Nghiên cứu các bệnh u vú tại một số xã phường quận Hà Đông - Hà Nội

Mở đầu: U vú là loại bệnh thường gặp ở phụ nữ, trong đó bệnh ung thư vú (UTV) đặc biệt nguy hiểm, gây tử vong cao. Ở miền bắc UTV đứng hàng hàng đầu, ở miền Nam UTV đứng hàng thứ hai trong tổng số các loại UT ở phụ nữ. Do đó việc sàng lọc phát hiện sớm các bệnh về vú tại cộng đồng hết sức quan trọng. Mục tiêu: - Xác định tỷ lệ mắc bệnh về vú tại cộng đồng và một số yếu tố nguy cơ. - Đánh giá hiệu quả của việc giáo dục tự khám vú trong cộng đồng. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả 3840 phụ nữ trên địa bàn quận Hà Đông: thành phố Hà Nội, tuổi từ 15 trở lên. Kết quả: có 138 trường hợp có bệnh lý ở vú chiếm tỷ lệ 3,59% và không mắc bệnh lý ở vú là 3702 trường hợp chiếm 96,41%. Trong 138 trường hợp có bệnh lý ở vú, có 1 trường hợp ung thư vú (0,72%), 2 trường hợp tăng sản không điển hình (1,44%). Các bệnh lý lành tính của tuyến vú chiếm tỷ lệ cao (97,84%). Sự phù hợp giữa khám lâm sàng với xét nghiệm tế bào học cho thấy chỉ số Kappa = 0,64 sự phù hợp ở mức độ khá. Độ nhạy là 50%, độ đặc hiệu 99,59% và giá trị dự báo dương tính là 82,14%; giá trị dự báo âm tính là 98,08%

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các bệnh u vú tại một số xã phường quận Hà Đông - Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 124 NGHIÊN CỨU CÁC BỆNH U VÚ TẠI MỘT SỐ XÃ PHƯỜNG QUẬN HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI Chu Văn Đức*, Đặng Tiến Hoạt* TÓM TẮT Mở đầu: U vú là loại bệnh thường gặp ở phụ nữ, trong đó bệnh ung thư vú (UTV) đặc biệt nguy hiểm, gây tử vong cao. Ở miền bắc UTV đứng hàng hàng đầu, ở miền Nam UTV đứng hàng thứ hai trong tổng số các loại UT ở phụ nữ. Do đó việc sàng lọc phát hiện sớm các bệnh về vú tại cộng đồng hết sức quan trọng. Mục tiêu: - Xác định tỷ lệ mắc bệnh về vú tại cộng đồng và một số yếu tố nguy cơ. - Đánh giá hiệu quả của việc giáo dục tự khám vú trong cộng đồng. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả 3840 phụ nữ trên địa bàn quận Hà Đông: thành phố Hà Nội, tuổi từ 15 trở lên. Kết quả: có 138 trường hợp có bệnh lý ở vú chiếm tỷ lệ 3,59% và không mắc bệnh lý ở vú là 3702 trường hợp chiếm 96,41%. Trong 138 trường hợp có bệnh lý ở vú, có 1 trường hợp ung thư vú (0,72%), 2 trường hợp tăng sản không điển hình (1,44%). Các bệnh lý lành tính của tuyến vú chiếm tỷ lệ cao (97,84%). Sự phù hợp giữa khám lâm sàng với xét nghiệm tế bào học cho thấy chỉ số Kappa = 0,64 sự phù hợp ở mức độ khá. Độ nhạy là 50%, độ đặc hiệu 99,59% và giá trị dự báo dương tính là 82,14%; giá trị dự báo âm tính là 98,08%. Từ khóa: U vú, ung thư vú, bệnh tuyến vú lành tính. ABSTRACT RESEARCH ON BREAST TUMORS IN SOME WARDS OF HADONG DISTRICT, HANOI Chu Van Duc, Dang Tien Hoat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 123 - 129 Introduction: Breast tumors are common in women, in which breast cancers are much more dangerous and at high risk of death. Of all woman cancers, breast cancer is the most common in Vietnam. Therefore, it is important to have a community based screening program for early detection of breast diseases. Objectives: (1) To determine the prevalence, and the risks of breast diseases in the community. (2) To evaluate the effectiveness of breast self-examination in the community. Method: A cross-sectional study of 3840 women over 15 years old from Ha Dong district, Ha Noi. Results: There were 138 cases of breast diseases (3.59%) including one case of breast cancer (0.72%), two cases of atypical hyperplasia (1.44%), 135 cases of benign breast tumors (97.84%), and 3702 cases of non-breast related diseases (96.41%). The correlation between clinical examination and cytology test was moderate with Kappa index = 0.64 (good level). The sensitivity, specificity were 50%, and 99.59%, respectively. The positive predictive value was 82.14% and the negative predictive value was 98.08%. Key words: Breast tumors, breast cancers, benign breast diseases. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hàng năm có khoảng 9 triệu người mắc ung thư và có 5 triệu người chết do ung thư. Dự báo trong 25 năm tới sẽ có 300 triệu trường hợp mới mắc và 200 triệu người chết do ung thư trên toàn cầu, trong đó 2/3 ở các nước đang phát triển(7). Theo * Bộ môn Giải phẫu bệnh - Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam Tác giả liên lạc: ThS.Chu Văn Đức ĐT: 0945925078 Email: bschuduc@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 125 thống kê cho thấy ở vùng Châu Á Thái Bình Dương, ung thư là một trong 3 nguyên nhân chính gây tử vong ở người. Tỷ lệ chết do ung thư lên tới 100/ 100.000 dân ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha(7) U vú là loại bệnh thường gặp ở phụ nữ, trong đó bệnh ung thư vú (UTV) là đặc biệt nguy hiểm, gây tử vong cao. Ở miền bắc UTV đứng hàng đầu, ở miền Nam UTV đứng hàng thứ hai trong tổng số các loại UT ở phụ nữ. Theo ghi nhận ung thư Hà Nội năm 1996 - 1999 Tỷ lệ mắc ung thư chuẩn theo tuổi là 20,9/100.000 dân(6). Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ mắc ung thư chuẩn theo tuổi là 12,2/100.000 dân. Với tỷ lệ mắc các bệnh vú cao như vậy thì việc sàng lọc phát hiện sớm các bệnh vú tại cộng đồng hết sức quan trọng. Hiện nay có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã tiến hành sàng lọc các bệnh vú tại cộng đồng, đã thu được kết quả rất khả quan, phát hiện sớm các bệnh vú ở phụ nữ, giúp điều trị đạt kết quả tốt. Tại cộng đồng dân cư ở các xã, phường thuộc quận Hà Đông - Hà Nội thì chúng tôi chưa thấy tác giả nào đưa ra những số liệu cụ thể về tình hình bệnh vú ở phụ nữ. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các bệnh tuyến vú trong cộng đồng tại một số xã quận Hà Đông - Hà Nội” nhằm mục tiêu: - Xác định tỷ lệ mắc bệnh về vú tại cộng đồng và một số yếu tố nguy cơ. - Đánh giá hiệu quả của việc giáo dục tự khám vú trong công đồng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 3.840 phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Đông: Văn Quán, xã Dương Nội, Vạn Phúc, Yên Nghĩa, tuổi từ 15 trở lên đều được khám vú và những trường hợp có bệnh tuyến vú đều được làm xét nghiệm tế bào học. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. Địa điểm Phường Văn Quán, Xã Dương Nội, Vạn Phúc. Thời gian Từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009. Phương pháp nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu - Phương pháp chọn mẫu Có chủ đích. - Cỡ mẫu Áp dụng công thức chọn cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu mô tả ta có cỡ mẫu cần có là: 3.840 phụ nữ. Chỉ tiêu nghiên cứu - Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu: tuổi, giới, nghề nghiệp, tiền sử. - Một số yếu tố nguy cơ đối với bệnh u vú: Số lần sinh con, có chồng hay không, chu kỳ kinh nguyệt, hút thuốc, uống rượu. - Tình hình mắc bệnh u vú tại một số xã, phường quận Hà Đông. - Tỷ lệ mắc bệnh u vú lành tính và ung thư vú. - Kết quả xét nghiệm tế bào học. - Một số yếu tố liên quan giữa yếu tố nguy cơ và bệnh lý u vú. Dùng test sàng lọc đánh giá - Kết quả khám sàng lọc lâm sàng. - Kết quả xét nghiệm tế bào học. - Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị dự báo dương tính và âm tính. Phương pháp thu thập số liệu - Hỏi thu thập các thông tin chung về tuổi, giới, nghề nghiệp, yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 126 - Khám lâm sàng phát hiện các bệnh về u vú, phân loại bệnh u vú. - Khi khám phát hiện người được khám có bệnh vú thì sẽ được khám, xác định vị trí, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, dàn phiến đồ, cố định, nhuộm Giemsa và đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học để kết luận bệnh. Các bước tiến hành - Bước 1: Phối hợp với y tế cơ sở, các cộng tác viên y tế cấp xã, phường và chính quyền, địa phương hội phụ nữ phường, xã, cán bộ văn hoá để tổ chức nói chuyện tuyên truyền tới tất cả phụ nữ trong xã, phường về các bệnh tuyến vú, hướng dẫn tự khám vú, vận động phụ nữ đi khám sàng lọc. - Bước 2: Phối hợp với y tế cơ sở khám sàng lọc để phát hiện các bệnh tuyến vú không do u và các loại u vú, đồng thời đối chiếu với kết quả tự khám vú. - Bước 3: Xét nghiệm tế bào qua chọc hút bằng kim nhỏ tất cả các trường hợp nghi ngờ bệnh lý tuyến vú qua khám sàng lọc. Vật liệu nghiên cứu - Các dụng cụ thông thường: ống nghe, huyết áp kế. - Dụng cụ lấy bệnh phẩm làm tế bào và nhuộm tiêu bản: Bơm kim tiêm 10 -20 ml, khay hạt đậu, lamen, kéo, kẹp, lá kính, bông cồn sát khuẩn, cồn tuyệt đối, thuốc nhuộm Giemsa. Hộp bảo quản tiêu bản. - Hộp thuốc chống choáng khi lấy bệnh phẩm. - Kính hiển vi quang học. Xử lý số liệu - Các số liệu thu được được xử lý theo chương trình phần mềm SPSS 10.0. - Các thuật toán thống kê, các test sàng lọc và chỉ số Kappa. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu. Bảng 1. Tỷ lệ bệnh u vú phát hiện qua phiếu hướng dẫn tự khám vú. U vú Có u Không có u Tổng Tần số (n) 84 3756 3840 Tỷ lệ % 2,19 97,81 100 Nhận xét: Khi hướng dẫn phụ nữ cách tự khám vú thì họ có thể phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm. Trong tổng số 3.840 trường hợp khám có 84 trường hợp tự phát hiện có u vú chiếm 2,19%. 3.59% 96.41% Cã bÖnh lý ë vó Kh«ng cã bÖnh ë vó Biểu đồ1. Tỷ lệ mắc bệnh vú qua khám lâm sàng. Nhận xét: Tất cả các phụ nữ đều được khám lâm sàng, trong tổng số 3.840 phụ nữ được khám có 138 phụ nữ có bệnh lý ở vú chiếm tỷ lệ 3,59% và không mắc bệnh lý ở vú là 3.702 phụ nữ chiếm 96,41%. 20.28% 79.72% Viªm x¬ tuyÕn vó U vó Biểu đồ 2. Phân loại bệnh lý ở vú qua khám lâm sàng. Nhận xét: trong 138 người có bệnh lý ở vú thì có 28 trường hợp là viêm xơ tuyến vú chiếm 20,28%; u vú 110 trường hợp chiếm 79,72%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 127 Bảng 2. Kết quả xét nghiệm tế bào và mô bệnh học Chẩn đoán tế bào và mô bệnh học n Tỷ lệ % Ung thư biểu mô tuyến vú 1 0,72 Qúa sản không điển hình 2 1,44 U xơ tuyến lành tính 62 44,92 Viêm xơ tuyến vú 69 50 U tuyến bã lành tính tại vú 1 0,72 Nang sữa 3 2,2 Tổng cộng 138 100 Nhận xét: có 1 trường hợp ung thư vú (0,72%); quá sản không điển hình (1,44%), bệnh lý lành tính của tuyến vú chiếm 97,84%. Bảng 3. Tỷ lệ mắc bệnh phân bố theo tuổi Nhóm tuổi Bệnh ≤ 20 n = 6 21- 30 n= 689 31- 40 n=1326 41- 50 n= 1234 ≥51 n=585 Tổng n=3840 Viêm xơ tuyến vú 0 16 39 12 2 69 U xơ tuyến lành tính 0 6 13 32 11 62 Qúa sản không điển hình 0 0 0 1 1 2 Ung thư vú 0 0 0 0 1 1 Các u khác 0 3 0 0 1 4 Tổng 0 25 52 45 16 138 Tỷ lệ % 0 3,62 3,92 3,65 2,74 35,93 p < 0,001 Nhận xét: tỷ lệ bệnh nhân của nhóm phụ nữ dưới 30 tuổi chiếm 3,62%. Số phụ nữ trên 30 tuổi có bệnh lý ở tuyến vú chiếm 10,31% và nhóm chiếm tỷ lệ cao là từ 41 tuổi 6,39%. Như vậy tỷ lệ bệnh tuyến vú tăng dần theo độ tuổi và có sự khác biệt rõ rệt, với p < 0,001. 50% 41.30% 8.70% Vó ph¶i Vó Tr¸ i C¶ hai bªn Biểu đồ 3. Tỷ lệ bệnh vú theo vị trí ở vú phải hay vú trái. Nhận xét: tỷ lệ mắc bệnh ở vú phải cao nhất chiếm 50,0% tiếp đến là vú trái 41,3% và thấp nhất là cả hai vú 8,7%. Hiệu quả của việc hướng dẫn tự khám vú và khám sàng lọc bệnh u vú Bảng 4. So sánh khả năng phù hợp giữa tự khám vú với khám lâm sàng Khám lâm sàng Phương pháp khám U Không phải u Tổng U 68 16 84 Tự khám vú Không phải u 70 3686 3756 Tổng số 138 3702 3840 Kappa = 0,67 Kết quả tính toán mức độ tương quan Giá trị Tỷ lệ % Độ nhạy 49,3 Độ đăc hiệu 99,56 Gía trị dự báo dương tính 80,95 Gía trị dự báo âm tính 98,13 Nhận xét: so sánh kết quả tự khám vú của phụ nữ với kết quả khám lâm sàng do các nhà chuyên môn cho thấy sự phù hợp chẩn đoán theo chỉ số Kappa là 0,67, nghĩa là hai kết quả này phù hợp ở mức độ khá. Bảng 5. So sánh khả năng phù hợp giữa tự khám vú với xét nghiệm tế bào học. Khám lâm sàng Phương pháp khám U Không phải u Tổng U 69 15 84 Tự khám vú Không phải u 69 3684 3756 Tổng số 138 3699 3840 Kappa = 0,64 Kết quả tính toán mức độ tương quan: Giá trị Tỷ lệ % Độ nhạy 0,50% Độ đăc hiệu 99,59 Gía trị dự báo dương tính 82,14 Gía trị dự báo âm tính 98,08 Nhận xét: Tính toán khả năng phù hợp chẩn đoán theo chỉ số Kappa giữa hai phương pháp cho thấy, Kappa = 0,64, nghĩa là sự phù hợp giữa hai phương pháp ở mức độ khá. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 128 Bảng 6. So sánh khả năng phù hợp giữa khám lâm sàng với xét nghiệm tế bào học về khả năng phát hiện u vú Khám lâm sàng Phương pháp khám U Không phải u Tổng U 69 0 69 Tế bào học Không phải u 41 28 69 Tổng số 110 28 138 Kappa = 0,50 Nhận xét: Tính khả năng phù hợp chẩn đoán theo chỉ số Kappa giữa phương pháp khám lâm sàng và xét nghiệm tế bào học cho thấy Kappa = 0,50 nghĩa là sự phù hợp giữa hai phương pháp này ở mức độ vừa. Bảng 7. Mức độ tương quan giữa khám lâm sàng và xét nghiệm tế bào học. Gía trị Tỷ lệ % Độ nhạy 62,72% Độ chính xác 79,71% Tính đặc hiệu 100% Khả năng dự báo dương tính 100% Khả năng dự báo âm tính giả 40,58% Nhận xét: kết quả tính toán mức độ tương quan của khám so với xét nghiệm tế bào chứng tỏ việc xác định có u vú không thể chỉ dựa vào khám lâm sàng mà phải kèm theo xét nghiệm để chẩn đoán. BÀN LUẬN Phát hiện bệnh u vú tại cộng đồng. Qua điều tra khám sàng lọc 3840 trường hợp tại cộng đồng, số phát hiện được bệnh vú qua việc hướng dẫn tự khám vú là 84 trường hợp chiếm 2,1%. Mặc dù tỷ lệ chưa thật sự cao nhưng cũng đã khẳng định được là sau khi được các nhà chuyên môn hướng dẫn cách tự khám vú thì người phụ nữ có thể đã tự làm được. Điều đó cũng giúp họ có thể phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả, theo Lê Anh Cường(4) tỷ lệ phụ nữ có thể phát hiện được bệnh vú qua việc hướng dẫn tự khám vú là 2,37%. Theo Trần Thị Lương và cộng sự tỷ lệ này cũng tương tự. Do vậy chúng tôi thấy việc truyền thông về hướng dẫn phụ nữ tự biết cách khám vú hết sức quan trọng và cần thiết. Dựa trên tỷ lệ phát hiện được bệnh vú qua việc tự khám vú, chúng tôi tiến hành khám lâm sàng trực tiếp lại tất cả các trường hợp, trong tổng số 3.840 phụ nữ được khám thì có 138 phụ nữ có bệnh lý ở vú chiếm tỷ lệ 3,59% và không mắc bệnh lý ở vú là 3.702 phụ nữ chiếm 96,41%. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả. Theo Nguyễn Bá Đức(7) tỷ lệ mắc bệnh vú trong cộng đồng là 3,6%, theo Lê Đình Roanh và Phan Đăng tỷ lệ mắc bệnh vú trong dân chúng là 2,73%. Theo Lê Anh Cường tỷ lệ mắc bệnh vú trong công đồng qua khám lâm sàng là 3,96%. Theo tác giả Nguyễn Văn Bằng(6) khám sàng lọc tại một số huyện của Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ mắc bệnh vú cũng khá cao 8,09%. Điều này cũng cho chúng ta thấy tỷ lệ mắc bệnh vú trong cộng đồng khá cao, việc khám lâm sàng phát hiện sớm hết sức cần thiết và cần tiến hành thường xuyên. Sau khi khám lâm sàng chúng tôi phân loại bệnh lý ở vú, trong 138 người có bệnh lý ở vú có 28 trường hợp viêm xơ tuyến vú chiếm 20,28%; u vú 110 trường hợp, chiếm 79,72%. Kết quả xét nghiệm tế bào học Sau khi khám lâm sàng và phân loại bệnh lý ở vú, chúng tôi tiến hành chọc hút bằng kim nhỏ để phân loại tổn thương. Kết quả trong 138 trường hợp có bệnh lý ở vú, có 1 trường hợp ung thư vú (0,72%); 2 trường hợp quá sản không điển hình (1,44%). Còn lại là các bệnh lý lành tính của tuyến vú chiếm 97,84%. Như vậy về chẩn đoán tế bào học thì có 1 trường hợp chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến vú, mặc dù tỷ lệ ung thư phát hiện qua khám sàng lọc chưa cao nhưng điều hết sức quan trọng là bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, sau khi có kết quả tế bào chúng tôi đã cho làm sinh thiết và kết quả cũng tương tự và bệnh nhân đã được phẫu thuật tại viện K Hà Nội. Theo tác giả Lê Anh Cường(4) phát hiện bất thường trên tế bào Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 129 học tại cộng đồng, ung thư vú chiếm 1,4%, bệnh lý lành tính 97,18% ; tác giả Nguyễn Văn Bằng cho thấy bệnh lý lành tính là 86,58% và ung thư là 13,38%(6). Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 trường hợp tổn thương do tắc ống tuyến vú trong thời kỳ nuôi con. Qua đó cho thấy kết quả xét nghiệm tế bào học mặc dù kỹ thuật đơn giản nhưng lại rất có ý nghĩa để phân loại tổn thương, kết quả nhanh. Từ kết quả đó có thể tư vấn cho người bệnh tại chỗ, giúp họ yên tâm về bệnh tình của mình, và tính chất của bệnh. Qua điều tra nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ bệnh của nhóm phụ nữ dưới 30 tuổi chiếm 3,62%. Số phụ nữ trên 30 tuổi có bệnh lý ở tuyến vú chiếm 10,31% và nhóm chiếm tỷ lệ cao từ 41 tuổi 6,39%. Như vậy tỷ lệ bệnh tuyến vú tăng dần theo độ tuổi và giảm ở nhóm tuổi trên 60, có sự khác biệt rõ rệt, với p < 0,001. Theo Lê Anh Cường(4) tỷ lệ bệnh ở nhóm dưới 30 tuổi chiếm 2,94%; từ 30 tuổi trở lên có bệnh lý ở tuyến vú chiếm 12,27% và nhóm từ 40 tuổi trở lên chiếm 8,1%. Theo tác giả Nguyễn Văn Bằng nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao là nhóm tuổi 20 - 29 chiếm 43,67%, tiếp theo là nhóm tuổi 30 -39 chiếm 32,75%. Theo Armstrong B, Doll R(7) kết quả cũng tương tự, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao là 20 - 50 chiếm 56,7%. Từ kết quả này cho thấy việc khám sàng lọc nên tập trung ở nhóm tuổi từ 20 - 60, đặc biệt nhóm tuổi 30 - 50 đây là nhóm tuổi hay có tổn thương bệnh lý ở vú, đặc biệt là tổn thương ung thư hay gặp. Tỷ lệ bệnh vú theo vị trí ở vú phải hay vú trái: tỷ lệ mắc bệnh ở vú phải cao nhất chiếm 50,0% tiếp đến là vú trái 41,3% và thấp nhất là cả hai vú 8,7%. Tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể. Kết quả khảo sát nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước. Theo Nguyễn Văn Bằng(6) tỷ lệ mắc bệnh ở vú phải là 47,59%; vú trái là 48,78% và cả hai vú là 3,63%. Theo Nguyễn Chấn Hùng(5) tỷ lệ mắc bệnh ở vú trái là 48,9% và vú phải là 49,7% và cả hai vú là 4,5%. Theo nghiên cứu của Baines C.J cho thấy một tỷ lệ tương tự ở vú phải là 51,3%, vú trái là 48,6% và cả hai vú là 4,3%. Tuy có rất nhiều nghiên cứu nhưng đều cho thấy kết sự xuất hiện bệnh lý ở vú phải và trái có xác xuất gần như nhau. Tỷ lệ xuất hiện bệnh lý ở cả hai bên thường gặp ít hơn. Đánh giá hiệu quả của việc khám sàng lọc bệnh vú tại cộng đồng. So sánh kết quả tự khám vú của phụ nữ với kết quả khám lâm sàng do các nhà chuyên môn cho thấy sự phù hợp chẩn đoán theo chỉ số Kappa là 0,67 nghĩa là hai kết quả này phù hợp ở mức độ khá. Kết quả tính toán mức độ tương quan cho thấy kết quả tự khám vú của phụ nữ có độ tin cậy. Sau khi chúng tôi tiến hành hướng dẫn cách tự khám vú và phát phiếu điều tra cho các đối tượng điền và ghi kết quả. Đồng thời chúng tôi tiến hành khám lâm sàng cho từng đối tượng và kết quả chúng tôi thu được thật khả quan, chỉ có một số phụ nữ còn lúng túng trong cách tự khám vú. Kết quả giữa tự khám vú và khám lâm sàng khá phù hợp với độ nhạy là 49,3%; độ đặc hiệu là 99,56% và giá trị dự báo dương tính là 80,95%, dự báo âm tính là 98,13%. Kết quả trong nghiên cứu này phù hợp với một số nghiên cứu khác. Theo Lê Anh Cường(4) sự phù hợp theo chỉ số Kappa là 0,69, có nghĩa là sự phù hợp ở mức độ khá. Tác giả Trần Thị Lương và Lê Đình Roanh cũng cho thấy chỉ số phù hợp Kappa là 0,72%. Các kết quả nghiên cứu càng khẳng định việc truyền thông tự khám vú là hết sức cần thiết và có độ tin cậy đối với việc khám sàng lọc các bệnh u vú tại cộng đồng dân cư. Để đảm bảo kết quả của việc tự khám vú chúng tối tiến hành so sánh khả năng phù hợp với xét nghiệm tế bào học. Tính toán khả năng phù hợp chẩn đoán theo chỉ số Kappa giữa hai phương pháp cho thấy, Kappa = 0,64 nghĩa là sự phù hợp giữa hai phương pháp ở mức độ khá. Kết quả tính toán mức độ tương quan cho thấy kết quả tự khám vú so với xét nghiệm tế bào học có độ tin cậy. Độ nhạy là 50%, độ đặc hiệu 99,59% và giá trị dự báo dương tính là 82,14%; giá trị dự báo âm tính là 98,08%. Để phân loại Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 130 được tổn thương bệnh u vú, phải dựa vào xét nghiệm tế bào và mô bệnh học. Thực trạng mắc bệnh vú tại cộng đồng Trong tổng số 3.840 phụ nữ được khám có 138 trường hợp có bệnh lý ở vú chiếm tỷ lệ 3,59% và không mắc bệnh lý ở vú là 3.702 trường hợp chiếm 96,41%. Kết quả xét nghiệm tế bào học: Trong 138 trường hợp có bệnh lý ở vú, có 1 trường hợp ung thư vú (0,72%); 2 trường hợp quá sản không điển hình (1,44%). Các bệnh lý lành tính của tuyến vú chiếm tỷ lệ cao 97,84%. Đánh giá hiệu quả của việc khám sàng lọc bệnh vú tại cộng đồng So sánh kết quả tự khám vú của phụ nữ với kết quả khám lâm sàng cho thấy sự phù hợp chẩn đoán theo chỉ s
Tài liệu liên quan