Mối tương quan giữa mức độ thiếu máu với phân độ suy tim theo NYHA tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Mở đầu: Suy tim mạn là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Mặc dù được biết đến thiếu máu gây ra suy tim, suy tim cũng có thể thường xuyên gây ra thiếu máu. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thiếu máu là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với tử vong trong suy tim, tăng tỷ lệ tử vong gần gấp đôi. Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa mức độ thiếu máu với phân độ suy tim theo NYHA tại khoa nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 227 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định suy tim tại khoa nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 4/2010 đến tháng 8/2010. Kết quả: Tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân suy tim là 49,8 %, thiếu máu mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ 40,1%, thiếu máu mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 8,8% và mức độ nặng chiếm tỷ lệ 0,9%. Tăng nguy cơ thiếu máu ở những bệnh nhân suy tim lớn tuổi, giới nữ, có bệnh kèm theo (bệnh mạch vành, bệnh đái tháo đường), nồng độ natri, cholesterol toàn phần và triglycerid huyết thanh thấp. Phân độ suy tim càng cao thì Hb càng giảm. Kết luận: Thiếu máu thường xảy ra ở bệnh nhân suy tim và đã được đề xuất như là một mục tiêu điều trị mới của dân số này. Có một mối tương quan thuận giữa mức độ nghiêm trọng của suy tim và tỷ lệ và mức độ nặng của thiếu máu ơ bệnh nhân suy tim.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối tương quan giữa mức độ thiếu máu với phân độ suy tim theo NYHA tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 119 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ THIẾU MÁU VỚI PHÂN ĐỘ SUY TIM THEO NYHA TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Nguyễn Chí Hùng*, Nguyễn Thanh Huân**, Cao Thanh Ngọc**, Nguyễn Trường Sơn*** TÓM TẮT Mở đầu: Suy tim mạn là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Mặc dù được biết đến thiếu máu gây ra suy tim, suy tim cũng có thể thường xuyên gây ra thiếu máu. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thiếu máu là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với tử vong trong suy tim, tăng tỷ lệ tử vong gần gấp đôi. Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa mức độ thiếu máu với phân độ suy tim theo NYHA tại khoa nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 227 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định suy tim tại khoa nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 4/2010 đến tháng 8/2010. Kết quả: Tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân suy tim là 49,8 %, thiếu máu mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ 40,1%, thiếu máu mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 8,8% và mức độ nặng chiếm tỷ lệ 0,9%. Tăng nguy cơ thiếu máu ở những bệnh nhân suy tim lớn tuổi, giới nữ, có bệnh kèm theo (bệnh mạch vành, bệnh đái tháo đường), nồng độ natri, cholesterol toàn phần và triglycerid huyết thanh thấp. Phân độ suy tim càng cao thì Hb càng giảm. Kết luận: Thiếu máu thường xảy ra ở bệnh nhân suy tim và đã được đề xuất như là một mục tiêu điều trị mới của dân số này. Có một mối tương quan thuận giữa mức độ nghiêm trọng của suy tim và tỷ lệ và mức độ nặng của thiếu máu ơ bệnh nhân suy tim. Từ khóa: Thiếu máu, suy tim mạn, thiếu máu và suy tim. ABSTRACT THE RELATION BETWEEN THE LEVEL OF ANEMIA AND THE NYHA HEART FAILURE CLASSIFICATION AT CHO RAY HOSPITAL Nguyen Chi Hung, Nguyen Thanh Huan , Cao Thanh Ngoc, Nguyen Truong Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 119 - 124 Background: Chronic heart failure is a leading cause of morbidity and mortality worldwide. Whilst anemia is known to cause heart failure; heart failure may also frequently cause anemia. Many studies have shown that the anemia is an independent risk factor for death in heart failure, almost doubling the mortality rate. Objective: studying the relation between the level of anemia and the NYHA heart failure classification in the cardiovascular department of Cho Ray hospital. Methods: cross-sectional descriptive study, conducted using 227 patients who had the diagnosis of heart failure in the cardiovascular department of Cho Ray hospital, Ho Chi Minh City from April 2010 to August 2010. *Hội Chữ thập đỏ Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. ** Bộ Môn Lão Khoa, ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh. *** Bệnh Viện Chợ Rẫy. Tác giả liên lạc: BS CK1. Nguyễn Thanh Huân ĐT: 0909097849 Email: cardiohuan@gmail.com- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 120 Results: The prevalence of anemia in patients with heart failure is 49.8 %, which mild anemia is 40.1%, moderate anemia is 8.8% and severe anemia is 0.9%. Increased risk of anemia in patients with heart failure were older, female, comorbid (coronary artery disease, diabetes mellitus), with low serum (Na, cholesterol, triglycerid). The higher level of heart failure is, the lower level of Hb is. Conclusions: Anemia occurs commonly in patients with heart failure and has been proposed as a new target for treating this population. There is a positive correlation between the severity of heart failure and the prevalence and severity of anemia in patients with heart failure. Keywords: Anemia, heart failure, anemia and heart failure. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim vẫn còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Một lý do cho tỷ lệ tử vong cao, bệnh tật và tỷ lệ nhập viện trong suy tim là do thiếu máu rất thường gặp trong suy tim không được điều trị. Suy tim gây ra thiếu máu và thiếu máu làm nặng thêm tình trạng suy tim. Có một mối tương quan thuận giữa tỷ lệ và mức độ nặng của thiếu máu với mức độ nghiêm trọng của suy tim. Tuy nhiên, thiếu máu ở bệnh nhân suy tim thường ít được quan tâm vì vấn đề này còn quá mới. Các nghiên cứu trong nước tương đối ít trong khi vấn đề này đang được quan tâm trên thế giới. Trước tình hình trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định suy tim theo tiêu chuẩn Framingham, nhập viện tại khoa nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2010. Tiêu chuẩn loại trừ Loại trừ khỏi nghiên cứu những trường hợp: Đã được điều trị với thuốc kích thích tạo hồng cầu hay sắt. Suy tim do bệnh tim bẩm sinh tím. Có nguyên nhân mất máu cấp, có bệnh về máu, có thai. Đã được truyền máu. Cở mẫu: 196)5,01(5,0 07,0 96,1 2 2 n thực tế chúng tôi thu thập được 227 bệnh nhân. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu, cắt ngang mô tả. Phương pháp tiến hành nghiên cứu: thu thập số liệu tất cả hồ sơ bệnh án của các đối tượng trong nhóm nghiên cứu dựa theo bảng thu thập số liệu đã xây dựng. Định nghĩa các biến số: Suy tim chẩn đoán theo tiêu chuẩn Framingham.Thiếu máu định nghĩa theo WHO khi nồng độ Hb < 12 g/dl ở nữ và Hb < 13 g/dl ở nam. Tăng huyết áp theo JNC VII (Joint National Committee). Đái tháo đường theo tiêu chí của Hội Đái tháo đườg Hoa Kỳ 2010. Rối loạn lipid máu theo hướng dẫn của NCEF (National Cholesterol Education Program). Bệnh tim thiếu máu cục bộ: Lâm sàng: có cơn đau thắt ngực. Dấu hiệu gợi ý thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ. Xử lý số liệu Các dữ kiện được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5 for windows. Biến số định lượng được trình bày dưới dạng trị số trung bình (± độ lệch chuẩn). Các biến số định tính được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Mức sai biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 121 KẾT QUẢ Từ 04/2010 đến 08/2010 đã có 227 bệnh nhân được chẩn đoán xác định suy tim theo tiêu chuẩn Framingham tại khoa nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi ghi nhận một số đặc điểm sau: Đặc điểm chung của bệnh nhân Tuổi và giới 15,9% 76,2% 7,9% Độ II Độ III Độ IV Biểu đồ 1: Phân độ suy tim theo NYHA Trong nghiên cứu của chúng tôi có 227 bệnh nhân suy tim trong đó có 117 nam (51,5%), 110 nữ (48,5%). Tuổi nhỏ nhất là 19 tuổi. Tuổi lớn nhất là 95 tuổi. Tuổi trung bình là 68,55 ± 13,66 tuổi. Nhóm tuổi 70-79 chiếm tỷ lệ cao nhất (34,4%), nhóm tuổi < 50 chiếm tỷ lệ thấp nhất 7,9%. Thiếu máu ở bệnh nhân suy tim Biểu đồ 2: Tỷ lệ và mức độ thiếu máu theo suy tim Nhận xét: Tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân suy tim trong nghiên cứu của chúng tôi là 49,8%. Trong đó thiếu máu nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất 40,1%. Thiếu máu mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 8,8% và mức độ nặng chiếm tỷ lệ 0,9%. Đặc điểm bệnh nhân suy tim có thiếu máu Bảng 1: Liên quan giữa thiếu máu với bệnh kết hợp Bệnh Không thiếu máu Thiếu máu Chung p Tăng huyết áp 55 (51,4%) 52 (48,6%) 107 0,737 Bệnh mạch vành 95 (47,3%) 106 (52,7%) 201 0,013 Đái tháo đường tip 2 24 (39,3%) 37 (60,7%) 61 0,047 Bệnh kết hợp 97 (47,5%) 107 (52,5%) 204 0,017 Bảng 2: Liên quan giữa thiếu máu với lipid máu (mg/dl) Chỉ số Không thiếu máu Thiếu máu Chung p Cholesterol 191,58  47,14 171,31  47,13 182,37  48,06 0,009 Triglycerid 195,25  69,17 164,11  52,15 181,09  63,75 0,002 HDL-C 39,10  13,51 38,72  11,96 38,93  12,79 0,854 LDL-C 112,49  40,59 108,83  41,07 110,83  40,71 0,581 Biểu đồ 3: Liên quan giữa thiếu máu với Natri máu Tương quan giữa thiếu máu và phân độ NYHA, Creatinin Bảng 3: Liên quan giữa thiếu máu và creatinin (mg/dl) Không thiếu máu Thiếu máu Chung p Creatinin 1,28  0,56 2,77  2,75 2,03  2,12 < 0,001 Bảng 4: Tương quan hemoglobin với creatinin huyết thanh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 122 Hệ số tương quan (r) p Creatinin -0,272 < 0,001 14,2 12,0 9,8 0 5 10 15 20 0 1 2 3 4 5 H em o g lo b in ( g /d l) NYHA H Biểu đồ 4: Nồng độ hemoglobin trung bình ở các nhóm NYHA. BÀN LUẬN Đặc điểm chung Giới tính Trong nghiên cứu của chúng tôi gồm 227 bệnh nhân suy tim trong đó nam chiếm 51,5% cao hơn so với nữ chiếm 48,5%. Như vậy tỷ lệ mắc bệnh suy tim Nam/ Nữ = 1,06/ 1. So sánh với số liệu trong nước thì chưa có một kết luận nào về tỷ lệ mắc bệnh suy tim giữa hai giới một cách toàn diên. Nhưng đối với các công trình nghiên cứu khác, như nghiên cứu của Framingham thì tỷ lệ mắc bệnh suy tim của nam nhiều hơn của nữ, do nghiên cứu của tác giả này thực hiện trên 5209 người, tuổi 30-62 sau 34 năm theo dõi(2). Kết quả cho thấy nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu này. Tuổi Tuổi là yếu tố nguy cơ được hấu hết các tác giả ghi nhận có liên quan đến bệnh tim mạch. Tuổi trung bình của bệnh nhân suy tim trong nghiên cứu của chúng tôi là 68,55 ± 13,66 cũng gần tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Minh Phương có tuổi trung bình là 69,1 ± 14,6 do chúng tôi và tác giả trên có thời gian nghiên cứu gần nhau 2009 và 2010 và đối tượng nghiên cứu cùng là bệnh nhân suy tim mạn cần nhập viện điều trị. Qua các công trình nghiên cứu ghi nhận suy tim phổ biến ở người cao tuổi, tuổi càng cao thì số người suy tim càng nhiều(2,8) Phân độ suy tim theo NYHA Trong nghiên cứu của chúng không ghi nhận bệnh nhân suy tim theo phân độ NYHA I vì trong giai đoạn này bệnh nhân chưa có biểu hiện triệu chứng gì buộc bệnh nhân phải nhập viện, chúng tôi và các tác giả Châu Ngọc Hoa, Cao Hoài Tuấn Anh và Trần Thanh Đạt đều có tỷ lệ NYHA III và IV tương đối cao hơn so với các kết quả nước ngoài, điều này cũng cho thấy thêm đặc điểm của bệnh nhân suy tim người Việt Nam có nhận thức về vấn đề y tế kém và thường nhập viện trong tình trạng suy tim giai đoạn muộn cũng như vấn đề về chăm sóc ban đầu chưa được tốt. Tỷ lệ thiếu máu Tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân suy tim trong nghiên cứu của chúng tôi là 49,8% so với các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước(3,5,6) chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu đã được báo cáo. Giải thích cho sự khác biệt này là do các tác giả đã sử dụng khác nhau về định nghĩa thiếu máu và dân số nghiên cứu khác nhau. Đặc điểm bệnh nhân suy tim có thiếu máu Tuổi trung bình Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình của bệnh nhân suy tim có thiếu máu là 70,7 tuổi, cao hơn so với nhóm không thiếu máu là 66,4 tuổi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như ngoài nước(11,5,12). Như vậy chúng tôi cũng như các tác giả khác đều ghi nhận tuổi trung bình của bệnh nhân suy tim có thiếu máu trên 60 tuổi điều này cho thấy thiếu máu ở bệnh nhân suy tim phổ biến ở những người cao tuổi, theo các công trình nghiên cứu đã báo cáo sau 50 tuổi tỷ lệ thiếu máu tăng nhanh và tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều(7). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 123 Bệnh kết hợp Bảng 5: So sánh bệnh kết hợp ở bệnh nhân suy tim có thiếu máu và không thiếu máu trong nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả khác Tác giả BMV (%) THA (%) ĐTĐ típ 2 (%) TM Không TM p TM Không TM p TM Không TM p Ng.H. M Phương 56,7 43,3 0,004 44 56 0,24 59,4 40,6 0,044 Elabbassi 56,7 45.6 0,044 84,3 73.6 0,017 28,4 23.6 0,330 Go 36,0 35 0,70 61,8 60,5 0,001 36,1 29.7 <0.001 Dunlay 61,8 53,6 0,03 76,9 77,9 0,75 36,2 30,0 0,09 Chúng tôi 52,7 47,3 0,013 48,6 51,4 0,737 60,7 39,3 0,047 Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân suy tim thiếu máu có tỷ lệ bệnh mạch vành cao hơn so với nhóm không thiếu máu có ý nghĩa thống kê, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Minh Phương, Elabbassi, Go, Dunlay. Tỷ lệ bệnh Tăng huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm thiếu máu thấp hơn so với nhóm không thiếu máu không có ý nghĩa thống kê, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Minh Phương và Dunlay.Tỷ lệ bệnh đái tháo đường típ 2 trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm thiếu máu cao hơn so với nhóm không thiếu máu có ý nghĩa thống kê, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Minh Phương và Go. Qua các kết quả của các công trình nghiên cứu tỷ lệ thiếu máu tăng ở bệnh nhân suy tim có bệnh kết hợp như bệnh mạch vành, đái tháo đường típ 2. Rối loạn chuyển hóa Lipid máu Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ cholesterol toàn phần ở bệnh nhân suy tim có thiếu máu thấp hơn so với nhóm không thiếu máu (171,3 ± 47,1 so với 191,6  47), kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tang (154±45 so với 183 ± 51). Tương tự nồng độ triglycerid (164,1  52,2 so với 171 ± 166) và LDL-C (108,8  41 so với112,5  40,6) trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm thiếu máu thấp hơn so với nhóm không thiếu máu phù hợp với nghiên cứu của Tang có triglycerid (148 ± 141 so với 171 ± 166) và LDL-C (84 ± 33 so với 105 ± 40). Các nghiên cứu lâm sàng đã khẳng định rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch, của bệnh động mạch vành và làm tăng nguy cơ suy tim, 22,5% bệnh nhân suy tim có thể do rối loạn lipid máu. Natri huyết thanh Nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân suy tim có thiếu máu có nồng độ natri huyết thanh thấp hơn so với nhóm không thiếu máu một cách có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như ngoài nước(11,12). Tương quan giữa thiếu máu và phân độ suy tim theo NYHA và Creatinin huyết thanh Tương quan giữa thiếu máu và phân độ suy tim theo NYHA Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh nhân suy tim có phân độ NYHA III và IV chiếm tỷ lệ thiếu máu cao hơn so với nhóm NYHA II. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như ngoài nước. Như vậy chúng tôi cũng như các tác giả khác đều ghi nhận thiếu máu có liên quan đến phân độ suy tim theo NYHA. Phân độ suy tim càng nặng thì tỷ lệ thiếu máu càng tăng. Tương quan giữa Hb và phân độ suy tim theo NYHA Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nồng độ Hb trung bình ở bệnh nhân suy tim theo Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 124 phân độ NYHA II 14,2g/ dl cao hơn so với nhóm NYHA III 12g/ dl và nồng độ Hb trung bình của NYHA III cũng cao hơn NYHA IV 8g/dl. So với các công trình nghiên cứu khác chúng tôi ghi nhận có sự giảm dần nồng độ Hb từ NYHA II đến NYHA IV trong đó nồng độ Hb thấp ở bệnh nhân suy tim có phân độ NYHA cao có ý nghĩa thống kê. Như vậy phân độ suy tim càng nặng thì nồng độ Hb càng giảm. Tương quan giữa thiếu máu và Creatinin huyết thanh Nghiên cứu của chúng tôi và các công trình nghiên cứu của các tác giả khác đều ghi nhận nồng độ creatinin huyết thanh ở nhóm thiếu máu cao hơn so với nhóm không thiếu máu có ý nghĩa thống kê và tỷ lệ thiếu máu tăng ở những bệnh nhân suy tim có creatinin huyết thanh tăng. Tương quan giữa Hb và creatinin huyết thanh Trong nghiên cứu của chúng tôi đã tìm thấy có một mối tương quan giữa nồng độ Hb và creatinin huyết thanh với hệ số tương quan (r = -0,272) với p < 0,001. So với kết quả của các công trình nghiên cứu của các tác giả khác chúng tôi ghi nhận có một sự tương quan nghịch yếu giữa Hb và creatinin huyết thanh một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. KẾT LUẬN Tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân suy tim là 49,8%, trong đó có 40,1% thiếu máu nhẹ; 8,8% thiếu máu mức độ trung bình và 0,9% thiếu máu mức độ nặng. Tăng nguy cơ thiếu máu ở bệnh nhân suy tim lớn tuổi, giới nữ, bệnh mạch vành, bệnh đái tháo đường, nồng độ natri huyết thanh; cholesterol toàn phần và triglycerid huyế thanh thấp. Phân độ suy tim càng nặng thì tỷ lệ thiếu máu càng cao và nồng độ Hb càng giảm với p < 0,05. Nồng độ Hb tương quan nghịch yếu với creatinin huyết thanh (r = -0,27, p < 0,001). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anker SD, et al (2003). Definition, type, frequency and prognostic impact of anaemia in chronic heart failure. Eur J Heart Fail Suppl; 2: pp. 217-20. 2. Châu Ngọc Hoa (1999). Dịch tễ học suy tim. Y Học TP Hồ Chí Minh;tập 3(1): tr. 6- 11. 3. Ceresa M, et al (2005). Anemia in chronic heart failure patients: comparison between invasive and non-invasive prognostic markers. Monaldi Arch Chest Dis;64(2): pp: 124- 33. 4. Dunlay SM, et al (2008). Anemia and Heart Failure: A Community Study. The American journal of medicine;121(8): pp. 726-32 5. Ezekowitz (2003). Anemia Is Common in Heart Failure and Is Associated With Poor Outcomes: Insights From a Cohort of 12 065 Patients With New-Onset Heart Failure. Circulation; 107(2): pp. 223-5 6. Go AS, et al (2006). Hemoglobin Level, Chronic Kidney Disease, and the Risks of Death and Hospitalization in Adults With Chronic Heart Failure. Circulation 113: pp: 2713-23. 7. Guralnik Jack M, et al (2004). Prevalence of anemia in persons 65 years and older in the United States: evidence for a high rate of unexplained anemia. ; 104(8): pp. 2263-8. 8. Nguyễn Thiện Thành (1991). Suy tim ở người có tuổi. Nhà xuất bản y học: 197-215. 9. Silverberg DS, et al (2002). The importance of anemia and its correction in the management of severe congestive heart failure. Eur J Heart Fail 4(6): pp. 681-6. 10. Silverberga DS, Wexlerbb D. (2008). The role of correction of anaemia in patients with congestive heart failure: A short review. Eur J Heart Fail;10(9): pp. 819-23. 11. Tang W.H, et al (2008). Evaluation and Long-Term Prognosis of New-Onset, Transient, and Persistent Anemia in Ambulatory Patients With Chronic Heart Failure. J Am Coll Cardiol;51(5): pp. 569-76. 12. Wael Elabbassi MD, et al (2006). Prevalence and Clinical Implications of Anemia in Congestive Heart Failure Patients Followed at a Specialized. Congestive Heart Failure; 12(5): pp. 258–64. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 125 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA DỰA TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ TIM MẠCH Thân Hà Ngọc Thể*, Võ Thành Nhân** TÓM TẮT Cơ sở nghiên cứu: Hiệu quả của can thiệp động mạch vành qua da (CTĐMVQD) trên cấu trúc – tưới máu lẫn chức năng toàn bộ và từng vùng của thất trái đánh giá bằng cộng hưởng từ tim (CMR) chưa được nghiên cứu đầy đủ, đặc biệt ở Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của CTĐMVQD thông qua so sánh sự thay đổi của các thông số phản ánh cấu trúc – tưới máu - chức năng thất trái trên CMR trước & sau CTĐMVQD. Phương pháp nghiên cứu: Cộng hưởng từ tim đa kỹ thuật được thực hiện trên 53 bệnh nhân bệnh mạch vành trước và sau CTĐMVQD 3-6 tháng. Hiệu quả của CTĐMVQD trên cấu trúc – tưới máu lẫn chức năng toàn bộ và từng vùng thất trái được đánh giá qua so sánh sự thay đổi các thông số trên CMR trước & sau can thiệp. Kết quả: Khoảng cách thời gian trung bình giữa 2 lần làm CMR là 132,4 ± 73,6 (ngày). Ghi nhận sau CTĐMVQD có giảm đáng kể thể tích thất trái cuối tâm thu (LVESV 61,6 ± 48,1 ml thành 54,9 ± 51,2; p = 0.0
Tài liệu liên quan