Mở đầu: Hs-CRP là một dấu ấn sinh học của hiện tượng viêm. Những nghiên cứu gần đây cho thấy
hiện tượng viêm đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của bệnh ĐMV và HCMVC. Nghiên cứu này
nhằm xác định mối liên quan giữa hs-CRP với tổn thương ĐMV qua chụp mạch vành cản quang ở bệnh
nhân có bệnh ĐMV.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca. Nghiên cứu 129 bệnh nhân gồm 53 bệnh nhân được
chẩn đoán ĐTNOĐ và 76 bệnh nhân HCMVC được chụp ĐMV cản quang. Nồng độ hs-CRP được đo trước
khi chụp ĐMV. Mức độ nặng và tổn thương lan rộng của ĐMV được đánh giá bằng số nhánh ĐMV hẹp và
điểm số Gensini.
Kết quả: Nồng độ hs-CRP ở nhóm HCMVC cao hơn nhóm ĐTNOĐ (p < 0,001). Nồng độ hs-CRP ở nhóm
có hẹp ĐMV cao hơn nhóm không hẹp ĐMV và có tương quan với số nhánh ĐMV hẹp (r = 0,547, p < 0,001) và
điểm số Gensini (r = 0,424, p < 0,001).
Kết luận: Nồng độ hs-CRP có mối tương quan với sự hiện diện cũng như mức độ nặng và lan rộng của tổn
thương ĐMV ở bệnh nhân có bệnh ĐMV. Vì vậy, nồng độ hs-CRP cũng là một yếu tố tiên đoán trong bệnh
ĐMV
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa nồng độ Hs-CRP với tổn thương giải phẫu động mạch vành qua chụp mạch vành cản quang ở bệnh nhân có bệnh động mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 123
MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ HS-CRP VỚI TỔN THƯƠNG
GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA CHỤP MẠCH VÀNH
CẢN QUANG Ở BỆNH NHÂN CÓ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
Nguyễn Minh Đức *, Nguyễn Văn Trí *, Hồ Thượng Dũng**, Nguyễn Đức Công*
TÓM TẮT
Mở đầu: Hs-CRP là một dấu ấn sinh học của hiện tượng viêm. Những nghiên cứu gần đây cho thấy
hiện tượng viêm đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của bệnh ĐMV và HCMVC. Nghiên cứu này
nhằm xác định mối liên quan giữa hs-CRP với tổn thương ĐMV qua chụp mạch vành cản quang ở bệnh
nhân có bệnh ĐMV.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca. Nghiên cứu 129 bệnh nhân gồm 53 bệnh nhân được
chẩn đoán ĐTNOĐ và 76 bệnh nhân HCMVC được chụp ĐMV cản quang. Nồng độ hs-CRP được đo trước
khi chụp ĐMV. Mức độ nặng và tổn thương lan rộng của ĐMV được đánh giá bằng số nhánh ĐMV hẹp và
điểm số Gensini.
Kết quả: Nồng độ hs-CRP ở nhóm HCMVC cao hơn nhóm ĐTNOĐ (p < 0,001). Nồng độ hs-CRP ở nhóm
có hẹp ĐMV cao hơn nhóm không hẹp ĐMV và có tương quan với số nhánh ĐMV hẹp (r = 0,547, p < 0,001) và
điểm số Gensini (r = 0,424, p < 0,001).
Kết luận: Nồng độ hs-CRP có mối tương quan với sự hiện diện cũng như mức độ nặng và lan rộng của tổn
thương ĐMV ở bệnh nhân có bệnh ĐMV. Vì vậy, nồng độ hs-CRP cũng là một yếu tố tiên đoán trong bệnh
ĐMV.
Từ khóa: Hội chứng mạch vành cấp, đau thắt ngực ổn định, chụp động mạch vành.
ABSTRACT
RELATION OF HIGH SENSITIVITY C-REACTIVE PROTEIN TO CORONARY ARTERY LESIONS
ASSESSED BY CORONARY ANGIOGRAPHY IN PATIENTS WITH CORONARY ARTERY DISEASE
Nguyen Minh Duc, Nguyen Van Tri, Ho Thuong Dung, Nguyen Duc Cong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 123- 129
Background: High sensitivity C-reactive protein (hs-CRP), a systemic marker of inflammation. Recent
studies have implicated inflammation play an importaint role in the pathogenesis of coronary artery disease and
of acute coronary syndromes. The objective of this study was to determine whether hs-CRP correlates with lesions
of coronary atherosclerosis as assessed by coronary angiography in CAD patients.
Methods: In a cases study, we studied 129 consecutive patients undergoing coronary angiography, include
53 patients with chronic stable angina (CSA) and 76 patients with acute coronary syndromes (ACSs). Hs-CRP
concentration was measured before performing coronary angiography. The extent and severity of coronary lesions
were assessed by the number of coronary stenoses and Gensini score.
Results: Hs-CRP was significantly higher in patients with ACSs compared to CSA (p < 0.001). Hs-CRP level
was higher in patients with coronary stenoses compared to those without stenoses. Moreover, hs-CRP was also
correlated with number of angiographic stenoses (r = 0.547, p < 0.001) and Gensini score (r = 0.424, p < 0.001).
*Bộ Môn Lão Khoa, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh, **Ban Giám Đốc Bệnh Viện Thống Nhất
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Minh Đức, ĐT: 0983816687, Email: drminhduc@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 124
Conclusions: Hs-CRP concentration is correlated with presence, severity and extension of coronary lesions
in patients with CSA and ACSs. Thus, hs-CRP levels are also predictors of coronary artery disease.
Keyword: Acute coronary syndromes, stable angina, coronary angiography.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hiện
tượng viêm đóng vai trò rất quan trọng trong
quá trình hình thành xơ vữa động mạch, từ
mảng xơ vữa ổn định đến mảng xơ vữa không
ổn định và sau cùng là nứt, vỡ mảng xơ vữa gây
nên HCMVC. Hs-CRP là một chất chỉ điểm siêu
nhạy của hiện tượng viêm và được xem là
phương pháp mới giúp phát hiện bệnh nhân có
nguy cơ cao bị vỡ mảng xơ vữa. Và câu hỏi đặt
ra là có mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP với
tổn thương giải phẫu ĐMV hay không? Trên thế
giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, tuy
nhiên kết quả không thống nhất. Còn tại Việt
Nam trong thời gian gần đây cũng đã có một vài
nghiên cứu về hs-CRP, nhưng số lượng còn ít.
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Tất cả bệnh nhân nhập viện và điều trị tại
khoa Tim Mạch Cấp Cứu Và Can Thiệp Bệnh
Viện Thống Nhất trong thời gian từ tháng
10/2008 đến tháng 08/2009.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Từ dân số mục tiêu chúng tôi chọn ra 129
trường hợp được chẩn đoán đau thắt ngực ổn
định và HCMVC (theo tiêu chuẩn WHO), được
chụp ĐMV cản quang trong thời gian nằm viện.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bao gồm tất cả những bệnh nhân có kèm
theo các bệnh lý làm tăng hs-CRP: đang có tình
trạng nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính, chấn
thương, ung thư. Bệnh nhân không đồng ý tham
gia nghiên cứu hoặc bệnh nhân tử vong trong
quá trình nằm viện.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Báo cáo hàng lọat ca.
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Những bệnh nhân được chẩn đoán HCMVC
và ĐTNOĐ và không có tiêu chuẩn loại trừ
được chọn vào nghiên cứu. Các đối tượng
nghiên cứu đều được hỏi bệnh sử, tiền sử bản
thân và gia đình, khám lâm sàng, đồng thời thực
hiện các xét nghiệm: đo điện tâm đồ, công thức
máu, tốc độ máu lắng, đường huyết, ure,
creatinine, điện giải đồ, lipid máu, hs-CRP
(trước khi chụp ĐMV), xét nghiệm men tim,
chụp X-quang ngực thẳng, siêu âm tim, chụp
động mạch vành cản quang. Thu thập số liệu tất
cả hồ sơ bệnh án của các đối tượng trong nhóm
nghiên cứu, dựa theo bảng thu thập số liệu đã
xây dựng.
Định nghĩa các biến số: Chẩn đoán ĐTNOĐ
khi trên lâm sàng có cơn đau thắt ngực ổn định
kèm với có hoặc không có biến đổi của đoạn ST
hoặc sóng T trên điện tâm đồ lúc nghỉ hoặc khi
làm nghiệm pháp gắng sức. Chẩn đoán nhồi
máu cơ tim cấp theo WHO 2000, suy tim theo
Hội Tim mạch Châu Âu, tăng huyết áp theo JNC
VII 2003, rối loạn chuyển hoá lipid được xác
định theo ATP III (Adult Treatment Panel III)
của NCEP (National Cholesterol Education
Program), đái tháo đường theo WHO 1998. Hẹp
động mạch vành từ 50% trở lên được ghi nhận
là có tổn thương ý nghĩa. Chúng tôi đánh giá độ
nặng và mức độ lan rộng của tổn thương ĐMV
bằng số nhánh ĐMV hẹp và điểm số Gensini. Để
tính điểm số Gensini, cần cho điểm theo mức độ
hẹp của tổn thương và hệ số theo vị trí của tổn
thương đó. Tổn thương ĐMV càng lan rộng thì
điểm Gensini càng cao. Trong đó mức độ hẹp
ĐMV được tính điểm như sau: hẹp 25% (1
điểm), hẹp 26-50% (2 điểm), hẹp 51-75% (4
điểm), hẹp 76-90% (8 điểm), hẹp 91-99% (16
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 125
điểm), tắc nghẽn hoàn toàn mạn tính (32 điểm).
Các điểm số này sẽ được nhân với hệ số của các
phân đoạn ĐMV như sau: thân chung ĐMV trái
x 5; động mạch liên thất trước đoạn gần (LAD1)
và ĐMV mũ đoạn gần (LCx1) x 2,5; động mạch
liên thất trước đoạn giữa (LAD2) x 1,5; ĐMV
phải (RCA), động mạch liên thất trước đoạn xa
(LAD3), nhánh quặt ngược vành trái (PLV),
nhánh chéo (OM) x 1; các phân đoạn còn lại x
0,5. Điểm số Gensini sẽ được tính bằng tổng các
điểm số của toàn bộ tổn thương trên ĐMV sau
khi đã nhân với các hệ số.
Xử lý và phân tích số liệu
- Các dữ kiện được xử lý bằng phần mềm
SPSS 16,0.
- Biến số định lượng có phân phối chuẩn
được trình bày dưới dạng trị số trung bình (±
độ lệch chuẩn), ngoại trừ hs-CRP được trình
bày bằng trung vị (trong khoảng phân vị thứ
20 và 80).
- Biến số định tính được trình bày dưới dạng
tỷ lệ phần trăm.
- Kiểm định sự khác biệt thống kê bằng phép
kiểm phi tham số (cho những chỉ số phân phối
không chuẩn).
+ Phép kiểm Mann – Whitney để so sánh
trị số trung bình giữa 2 nhóm.
+ Phép kiểm Kruskal – Wallis để so sánh trị
số trung bình khi có từ 3 nhóm trở lên.
- Sử dụng phép kiểm Chi bình phương để xác
định mối liên quan giữa các biến định tính.
- Sử dụng hệ số tương quan Spearman’s rho
để xác định mối tương quan giữa nồng độ hs-
CRP máu với số nhánh ĐMV hẹp và điểm số
Gensini.
- Các phép kiểm, so sánh có ý nghĩa thống kê
khi giá trị p < 0,05 (2-tailed).
KẾT QUẢ
Đặc điểm cơ bản của bệnh nhân
Bảng 1: Phân bố theo tuổi và giới
Toàn bộ
(n = 129)
HCMVC1
(n = 76)
ĐTNOĐ2
(n = 53)
p1-2
Tuổi
< 60, n (%) 42 (32,6) 26 (34,2) 16 (30,2)
≥ 60, n (%) 87 (67,4) 50 (65,8) 37 (69,8)
0,632
Tuổi trung
bình, (năm)
63,67 ±
11,84 64,05 ± 11,5
63,13 ±
12,39 0,666
Giới
Nam, n (%) 96 (74,4) 61 (80,3) 35 (66,0)
Nữ, n (%) 33 (25,6) 15 (19,7) 18 (34,0)
0,068
Bảng 2: Phân bố các yếu tố nguy cơ tim mạch của đối
tượng nghiên cứu
Phân nhóm
Toàn bộ
(n = 129)
HCMVC1
(n = 76)
ĐTNOĐ2
(n = 53)
Tăng huyết áp, n (%) 90 (69,8) 55 (72,4) 35 (66)
Đái tháo đường, n (%) 36 (27,9) 19 (25) 17 (32,1)
Rối loạn lipid máu, n (%) 90 (69,8) 58 (76,3) 32 (60,4)
Khảo sát nồng độ hs-CRP ở đối tượng
nghiên cứu
Bảng 3: Nồng độ hs-CRP máu ở các phân nhóm
nghiên cứu
hs-CRP (mg/l)
Phân nhóm Trung bình cộng
Độ lệch
chuẩn
Trung
vị
Lớn
nhất
Nhỏ
nhất
HCMVC (76) 16,16 12,46 13,22 69 3,3
ĐTNOĐ (53) 7,79 5,15 7,23 19,23 0,39
Toàn bộ (129) 12,70 10,90 10,88 69 0,39
Biểu đồ 1: Phân phối nồng độ hs-CRP máu ở đối
tượng nghiên cứu
Sử dụng phép kiểm Kolmogorov-Smirnov
cho thấy nồng độ hs-CRP có phân phối lệch phải
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 126
(không tuân theo luật phân phối chuẩn) với Z =
1,97, p = 0,001.
Bảng 4: So sánh nồng độ hs-CRP giữa phân nhóm
ĐTNOĐ và HCMVC
Phân nhóm n (%) hs-CRP (mg/l) P
HCMVC 76 (58,9) 20,92(9,81-60,68)
ĐTNOĐ 53 (41,1) 2,73(1,07-7,64)
< 0,001
Bảng 5: So sánh nồng độ hs-CRP máu giữa các phân
nhóm HCMVC
Phân nhóm n hs-CRP (mg/l) p
ĐTNKOĐ 21 12,8 (4,52-35,84) 0,029 *
NMCT cấp không ST
chênh 16
20,61 (12,94-
79,94) 0,017 **
NMCT cấp ST chênh 39 25,60 (12,5-69,65) 0,911
♣
*: Sự khác nhau giữa phân nhóm ĐTNKOĐ
và NMCTC không ST chênh.
**: Sự khác nhau giữa phân nhóm ĐTNKOĐ
và NMCTC ST chênh.
♣: Sự khác nhau giữa phân nhóm NMCTC
ST chênh và NMCTC không ST chênh.
Mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP máu
với tổn thương ĐMV ở đối tượng nghiên
cứu
Bảng 6: So sánh nồng độ hs-CRP máu giữa nhóm
hẹp ĐMV và nhóm không hẹp
HCMVC (76) ĐTNOĐ (53) Tổn
thương
ĐMV
n (%)
hs-CRP p hs-CRP p
Hẹp 103 (79,8)
21,39(12,18
-64,32)
4,86(1,8-
9,23)
Không
hẹp
26
(20,2)
4,55(0,72-
9,46)
< 0,001
1,42(0,9-
2,67)
< 0,001
Bảng 7: So sánh nồng độ hs-CRP máu giữa các phân
nhóm dựa theo số nhánh ĐMV hẹp
HCMVC (76) ĐTNOĐ (53) Số
nhánh
ĐMV hẹp
n
(%) hs-CRP
(mg/l) p
hs-CRP
(mg/l) p
0 nhánh 26 (20,2)
4,55(0,72-
9,46)
1,42(0,9-
2,67)
1 nhánh 47 (36,4)
20,5(10,51-
56,12)
4,42(1,46-
8,44)
2 nhánh 34 (26,4)
25,68(12,34
-34,72)
5,45(1,48-
20,4)
3 nhánh 22 (17,1)
38,1(10,64-
106,35)
< 0,001
15,09(2,27-
90,18)
< 0,001
Bảng 8: Điểm Gensini đánh giá tổn thương ĐMV ở
đối tượng nghiên cứu
Điểm Gensini
Phân nhóm Trung bình cộng
Độ lệch
chuẩn
Trung
vị
Lớn
nhất
Nhỏ
nhất
HCMVC (76) 37,61 21,82 34,02 119 4
ĐTNOĐ (53) 35,75 25,32 28,4 146 2
Toàn bộ (129) 36,84 23,25 31,04 146 2
Bảng 9: Tương quan giữa nồng độ hs-CRP máu với
mức độ nặng và lan rộng của tổn thương mạch vành
ở đối tượng nghiên cứu
r, p Tương quan
giữa hs-CRP
với
Toàn bộ
(129)
HCMVC (76) ĐTNOĐ (53)
Số nhánh
ĐMV hẹp
r = 0,547, p
< 0,001
r = 0,516, p <
0,001
r = 0,756, p <
0,001
Điểm số
Gensini
r = 0,424, p
< 0,001
r = 0,518, p <
0,001
r = 0,25, p =
0,071
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi có tất cả 129 bệnh
nhân bao gồm 53 bệnh nhân ĐTNOĐ (chiếm
41,1%) và 76 bệnh nhân HCMVC (chiếm tỷ lệ
58,9%). Trong nhóm HCMVC có 39 bệnh nhân
NMCT cấp ST chênh lên, 16 bệnh nhân NMCT
cấp không ST chênh lên và 21 bệnh nhân
ĐTNKOĐ. Qua khảo sát, chúng tôi đưa ra một
số nhận xét sau:
Đặc điểm về các yếu tố nguy cơ bệnh động
mạch vành
Tuổi và giới
Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu
của chúng tôi là: 63,67 ± 11,84 tuổi, trong đó
lứa tuổi ≥ 60 chiếm tỷ lệ 67,4%. Trong phân
nhóm HCMVC tuổi trung bình là 64,05 ± 11,5,
còn trong nhóm ĐTNOĐ là 63,13 ± 12,39. Tỉ lệ
nam/nữ # 3/1, tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao
hơn nữ.
Không có sự khác biệt về giới giữa 2 nhóm
HCMVC và ĐTNOĐ (p > 0,05).
Các yếu tố nguy cơ tim mạch
- THA là một YTNC khá phổ biến của bệnh
ĐMV, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh
nhân tăng huyết áp chiếm 69,8%. Trong nhóm
HCMVC tỷ lệ này là 72,4%, còn trong nhóm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 127
ĐTNOĐ tỷ lệ bệnh nhân THA chiếm 66%. Như
vậy tỉ lệ bệnh nhân ở nhóm HCMVC cao hơn ở
nhóm ĐTNOĐ, sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê. Trần Thị Kim Thanh ghi nhận
THA ở bệnh nhân NMCT cấp là 51,5%(11),
Trương Phi Hùng là 68.6%(13). Lidija và cs
nghiên cứu trên 138 bệnh nhân ĐTNOĐ cũng
ghi nhận tỷ lệ THA chiếm 86,2%(3).
- Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu trong
nghiên cứu của chúng tôi chiếm 69,8%. Nhóm
HCMVC tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu là
76,3%, còn trong nhóm ĐTNOĐ bệnh nhân có
rối loạn lipid chiếm 60,4%. Nghiên cứu của tác
giả Lidija và cs trên bệnh nhân ĐTNOĐ cũng
cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có rối loan lipid máu
khá cao 53,6%.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
tỷ lệ bệnh nhân có ĐTĐ là 27,9%. Tỷ lệ ĐTĐ
trong nhóm HCMVC là 25%, còn trong nhóm
ĐTNOĐ tỷ lệ này là 32,1%. Tỷ lệ bệnh nhân
bệnh ĐMV có ĐTĐ trong ngiên cứu của Võ
Quảng (2000) là 24,6%(14).
Phân phối tần số của nồng độ hs-CRP máu
ở đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ phân phối tần số cho thấy nồng độ
hs-CRP máu không có phân phối chuẩn (phân
phối tần số lệch phải). Tác giả Mehran và cs
nghiên cứu nồng độ hs-CRP trên bệnh nhân
ĐTNOĐ cũng ghi nhận nồng độ hs-CRP máu có
phân phối lệch phải(6). Luizzo và cs nghiên cứu
trên các bệnh nhân ĐTNKOĐ cũng thấy nồng
độ hs-CRP máu không có phân phối chuẩn(4).
So sánh nồng độ hs-CRP máu giữa các
phân nhóm
Nồng độ trung bình hs-CRP máu ở phân
nhóm HCMVC lớn hơn ở phân nhóm ĐTNOĐ
(p < 0,001). Khi so sánh nồng độ hs-CRP giữa
các phân nhóm của HCMVC chúng tôi nhận
thấy nồng độ hs-CRP máu ở phân nhóm
ĐTNKOĐ nhỏ hơn ở phân nhóm NMCT cấp
không ST chênh lên và phân nhóm NMCT cấp
ST chênh lên với p < 0,05. Trong khi đó nồng
độ hs-CRP giữa hai phân nhóm NMCT cấp ST
chênh lên và NMCT cấp không ST chênh lên
không có sự khác biệt. Tác giả Lê Thị Bích
Thuận cũng ghi nhận: nồng độ CRP ở nhóm
ĐTNOĐ thấp hơn ở nhóm ĐTNKOĐ và nhóm
NMCT cấp có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) và
nồng độ hs-CRP máu ở nhóm ĐTNKOĐ nhỏ
hơn nhóm NMCT với p < 0,001(2). Ramón và cs
nghiên cứu trên 125 bệnh nhân HCMVC và
700 bệnh nhân ĐTNOĐ cũng ghi nhận nồng
độ hs-CRP ở nhóm HCMVC cao hơn nhóm
ĐTNOĐ với p = 0,004(8). Kết quả nghiên cứu
cho thấy hs-CRP đóng vai trò quan trọng trong
sinh bệnh học của bệnh ĐMV.
Mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP với
tổn thương ĐMV
So sánh nồng độ hs-CRP ở nhóm có hẹp ĐMV
và nhóm không hẹp
Qua khảo sát 129 bệnh nhân bao gồm 76
bệnh nhân HCMVC và 53 bệnh nhân ĐTNOĐ
được chụp ĐMV cản quang, chúng tôi ghi nhận
có 103 bệnh nhân hẹp ĐMV chiếm tỷ lệ 79,8% và
26 bệnh nhân không hẹp chiếm tỷ lệ 20,2%.
Chúng tôi ghi nhận nồng độ hs-CRP trung bình
trong nhóm có hẹp ĐMV cao hơn có ý nghĩa so
với nhóm không hẹp ở cả 2 phân nhóm ĐTNOĐ
và HCMVC với p < 0,001. Tác giả Lê Thị Bích
Thuận(2), Lương Thị Kim Liên(5), cũng ghi nhận
nồng độ hs-CRP trung bình ở nhóm có hẹp
ĐMV cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không
hẹp với p < 0,001. Trine Madsen và cs(12), Lidija
Memon và cs(3) cũng cho kết quả tương tự với p
< 0,001. Qua đó ta thấy có thể sử dụng xét
nghiệm hs-CRP một cách thường quy ở bệnh
nhân HCMVC cũng như ĐTNOĐ trước khi
chụp ĐMV để tiên đoán nguy cơ hẹp ĐMV.
Mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP với
mức độ nặng và sự lan rộng tổn thương
động mạch vành
Để khảo sát mối liên quan giữa nồng độ hs-
CRP máu với số nhánh ĐMV hẹp (hẹp 0 nhánh,
hẹp 1 nhánh, hẹp 2 nhánh, hẹp 3 nhánh) chúng
tôi so sánh nồng độ hs-CRP giữa các phân nhóm
này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 128
số bệnh nhân có kết quả chụp ĐMV hẹp 0
nhánh (không có tổn thương ĐMV hoặc hẹp
ĐMV không ý nghĩa) chiếm tỷ lệ 20,2%, hẹp 1
nhánh chiếm tỷ lệ 36,4%, hẹp 2 nhánh là 26,4%
và tỷ lệ hẹp 3 nhánh là 17%. Như vậy số bệnh
nhân có tổn thương hẹp 1 nhánh chiếm tỷ lệ cao
nhất 36,4%. Tác giả Lương Thị Kim Liên nghiên
cứu trên bệnh nhân HCMVC cũng ghi nhận số
bệnh nhân hẹp 0 nhánh chiếm tỷ lệ 23,3% và số
bệnh nhân hẹp 1 nhánh chiếm tỷ lệ 37% cao
nhất(5). Yukihiko và cs khảo sát trên bệnh nhân
ĐTNOĐ trải qua chụp ĐMV ghi nhận số bệnh
nhân hẹp 0 nhánh chiếm tỷ lệ 29% và số bệnh
nhân hẹp 1 nhánh chiếm tỷ lệ cao nhất 33%(15).
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán
bệnh lý ĐMV, tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ khá
cao bệnh nhân không có tổn thương ĐMV ý
nghĩa qua kết quả chụp ĐMV cản quang vốn là
tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh ĐMV.
Nồng độ hs-CRP trong nhóm hẹp 3 nhánh >
nhóm hẹp 2 nhánh > nhóm hẹp 1 nhánh > nhóm
hẹp 0 nhánh ở cả 2 phân nhóm HCMVC và
ĐTNOĐ với p < 0,001. Chúng tôi cũng ghi nhận
có mối tương quan thuận giữa nồng độ hs-CRP
máu và số nhánh ĐMV hẹp ở nhóm HCMVC (r
= 0,516 và p < 0,001), và cả trong nhóm ĐTNOĐ
(r = 0,756, p < 0,001). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy có mối tương quan thuận khá
mạnh và có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ hs-
CRP với số nhánh ĐMV hẹp ở cả nhóm
HCMVC và ĐTNOĐ. Nghĩa là, nồng độ hs-CRP
tăng theo số nhánh ĐMV bị hẹp. Tác giả Lương
Thị Kim Liên(5) cũng ghi nhận có sự tương quan
giữa nồng độ hs-CRP với số nhánh động mạch
vành hẹp (r = 0,224, p = 0,004). Nguyễn Đức
Khánh cũng ghi nhận có sự tương quan thuận
giữa nồng độ hs-CRP với số nhánh động mạch
vành hẹp (r = 0,452, p < 0,001)(7).
Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ hs-
CRP máu với điểm số Gensini: Trong nghiên
cứu của chúng tôi, điểm số Gensini có giá trị
trung bình là 36,84 ± 23,25. Tác giả Hồ Anh Bình
và cs nghiên cứu trên 24 bệnh nhân đái tháo
đường được chụp ĐMV cản quang cũng ghi
nhận điểm Gensini trung bình là 38,04 ± 33,53(1).
Qua khảo sát hệ số tương quan giữa nồng
độ hs-CRP với điểm số Gensini trong phân
nhóm HCMVC chúng tôi nhận thấy có mối
tương quan tuyến tính thuận giữa nồng độ hs-
CRP máu với điểm số Gensini (r = 0,518, p <
0,001). Tuy nhiên, chúng tôi không thấy có mối
tương quan giữa nồng độ hs-CRP với điểm số
Gensini trong phân nhóm ĐTNOĐ (r = 0,25, p =
0,071). Theo Lidija Memon và cs cũng cho thấy
nồng độ hs-CRP có tương quan thuận với số
nhánh động mạch vành hẹp (p < 0,01)(3). Rishi
Sukhija và cs(9) ghi nhận nồng độ hs-CRP có liên
quan đến số nhánh ĐMV hẹp với p <0,01.
Tenzin Nyandak và cs khảo sát 73 bệnh nhân
bao gồm cả HCMVC và bệnh mạch vành mạn
ghi nhận nồng độ hs-CRP máu tương quan
tuyến tính thuận với số nhánh ĐMV bị hẹp (r =
0,338, p = 0,004) và mức độ tổn thương lan rộng
của ĐMV được đánh giá bằng điểm số Gensini
đã được tác giả cải biến (r = 0,316, p = 0,005). Kết
quả của chúng tôi cho thấy có mối tương quan
tuyến tính thuận khá mạnh giữa nồng độ hs-
CRP máu với số nhánh ĐMV hẹp ở nhóm
HCMVC và ĐTNOĐ và điểm số Gensini ở
nhóm HCMVC. Qua kết quả nghiên cứu chúng
tôi có nhận xét: có thể sử dụng xét nghiệm định
lượng nồng độ hs-CRP như một xét nghiệm
thường quy ở những bệnh nhân có bệnh ĐMV
mà đặc biệt là HCMVC để giúp phân tầng nguy
cơ và tiên đoán tình trạng tổn thương ĐMV
trư