2014 khuyến cáo kết hợp triệu chứng lâm
sàng, tiền căn đợt cấp và tắc nghẽn luồng khí để
đánh giá lâm sàng toàn diện BPTNMT(12). Kết
hợp các thành phần này là đã đủ để đánh giá
lâm sàng toàn diện BPTNMT?
Nghiên cứu tương quan đa biến giữa triệu
chứng lâm sàng: khó thở, khả năng gắng sức,
chất lượng cuộc sống, đợt cấp và chỉ số chức
năng hô hấp: tắc nghẽn luồng khí, tăng kháng
lực đường thở, ứ khí phế nang trong BPTNMT,
có thể giúp tìm lời giải đáp cho câu hỏi này(30).
Trên thế giới và tại Việt Nam, chúng tôi chỉ tìm
được ít nghiên cứu tương quan đa biến giữa
chức năng hô hấp và triệu chứng lâm sàng để
xây dựng mô hình đánh giá lâm sàng toàn diện
BPTNMT.
Để góp phần bổ sung một số chứng cứ cho
mô hình đánh giá lâm sàng toàn diện của
GOLD, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Mô hình đánh giá lâm sàng toàn diện
BPTNMT”.
Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quát
Xây dựng mô hình đánh giá lâm sàng toàn
diện BPTNMT.
Chuyên biệt
Xác định số lượng và tên gọi các thành phần
đánh giá lâm sàng toàn diện BPTNMT, tỷ lệ
đóng góp và biến số đại diện cho từng thành
phần đánh giá.
Xác định liên hệ giữa số lượng các tiêu chí
nặng (+) trong mô hình đánh giá với mức độ khó
thở (BDI), khả năng gắng sức (6MWD), chất
lượng cuộc sống (SGRQ), chức năng phổi (Post
FEV1), nguy cơ đợt cấp (tiền căn đợt cấp) và
nguy cơ tử vong (BODE).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả phân tích.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân BPTNMT tại Tp.HCM và các tỉnh
lân cận đến khám tại phòng khám hô hấp
BV.ĐHYD Tp.HCM từ tháng 01/2009 – 01/2011.
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Bệnh nhân thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn
chọn bệnh:
Nam hoặc nữ tuổi ≥ 40
Có ≥ 1 triệu chứng lâm sàng chỉ điểm
BPTNMT:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 534
Khó thở khi gắng sức, dai dẳng, tiến triển
nặng dần hàng tháng hay hàng năm.
Ho, khạc đàm kéo dài ≥ 3 tuần.
-Tiền căn tiếp xúc yếu tố nguy cơ:
Đã từng hay đang hút thuốc lá ≥ 10 gói.năm
và / hoặc
Đã từng hay đang tiếp xúc chất đốt sinh khối
(biomass) ≥ 10 giờ.năm.
FEV1/FVC sau trắc nghiệm giãn phế quản <0,7.
Tiêu chuẩn loại bệnh
Bệnh nhân vi phạm ít nhất một tiêu chuẩn
loại bệnh:
-Tiền căn bệnh lý:
Hen suyễn, dãn phế quản, ung thư phế
quản, lao phổi, bệnh phổi mô kẽ, cắt thùy phổi,
thuyên tắc phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí
màng phổi, gù vẹo cột sống.
Suy tim trái, đau thắt ngực không ổn định
hoặc nhồi máu cơ tim một tháng trước đó, tai
biến mạch máu não.
Di chứng sốt bại liệt, chấn thương gãy xương
chi dưới, đoạn chi dưới, biến dạng khớp do viêm
khớp, suy tĩnh mạch chi dưới.
-Tình trạng lúc khám:
Không hiểu tiếng Việt để trả lời các bộ câu
hỏi: mMRC, BDI, CCQ, SGRQ.
Nhịp tim > 120 lần/phút, huyết áp > 180/100
mmHg. Không thể hợp tác đo 6MWT.
Có chống chỉ định đo phế thân ký (9,21)hoặc
không thể hợp tác đo phế thân ký.
-Các xét nghiệm hỗ trợ:
X quang ± CT scan: lao phổi, dãn phế quản, u
phổi, bệnh phổi mô kẽ, tràn khí / dịch màng
phổi.
Soi đàm: trực trùng kháng cồn acid.
Điện tâm đồ ± siêu âm tim: rối loạn nhịp,
thiếu máu cơ tim, suy tim.
Các biến số nghiên cứu
Đặc điểm dân số học
Tuổi – Giới – Chiều cao – Cân nặng.
Tình trạng hút thuốc lá hiện tại.
Tiền căn hút thuốc lá ± tiếp xúc chất đốt sinh
khối.
Tiền căn đợt cấp BPTNMT: số đợt cấp trong
12 tháng trước đó.
Triệu chứng lâm sàng
Mức độ khó thở đánh giá với bộ câu hỏi
mMRC(20) và BDI(19).
Khả năng gắng sức đánh giá với khoảng
cách đi bộ sáu phút 6MWD (5).
Chất lượng cuộc sống đánh giá với bộ câu
hỏi CCQ và SGRQ (12).
Chức năng hô hấp trước và sau trắc nghiệm
giãn phế quản
Đánh giá với máy phế thân kế của hãng
CareFusion (Hoa Kỳ):
Tắc nghẽn luồng khí đánh giá với % FEV1 so
với dự đoán, tỷ lệ FEV1/ FVC.
Tăng kháng lực đường thở đánh giá với %
sGaw so với dự đoán.
Ứ khí phế nang đánh giá với % FRC so với
dự đoán, tỷ lệ RV/TLC.
Cách đánh giá các biến số nghiên cứu
Bệnh nhân tự đọc câu hỏi mMRC, SGRQ,
CCQ và chọn trả lời. Nếu bệnh nhân không tự
đọc được do mù chữ hoặc mờ mắt, bác sỹ sẽ đọc
to cho bệnh nhân nghe, không giải thích gì thêm.
Bệnh nhân không mang bộ câu hỏi về nhà trả
lời, người thân đi kèm không được giải thích hay
can thiệp gì khi bệnh nhân trả lời câu hỏi. Đối
với bộ câu hỏi BDI: bác sỹ hỏi, cho điểm dựa trên
đánh giá của bác sỹ. Một bác sỹ hỏi, cho điểm
BDI trong suốt nghiên cứu nhằm tránh biến
thiên giữa hai người đánh giá. Trình tự trả lời bộ
câu hỏi mMRC, CCQ, SGRQ và cho điểm BDI,
được thay đổi ngẫu nhiên để tránh kết quả trả
lời bị tác động qua lại khi trả lời liên tiếp các bộ
câu hỏi.
Trắc nghiệm đi bộ sáu phút (6MWT) được
thực hiện trên một hành lang dài 40 m, lót
gạch 20x20 cm. Hai bên hành lang, mỗi 5 m có
một vạch đánh dấu giúp tính khoảng cách đi.
Hai ghế nhựa được đặt ở hai đầu hành lang để
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 535
đánh dấu vị trí quanh lại. Qui trình thực hiện
và ghi nhận kết quả của 6MWT tuân thủ
hướng dẫn ATS 2002(5).
Bệnh nhân vẫn dùng thuốc giãn phế quản
như bình thường trước khi đo, bệnh nhân không
uống rượu, bia trước khi đo 4 giờ, không ăn quá
no trước khi đo 2 giờ, không hút thuốc lá trước
khi đo 1 giờ, không vận động thể lực mạnh trước
khi đo 30 phút. Đo phế thân ký thực hiện sau khi
bệnh nhân đã hoàn tất trả lời các bộ câu hỏi về
mức độ khó thở, chất lượng cuộc sống và kết
thúc 10 phút trước khi bắt đầu thực hiện 6MWT
nhằm tránh ảnh hưởng của gắng sức lên chỉ số
phế thân ký: ứ khí phế nang do vận động(23). Thứ
tự đo các chỉ số phế thân ký là: (1) kháng lực
đường thở, (2) ứ khí phế nang, (3) tắc nghẽn
luồng khí(6,22).
Phân tích thống kê
Phần mềm SPSS 15.0 được sử dụng để
lưu trữ và xử lý dữ liệu.
Thống kê PCA giúp hình thành mô hình
tương quan đa biến từ nhiều biến số đánh giá:
mMRC, BDI; SGRQ, CCQ; 6MWD; số đợt cấp
12 tháng trước; FEV1, FEV1/FVC; sGaw; FRC,
RV/TLC. Các biến số này được phân bố vào
các nhóm có tương quan gần nhau. Mỗi nhóm
là một thành phần đánh giá BPNTMT. Tập
hợp các thành phần đánh giá BPTNMT là mô
hình đánh giá lâm sàng toàn diện BPTNMT
cần xây dựng(14).
Phân tích phương sai một yếu tố (one-way
ANOVA) kiểm định liên hệ giữa các biến số
phân loại thuộc mô hình đánh giá với sáu biến
số kết cục đánh giá lâm sàng toàn diện
BPTNMT: (1)mức độ khó thở (BDI); (2) khả
năng gắng sức (6MWD); (3) chất lượng cuộc
sống (SGRQ); (4)chức năng phổi (Post FEV1);
(5)nguy cơ đợt cấp (số đợt cấp 12 tháng qua);
(6)nguy cơ tử vong (BODE).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dân số nghiên cứu
174 bệnh nhân đồng ý tham gia. 23 bệnh
nhân có tiêu chuẩn loại gồm: 9 lao phổi, 4 gù
vẹo, 3 dãn phế quản, 2 suy tim, 5 không thể đo
phế thân ký. Cuối cùng, 151 bệnh nhân được
thu dung.
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm dân số học (n = 151)
Tuổi 66 ± 11
Giới nam, n (%) 140 (93)
BMI, kg/m
2
21 ± 5
Tình trạng hút thuốc lá
Đang hút, n (%) 65 (43)
Đã cai, n (%) 76 (50)
Không hút thuốc lá, n (%) 10 (7)
Tiền căn hút thuốc lá
Tuổi bắt đầu hút thuốc lá 19 ± 5
Số gói.năm 43 ± 22
Tiếp xúc chất đốt sinh khối, n (%) 129 (85)
Số đợt cấp 12 tháng trước
0, n (%) 112 (74)
1, n (%) 16 (11)
≥ 2, n (%) 23 (15)
mMRC Điểm khó thở theo bộ mMRC
BDI Điểm khó thở tính theo chỉ số BDI
SGRQ Điểm chất lượng cuộc sống SGRQ
CCQ Điểm chất lượng cuộc sống CCQ
6MWD Khoảng cách đi bộ 6 phút
Pre/Post Trước/sau trắc nghiệm giãn phế quản
Triệu chứng & chức năng phổi (n = 151)
Mức độ khó thở
mMRC 1,8 ± 1,1
BDI 6,5 ± 2,7
Khả năng gắng sức
6MWD (m) 476 ± 114
Chất lượng cuộc sống
SGRQ 51 ± 18
CCQ 1,8 ± 1,0
Tắc nghẽn luồng khí
Pre FEV1 (% dự đoán) 52 ± 19
Pre FEV1/FVC (%) 46 ± 12
Post FEV1 (% dự đoán) 56 ± 20
Post FEV1/FVC (%) 47 ± 12
Tăng kháng lực đường thở
Pre sGaw (% dự đoán) 22 ± 12
Post sGaw (% dự đoán) 27 ± 14
Ứ khí phế nang
Pre FRC (% dự đoán) 147 ± 49
Pre RV/TLC (%) 54 ± 14
Post FRC (% dự đoán) 154 ± 80
Post RV/TLC (%) 53 ± 15
FEV1 Thể tích thở ra gắng sức 1s đầu tiên
FVC Dung tích sống gắng sức
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 536
Đặc điểm dân số học (n = 151)
sGaw Suất dẫn đường thở đặc hiệu
FRC Dung tích khí cặn chức năng
RV Thể tích khí cặn
TLC Tổng dung lượng phổi
Mô hình đánh giá lâm sàng toàn diện
BPTNMT
16 biến số đánh giá lâm sàng BPTNMT hình
thành một ma trận tương quan đa biến (Bảng 2).
Trị số KMO = 0,78 > 0,5 khẳng định cỡ mẫu
n = 151 là đủ để tiến hành thống kê PCA cho 16
biến số được chọn. Trị số p < 0,001 (kiểm
Barlett’s) khẳng định 16 biến số được chọn
tương quan với nhau trong một tổng thể. Phân
tích PCA đã đủ điều kiện tiến hành.
16 biến số có thể hình thành 16 thành phần
với các trị số Eigenvalue tương ứng (Biểu đồ 1).
Ba thành phần đầu tiên có trị số Eigenvalue > 1,
biểu đồ Scree cũng chuyển hướng sang đi ngang
tại đây. Mô hình đánh giá lâm sàng toàn diện
BPTNMT sẽ gồm 3 thành phần. Trị số
Eigenvalue tích lũy của ba thành phần là 76%
nên mô hình sẽ minh họa được 76% biến thiên
của cả 16 biến số đánh giá hay 76% lâm sàng
toàn diện BPTNMT. Ngược lại, 1 thành phần tắc
nghẽn luồng khí chỉ đánh giá được 29%, kết hợp
thành phần tắc nghẽn luồng khí và triệu chứng
lâm sàng đánh giá được 51%.
16 biến số phân bố vào 3 thành phần chính
đánh giá BPTNMT (Bảng 3). Dựa trên đặc tính
chung nhất của các biến số trong cùng thành
phần, chúng tôi đặt tên cho ba thành phần là:
Tắc nghẽn luống khí: Post FEV1 được chọn
làm biến số đại diện vì tương quan mạnh với các
biến khác và thường dùng trên lâm sàng.
Ứ khí phế nang: Post FRC được chọn làm
biến số đại diện vì tương quan mạnh với các
biến khác và thường dùng trên lâm sàng.
Triệu chứng lâm sàng:CCQ được chọn làm
biến số đại diện vì tương quan mạnh với SGRQ
và BDI, đơn giản cho thực hành.
Mô hình đánh giá lâm sàng toàn diện
BPTNMT ba thành phần được tóm tắt trong
Bảng 4.
Bảng 2: Ma trận tương quan giữa các biến sốđánh giá BPTNMT:
Biến số (n = 151) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
1 Pre FEV1 1,0
2 Pre FEV1/FVC ,78 1,0
3 Post FEV1 ,96 ,73 1,0
4 Post FEV1/FVC ,80 ,93 ,82 1,0
5 Pre sGaw ,75 ,64 ,72 ,69 1,0
6 Post sGaw ,77 ,66 ,77 ,74 ,91 1,0
7 Pre FRC -,49 -,37 -,46 -,40 -,57 -,55 1,0
8 Post FRC -,50 -,44 -,48 -,47 -,54 -,58 ,79 1,0
9 Pre RV/TLC -,69 -,40 -,69 -,48 -,74 -,75 ,79 ,69 1,0
10 Post RV/TLC -,65 -,39 -,67 -,46 -,67 -,71 ,71 ,83 ,90 1,0
11 6MWD ,40 ,30 ,39 ,35 ,47 ,53 -,47 -,41 -,62 -,55 1,0
12 mMRC -,45 -,38 -,45 -,42 -,40 -,44 ,31 ,29 ,40 ,38 -,50 1,0
13 BDI ,42 ,32 ,42 ,38 ,40 ,43 -,31 -,29 -,45 -,42 ,54 -,74 1,0
14 CCQ -,23 -,10 -,23 -,16 -,17 -,20 ,25 ,29 ,33 ,34 -,47 ,56 -,70 1,0
15 SGRQ -,40 -,29 -,39 -,31 -,28 -,33 ,35 ,32 ,40 ,36 -,41 ,64 -,71 ,73 1,0
16 Đợt cấp -,15 -,10 -,13 -,10 -,10 -,08 ,07 -,05 ,09 ,07 -,15 ,29 -,22 ,16 ,34 1,0
Tương quan giữa hai biến nghiên cứu được thể hiện qua hệ số tương quan r. FEV1: % thể tích thở ra gắng sức 1 giây đầu
tiên so dự đoán; FEV1/FVC: tỷ số thể tích thở ra gắng sức 1 giây đầu tiên/ dung tích sống gắng sức; sGaw: % suất dẫn
đường thở đặc hiệu so dự đoán; FRC: % dung tích khí cặn chức năng do dự đoán; RV/TLC: tỷ số thể tích khí cặn/ tổng dung
lượng phổi; Pre/Post: trước/ sau trắc nghiệm giãn phế quản; mMRC: điểm khó thở tính theo bộ câu hỏi mMRC; BDI: điểm
khó thở tính theo thang BDI; SGRQ: điểm chất lượng cuộc sống tính theo bộ câu hỏi SGRQ; CCQ: điểm chất lượng cuộc
sống theo bộ câu hỏi CCQ; 6MWD: khoảng cách đi bộ 6 phút.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 537
Biểu đồ 1: Số lượng thành phần đánh giá lâm sàng
toàn diện BPTNMT
Bảng 3: Ma trận 3 thành phần đánh giá với phép
xoay trực giao Varimax
Thành phần 1 2 3
Post FEV1/FVC 0,91 – 0,17 – 0,17
Pre FEV1/FVC 0,90 – 0,10 – 0,13
Pre FEV1 0,84 – 0,35 – 0,22
Post FEV1 0,83 – 0,36 – 0,22
Post sGaw 0,73 – 0,50 – 0,18
Pre sGaw 0,71 – 0,49 – 0,14
Post RV/TLC – 0,35 0,85 0,20
Post FRC – 0,22 0,83 0,04
Pre FRC – 0,23 0,82 0,13
Pre RV/TLC – 0,41 0,81 0,23
SGRQ – 0,15 0,19 0,84
BDI 0,22 – 0,22 – 0,84
CCQ 0,09 0,27 0,82
mMRC – 0,30 0,15 0,78
6MWD 0,20 – 0,48 – 0,51
Tiền căn đợt cấp – 0,13 – 0,17 0,46
FEV1: Thể tích thở ra gắng sức 1 giây đầu tiên so với dự
đoán. FEV1/FVC: Tỷ số thể tích thở ra gắng sức giây đầu
tiên/ dung tích sống gắng sức. sGaw: Suất dẫn đường thở
đặc hiệu so với dự đoán. FRC: Dung tích khí cặn chức
năng so với dự đoán. RV/TLC: Tỷ số thể tích khí cặn/ Tổng
dung lượng phổi. Pre/Post: trước/sau trắc nghiệm giãn phế
quản. mMRC: Điểm khó thở tính theo bộ câu hỏi đánh giá
khó thở mMRC. BDI: Điểm khó thở tính theo bộ câu hỏi
đánh giá chỉ số khó thở nền tảng BDI. SGRQ: Điểm chất
lượng cuộc sống tính theo bộ SGRQ. CCQ: Điểm chất
lượng cuộc sống tính theo bộ CCQ.6MWD: Khoảng cách
đi bộ 6 phút.
Bảng 4: Mô hình đánh giá lâm sàng toàn diện
BPTNMT
Thành phần đánh giá
Biến số đại
diện
Tiêu chí nặng
(–) (+)
Tắc nghẽn luồng khí Post FEV1 ≥ 50% < 50%
Ứ khí phế nang Post FRC ≤120% >120%
Triệu chứng lâm sàng CCQ < 1 ≥ 1
Giá trị của mô hình trong đánh giá mức độ
nặng toàn bộ BPTNMT
Bệnh nhân tham gia nghiên cứu được phân
nhóm theo số tiêu chí nặng (+) của mô hình đánh
giá lâm sàng vừa thành lập. Giá trị đánh giá mức
độ nặng toàn bộ BPTNMT thể hiện tại Bảng 5.
Bảng 5: Giá trị mô hình ba thành phần đánh giá lâm
sàng toàn diện BPNTMT
Kết cục đánh giá lâm
sàng toàn diện
BPTNMT
Số lượng tiêu chí
nặng (+)
Kiểm
ANOVA
một chiều 0 1 2 3
Số bệnh nhân (n = 151) 15 35 56 45 Trị số p
Khó thở (BDI) 9,13 7,74 6,64 4,56 < 0,001
Khả năng gắng sức
(6MWD) (m)
533 532 492 395 < 0,001
Chất lượng cuộc sống
(SGRQ)
23,9 46,4 51,1 62,4 < 0,001
Chức năng phổi (Post
FEV1) (%)
72 70 59 36 < 0,001
Nguy cơ đợt cấp (tiền căn
đợt cấp)
0,07 0,49 0,47 0,85 0,181
Nguy cơ tử vong (BODE) 1,07 1,97 2,75 5,31 < 0,001
Dữ liệu được trình bày dưới dạng trị số trung bình. BDI:
Điểm khó thở tính theo bộ câu hỏi đánh giá khó thở nền
tảng BDI. 6MWD: Khoảng cách đi bộ 6 phút. SGRQ:
Điểm chất lượng cuộc sống tính theo bộ câu hỏi SGRQ.
Post FEV1: Thể tích thở ra gắng sức 1 giây đầu tiên sau
trắc nghiệm giãn phế quản. BODE: Điểm số đánh giá nguy
cơ tử vong trong BPTNMT
Số lượng tiêu chí nặng (+) càng nhiều bệnh
nhân càng nặng hơn thể hiện qua mức độ khó
thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống,
chức năng phổi và nguy cơ tử vong.
Kết quả kiểm định sau (Post Hoc Multiple
Comparisons) của phân tích phương sai một yếu
tố cho thấ