Mối tương quan giữa vòng eo, độ dày mỡ bụng đo qua siêu âm với các chỉ số lipid máu ở người tăng huyết áp

Mở đầu: Tích tụ mỡ tạng là nguồn căn các rối loạn chuyển hoá nên lượng mỡ tạng đo được có thể cung cấp nhiều thông tin về chuyển hoá. Có nhiều cách dùng đo lường mỡ tạng: chỉ số eo, siêu âm mỡ vùng bụng, CT scan bụng Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để xác định độ chính xác của lượng mỡ tạng đo bằng chỉ số eo so với mỡ tạng đo bằng siêu âm và mối liên quan của hai chỉ số này với các thông số lipid máu. Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa vòng eo với độ dày mỡ tạng đo qua siêu âm và mối tương quan giữa vòng eo, độ dày mỡ tạng đo qua siêu âm với các chỉ số lipid máu. Phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả tiền cứu thực hiện trên 191 bệnh nhân tăng huyết áp.Tất cả các bệnh nhân được đo chỉ số eo, xét nghiệm lipid máu và siêu âm đo độ dày mỡ bụng trong cùng một ngày lúc đói. Đánh giá tương quan bằng hệ số tương quan pearson. Kết quả:Vòng eo tương quan với độ dày mỡ tạng đo qua siêu âm chặt ở nam (r = 0,79), trung bình ở nữ (r = 0,43). Ở nam, vòng eo tương quan với TG (r = 0,33), HDLc (r = -0,4), LDLc (r = 0,32). Ở nữ, vòng eo chỉ tương quan với HDLc (r = -0,22). Độ dày mỡ tạng đo qua siêu âm tương quan với TG (r =0,46 ở nam và 0,42 ở nữ), HDLc (r = -0,39 ở cả nam và nữ), cholesterol (r = 0,3 ở nam và 0,25 ở nữ), LDLc (r = 0,24 ở nam và 0,07 ở nữ). Độ dày mỡ trước phúc mạc và mỡ dưới da gần như không tương quan với các chỉ số lipid máu

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối tương quan giữa vòng eo, độ dày mỡ bụng đo qua siêu âm với các chỉ số lipid máu ở người tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 148 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA VÒNG EO, ĐỘ DÀY MỠ BỤNG ĐO QUA SIÊU ÂM VỚI CÁC CHỈ SỐ LIPID MÁU Ở NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP Trần Nguyễn Ái Thanh*, Nguyễn Văn Trí** TÓM TẮT Mở đầu: Tích tụ mỡ tạng là nguồn căn các rối loạn chuyển hoá nên lượng mỡ tạng đo được có thể cung cấp nhiều thông tin về chuyển hoá. Có nhiều cách dùng đo lường mỡ tạng: chỉ số eo, siêu âm mỡ vùng bụng, CT scan bụng Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để xác định độ chính xác của lượng mỡ tạng đo bằng chỉ số eo so với mỡ tạng đo bằng siêu âm và mối liên quan của hai chỉ số này với các thông số lipid máu. Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa vòng eo với độ dày mỡ tạng đo qua siêu âm và mối tương quan giữa vòng eo, độ dày mỡ tạng đo qua siêu âm với các chỉ số lipid máu. Phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả tiền cứu thực hiện trên 191 bệnh nhân tăng huyết áp.Tất cả các bệnh nhân được đo chỉ số eo, xét nghiệm lipid máu và siêu âm đo độ dày mỡ bụng trong cùng một ngày lúc đói. Đánh giá tương quan bằng hệ số tương quan pearson. Kết quả:Vòng eo tương quan với độ dày mỡ tạng đo qua siêu âm chặt ở nam (r = 0,79), trung bình ở nữ (r = 0,43). Ở nam, vòng eo tương quan với TG (r = 0,33), HDLc (r = -0,4), LDLc (r = 0,32). Ở nữ, vòng eo chỉ tương quan với HDLc (r = -0,22). Độ dày mỡ tạng đo qua siêu âm tương quan với TG (r =0,46 ở nam và 0,42 ở nữ), HDLc (r = -0,39 ở cả nam và nữ), cholesterol (r = 0,3 ở nam và 0,25 ở nữ), LDLc (r = 0,24 ở nam và 0,07 ở nữ). Độ dày mỡ trước phúc mạc và mỡ dưới da gần như không tương quan với các chỉ số lipid máu. ABSTRACT CORRELATION BETWEEN WAIST CIRCUMFERENCE, ABDOMEN FAT THICKNESSES BY UNTRASOUND WITH BLOOD LIPID INDEXES. Tran Nguyen Ai Thanh, Nguyen Van Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 148 - 153 Background: Accumulate of visceral fat rises metabolic disorders. So, visceral fat amount can provide many information of metabolic. There are many ways for measuring visceral fat: waist circumference, abdomen untrasound, abdomen CT scan. We perform this study to determine correlate degree of visceral fat amount by waist circumference compared with that by abdomen untrasound and relation of these indexes with blood lipid indexes. Objectives: Determine correlation between waist circumference with viseral fat thickness evaluated by abdomen untrasound and correlation between waist circumference, abdomen fat thicknesses evaluated by untrasound with blood lipid indexes. Method: Cross – sectional prospective study performed with 191 hypertension patients. All of patients were evaluated for waist circumference, lipid profile and abdomen fat thicksnesses by abdomen untrasound in the same day. Evaluate correlate degree by pearson coefficient. * Phòng Khám Đa Khoa Thiên Phúc. **, Chủ nhiệm Bộ Môn Lão Khoa, ĐHYD TP. HCM. Tác giả liên lạc: BS Trần Nguyễn Ái Thanh. ĐT: 0906846818) - Email: trannguyenaithanh@gmail.com. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 149 Results:Waist circumference correlate with viseral fat thicksness by abdomen untrasound strong in man (r = 0.79), medium in woman (r = 0.42). In male, Waist circumference correlates with TG (r = 0.33), HDLc (r = -0.4), LDLc (r = 0.32). In female, Waist circumference only correlates with HDLc (r = -0.22. Viseral fat thicksness by abdomen untrasound correlates with TG (r =0.46 in male and 0.42 in female), HDLc (r = -0.39 in all male and female), cholesterol (r = 0.3 in male and 0.25 in female), LDLc (r = 0.24 in male and 0.07 in female). There are not correlate between subcutaneous fat thickness, preperitonium fat thickness with blood lipid indexes. MỞ ĐẦU Việc tầm soát và điều trị toàn diện tất cả các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân tăng huyết áp là rất quan trọng. Béo phì là yếu tố nguy cơ đang tăng nhanh ở nước ta, cần được phát hiện và điều trị. Do sự khác biệt trong phân bố mỡ nên người châu Á sẽ có vòng eo lớn hơn người châu Âu với cùng mức BMI(4). Vì vậy, ở người châu Á, nếu tầm soát béo phì chỉ dựa vào BMI sẽ bỏ sót nhiều đối tượng nguy cơ. Vòng eo có thể là chỉ số hữu ích hơn. Tuy nhiên vòng eo bao gồm cả mỡ tạng và mỡ dưới da trong đó mỡ tạng mới thực sự liên quan với các rối loạn chuyển hóa đặc biệt là lipid máu. Câu hỏi đặt ra là nếu chỉ đo vòng eo thì có đánh giá tốt sự tích tụ mỡ tạng và dự đoán các rối loạn chuyển hóa hay nên đo chuyên biệt độ dày mỡ tạng? Dùng siêu âm đo độ dày mỡ tạng đã được thực hiện ở nhiều nước châu Á cho thấy chỉ số này hoàn toàn khả thi, dễ thực hiện, chi phí thấp và quan trọng là có tương quan chặt với thể tích mỡ tạng đo qua CT Scan bụng: r = 0,67 – 0,84(5, 8, 9, 10). Độ dày mỡ tạng đo qua siêu âm cũng được ghi nhận có tương quan với các yếu tố: insulin máu CT và glucose(8), HDLc, TG(5), Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên đối tượng tăng huyết áp nhằm: Xác định trung bình vòng eo, độ dày mỡ bụng đo qua siêu âm. Xác định mối tương quan giữa vòng eo với độ dày mỡ tạng đo qua siêu âm. Xác định mối tương quan giữa vòng eo, độ dày mỡ bụng với các chỉ số lipid máu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 191 bệnh nhân tăng huyết áp đến khám tại phòng khám tim mạch bệnh viện Đại học Y Dược từ tháng 3/2010 – 7/2010. Tiêu chuẩn loại trừ Đang sử dụng các thuốc ảnh hưởng chuyển hóa lipid. Đang sử dụng thuốc hoặc tình trạng bệnh lý có ảnh hưởng độ dày mỡ bụng: phù, thai kỳ, phẫu thuật vùng bụng, chấn thương vùng bụng, đang dùng thuốc giảm cân. Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả và phân tích tương quan. Phương pháp thu thập số liệu 191 bệnh nhân tăng huyết áp được khám lâm sàng ghi nhận: chiều cao, cân nặng, vòng eo. Sử dụng cùng một loại thước dây và cân trong suốt quá trình nghiên cứu. Vòng eo là vòng đo ngang điểm giữa bờ sườn và mào chậu. Lấy máu xét nghiệm vào buổi sáng sau nhịn đói 12 giờ: CT, TG, HDLc, LDLc. Tiến hành siêu âm vùng bụng đo các chỉ số: độ dày mỡ tạng, độ dày mỡ dưới da tối đa, độ dày mỡ trước phúc mạc tối đa. Bệnh nhân nằm ngửa, đo các chỉ số ở thì thở ra bình thường. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 150 Hình 1: Độ dày mỡ tạng: là khoảng cách từ đường trắng tới mặt trước động mạch chủ bụng, đo bằng đầu dò 3,5mHz /40mm ở vị trí 1cm đường giữa trên rốn Hình 2: Độ dày mỡ dưới da tối đa: là khoảng cách lớn nhất từ bề mặt da tới đường trắng dọc theo đường giữa từ mũi kiếm tới rốn, đo bằng đầu dò 7,5 mHz /40mm. Độ dày mỡ trước phúc mạc tối đa: là khoảng cách lớn nhất từ đường trắng đến mặt trước gan, đo bằng đầu dò 7,5mHz /40mm ngay dưới mũi kiếm Định nghĩa biến số Béo phì: khi BMI ≥ 25 (kg/m²) theo tiêu chuẩn của WHO áp dụng cho người châu Á Béo bụng: khi vòng eo ≥ 90 cm ở nam và ≥ 80 cm ở nữ theo tiêu chuẩn của WHO áp dụng cho người châu Á. KẾT QUẢ Đặc điểm chung dân số nghiên cứu Tuổi trung bình: 55 ± 12, nhỏ nhất 24 tuổi, lớn nhất 80 tuổi. Giới: 120 nữ (62,8%) / 71 nam (37,2%). BMI trung bình: 24,6 ± 3,4 kg / m², không khác biệt giữa nam và nữ. Vòng eo Bảng 1: Trung bình vòng eo và tỷ lệ béo bụng theo giới Giới Nam (71) Nữ (120) p Vòng eo (cm) 90,7 ± 10,2 89,5 ± 8,1 0,398 Tỷ lệ béo bụng 52,4% 86,6% 0,023 Hơn phân nửa bệnh nhân tăng huyết áp bị béo bụng, tỷ lệ béo bụng ở nữ cao hơn nam đáng kể. Độ dày mỡ bụng đo qua siêu âm Bảng 2: Trung bình độ dày mỡ bụng đo qua siêu âm theo giới Giới Nam Nöõ p Mỡ tạng (mm) 48,6 ± 20,4 42,2 ± 14,3 0,022 Mỡ dưới da (mm) 13,9 ± 6,6 22,5 ± 6,9 0,000 Mỡ trước PM (mm) 14,4 ± 4,6 13,8 ± 3,9 0,314 Độ dày mỡ tạng ở nam cao hơn nữ trong khi độ dày mỡ dưới da ở nữ cao hơn nam có ý nghĩa. Biểu đồ 1: Phân bố trung bình độ dày mỡ tạng theo tuổi ở nam và nữ Tương quan giữa vòng eo với độ dày mỡ tạng Qua biểu đồ 2, ta thấy vòng eo và lượng mỡ tạng đo qua siêu âm có mối tương quan khá chặt chẽ. Ở đối tượng nam, chỉ số vòng eo phản ánh chính xác lượng mỡ tạng hơn nữ với hệ số tương quan 0,79. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 151 Biểu đồ 2: Tương quan vòng eo với độ dày mỡ tạng theo giới Tương quan giữa vòng eo với các chỉ số lipid máu Bảng 3: Tương quan vòng eo với các chỉ số lipid máu Vòng eo Nam r (p) Nữ r (p) CT 0,22 (0,057) 0,13 (0,147) TG 0,33 (0,003) 0,03 (0,684) HDL-c -0,4 (0,000) -0,22 (0,011) LDL-c 0,32 (0,005) 0,15 (0,095) Bảng 3 cho thấy sự tương quan giữa vòng eo với các chỉ số lipid máu khác nhau giữa nam và nữ. Ở nam, vòng eo tương quan thuận mức độ trung bình với TG và LDLc, tương quan nghịch với HDLc. Trong khi ở nữ chỉ có LDLc có tương quan yếu với chỉ số eo. Tương quan giữa độ dày mỡ bụng với các chỉ số lipid máu Bảng 4: Tương quan giữa độ dày mỡ tạng với các chỉ số lipid máu Mỡ tạng Nam r (p) Nữ r (p) CT 0,3 (0,009) 0,25 (0,005) TG 0,46 (0,000) 0,42 (0,000) HDL-c -0,39 (0,000) -0,39 (0,000) LDL-c 0,24 (0,042) 0,07 (0,396) Bảng 4 cho thấy ở nam, độ dày mỡ tạng tương quan với cả 4 chỉ số lipid máu, trong đó tương quan thuận cao nhất với TG, tương quan nghịch với HDLc, CT mức độ trung bình và tương quan yếu với LDLc, tất cả đều có ý nghĩa thống kê. Điều này tương tự ở nữ, chỉ có LDLc tương quan không ý nghĩa. Bảng 5: Tương quan giữa độ dày mỡ dưới da tối đa với các chỉ số lipid máu Mỡ dưới da Nam r (p) Nữ r (p) CT 0,01 (0,921) 0,13 (0,139) TG 0,17 (0,139) 0,001 (0,984) HDL-c -0,26 (0,025) -0,12 (0,19) LDL-c 0,2 (0,082) 0,12 (0,182) Bảng 6: Tương quan giữa độ dày mỡ trước phúc mạc tối đa với các chỉ số lipid máu Mỡ trước PM Nam r (p) Nữ r (p) CT 0,14 (0,217) 0,05 (0,560) TG 0,13 (0,275) -0,12 (0,190) HDL-c -0,23 (0,053) 0,002 (0,979) LDL-c 0,23 (0,053) 0,13 (0,139) + Qua bảng 5 và 6, ta thấy mỡ dưới da và mỡ trước phúc mạc gần như không tương quan với các chỉ số lipid máu. BÀN LUẬN Vòng eo So với các nghiên cứu trước đây, trung bình vòng eo của chúng tôi cao hơn. Có lẽ do tỷ lệ béo phì trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi khá cao và có sự thay đổi lớn trong lối sống và chế độ ăn trong thời gian gần đây. Tỷ lệ béo bụng theo tiêu chuẩn WHO áp dụng ở người châu Á ở nữ cao hơn nam một cách đáng kể dù tỷ lệ béo phì giữa nam và nữ là như nhau. Các nghiên cứu khác cũng ghi nhận tương tự(3,7). Do đó, béo phì vùng bụng cần được quan tâm hơn ở nữ. Chúng tôi nhận thấy có sự tương quan tuyến tính giữa vòng eo và tuổi ở nữ, r = 0,35 (p = 0,000). Vòng eo tương quan chặt với BMI, r = 0,79. Tuy nhiên, ở nhóm có BMI bình thường có đến 60,1 % người đạt tiêu chuẩn béo bụng trong khi ở nhóm không béo bụng chỉ có 10% béo phì. Cho thấy ở người Việt Nam, vòng eo nhạy hơn BMI trong đánh giá béo phì. Độ dày mỡ bụng Chúng tôi tiến hành khảo sát 3 chỉ số mỡ: mỡ tạng, mỡ dưới da và mỡ trước phúc mạc. Tỷ lệ đo được độ dày mỡ dưới da và mỡ trước phúc mạc là 100%, mỡ tạng là 96,8% do không xác định được mốc giải phẫu. Sai số giữa các lần đo mỡ tạng theo y văn được ghi nhận từ Do day mo tang Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 152 6,5(6) – 7%(11). Nhìn chung, siêu âm đo độ dày mỡ bụng có tính khả thi cao, sai số thấp. Độ dày mỡ tạng ở nam là 48,6 ± 20,4 mm cao hơn nữ là 42,2 ± 14,3 mm có ý nghĩa thống kê. Ở nam, mỡ tạng tăng tích tụ cao nhất ở 40 – 50 tuổi. Ở nữ, mỡ tạng tương tự nhau giữa các nhóm tuổi. Soo Kyung Kim(5) nghiên cứu trên người đái tháo đường ghi nhận tương tự, độ dày mỡ tạng ở nam là 51,7 ± 15,4 mm ở nam, 37,2 ± 18,2 mm ở nữ, Fabio Armellini(2) trên nữ béo phì là 37 ± 23 mm, Ribeiro-Filho(8) trên nữ béo phì chọn mức độ dày mỡ tạng 69 mm là ngưỡng béo tạng, đạt độ nhạy 69,2%, độ đặc hiệu 82,8% khi so sánh với CT scan bụng. Các nghiên cứu đều cho ta thấy nam có khuynh hướng tích tụ mỡ tạng nhiều hơn nữ. Điều này phù hợp y văn, do sự khác biệt trong phân bố thụ thể cathecholamin và insulin giữa nam và nữ. Và cũng góp phần giải thích vì sao nam mắc bệnh lý tim mạch sớm và nhiều hơn so với nữ. Bệnh nhân càng béo phì mỡ tạng tích tụ càng nhiều. Hệ số tương quan giữa độ dày mỡ tạng và BMI là 0,73 ở nam và 0,34 ở nữ. Tương quan giữa vòng eo với độ dày mỡ tạng Vòng eo tương quan chặt với độ dày mỡ tạng ở nam với r = 0,79, tương quan trung bình ở nữ, r = 0,42. Soo Kyung Kim(5) nghiên cứu trên 346 người đái tháo đường típ 2 ghi nhận độ dày mỡ tạng tương quan với BMI và vòng eo lần lượt là 0,61 và 0,62 ở nam, 0,6 và 0,56 ở nữ. Mối tương quan giữa mỡ tạng với vòng eo chặt hơn so với BMI. Độ tương quan cao giữa vòng eo với mỡ tạng ở nam có thể cho phép chúng ta chỉ dùng vòng eo để dự đoán lượng mỡ tạng. Tuy nhiên, khi xét riêng ở nhóm béo phì, mức độ tương quan giảm đáng kể. Cần có những nghiên cứu lớn hơn để khẳng định giá trị đo lường mỡ tạng thực sự của chỉ số eo. Tương quan giữa vòng eo với các chỉ số lipid máu Ở nam, vòng eo tương quan thuận với TG (r = 0,33), LDLc (r = 0,2) và nghịch với HDLc (r = - 0,4), cao nhất là với TG và HDLc. Ở nữ, chỉ có HDLc tương quan nghịch yếu với HDLc (r = - 0,22). Theo Huỳnh Tấn Đạt(3) trên người đái tháo đường típ 2, ở nam vòng eo tương quan có ý nghĩa với TG (r = 0,236) và HDLc (r = - 0,264). Ở nữ chỉ có TG là có tương quan với chỉ số eo (r = 0,185).Tương tự, Soo Kyung Kim (5) cũng cho thấy vòng eo tương quan với tăng TG (r = 0,24) và giảm HDLc (r = - 0,17). Ali Chehrei MD(1) và cộng sự nghiên cứu trên 750 người bình thường tại Iran năm 2005 ghi nhận vòng eo có tương quan với các thành phần lipid máu cao hơn so với BMI: hệ số tương quan giữa vòng eo và BMI với CT (r = 0,241 và r = 0,131), TG (r = 0,308 và r = 0,112), LDLc (r = 0,213 và r = 0,111) và HDLc (r = - 0,088 và r = - 0,04). Chỉ có TG và HDLc có mối tương quan tương đối hằng định với chỉ số eo và chỉ có ở nam giá trị vòng eo mới có giá trị dự đoán lipid máu. Tương quan giữa độ dày mỡ tạng với các chỉ số lipid máu Độ dày mỡ tạng tương quan với các chỉ số lipid máu từ trung bình đến yếu. Hệ số tương quan của độ dày mỡ tạng với TG (r =0,46 ở nam và 0,42 ở nữ), HDLc (r = -0,39 ở cả nam và nữ), cholesterol toàn phần (r = 0,3 ở nam và 0,25 ở nữ), LDLc (r = 0,24 ở nam và 0,07 ở nữ). Khác với chỉ số eo, không có khác biệt đáng kể về mức độ tương quan giữa độ dày mỡ tạng với các chỉ số lipid máu ở nam và nữ. Cũng theo Soo Kyung Kim(5), độ dày mỡ tạng tương quan thuận với TG (r = 0,39 ở nam và 0,33 ở nữ), tương quan nghịch với HDLc (r = - 0,33 ở nam). Ribeiro-Filho(8) ghi nhận trên nữ béo phì, độ dày mỡ tạng tương quan có ý nghĩa với TG (r = 0,32) và HDLc (r = - 0,27). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 153 So với chỉ số eo, độ dày mỡ tạng có tương quan chặt hơn với các chỉ số lipid máu. Ở nữ, rõ ràng độ dày mỡ tạng lợi ích hơn vòng eo trong dự đoán lipid máu. Ở nam, chỉ số vòng eo có thể giúp ta đánh giá nhiều về mỡ tạng và lipid máu trong khi ở nữ chỉ số này phản ánh kém về lượng mỡ tạng và gần như không liên quan gì đến lipid máu. Qua kết quả nghiên cứu ta thấy mỡ dưới da và mỡ trước phúc mạc gần như không có liên quan với các chỉ số lipid máu. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 191 bệnh nhân tăng huyết áp chúng tôi rút ra kết luận sau: Vòng eo trung bình: 90,7 ± 10 mm ở nam và 89,5 ± 8,1 mm ở nữ. Độ dày mỡ tạng trung bình: 48,6 ± 20,4 mm ở nam và 42,2 ± 14,3 mm ở nữ, nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê. Độ dày mỡ dưới da tối đa trung bình ở nam là 13,9 ± 6,6 mm, ở nữ là 22,5 ± 6,9 mm, nữ cao hơn nam có ý nghĩa thống kê. Độ dày mỡ trước phúc mạc trung bình ở nam là 14,4 ± 4,6 mm, ở nữ là 13,8 ± 3,9 mm, không có khác biệt giữa nam và nữ. Vòng eo tương quan với độ dày mỡ tạng đo qua siêu âm chặt ở nam (r = 0,79), trung bình ở nữ (r = 0,42). Ở nam, vòng eo tương quan với TG (r = 0,33), HDLc (r = -0,4), LDLc (r = 0,32). Ở nữ, vòng eo chỉ tương quan với HDLc (r = -0,.22). Độ dày mỡ tạng đo qua siêu âm tương quan với TG (r =0,46 ở nam và 0,42 ở nữ), HDLc (r = -0,39 ở cả nam và nữ), cholesterol (r = 0,3 ở nam và 0,25 ở nữ), LDLc (r = 0,24 ở nam và 0,07 ở nữ). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chehrei A, Sadrnia S, et al (2007). Correlation of dyslipidemia with waist to height ratio, waist circumference, and body mass index in Iranian adults. Asia Pac J Clin Nutr (16-2), pp. 248-253. 2. Armellini F, F.Zamboni M (1990). The contribution of sonography to the measurement of intra-abdominal fat. J Clin Ultrasound (18-7), pp. 563-567. 3. Huỳnh Tấn Đạt (2001). BMI,chỉ số vòng eo,vòng mông ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Y học thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt chuyên đề nội tiết, pp. 10-16. 4. Joshi S.R.(2003). Metabolic syndrome--emerging clusters of the Indian phenotype. J Assoc Physicians India (51), pp. 445- 446. 5. Kim S, Kim K, Hur H, Choi S (2004). Visceral fat thickness measured by ultrasonography can estimate not only visceral obesity but also risks of cardiovascular and metabolic diseases. Am J Clin Nutr (79 4), pp. 593-599. 6. Leite CC, Wajchenberg BL, Radominski R, Matsuda D, Cerri GG, Halpern A (2002). Intra-abdominal thickness by ultrasonography to predict risk factors for cardiovascular disease and its correlation with anthropometric measurements. Metabolism (51- 8), pp. 1034-1040. 7. Nguyễn Thành Công (2005). Hội chứng chuyển hoá ở người đái tháo đường típ 2. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Đại hội Hội Nội tiết và Đái tháo đường Quốc gia Việt Nam lần thứ 3,Huế, trang 331-340. 8. Ribeiro-Filho, F. F.Faria, A. N.Kohlmann (2001). Ultrasonography for the evaluation of visceral fat and cardiovascular risk. Hypertension (38-3Pt2), pp. 713-717. 9. Stolk, R. P.Wink, O.Zelissen, P. M.Meijer (2001). Validity and reproducibility of ultrasonography for the measurement of intra-abdominal adipose tissue. Int J Obes Relat Metab Disord (25-9), pp. 1346-1351. 10. Targher G, Tonoli M, Agostino G (1996). Ultrasonographic intra-abdominal depth and its relation to haemostatic factors in healthy males. Int J Obes Relat Metab Disord (20-9), pp. 882-885. 11. Tornaghi G, Raiteri R(1994). Anthropometric or ultrasonic measurements in assessment of visceral fat? A comparative study. Int J Obes Relat Metab Disord (18-11), pp. 771-775.
Tài liệu liên quan