Nghiệm pháp mảnh giấy: Dự đoán phục hồi chức năng nghe trong viêm tai giữa mạn thủng nhĩ đơn thuần

Mục tiêu nghiên cứu: Dự đoán phục hồi chức năng nghe trong VTG mạn thủng nhĩ bằng nghiệm pháp mảnh giấy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu 100 tai bệnh lý VTG mạn thủng nhĩ đơn thuần ở người trưởng thành trong thời gian từ 1/2011 đến 9/2011 tại khoa TMH bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2. Kết quả: Qua nghiên cứu ghi nhận sức nghe mất trung bình trước mổ là 43 dB, không có sự khác biệt giữa các tần số trong khoảng hội thoại. sau đặt mảnh giấy, sức nghe tăng trung bình 13 dB trong khoảng tần số hội thoại. Kết luận: Nghiệm pháp mảnh giấy giúp dự đoán sức nghe tăng trung bình 13 dB trong khoảng tần số hội thoại ở người bệnh bị VTG mạn thủng nhĩ đơn thuần.

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiệm pháp mảnh giấy: Dự đoán phục hồi chức năng nghe trong viêm tai giữa mạn thủng nhĩ đơn thuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 229 NGHIỆM PHÁP MẢNH GIẤY: DỰ ĐOÁN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGHE TRONG VIÊM TAI GIỮA MẠN THỦNG NHĨ ĐƠN THUẦN Âu Thị Cẩm Lệ*, Trần Anh Tuấn*, Phạm Ngọc Chất** TÓM TẰT Mục tiêu nghiên cứu: Dự đoán phục hồi chức năng nghe trong VTG mạn thủng nhĩ bằng nghiệm pháp mảnh giấy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu 100 tai bệnh lý VTG mạn thủng nhĩ đơn thuần ở người trưởng thành trong thời gian từ 1/2011 đến 9/2011 tại khoa TMH bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2. Kết quả: Qua nghiên cứu ghi nhận sức nghe mất trung bình trước mổ là 43 dB, không có sự khác biệt giữa các tần số trong khoảng hội thoại. sau đặt mảnh giấy, sức nghe tăng trung bình 13 dB trong khoảng tần số hội thoại. Kết luận: Nghiệm pháp mảnh giấy giúp dự đoán sức nghe tăng trung bình 13 dB trong khoảng tần số hội thoại ở người bệnh bị VTG mạn thủng nhĩ đơn thuần. Từ khóa: Nghiệm pháp mảnh giấy, phục hồi chức năng nghe. ABSTRACT PROGNOSIS OF RECOVERY HEARING FUNCTIONING IN THE PERFORATION CHRONIC OTITIS MEDIA BY PAPER PATH TEST Au Thi Cam Le, Tran Anh Tuan, Pham Ngoc Chat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 229 - 232 Purpose: To evaluate the changing of hearing function in perforation chronic otitis media by paper path test. Method: A prospective study has been performing at E.N.T ward, University of Medicine hospital – foundation 2, HCM city. Results: Through the assessment of 100 ears of 88 patients, from January 2011 to September 2011, we have recorded that hearing function has decreased in conversational frequencies at average 43 dB. After taking paper path, hearing function has decreased in conversational frequencies at average 30 dB. Conclusion: Paper path test has announced the increasing of hearing function at average 13 dB in conversational frequencies. Key word: Paper path test, recovery hearing functioning. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm tai giữa mạn thủng nhĩ đơn thuần vẫn còn gặp khá phổ biến ở Việt Nam, điều trị chủ yếu là phẫu thuật tạo hình màng nhĩ nhằm mục đích phục hồi chức năng nghe cho người bệnh. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phẫu thuật này, song kết quả phục hồi chức năng nghe cho người bệnh vẫn còn nhiều khác biệt, khiến người bệnh hoang mang không biết đặt niềm tin vào đâu. Sức nghe (*): BV ĐHYD cơ sở 2 (**): bộ môn Tai Mũi Họng ĐHYD TPHCM Tác giả liên lạc: BS Âu Thị Cẩm Lệ ĐT: 0903774548 email : atcamle@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 230 trước mổ có thể ghi nhận được qua đo chức năng nghe, song vấn đề còn tồn tại là làm sao có thể dự đoán trước khả năng phục hồi sức nghe cho người bệnh sau phẫu thuật; cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nghiệm pháp mảnh giấy được nhiều tài liệu nói đến như là nghiệm pháp nhằm dự đoán khả năng phục hồi sức nghe cho người bệnh sau phẫu thuật tạo hình màng nhĩ đơn thuần, song cũng chưa có nhiều nghiên cứu về nghiệm pháp này. Thực tế khi khám và điều trị cho người bệnh về chuyên khoa TMH tại bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM cơ sở 2, chúng tôi cũng đã khám và phẫu thuật cho nhiều người bệnh VTG mạn thủng nhĩ đơn thuần. Với đầy đủ các phương tiện, dụng cụ khám và chẩn đoán như nội soi, máy đo thính lực, kính vi phẫu, ..., rất nhiều người bệnh trước mổ thường hỏi thầy thuốc về khả năng nghe lại được sau mổ. Để góp phần trả lời câu hỏi của người bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Dự đoán phục hồi chức năng nghe trong viêm tai giữa mạn thủng nhĩ đơn thuần bằng nghiệm pháp mảnh giấy" với mục đích đánh giá khả năng phục hồi chức năng nghe nếu được can thiệp phẫu thuật tạo hình màng nhĩ và tìm mối tương quan của phục hồi sức nghe với các yếu tố bệnh lý. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Là những người bệnh đến khám tại bệnh viện Đai học Y Dược Tp HCM cơ sở 2, được chẩn đoán là Viêm tai giữa mạn thủng nhĩ đơn thuần, hội đủ những điều kiện sau: Tiêu chuẩn nhận bệnh Người trưởng thành ≥ 18 tuổi. Chẩn đoán là VTG mạn thủng nhĩ đơn thuần dựa trên: khám LS, nội soi tai; Xquang. Tai khô, không chảy mủ. Phối hợp tốt với thầy thuốc để khám và đo chức năng nghe. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Các thể lâm sàng khác của VTG mạn: VTG mạn tiết dịch; VTG mạn xơ dính; VTG mạn cholesteatoma; ... Đang bị bội nhiễm cấp trên nền VTG mạn thủng nhĩ; tai đang chảy dịch. Người bệnh không thể phối hợp để khám và đo sức nghe. Người bệnh có bệnh khác cần ưu tiên điều trị trước. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả hàng loạt ca. Dụng cụ dùng trong nghiên cứu: Bộ nội soi tai. Máy đo thính lực. Giấy cuốn thuốc lá, cắt hình tròn d ≤ 1,2 cm, hấp vô trùng. Kẹp Alligator; Point đầu nhọn và point đầu tù. Pommade Tetracycline. Tiến hành nghiên cứu Chuẩn bị trước đặt mảnh giấy Bệnh nhân bị VTG mạn thủng nhĩ đơn thuần. Tai khô, không chảy dịch. Làm vệ sinh ống tai ngoài sạch sẽ. Nội soi tai ghi hình lưu. Đo sức nghe bằng máy. Ghi vào phiếu theo dõi nghiên cứu. Đặt mảnh giấy Cắt mảnh giấy cuốn thuốc lá thành những hình tròn, nhiều kích cỡ khác nhau, không quá 1,2 cm, hấp vô trùng. Hút, gỡ sạch các biểu bì bám trên phần màng nhĩ còn lại. Dùng kẹp Alligator, kẹp một đầu mảnh giấy to hơn một chút so với lỗ thủng. Bôi ướt mặt trong mảnh giấy bằng pommade tetracycline. Qua nội soi tai, đặt mảnh giấy trên màng nhĩ sao cho che kín toàn bộ lỗ thủng màng nhĩ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 231 Dùng point đầu tù, chỉnh sửa mảnh giấy cho tương thính với lỗ thủng màng nhĩ. Chuyển người bệnh đến phòng đo thính lực để đo lại sức nghe. Ghi kết quả đo sức nghe vào phiếu theo dõi nghiên cứu. Gỡ bỏ mảnh giấy Dùng point đầu nhọn hay đầu tù, gỡ bỏ mảnh giấy bàm trên màng nhĩ. Xử lý số liệu Các số liệu ghi nhận vào phiếu theo dõi, được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tổng số ca nghiên cứu: 100 tai; 88 bệnh nhân. Tuổi TUỔI Thấp nhất Cao nhất Trung bình 16 76 40 Giới Giới Số ca Tỉ lệ % Nam 28 28 Nữ 72 72 Lý do nhập viện Lý do nhập viện Số ca Tỉ lệ % Chảy mủ tai 80 80 Khác 20 20 Tai bệnh Tai bệnh Số ca Tỉ lệ % Phải 48 48 Trái 52 52 Thời gian chảy mủ tai Thời gian chảy mủ tai Thấp nhất Cao nhất Trung bình 1 40 9,59 Vị trí lỗ thủng Vị trí Số ca Tỉ lệ % 1/2 Trước 13 13 1/2 Sau 3 3 1/2 Dưới 12 12 Trung tâm 58 58 Toàn bộ màng căng 14 14 Kích thước lỗ thủng Kích thước Số ca Tỉ lệ % <25% 14 14 Kích thước Số ca Tỉ lệ % 25-50% 41 41 50-75% 22 22 > 75% 23 23 Niêm mạc hòm nhĩ Niêm mạc hòm nhĩ Số ca Tỉ lệ % Mỏng 9 9 Sung huyết 30 30 Dày 50 50 Xơ dính 5 5 Mảng canxi 6 6 Trung bình đường khí trước đặt mảnh giấy Trung bình đường khí Tối thiểu Tối đa Trung bình Tần số 500 20 85 42,5 Tần số 1000 15 110 44 Tần số 2000 20 110 42 Trung bình 22 88 43 Trung bình đường khí sau đặt mảnh giấy Trung bình đường khí Tối thiểu Tối đa Trung bình Tần số 500 10 70 29 Tần số 1000 10 80 30 Tần số 2000 10 110 32 Trung bình 10 77 30 Khoảng tần số hồi phục sau đặt mảnh giấy Tần số Trước đặt Sau đặt Trung bình Tần số 500 42 29 13 Tần số 1000 44 30 14 Tần số 2000 42 23 10 Trung bình 43 30 13 Mối tương quan giữa phục hồi sức nghe với các yếu tố. Dùng phép kiểm T kiểm tra sự khác biệt trung bình của 3 tần số trước và sau đặt mảnh giấy: Sự khác biệt của trung bình 3 tần số trước và sau đặt mảnh giấy là có ý nghĩa thống kê. Dùng phép kiểm Anova: Không tương quan giữa kích thước lỗ thủng và tần số phục hồi. Dùng phép kiểm Pearson: Không tương quan giữa phục hồi sức nghe và thời gian chảy mủ tai. Dùng phép kiểm Anova: Phục hồi trung bình sức nghe không liên quan đến tình trạng n/m hòm nhĩ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 232 BÀN LUẬN Qua 100 tai nghiên cứu cho thấy khoảng tuổi trung bình trong nghiên cứu là 40 tuổi, đây là khoảng tuổi lao động và hiểu rõ việc nghe kém sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công việc nên người bệnh tìm đến thày thuốc TMH để điều trị và yêu cầu cụ thể của người bệnh là sức nghe tăng như thế nào sau khi điều trị, mà từ trước đến nay chưa ai có thể trả lời được câu hỏi này. Tần suất gặp ở phái nữ chiếm đa số (72%), điều này cho thấy không phải phái nữ chắm sóc sức khỏe của mình hơn là phái nam, một số tài liệu giải thích rằng do phái nữ có nhu cầu giao tiếp xã hội nhiều hơn nên quan tâm đến sức nghe của mình hơn. Trong nghiên cứu, tỉ lệ tai bệnh 2 bên ngang bằng nhau, điều này có khác hơn so với các tác giả khác trên thế giới, số liệu của các tác giả này cho thấy tai (P) bị nhiều hơn tai (T). Một số nghiên cứu của các tác giả trong khối châu Á ghi nhận người châu Á thường bị VTG mạn thủng nhĩ ở tai (T) nhiều hơn tai phải. Một số tác giả cho rằng vị trí lỗ thủng và kích thước lỗ thủng sẽ ảnh hưởng đến chức năng nghe, song chức năng nghe trong VTG mạn thủng nhĩ đơn thuần phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lỗ thủng màng nhĩ; độ dày của phần màng nhĩ còn lại; niêm mạc hòm nhĩ; hoạt động của chuỗi xương con; khoảng khí tai giữa. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ xem xét đến lỗ thủng màng nhĩ, các yếu tố còn lại xem như hằng định vì khi can thiệp phẫu thuật chủ yếu cũng là làm lành kín lỗ thủng màng nhĩ mà thôi. Nghiệm pháp đặt mảnh giấy là nghiệm pháp giả dụ khi màng nhĩ lành sức nghe có tăng hay không tăng, các yếu tố khác xem như hằng định. Về sức nghe Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trong khoảng tần số hội thoại, sức nghe giảm gần như ngang bằng nhau trong cả 3 tần số (500; 1000; 2000 Hz), kiểm định thống kê cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, sức nghe trong khoảng tần số hội thoại giảm trung bình 43 dB. Sau khi đặt mảnh giấy, chúng tôi nhận thấy sức nghe trung bình trong khoảng tần số hội thoại là 30 dB, và sự khác biệt trong từng tần số cũng như khoảng tần số phục hồi trước và sau đặt có ý nghĩa thống kê khi kiểm định. Như vậy, sau đặt mảnh giấy, sức nghe trong khoảng tần số hội thoại tăng trung bình là 13 dB cho cả 3 tần số. Về mối tương quan Dùng các phép kiểm thống kê cho thấy: không có mối tương quan giữa phục hồi sức nghe với lỗ thủng màng nhĩ; thời gian chảy mủ tai; niêm mạc hòm nhĩ cũng như chuỗi xương con. Có lẽ do xét rời từng yếu tố, thực chất một số tài liệu ghi nhận có mối tương quan khi xét chung các yếu tố. KẾT LUẬN Dùng nghiệm pháp mảnh giấy, khảo sát 100 tai bệnh lý VTG mạn thủng nhĩ đơn thuần, chúng tôi nhận thấy sức nghe tăng trung bình trong khoảng tần số hội thoại là 13 dB; kiểm định thống kê cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa cho từng tần số 500, 1000 và 2000 Hz. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bailey BJ (1998), Head and neck surgery-Otolaryngology, Lippincott – Raven, New York, pp 1869-1872. 2. Battista RA (2002), “Middle ear, ossiculoplasty”, E medecine journal, Volume 3, (Number 1), pp 4-5. 3. Costa Sady Selaimen (1999),”Ottitis Media: Surgical principles based on pathogenesis”, Otolaryngologic Clinics of North America, Volume 32 (number 3), pp 19-20. 4. Levinson RM (1987), “Cartilage-Perichodrial composite graft tympanoplasty in the treatment of posterior marginal and attic retraction pockets”, The Laryngoscope 97, pp 1069-1074. 5. Paparella MM (1992),Otolaryngology, W.B. Saunders Company, Philadelphia, pp 27-32. 6. Paparella MM (1981), “Experience with tympanoplasty for atelectatic ears”, The Laryngoscope 91, pp 1472-1477. 7. Rinaldo CF (2000), The Ear comprehensive otology,Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, pp 38-45. 8. Schambaugh GE (1990),Surgery of the ear, W.B. Saunders Company, Philadelphia, pp 47-50. 9. Tos M (1993), Manual of middle ear surgery, Thieme, New York, pp260-264. 10. Wehrs RE (1981), “aeration of the middle ear and mastoid in tympanoplasty”, The Laryngoscope 91, pp 1463-1468. 11. Wullstein HL (19901), Tympanoplasty, Thiem, New York, pp 19- 31.
Tài liệu liên quan