Mở đầu: Gây mê trong phẫu thuật mổ u não là một phần khó trong gây mê phẫu thuật thần kinh, chỉ cần
một sai sót nhỏ của bác sĩ phẫu thuật hay bác sĩ gây mê đều có thể dẫn đến những hậu quả lớn.
Mục tiêu:Khảo sát đặc điểm lâm sàng, đặc điểm về gây mê hồi sức chu phẫu của bệnh nhân được mổ u não.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiền cứu, mô tả trên 39 bệnh
nhân được chẩn đoán u não dựa trên lâm sàng và hình ảnh học có chỉ định phẫu thuật tại khoa Gây mê hồi sức
bệnh viện nhân dân 115 thành phố Hồ Chí Minh được phẫu thuật trong thời gian từ 01/11/2009 đến 31/3/2010.
Kết quả: Số bệnh nhân có kết quả tốt, chuyển về khoa trong vòng 48 giờ hậu phẫu là 34/39, chiếm tỷ lệ
87,18%. Số bệnh nhân có biến chứng sau mổ là 5/39, chiếm tỷ lệ 12,82%. Hai bệnh nhân tử vong, chiếm tỷ lệ
5,13%, nguyên nhân tử vong chủ yếu là do phù não.
Kết luận: Việc điều chỉnh thông khí, điều chỉnh huyết động và phòng ngừa, điều trị phù não trong mổ một
cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc mổ, giúp bệnh nhân thức tỉnh sớm sau mổ, hồi phục tri giác
và vận động sớm. PaO2 trong mổ tăng quá cao so với bình thường có thể gây giảm lưu lượng máu não; do đó
không nên để FiO2 quá cao trong gây mê, nhất là đối với những cuộc mổ dài, cũng nhằm tránh tai biến xẹp phổi.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và gây mê hồi sức trong phẫu thuật bệnh lý u não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 312
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ GÂY MÊ HỒI SỨC
TRONG PHẪU THUẬT BỆNH LÝ U NÃO
Nguyễn Văn Chừng*, Trần Thị Hồng Nhi**
TÓM TẮT
Mở đầu: Gây mê trong phẫu thuật mổ u não là một phần khó trong gây mê phẫu thuật thần kinh, chỉ cần
một sai sót nhỏ của bác sĩ phẫu thuật hay bác sĩ gây mê đều có thể dẫn đến những hậu quả lớn.
Mục tiêu:Khảo sát đặc điểm lâm sàng, đặc điểm về gây mê hồi sức chu phẫu của bệnh nhân được mổ u não.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiền cứu, mô tả trên 39 bệnh
nhân được chẩn đoán u não dựa trên lâm sàng và hình ảnh học có chỉ định phẫu thuật tại khoa Gây mê hồi sức
bệnh viện nhân dân 115 thành phố Hồ Chí Minh được phẫu thuật trong thời gian từ 01/11/2009 đến 31/3/2010.
Kết quả: Số bệnh nhân có kết quả tốt, chuyển về khoa trong vòng 48 giờ hậu phẫu là 34/39, chiếm tỷ lệ
87,18%. Số bệnh nhân có biến chứng sau mổ là 5/39, chiếm tỷ lệ 12,82%. Hai bệnh nhân tử vong, chiếm tỷ lệ
5,13%, nguyên nhân tử vong chủ yếu là do phù não.
Kết luận: Việc điều chỉnh thông khí, điều chỉnh huyết động và phòng ngừa, điều trị phù não trong mổ một
cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc mổ, giúp bệnh nhân thức tỉnh sớm sau mổ, hồi phục tri giác
và vận động sớm. PaO2 trong mổ tăng quá cao so với bình thường có thể gây giảm lưu lượng máu não; do đó
không nên để FiO2 quá cao trong gây mê, nhất là đối với những cuộc mổ dài, cũng nhằm tránh tai biến xẹp phổi.
Từ khóa: u não, phù não, gây mê hồi sức.
ABSTRACT
STUDYING CLINICAL AND ANESTHESIA CHARACTERISTICS IN BRAIN TUMOR SURGERY
Nguyen Van Chung, Tran Thi Hong Nhi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 312 - 318
Background: Anaesthesia in brain tumor surgery is a difficult part of neurosurgery anaesthesia. A small
error of anaesthesist or surgeon can cause hazardous consequences.
Objectives: To examinate the clinical and anesthesia characteristics in brain tumor surgery.
Methods: We do the respective study with 39 patients, diagnosed brain tumor and having the surgical
indications at anesthesia department of 115 People’s hospital, Ho Chi Minh city, from 01/11/2009 to 31/03/2010.
Results: 34/39 patients (87.18%) had good outcomes, recovery time was under 48 hours; 5/39 patients
(12.82%) had post – operation complications including 2 patients passed away caused by brain edema.
Conclusions:Adjustment of ventilation, hemodynamic and management of brain edema reasonably will
contribute to raise patients’ outcome, shorter recovery time, help the patients move earlier. PaO2 of the patients in
the operation period is too high that may decrease cerebral blood flow and the high FiO2 can cause pneumolysis.
So, FiO2 should not be high, especially in long operations.
Keywords: brain tumor, brain edema, anesthesia.
∗ Phân môn Gây mê Hồi sức - Bộ môn Ngoại - ĐHYD TP.HCM
** Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An
Tác giả liên lạc: Th.S Trần Thị Hồng Nhi, ĐT:0914710747, email: tranhongnhi1009@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 313
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gây mê - phẫu thuật bệnh u não là một phần
khó trong gây mê phẫu thuật thần kinh, chỉ cần
một sai sót nhỏ của bác sĩ phẫu thuật hay bác sĩ
gây mê đều có thể dẫn đến những hậu quả lớn.
Đã có nhiều nghiên cứu về gây mê hồi sức thần
kinh trên thế giới cũng như trong nước nhưng
gây mê phẫu thuật bệnh u não vẫn còn nhiều
điều cần quan tâm. Vì vậy, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và gây mê hồi sức trong phẫu thuật bệnh lý
u não”.
Mục tiêu đề tài
Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
được mổ u não: tri giác, triệu chứng thần kinh
khu trú, đặc điểm khối u não
Khảo sát đặc điểm về gây mê hồi sức
trong giai đoạn chu phẫu cắt bỏ u não: thay
đổi hô hấp, huyết động, tri giác của bệnh
nhân sau mổ
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân được chẩn đoán u não
dựa trên lâm sàng và hình ảnh học có chỉ định
phẫu thuật tại khoa Gây mê hồi sức bệnh viện
nhân dân 115 thành phố Hồ Chí Minh, được
phẫu thuật trong thời gian từ 01/11/2009 đến
31/3/2010.
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả.
Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá trước mổ: Tình trạng sức khỏe của
bệnh nhân theo tiêu chuẩn ASA, tình trạng tăng
ALNS.
Phương pháp gây mê: Gây mê toàn thân với
đặt nội khí quản, thông khí kiểm soát. Điều
chỉnh thông khí ban đầu: Vt = 8-10 ml/kg, tần số
thở = 12 lần/phút, FiO2 = 60 – 100%. Sau đó, điều
chỉnh thông khí sau cho EtCO2 trong khoảng 30 -
35 mmHg.
Phòng ngừa và điều trị phù não, tăng ALNS
trong mổ: Đánh giá phù não dựa vào phim trước
mổ, nhìn phẫu trường hay dựa vào sự đánh giá
của bác sĩ phẫu thuật. Thuốc được dùng là Solu-
Medrol, dùng thêm Mannitol nếu cần.
Đánh giá và bồi hoàn máu mất.
Sau mổ, tùy theo tình trạng bệnh nhân, có thể
cho bệnh nhân tỉnh sớm hay thở máy.
Theo dõi các chỉ số sinh tồn trong mổ, gồm
mạch, huyết áp, SpO2, EtCO2, FiO2 mỗi 15 phút,
khí máu động mạch (lúc rạch da và lúc đóng
da).
Xử lý số liệu
Tất cả các số liệu thu được trong quá trình
theo dõi được xử lý bằng chương trình SPSS
11.5.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 3 năm
2010, chúng tôi thu thập được 39 trường hợp mổ
u não tại khoa Gây mê hồi sức bệnh viện Nhân
dân 115.
Đặc điểm bệnh nhân trước mổ
-Tuổi trung bình: 46,9 ± 14,92; thấp nhất là
16; cao nhất là 82. Nam chiếm 53,85%, nữ chiếm
46,15%.
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo ASA.
ASA I II III IV
Số BN 13 18 7 1
Tỷ lệ 33,33% 46,15% 17,94% 2,56%
Bảng 2: Bệnh lý kèm theo.
Bệnh kèm theo Số lượng Tỷ lệ %
Thiếu máu cơ tim 1 2,56%
Tiểu đường 3 7,69%
TBMMN 1 2,56%
Cao HA, tiểu đường 2 5,12%
Cao HA 1 2,56%
Tổng 8 20,49%
Bảng 3: Chẩn đoán sau mổ.
Chẩn đoán sau mổ Số lượng Tỷ lệ %
U màng não 9 23,08%
U não bán cầu 19 48,72%
U tuyến yên 4 10,26%
U góc cầu tiểu não 4 10,26%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 314
Chẩn đoán sau mổ Số lượng Tỷ lệ %
U não bán cầu / K vú 1 2,56%
U não hố sau 1 2,56%
U xương sọ 1 2,56%
Tổng số 39 100,00%
Bảng 4: Dùng thuốc chống phù não trước mổ.
Số lượng Tỷ lệ
Không 11 28,21%
Mannitol 0 0,00%
Corticoids 23 58,97%
Mannitol+Corticoids 5 12,82%
Bảng 5: Lượng dịch truyền trung bình trong mổ.
Dịch
truyền
trong mổ
Trung
bình (ml)
Ít
nhất (ml)
Nhiều
nhất (ml)
NaCl 2020 700 4700
Haes-
Steril 6%
323 0 1100
Bảng 6: Thuốc mê dùng trong mổ.
Thuốc gây mê Số trường hợp Tỷ lệ %
Thuốc ngủ dẫn đầu
Thiopental 23 58,97%
Propofol 16 41,03%
Thuốc giảm đau
Fentanyl 2 5,12%
Sufentanil 37 94,88%
Thuốc mê bốc hơi duy trì
Isoflurane 22 56,41%
Sevoflurane 17 43,59%
Trung bình ước lượng máu mất của bệnh
nhân là: 630 ± 115 ml.
Bảng 7: Truyền máu trong mổ.
Số đơn vị máu Tần suất Tỷ lệ %
0 25 64,1
2 10 25,6
4 3 7,7
6 1 2,6
Tổng 39 100,0
Bảng 8: Thời gian lưu hậu phẫu.
Thời gian Tần suất Tỷ lệ %
< 24 giờ 27 69,2
24 - 48 giờ 9 23,1
> 48 h 3 7,7
Tổng số 39 100,0
Bảng 9: Biến chứng sau mổ.
Biến chứng sau mổ Tần suất Tỷ lệ %
Đái tháo nhạt 1 2,6%
Mê sâu, xin về 1 2,6%
Phù não- tử vong 2 5,1%
Tỉnh chậm 1 2,6%
Tổng số 5 12,8%
Bảng 10: Sự thay đổi các khí trong máu lúc rạch da
và lúc đóng da.
Xét nghiệm Lúc rạch da Lúc đóng da Trị số bình thường
pH 7,46 ± 0,07 7,39 ± 0,07 7,40 ± 0,05
PaCO2 (mmHg) 37,30 ± 8,05 38,40 ± 7,81 40,00 ± 5,00
PaO2 (mmHg)
347,90 ±
102,46
297,20 ±
98,05 80,00 ± 5,00
HCO-3 (mEq/L) 26,50 ± 3,83 23,10 ± 3,67 24,00 ± 2,00
BÀN LUẬN
Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Tuổi trung bình của bệnh nhân là: 46,90 ±
14,92. Số BN phân bố nhiều nhất là ở nhóm
tuổi 45 - 55 tuổi. Theo tác giả Nguyễn Phong
và cộng sự, tuổi trung bình là 37,1; nhóm tuổi
gặp nhiều nhất là 31 - 50 tuổi(3).
Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Nam chiếm 53,85%, nữ chiếm 46,15%. Tỷ lệ
nam nhiều hơn nữ cũng phù hợp với các tài liệu
đã được công bố. Theo Nguyễn Phong và cộng
sự, bệnh nhân nam chiếm 54%, nữ 46%(3).
Phân loại bệnh nhân theo ASA
Đa số BN trong nghiên cứu của chúng tôi có
ASA I và II (78,48%), 7 BN có ASA III (17,95%)
và 1 BN có ASA IV (2,56%). Việc đánh giá ASA
giúp xác định tình trạng bệnh của BN trước mổ.
Từ đó có thể dự kiến thực hiện các bước gây mê
và theo dõi cho mỗi bệnh nhân.
Triệu chứng thần kinh khu trú
Triệu chứng thần kinh khu trú rất đa
dạng, tùy theo vị trí của u, BN có thể có triệu
chứng yếu liệt, động kinh, giảm thị lực, giảm
thính lực, tiêu tiểu không tự chủ, rối loạn tâm
thần 28,2% BN không có triệu chứng thần
kinh khu trú.
Việc khám kỹ lưỡng các tổn thương thần
kinh trước mổ cũng cần thiết để đánh giá sau
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 315
mổ xem bệnh nhân có bị tổn thương thêm hay
không cũng như việc hồi phục tốt do phẫu thuật
đem lại.
Bệnh lý kèm theo
Đa số BN không có bệnh lý kèm theo. Bệnh
kèm theo chiếm 23,2%, thường gặp nhất là tiểu
đường (5 bệnh nhân) và cao huyết áp (2 bệnh
nhân). Việc nắm rõ bệnh lý đi kèm của bệnh
nhân cũng rất quan trọng. Điều này giúp cho
người gây mê tìm hiểu thêm mức độ tổn thương
của các cơ quan để chủ động xử trí những biến
chứng trong gây mê; đồng thời tìm hiểu các
thuốc bệnh nhân đang dùng để tránh tình trạng
tương tác thuốc.
Corticoids
Phù não trong u não là kết quả của sự di
chuyển huyết tương vào nhu mô não qua màng
tế bào não bị mất chức năng. Ngoài ra, sự rối
loạn chức năng của các protein liên kết của tế
bào nội mạc mạch máu cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc gây ra phù não do u. Dùng
Corticoids đã được chứng minh là có lợi cho
những BN u não có phù não(12).Có 71,8% BN
được ghi nhận có dùng Corticoids trước mổ. Ở
đây, BN được dùng chủ yếu là Solu - Medrol
(Methyl Prednisolone).
Mannitol
Có 12,8% trường hợp sử dụng Mannitol
trước mổ. Hiệu quả của Mannitol tùy thuộc vào
sự nguyên vẹn của hàng rào máu não. Nếu hàng
rào máu não bị tổn thương toàn bộ, sẽ không có
sự chênh lệch áp suất thẩm thấu và nước sẽ tích
tụ gây phù não. Ở vùng hàng rào máu não tổn
thương ở mức độ rất ít, chênh lệch thẩm thấu có
thể hiệu quả. Ở vùng hàng rào máu não bình
thường, dung dịch ưu trương sẽ lấy nước ở mô
não bình thường, dẫn đến giảm thể tích máu
não, giảm áp lực nội sọ(16).
Ngày nay, những nghiên cứu mới về điều trị
chống phù não đã nêu bật vai trò của dung dịch
muối ưu trương và đang được áp dụng rộng rãi.
Wu CT nghiên cứu trên những bệnh nhân mổ u
não trên lều cho thấy dung dịch muối ưu trương
làm giảm căng não tốt hơn Mannitol mà không
gây tác dụng phụ sau mổ và ảnh hưởng đến số
ngày nằm viện(18). Da Silva JC và cộng sự đã gây
tăng áp lực nội sọ thực nghiệm trên thỏ cho thấy
rằng dung dịch NaCl 10% có hiệu quả hơn
Mannitol trong điều trị tăng áp lực nội sọ(15).
Đặc điểm gây mê hồi sức trong mổ
Thời gian mổ
Thời gian mổ trung bình là 225 phút. Mổ bóc
u não thường kéo dài. Điều này có nhiều khó
khăn cho người gây mê, như mất máu, tỳ đè,
kéo căng dây thần kinh do đặt tư thế thuận lợi
cho phẫu trường trong thời gian dài.
Thay đổi mạch và huyết áp trong mổ
Mạch trung bình trong mổ thay đổi từ 60,3 -
95,49 lần /phút. Huyết áp tâm thu trung bình lúc
mở màng cứng là 94,8 mmHg, huyết áp tâm
trương trung bình lúc mở màng cứng là 56,36
mmHg. Như vậy, huyết áp của đa số bệnh nhân
không tụt khi mở màng cứng, điều đó hạn chế
được những tai biến xảy ra ngay sau đó. Tụt
huyết áp đột ngột thường xảy ra lúc mở màng
cứng vì khi đó nhu mô não được giải áp. Cơ chế
duy trì áp lực tưới máu não giảm đột ngột kết
hợp với ảnh hưởng của thuốc mê sẽ gây tụt
huyết áp trầm trọng. Tai biến tụt huyết áp đáng
lo ngại nhất ở những bệnh nhân có tăng ALNS
trước đó.
Thay đổi EtCO2 trong mổ
EtCO2 trung bình của bệnh nhân trong mổ
dao động từ 27,69 – 31,38 mmHg. Chúng tôi chủ
động tăng thông khí vừa phải (4), nhằm mục
tiêu EtCO2 khoảng 30-35 mmHg, EtCO2 trung
bình lúc lấy u là 30 ± 3,97. EtCO2 trung bình của
bệnh nhân lúc rạch da là 30,36 mmHg. EtCO2
trung bình của bệnh nhân trong mổ dao động từ
27,69 – 31,38 mmHg.
Dịch truyền trong mổ
Lượng dịch truyền được dùng trong mổ là
NaCl 0,9%, trung bình 2020 ml. Ở đây chúng tôi
dùng dung dịch NaCl 0,9%, dù dung dịch này
có áp lực thẩm thấu không giống hoàn toàn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 316
huyết tương, nhưng đây là dung dịch hợp lý
nhất so với các dung dịch thường dùng khác.
Dung dịch NaCl 0,9% hơi ưu trương
(308mOsm/L), khi dùng với lượng lớn dẫn đến
toan chuyển hóa tăng Clor. Do đó, nhiều nhà
lâm sàng thích dùng Lactate Ringer hơn. Tuy
nhiên, Lactate Ringer với áp lực thẩm thấu 273
mOsm/L có thể gây phù não khi dùng lượng
lớn. Vì vậy, khi truyền lượng dịch lớn, do mất
máu nhiều hay đa thương, chúng ta dùng xen kẻ
từng chút giữa Lactate Ringer và dung dịch
NaCl 0,9%.
Lượng dung dịch keo (Haes-Steril 6%) dùng
trong mổ trung bình là 323ml. 42,6% bệnh nhân
không cần phải dùng dung dịch keo trong mổ
do cuộc mổ ngắn, ít mất máu như mổ u tuyến
yên qua ngã xương bướm.
Truyền máu trong mổ
Tỷ lệ bệnh nhân phải truyền máu trong mổ
là 35,9%. Trong đó, có 1 bệnh nhân phải truyền 6
đơn vị máu toàn phần, 4 đơn vị hồng cầu lắng, 4
đơn vị huyết tương tươi đông lạnh. Bệnh nhân
này dự hậu rất xấu, tử vong vào ngày thứ 2 hậu
phẫu. Đây là trường hợp bệnh nhân được chẩn
đoán u màng não cánh bé xương bướm (P). Trên
phim MRI, u có kích thước 79 x 70 x 65 mm,
ranh giới rõ, ở vị trán thái dương (P), chèn ép
não thất bên (P), đẩy lệch đường giữa 19 mm.
Ước lượng máu mất
Ước lượng máu mất trung bình là: 630 ±
115 ml. Bệnh nhân có số lượng máu mất ước
lượng nhiều nhất là 4000ml. Đây là trường hợp
bệnh nhân trước mổ Glasgow 15 điểm, nhưng vì
tính chất u được mô tả ở phần truyền máu nên
chảy máu trong mổ rất nhiều.
Chọn lựa thuốc mê
Thuốc giảm đau nhóm á phiện
Hai loại thuốc giảm đau được dùng là
Sufentanil và Fentanyl. Trong đó, Sufentanil
chiếm đa số. Hai nghiên cứu của Bilotta F (và
cộng sự) cũng như của Martorano PP (và cộng
sự) đã chứng minh rằng Remifentanil và
Sufentanil đều kết hợp tốt với Propofol trong
gây mê tĩnh mạch toàn bộ, tuy nhiên BN dùng
Sufentanil ít nhu cầu giảm đau hơn và tỉnh tốt
hơn Remifentanil(6,13). Guy J và cộng sự đã
nghiên cứu so sánh giữa Remifentanil và
Fentanyl trong mở sọ trên lều cho thấy
Remifentanil ổn định huyết động tốt hơn nhưng
đòi hỏi thuốc giảm đau sau mổ nhiều hơn so với
Fentanyl(10). Balakrishnan và cộng sự cũng so
sánh giữa hai thuốc này kết luận rằng BN được
dùng Remifentanil trong gây mê cho mở sọ có
thời gian tỉnh nhanh hơn so với Fentanyl(5). Del
Gaudio và cộng sự cũng nghiên cứu những
bệnh nhân mở sọ trên lều nhận thấy
Remifentanil tỉnh nhanh hơn và giảm được liều
dùng của thuốc mê tĩnh mạch(7).
Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi,
hơn 90% bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau
là Sufentanil là yếu tố góp phần thành công cho
cuộc gây mê phẫu thuật.
Thuốc mê dẫn đầu
Hai loại thuốc ngủ dẫn đầu được dùng cho
bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là
Thiopental (59%) và Propofol (41%).Thuốc mê
tĩnh mạch khởi mê nhanh, tác động tối thiểu
lên các cơ quan khác như tim mạch, hô hấp,
thận, gan; có tác dụng giảm đau, tác động
thuận lợi trên huyết động học của não như
giảm mức chuyển hóa não đi đôi với lưu
lượng máu não, không làm tăng thể tích máu
não, duy trì sự tự điều hòa mạch máu não(9).
Hernández-Palazón J đã chứng minh rằng gây
mê tĩnh mạch với Propofol trong phẫu thuật
nội sọ (u não trên lều) có thể duy trì tình trạng
huyết động ổn định và làm giảm ALNS trừ lúc
soi thanh quản; hơn nữa còn giúp bệnh nhân
tỉnh nhanh sau mổ(11).
Petersen và cộng sự nghiên cứu trên 117
bệnh nhân mổ u não cho thấy trước cũng như
trong thời gian tăng thông khí, ALNS và độ
chênh Oxy động và tĩnh mạch thấp hơn và áp
lực tưới máu não cao hơn khi gây mê với
Propofol so với Isoflurane hoặc Sevoflurane(14).
Wong AY đã phân tích trên 145 bệnh nhân cho
thấy rằng dù những thuận lợi của thuốc mê tĩnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 317
mạch như khởi phát nhanh, tỉnh nhanh, giảm
biến chứng hô hấp, nhưng tỷ lệ biến chứng như
run, nôn và buồn nôn, cao huyết áp sau mổ vẫn
còn cao(17).
Thuốc mê duy trì
Trong nghiên cứu, thuốc mê duy trì được
dùng là Isoflurane (56,4%) và Sevoflurane
(43,6%). Tất cả thuốc mê bốc hơi đều ức chế
chuyển hóa não có liên quan đến liều lượng.
Thuốc mê bốc hơi cũng có hoạt động dãn mạch
não do ảnh hưởng trực tiếp trên cơ trơn mạch
máu. Vì thế, tác dụng của thuốc mê bốc hơi trên
lưu lượng máu não là sự cân bằng giữa giảm lưu
lượng máu não do ức chế mức chuyển hóa não
và sự tăng lưu lượng máu não do dãn mạch não
trực tiếp. Khi dùng liều 0,5 MAC, sự giảm lưu
lượng máu não do ức chế mức chuyển hóa não
chiếm ưu thế và lưu lượng máu não thực sự
giảm so với tình trạng thức tỉnh. Ở 1,0 MAC, lưu
lượng máu não không đổi, sự ức chế mức
chuyển hóa não và tác dụng dãn mạch cân bằng.
Quá 1,0 MAC, hiện tượng dãn mạch chiếm ưu
thế, hậu quả là tăng lưu lượng máu não và thể
tích máu não dẫn đến tăng áp lực nội sọ. Thứ tự
khả năng dãn mạch của các thuốc mê bốc hơi
thường dùng như sau: Halothane = enflurane >
desflurane ≈ isoflurane > sevoflurane.
PaO2
PaO2 trung bình lúc rạch da và đóng da là
347,9 ± 102,46mmHg và 297,2 ± 98,05mmHg.
Những trị số này quá cao so với trị số bình
thường. FiO2 cao sẽ gây hại cho BN vì khi đó,
trong khí thở vào không có hoặc rất ít khí Nitơ.
Khí Nitơ là khí trơ, có tác dụng làm nở phế
nang. FiO2 càng cao sẽ tăng nguy cơ xẹp phế
nang dẫn đến xẹp phổi (1).
Theo dõi trong mổ và biến chứng
Có 27/39 bệnh nhân tỉnh và được chuyển về
khoa ngoại thần kinh trong vòng 24 giờ sau mổ
chiếm tỷ lệ 69,2%. Ba bệnh nhân (7,7%) thở máy
hơn 48 giờ sau mổ. Có 5 bệnh nhân có biến
chứng chiếm tỷ lệ 12,82%. Trong đó có 2 bệnh
nhân có biến chứng là phù não, sau đó tử vong.
Một BN có biến chứng đái tháo nhạt được điều
trị bằng Minirin (Desmopressin) và lượng nước
tiểu trở về bình thường vào ngày thứ 2 của hậu
phẫu. Một bệnh nhân trước mổ có Glasgow 13
điểm, sau mổ bệnh nhân này hồi phục tri giác
chậm và được chuyển về khoa ngoại thần kinh
vào ngày thứ 5 của hậu phẫu. Một bệnh nhân 82
tuổi sau mổ mê sâu, xin về vào ngày thứ 3 của
hậu phẫu. Hai bệnh nhân tử vong, chiếm tỷ lệ
5,12%, trong đó một bệnh nhân trong mổ mất
rất nhiều máu và truyền nhiều máu trong và sau
mổ; một bệnh nhân mổ với khối u lớn, sau mổ
tỉnh sớm, tuy nhiên sau đó vài giờ bệnh nhân
hôn mê sâu, phù não nặng.
KẾT LUẬN
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là
46,90 ± 14,92, nam chiếm 53,85%. Có 78,48%
bệnh nhân có ASA I và II. Số bệnh nhân cần điều
trị chống phù não trước mổ là 28/39 (chiếm
71,8%). Số lượng bệnh nhân tỉnh sớm, chuyển
trại trong vòng 24 giờ hậu phẫu là 27/39, chiếm
tỷ lệ 69,2%. Số bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng
không tốt sau mổ là 5/39, chiếm tỷ lệ 12,82%. Hai
bệnh nhân tử vong, chiếm tỷ lệ 5,13%, nguyên
nhân tử vong chủ yếu là do phù não.
Việc điều chỉnh thông khí, điều chỉnh huyết
động và phòng ngừa, điều trị phù não trong mổ
một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
của cuộc mổ, giúp bệnh nhân thức tỉnh sớm sau
mổ, hồi phục tri giác và vận động sớm. Theo dõi
thật sát bệnh nhân ở giai đoạn hậu phẫu rất
quan trọng để có thể phát hiện kịp thời những
tai biến và biến chứng. Để tránh tai biến xẹp
phổi, không nên để FiO2 quá cao trong gây mê,
nhất là đối với những cuộc