Muốn làm ăn với người Nhật, phải hiểu văn hóa của họ

"Người Nhật vốn chịu khó, kỹ lưỡng trong công việc, đặc biệt không thích từ "chutohampa"(nửa vời) tồn tại trong từ điển. Làm việc với họ mình luôn tỏ ra chu đáo và đặt chữ tín lên hàng đầu, chính vì vậy họ rất quý và sẵn sàng hợp tác với mình" - đó là tâm sự của một doanh nhân trẻ khá thành công trong việc hợp tác làm ăn với Nhật. Anh là Nguyễn Thời Hồ Nhật, giám đốc công ty TNHH V&V - nhà phân phối độc quyền thức ăn Nhật Bản Mayumi tại Việt Nam. Trong căn phòng nhỏ ấm cúng, lịch sự của công ty, Margroup chúng tôi đã được anh thân mật tiếp đón và dành cho một buổi trò chuyện đầy thú vị. MarPro: Thưa anh, tụi em được biết trước đây anh học khoa Nhật ngữ trường Đại học Xã hội Nhân văn, con đường dẫn tới nghiệp kinh doanh của anh như thế nào ạ? Anh Nhật: Thật ra chính việc học tiếng Nhật và tìm hiểu văn hoá Nhật đã tạo thuận lợi cho mình đặt bước vào thương trường. Ra trường anh đi làm cho một công ty thương mại tổng hợp của Nhật, làm ở đó được 14 năm. Qua tiếp xúc với các đối tác người Nhật, mình hiểu hơn về họ, biết cách làm thế nào để có thể hợp tác tốt với họ. Chính vì thế họ cũng tỏ thiện chí muốn hợp tác làm ăn với mình, và thế là công ty V&V ra đời. MarPro: Chỉ mới ra đời được hơn một năm rưỡi nhưng V&V đã đạt được những thành công đáng kể. Sản phẩm thức ăn đông lạnh Nhật Bản Mayumi đã có mặt trong tất cả các siêu thị ở thành phố, lại có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước Xinanh hãy tiết lộ cho chúng em một vài bí quyết để "đánh nhanh thắng nhanh" như thế? Anh Nhật: Đó là việc tạo nên nét độc đáo và khác biệt cho sản phẩm. Khi bạn vào siêu thị sẽ thường gặp các cô gái mặc kimono ở quầy đông lạnh, Mayumi đấy. Khách hàng sẽ chú ý đến những cái gì khác lạ, và việc khai thác yếu tố văn hoá truyền thống của người Nhật xem ra đem lại nhiều hiệu quả.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Muốn làm ăn với người Nhật, phải hiểu văn hóa của họ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Muốn làm ăn với người Nhật, phải hiểu văn hóa của họ "Người Nhật vốn chịu khó, kỹ lưỡng trong công việc, đặc biệt không thích từ "chutohampa"(nửa vời) tồn tại trong từ điển. Làm việc với họ mình luôn tỏ ra chu đáo và đặt chữ tín lên hàng đầu, chính vì vậy họ rất quý và sẵn sàng hợp tác với mình" - đó là tâm sự của một doanh nhân trẻ khá thành công trong việc hợp tác làm ăn với Nhật. Anh là Nguyễn Thời Hồ Nhật, giám đốc công ty TNHH V&V - nhà phân phối độc quyền thức ăn Nhật Bản Mayumi tại Việt Nam. Trong căn phòng nhỏ ấm cúng, lịch sự của công ty, Margroup chúng tôi đã được anh thân mật tiếp đón và dành cho một buổi trò chuyện đầy thú vị. MarPro: Thưa anh, tụi em được biết trước đây anh học khoa Nhật ngữ trường Đại học Xã hội Nhân văn, con đường dẫn tới nghiệp kinh doanh của anh như thế nào ạ? Anh Nhật: Thật ra chính việc học tiếng Nhật và tìm hiểu văn hoá Nhật đã tạo thuận lợi cho mình đặt bước vào thương trường. Ra trường anh đi làm cho một công ty thương mại tổng hợp của Nhật, làm ở đó được 14 năm. Qua tiếp xúc với các đối tác người Nhật, mình hiểu hơn về họ, biết cách làm thế nào để có thể hợp tác tốt với họ. Chính vì thế họ cũng tỏ thiện chí muốn hợp tác làm ăn với mình, và thế là công ty V&V ra đời. MarPro: Chỉ mới ra đời được hơn một năm rưỡi nhưng V&V đã đạt được những thành công đáng kể. Sản phẩm thức ăn đông lạnh Nhật Bản Mayumi đã có mặt trong tất cả các siêu thị ở thành phố, lại có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nướcXin anh hãy tiết lộ cho chúng em một vài bí quyết để "đánh nhanh thắng nhanh" như thế? Anh Nhật: Đó là việc tạo nên nét độc đáo và khác biệt cho sản phẩm. Khi bạn vào siêu thị sẽ thường gặp các cô gái mặc kimono ở quầy đông lạnh, Mayumi đấy. Khách hàng sẽ chú ý đến những cái gì khác lạ, và việc khai thác yếu tố văn hoá truyền thống của người Nhật xem ra đem lại nhiều hiệu quả. MarPro: Kế hoạch mở rộng thị trường của công ty V&V trong thời gian tới là như thế nào, thưa anh? Liệu anh có gặp khó khăn gì trong việc phân phối sản phẩm không? Anh Nhật: Ở TP.HCM, Mayumi đã có mặt tại các nhà hàng Nhật Bản, siêu thị, cửa hàng đông lạnh. Bên mình cũng đang xúc tiến việc thâm nhập thị trường Vũng Tàu, An Giang, Phan Thiết. Tất nhiên là cũng gặp phải một số trở ngại. Thứ nhất là nhân sự còn mỏng, chưa được như mình mong muốn, thời gian tới mình đã có kế hoạch phát triển thêm về nhân sự. Hơn nữa khẩu vị của người Việt và người Nhật lại khác nhau. Người Việt thích ăn giòn và dai trong khi người Nhật lại thích mềm và ngọt. Nói vậy không có nghĩa là sản phẩm không thể cạnh tranh, công ty rất chú ý khai thác các thế mạnh của sản phẩm như hình thức đẹp, mùi vị thơm ngon, hoàn toàn không chứa chất phụ gia và các chất bảo quản độc hại, hơn nữa lại là nguyên liệu không thể thiếu cho món sushi - món ăn truyền thống của Nhật bản. Hiện tại các nhà hàng lớn như Sinh Đôi, Đệ Nhất khách sạn, Phúc An Khangđều sử dụng sản phẩm Mayumi. MarPro: Hình như anh cũng đang có ý định đưa thêm một số sản phẩm của Nhật Bản nữa thâm nhập thị trường Việt Nam phải không ạ? Anh Nhật: Đúng vậy, chúng tôi đã có sản phẩm gốm Bát Tràng theo phong cách Nhật. Chúng độc đáo vì có màu lấp lánh vì đất làm gốm có chứa vàng non lại không "đụng hàng"nhau vì làm bằng tay, sản phẩm này được người Nhật khá ưa chuộng và công ty cũng đang cố gắng mở rộng thị trường. Bên cạnh đó công ty cũng đang có ý định nhập về sản phẩm rượu shochu, các bạn xem này, trông bao bì của nó cũngúân tượng đấy chứ, công ty cho nó mang thương hiệu Mayumi luôn để tạo ra một dòng sản phẩm mang phong cách Nhật Bản. MarPro: Để làm tốt khối lượng công việc lớn như vậy anh phải quản lý sắp xếp thời gian thế nào để không bị stress? Anh Nhật: Mình giao việc cho cấp dưới, chỉ lo những vấn đề mấu chốt, lập kế hoạch, xây dựng chiến lược và đào tạo. Nhân viên của mình được rèn luyện để có tính tự chủ và linh động trong công việc. MarPro: Thưa anh, từ kinh nghiệm bản thân, anh thấy doanh nghiệp nhỏ thì có điểm yếu và thế mạnh gì khi cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn? Anh Nhật: Doanh nghiệp nhỏ thì vấn đề quản lý, kiểm soát dễ dàng hơn doanh nghiệp lớn vốn cồng kềnh, về nhân sự thì cũng linh hoạt hơn vì nhà quản lý có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhân viên cấp dưới. Tuy vậy điểm yếu vẫn nhiều hơn, mà vấn đề đau đầu nhất là ngân sách quảng cáo hạn chế. MarPro: Vậy anh đã làm gì để khắc phục trở ngại đó? Anh Nhật: Mình sử dụng chiến lược "vết dầu loang" tức là cứ từ từ mà tiến. Về quảng cáo thì mình không muốn làm kiểu nửa vời, quảng cáo cho có mà không đem lại hiệu quả thì thà đừng quảng cáo. Hội chợ thì công ty mình cũng thường tham dự nhưng thấy chúng cũng khá manh mún và khó làm khách hàng nhớ lâu thương hiệu của mình. Hiện tại công ty đang xúc tiến việc tài trợ tiệc cưới ở các nhà hàng lớn, xem ra cách này mang lại hiệu quả khá tốt trong việc đem thương hiệu Mayumi đến gần hơn với đối tượng kháxch hàng mục tiêu. MarPro: Nếu có một lời khuyên cho sinh viên, anh sẽ nói gì? Anh Nhật: Các bạn hãy thu thập những ý tưởng nhỏ, nhiều khi chính nó đem lại thành công lớn, và đừng bao giờ nói về thất bại. Tôi đã trải nghiệm điều này và thấy rằng sự lạc quan sẽ đem lại cho chúng ta nhiều thứ hơn chúng ta nghĩ. MarPro: Rất cám ơn anh về buổi phỏng vấn này!