Ở bệnh viện Bình Dân, ung thư đại-trực tràng khá thường gặp. Điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Hiện có 2 phương pháp: phẫu thuật nội soi và mổ mở. Mổ mở với đường mổ nhỏ 6-7cm, dùng dụng cụ dài để phẫu tích đại trực tràng, đưa đoạn đại tràng mang khối u ra ngoài thành bụng để cắt nối hay khâu nối với đại tràng hay trực tràng trong ổ bụng. Khi không khâu nối được thì làm hậu môn nhân tạo (phẫu thuật Hartmann). Phẫu thuật nội soi, nội soi ổ bụng phẫu tích mạc treo đại tràng hay trực tràng, mở bụng đường mổ nhỏ 5-6cm, đưa đoạn đại tràng mang khối u ra ngoài thành bụng để cắt nối hay khâu nối với đại tràng hay với trực tràng bằng stapler qua ngả hậu môn. Tương tự mổ mở, trường hợp không khâu nối được thì làm hậu môn nhân tạo (phẫu thuật Hartmann). Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp mổ mở với đường mổ nhỏ 6-7 cm so với mổ nội soi với đường mổ 5-6cm. Đối tượng và phương pháp: Tiền cứu, so sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, cuộc mổ, tai biến biến chứng sau mổ và kết quả điều trị giữa 2 nhóm: mổ mở đường mổ nhỏ và mổ nội soi cắt nối đại tràng và trực tràng ngoài ổ bụng trong ung thư đại-trực tràng tại BV Bình Dân từ 1/2009-6/2010.
9 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đối chứng phẫu thuật ung thư đại tràng và trực tràng cao với đường mổ nhỏ và phẫu thuật nội soi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 152
NGHIÊN CỨU ĐỐI CHỨNG PHẪU THUẬT UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
VÀ TRỰC TRÀNG CAO VỚI ĐƯỜNG MỔ NHỎ VÀ PHẪU THUẬT NỘI SOI
Văn Tần*, Hoàng Danh Tấn*, Bùi Mạnh Côn*, Trần Thiện Hoà*, Đỗ Bá Hùng*, Vũ Ngọc Anh Tuấn*
TÓM LƯỢC
Ở bệnh viện Bình Dân, ung thư đại-trực tràng khá thường gặp. Điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Hiện có 2
phương pháp: phẫu thuật nội soi và mổ mở. Mổ mở với đường mổ nhỏ 6-7cm, dùng dụng cụ dài để phẫu tích đại
trực tràng, đưa đoạn đại tràng mang khối u ra ngoài thành bụng để cắt nối hay khâu nối với đại tràng hay trực
tràng trong ổ bụng. Khi không khâu nối được thì làm hậu môn nhân tạo (phẫu thuật Hartmann). Phẫu thuật nội
soi, nội soi ổ bụng phẫu tích mạc treo đại tràng hay trực tràng, mở bụng đường mổ nhỏ 5-6cm, đưa đoạn đại
tràng mang khối u ra ngoài thành bụng để cắt nối hay khâu nối với đại tràng hay với trực tràng bằng stapler qua
ngả hậu môn. Tương tự mổ mở, trường hợp không khâu nối được thì làm hậu môn nhân tạo (phẫu thuật
Hartmann).
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp mổ mở với đường mổ nhỏ 6-7 cm so với mổ nội soi
với đường mổ 5-6cm.
Đối tượng và phương pháp: Tiền cứu, so sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh,
cuộc mổ, tai biến biến chứng sau mổ và kết quả điều trị giữa 2 nhóm: mổ mở đường mổ nhỏ và mổ nội soi cắt nối
đại tràng và trực tràng ngoài ổ bụng trong ung thư đại-trực tràng tại BV Bình Dân từ 1/2009-6/2010.
Kết quả và bàn luận: 40 trường hợp ở nhóm mổ nội soi, 40 trường hợp ở nhóm mổ mở đường mổ nhỏ.
Hai nhóm khá tương đồng về mặt thống kê giữa các biến số: tuổi, giới, tiền căn phẫu thuật bụng, Hct, Protid
máu, X quang phổi, ECG, đặc điểm tổn thương trên siêu âm và CT, giai đoạn bệnh, loại phẫu thuật cắt đại trực
tràng, kết quả giải phẫu bệnh, hoá trị sau mổ, tỷ lệ và thời gian theo dõi sau mổ. Kết quả: - Thời gian mổ trung
bình ở nhóm nội soi (154 phút) lâu hơn có ý nghĩa (p = 0,03) so với nhóm đường mổ nhỏ (108 phút). Những thời
gian nằm viện trung bình sau mổ ở nhóm nội soi (9,53 ngày) ngắn hơn có ý nghĩa (p = 0,03) so với nhóm đường
mổ nhỏ (12,95 ngày). - Lượng máu mất trung bình lúc mổ khác biệt không có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p = 0,08). -
Hiệu quả: trừ căn (nạo hạch, độ an toàn của mặt cắt, CEA, CA19.9 sau mổ) khác biệt không có ý nghĩa giữa 2
nhóm.- Tỷ lệ biến chứng sau mổ ở nhóm nội soi (62,5%) cao hơn có ý nghĩa (p < 0,01) so với đường mổ nhỏ
(27,5%), nhất là biến chứng nhiễm trùng có lẽ do thời gian mổ kéo dài, bỏng nhiệt khi phẫu tích. Tuy nhiên, biến
chứng ở miệng nối (chảy máu, xì rò) ở nhóm đường mổ nhỏ (12,5%) cao hơn có ý nghĩa (p = 0,02) so với nhóm
nội soi (chưa ghi nhận). - Tỷ lệ theo dõi (65-75%), thời gian theo dõi trung bình, (7,35 - 10,7 tháng), tỷ lệ (57,5-
65%) và phát đồ hoá trị sau mổ khác biệt không có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p > 0,07). Tỷ lệ tái phát (7,69% ở nhóm
nội soi – 3,33% ở nhóm đường mổ nhỏ), hẹp miệng nối (chưa ghi nhận ở nhóm nội soi – 3,33% ở nhóm đường
mổ nhỏ) khác biệt không có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p > 0,18). Tuy nhiên, thời gian theo dõi còn ngắn và tỷ lệ theo
dõi chưa cao, nhất là những trường hợp không hoá trị sau mổ.
Kết luận: Với đường mổ nhỏ 6-7 cm, tỷ lệ thời gian mổ, tỉ lệ tốn kém và tỉ lệ tái phát ít hơn mổ nội soi
nhưng tỉ lệ thời gian nằm viện sau mổ dài hơn.
Từ khoá: NC đối chứng mổ NS và đường mổ nhỏ ung thư đại-trực tràng.
* Bệnh Viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: GS.Văn Tần E mail: binhdanhospital@hcm.vnn.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 153
ABSTRACT
RANDOMIZED TRIAL FOR COLECTOMY ABLATION WITH MINI OPEN LAPAROTOMY
AND LAPAROSCOPY
Van Tan, Hoang Danh Tan, Bui Manh Con, Tran Thien Hoa, Do Ba Hung, Vu ngoc Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 152 – 159
Background: Colon and rectal cancer treated at Binh Dan Hospital are numerous. Nowadays, there are 2
techniques of ablation. Mini laparotomy with 6-7cm and with long equipment to dissect the colon and rectum,
remove the cancer and extracorporel anastomosis or artificial anus (Hartmann procedure). With the same
pathology, laparoscopist dissect the colon and rectum and, remove the cancer and extracorporeal anastomosis
(with 4-5cm laparotomy), or Hartmann procedure.
Objective: A randomized clinical trial of the mini laparotomy and laparoscopy.
Patients and Methods: It is a prespective technique. We compare 2 methods during 10 months with
patients of colorectal cancer, staging 1,2,3,4 at Binh Dan Hospital from 1/2009-6/2010. Each group has 40 cases.
Two groups have epidemiology, clinical, labo data and imaging mimic the same. Results of operations:
Clinical parameters Laparoscopy Mini open laparotomy
Days staging post op (a) 9.53 12.05 (7-26)
Accidents 0 2
Complications 25 11
- Wound infections 25 stitch removing 6 stitch removing
- Wound fistula 0 1 bandage
- Anal fistula 0 1 anal suture
- Anastomotic stenosis 0 1 digital dilatation
Total 25/40 (70%) 11/40 (27.5%)
Follow up: All cancers of colorectum stage 3 and more mush be chemotherapied. For the mini laparotomy, 1
case anastomotic stenosis, and for the laparoscopy, 2 cases of recurrent cancers of anastomosis and one case of
hepatic metastasis.
Conclusion: In the mini laparoscopy 6-7 cm, the operative time is short, the cost is reduce, the recurrence is
fewer, but the postop day staying is longer.
Keywords: RCT colorectal cancer between laparoscopy and minilaparotomy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, ung thư đại trực tràng là bệnh lý
ác tính đứng hàng thứ hai ở nam giới và thứ ba
ở nữ. Tại bệnh viện Bình Dân, mỗi năm có hơn
300 trường hợp đến điều trị. Hầu hết ở giai đoạn
muộn, thường là giai đoạn 3. Nếu đến sớm, ở
giai đoạn 2, được điều trị đúng mức thì khả
năng chữa khỏi bệnh cao; ở giai đoạn 3 chỉ 50%
có thể sống 5 năm(7,16,17,20,30).
Ngày nay, ngoài phẫu thuật mở, khá nhiều
trường hợp ung thư đại trực tràng được mổ qua
nội soi ổ bụng, nhất là ung thư ở giai đoạn 3 trở
lại. Hiện nay, 2 kỹ thuật thường dùng là phẫu
tích qua nội soi và mở bụng bằng đường mổ
nhỏ 4-5cm để cắt nối đại tràng ở ngoài ổ
bụng(1,3,5,10,11,13,18), hoặc dùng tay hỗ trợ bằng dụng
cụ chuyên dụng, (400 USD) dùng 1 lần
(4,12,16,19,31,32). Kỹ thuật dùng tay hỗ trợ cũng cần
đường mở bụng nhỏ 4-5cm, cho phép đưa bàn
tay vào ổ bụng để thao tác. Dù phẫu thuật nội
soi hay mở, đều có thể gặp tai biến (tổn thương
niệu quản, mạch máu lớn...), biến chứng (xì, rò,
nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng vết mổ)(21,28).
Không dùng dụng cụ chuyên dụng, chúng
tôi dùng dụng cụ dài để phẫu tích qua đường
mổ nhỏ 5-6 cm, nhưng cần nâng thành bụng
bằng ecarteur và gây mê sâu. Từ kinh nghiệm
thực tế đã ứng dụng nhiều trong mổ mở cắt túi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 154
mật, cắt ruột thừa, cắt đoạn ruột non, cắt dạ dày,
cắt ghép động mạch chủ dưới động mạch thận...
chúng tôi dùng kỹ thuật này để mổ cho ung thư
đại trực tràng.
Mục tiêu
Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị ung
thư đại tràng và trực tràng cao qua đường mổ
nhỏ, so sánh với phẫu thuật nội soi cắt nối đại
tràng ngoài ổ bụng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu tiền cứu, từ tháng 1 năm 2009
đến tháng 6 năm 2010. Bệnh nhân ung thư đại
trực tràng, được khám, đánh giá giai đoạn bệnh
và dự kiến phẫu thuật. Nếu đủ điều kiện đưa
vào nghiên cứu sẽ được ghi nhận các biến số
lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh...
Ghi nhận, so sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng, chẩn đoán hình ảnh, cuộc mổ, tai biến biến
chứng sau mổ và kết quả điều trị giữa 2 nhóm:
mổ mở đường mổ nhỏ và mổ nội soi cắt nối đại
tràng ngoài ổ bụng.
Chuẩn bị đại tràng: chế độ ăn ít chất xơ,
thuốc xổ (Fleet soda 45ml) 2-3 ngày trước mổ.
Dùng kháng sinh dự phòng ngay trước mổ,
2-3 ngày sau mổ.
Mổ mở đường mổ nhỏ: Cho kháng sinh, gây
mê, soi ổ bụng để đánh giá tổn thương và xếp
giai đoạn bệnh, chọn vị trí rạch da tối ưu để tiếp
cận và xử lý tổn thương. Tiến hành phẫu tích,
cắt nối đại tràng bằng tay (trong hoặc ngoài ổ
bụng) qua đường mổ nhỏ. Dùng Hartmann để
nâng thành bụng, dùng dụng cụ dài để thao tác.
Mổ nội soi: có thể nối tay hay nối máy
(stappler).
KẾT QUẢ
Có 40 trường hợp mổ mở đường mổ nhỏ và
40 trường hợp mổ nội soi. Các biến số được ghi
nhận như sau.
Dịch tễ
Tuổi, giới
Khác biệt không có ý nghĩa giữa 2 nhóm.
Tuổi Nội soi Đường mổ nhỏ
30-39 2 2
40-49 11 4
50-59 10 16
60-69 6 11
70-79 11 9
80-89 1 4
Tổng 40 40
Nội soi Đường mổ nhỏ p
Nam/Nữ 24/16 19/21 0,26
Tuổi trung bình 60,17 63,18 0,12
Lâm sàng
Đau bụng ở nhóm đường mổ nhỏ nhiều hơn
có ý nghĩa so với nhóm mổ nội soi (p < 0,001).
Triệu chứng Nội soi Đường mổ nhỏ p
Đau bụng 45% (18) 80% (32) < 0,001
Rối loạn tiêu hoá 2,5% (1) 62,5% (25) 0,65
Rối loạn đi cầu 52,5% (21) 40% (16) 0,30
Sờ thấy u 7,5% (3) 2,5% (1) 0,30
Bán tắc ruột 2,5% (1) 2,5% (1) 1
Thời gian có tr
chứng nhập viện
Nội soi Đường mổ nhỏ p
< 1 tháng 27,5% (11) 7,5% (3) < 0,02
1 – 3 tháng 42,5% (17) 42,5% (17) 1
3 – 6 tháng 15% (6) 22,5% (9) 0,39
6 – 12 tháng 15% (6) 22,5% (9) 0,39
> 12 tháng 0 5% (2) 0,15
Tiền căn Nội
soi
Đường
mổ nhỏ
p
Mổ thẩm mỹ 1 0
Cắt u nang buồng trứng 2 0
Cắt viêm ruột thừa 1 1
Mổ thoát vị bẹn phải 1 0
Mổ đục thuỷ tinh thể 1 0
Mổ phình ĐMC bụng 2 năm 0 1
PT Longo 1 năm 0 1
Cắt thuỳ phổi do lao 20 năm 0 1
Cắt thuỳ trên phổi P do K 20 năm 0 1
Mổ lấy thai 0 1
Cắt thận P 5 năm 0 1
Cắt túi mật do sỏi 10 năm 0 1
Tổng 6 8 0,55
Tiền căn phẫu thuật khác biệt không có ý
nghĩa giữa 2 nhóm (p = 0,55)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 155
Bệnh kèm Nội soi Đường
mổ nhỏ
p
Thoái hoá cột sống thắt lưng 1 0
Đái tháo đường 4 1
Hở van 2 lá 1 0
Di chứng sốt bại liệt 1 0
Yếu liệt nửa người (TBMMN) 1 0
Cao HA 7 1
Bệnh lý khớp, Gout 1 1
Viêm dạ dày 2 0
Hen 0 1
Sỏi túi mật 0 1
Thoát vị dĩa đệm 0 1
Tổng 18 6 <0,01
Tỷ lệ bệnh kèm ở nhóm mổ nội soi cao hơn
có ý nghĩa so với nhóm đường mổ nhỏ (p < 0,01)
Cận lâm sàng
Xét nghiệm máu Nội soi Đường mổ
nhỏ
p
Hct trung bình (%) 37,69 (27,5-
46,6)
36,6 (22,7-
46,1)
0,87
HC trung bình
(M/uL)
4,47 (3,75-
5,66)
4,4 (3,65-5,46) 0,85
BC trung bình
(K/uL)
8,61 (4,97-
16,30)
8,30 (4,6-20,7) 0,82
Protid máu (g/L) 70,73 (57-81) 70,91 (62-79) 0,94
Nhóm máu >0,13
A 8 14
B 13 7
AB 3 2
O 16 17
Hct, số lượng hồng cầu, bạch cầu, protid
máu, nhóm máu khác biệt không có ý nghĩa
giữa 2 nhóm.
Có 21/40 trường hợp ở nhóm mổ nội soi và
30/40 trường hợp ở nhóm đường mổ nhỏ được
làm AFP; 40/40 trường hợp ở nhóm mổ nội soi
và 30/40 trường hợp ở nhóm đường mổ nhỏ
được thử CEA; 39/40 trường hợp ở nhóm mổ
nội soi và 30/40 trường hợp ở nhóm đường mổ
nhỏ được thử CA19.9. Kết quả cụ thể như sau:
Dấu ấn ung thư
(tumors marker)
Nội soi Đường mổ
nhỏ
p
AFP không tăng 100% 100% 1
CEA tăng 37,5%
(15/40)
66,66%
(20/30)
<0,02
CA19.9 tăng 5,12% (2/39) 53,33% <0,01
Dấu ấn ung thư
(tumors marker)
Nội soi Đường mổ
nhỏ
p
(16/30)
Tỷ lệ CEA, CA19.9 tăng ở nhóm đường mổ
nhỏ cao hơn có ý nghĩa so với nhóm nội soi (p <
0,02). Mức độ tăng ở nhóm đường mổ nhỏ cũng
cao hơn.
ECG bất thường Nội soi Đường mổ
nhỏ
p
Bloc AV độ 1 1 0
T dẹt 0 1
Ngoại tâm thu 1 2
Thiểu năng vành 17 18
Tổng 20 21 0,65
Tỷ lệ ECG bất thường khác biệt không có ý
nghĩa thống kê giữa 2 nhóm.
X quang phổi bất
thường
Nội soi Đường mổ
nhỏ
p
Dày dính màng phổi 1 1
Xơ đỉnh phổi 1 1
Co kéo phổi phải 0 1
Viêm mô kẻ 0 1
Tổng 3 4 0,39
Tỷ lệ X quang phổi bất thường khác biệt
không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm.
Siêu âm bụng Nội soi Đường mổ nhỏ p
Số trường hợp thực hiện 26 40
Dày thành đại tràng 50% (13) 25% (10) 0,03
CT bụng Nội soi Đường mổ
nhỏ
p
Số trường hợp thực hiện 22 24
Thấy tổn thương ở đại tràng 77%
(17)
83% (20) 0,60
Di căn gan 4,5% (1) 0 0,29
Nội soi đại tràng
+ sinh thiết
Nội soi Đường mổ
nhỏ
p
Số trường hợp thực hiện 40 40
Adenocarcinoma 36 36 1
Viêm mạn 4 1 0,16
Nghịch sản 0 1 0,31
Tổn thương mổ học qua nội soi đại tràng
khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa
2 nhóm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 156
Phẫu thuật
Nội soi Đường mổ
nhỏ
p
Thời gian mổ trung bình
(phút)
154 (75-
260)
108,70 (60-157) 0,03
Máu mất trung bình
(mL)
77 (10-200) 179,67 (50-500) 0,08
Thời gian mổ nội soi dài hơn có ý nghĩa (p =
0,03), lượng máu mất ít hơn không có ý nghĩa (p
= 0,08).
Giai đoạn u Nội soi Đường mổ nhỏ
Giai đoạn I 4 3
Giai đoạn II 13 10
Giai đoạn III 9 10
Giai đoạn IV 14 17
Tổng 40 40
Giai đoạn khối u khác biệt không có ý nghĩa
giữa 2 nhóm (p > 0,4)
Loại phẫu
thuật
Nội soi Đường mổ nhỏ
Số ca Biến chứng Số ca Biến chứng
Cắt đại tràng P 9 6 7 2
Cắt đại tràng
ngang
1 0 3 1
Cắt đại tràng T 4 2 1 0
Cắt đại tràng
Sigma
13 10 12 3
Cắt trước cao 8 3 1 0
Cắt trước thấp 3 2 10 3
Pull through 1 1 1 1
PT Harmann 1 1 5 1
Tổng số 40 25 40 11
Độ dài vết mổ gần như tương đương giữa 2
nhóm, trung bình ở nhóm nội soi là 6cm (4-
10cm), ở nhóm đường mổ nhỏ là 6cm (5-7cm).
Giải phẫu bệnh sau mổ Nội soi Đường mổ nhỏ
Carcinoma tuyến biệt hoá tốt 16 18
Carcinoma tuyến biệt hoá vừa 17 14
Carcinoma tuyến biệt hoá kém 5 8
Mô viêm kinh niên 2 0
Tổng 40 40
Giải phẫu bệnh sau mổ khác biệt không có ý
nghĩa giữa 2 nhóm (p > 0,4).
Khảo sát mô học mặt cắt để đánh giá tính
trừ căn của cuộc mổ, 100% trường hợp ở
nhóm mổ nội soi không có tế bào ác tính. Tỷ
lệ này ở nhóm đường mổ nhỏ là 97% (1
trường hợp đã xâm lấn vùng chậu vẫn còn tế
bào ác tính ở mặt cắt). Tuy nhiên, khác biệt
không có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p = 0,24).
Khảo sát mô học hạch vùng, thực hiện 2
trường hợp ở nhóm nội soi, không trường hợp
nào có tế bào ác tính. Ở nhóm đường mổ nhỏ,
thực hiện 7 trường hợp, 4 có tế bào ác tính chiếm
57%. Tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa giữa
2 nhóm (p = 0,15).
Kết quả phẫu thuật
Không có trường hợp nào tử vong sau mổ.
Tai biến, biến chứng được ghi nhận:
Tai biến biến
chứng sớm
Nội soi Đường mổ nhỏ p
Chảy máu chỗ nối ở
Sigma
0 1 → HMNT Sigma
Chảy máu chỗ nối ở
trực tràng
0 1 → nhét gạc HM
Hở chỗ nối ĐT – TT 0 1 → HMNT ĐT
ngang
Rò chỗ nối 0 2 → 1 tự hết, 1
khâu ngả HM
Nhiễm trùng vết mổ 25 6
Tổng 62,5%
(25)
27,5% (11) < 0,01
Tỷ lệ tai biến biến chứng chung ở nhóm
đường mổ nhỏ thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm
nội soi (p < 0,01), nhất là biến chứng nhiễm
trùng vết mổ. Tuy nhiên, biến chứng ở miệng
nối (chảy máu, xì rò) ở nhóm đường mổ nhỏ là
12,5% (5/40) nhiều hơn có ý nghĩa so với nhóm
nội soi (chưa ghi nhận) (p = 0,02).
Thử lại CEA, CA19.9 sau mổ ở những trường
hợp có CEA, CA19.9 tăng cao trước mổ. Kết quả
như sau:
Nội soi Đường mổ
nhỏ
p
CEA trở về bình
thường
80% (12/15) 75% (15/20) 0,72
CA19.9 trở về bình
thường
100% (2/2) 62,5% (10/16) 0,28
Tỷ lệ CEA, CA19.9 sau mổ trở về bình thường
khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2
nhóm.
Số ngày nằm viện
sau mổ
Nội soi Đường mổ
nhỏ
p
< 5 ngày 0 0
5 – 10 ngày 16 2
11 - 15 ngày 20 28
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 157
> 16 ngày 4 10
Trung bình (ngày) 9,53 (6-25) 12,95 (7-26) 0,03
Số ngày nằm viện trung bình sau mổ ở
nhóm nội soi ngắn hơn có ý nghĩa so với nhóm
đường mổ nhỏ (p = 0,03).
Có 17 trường hợp ở nhóm nội soi và 13
trường hợp ở nhóm đường mổ nhỏ không có
chỉ định hoá trị sau mổ (giai đoạn I, II); 1 trường
hợp ở nhóm đường mổ nhỏ từ chối hoá trị. Các
trường hợp có hoá trị sau mổ:
Hoá trị sau mổ Nội soi Đường mổ
nhỏ
p
5 FU 11 15
5 FU + Oxali 5 1
Irino + Xeloda 3 3
Oxali + Xeloda 1 5
Xeloda 3 2
57,5% (23/40) 65,0% (26/40) 0,49
Tỷ lệ hoá trị sau mổ và phát đồ hoá trị giữa 2
nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p =
0,49).
Có 65% trường hợp nội soi và 75% trường
hợp đường mổ nhỏ được theo dõi sau mổ, thời
gian theo dõi trung bình từ 7,35 đến 10,7 tháng,
cụ thể như sau:
Hoá trị sau mổ Nội soi Đường mổ
nhỏ
p
Tỷ lệ theo dõi 65% (26) 75% (30) 0,32
Thời gian theo dõi trung
bình (tháng)
7,35 10,7 0,07
Tái phát 7,69%
(2/26)
3,33% (1/30) 0,46
Hẹp miệng nối 0 3,33% (1/30) 0,18
Có 2 trường hợp ở nhóm nội soi bị tái phát
sau mổ:
- Tái phát miệng nối đại – trực tràng (sau mổ
7 tháng), mổ lại làm phẫu thuật Miles.
- Tái phát, di căn khắp ổ bụng (sau mổ 7
tháng) gây tắc ruột, phải mổ nối tắt 2 lần. Sau đó
di căn gan và bệnh nhân tử vong.
Một trường hợp ở nhóm đường mổ nhỏ tái
phát vùng chậu gây hẹp niệu quản, phải đặt
sonde JJ (sau mổ 4 tháng), sau đó có tổn thương
di căn gan. Không theo dõi tiếp được. Đây là
trường hợp u trực tràng, trước mổ đã có xâm lấn
vùng chậu, vẫn còn tế bào ác tính ở mặt cắt. Nên
thật ra, bệnh diễn tiến sau mổ, không phải tái
phát sau mổ.
Chưa ghi nhận biến chứng hẹp miệng nối ở
nhóm nội soi. Nhóm đường mổ nhỏ, có 2
trường hợp hẹp miệng nối đại – trực tràng: 1
nong bằng tay, 1 mổ lại cắt bỏ chỗ hẹp và nối trở
lại (giải phẫu bệnh: mô viêm xơ).
Tỷ lệ theo dõi, thời gian theo dõi, tỷ lệ tái
phát, biến chứng xa (hẹp miệng nối) khác biệt
không có ý nghĩa giữa 2 nhóm.
BÀN LUẬN
Phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng trong
ung thư được thực hiện từ năm 1991, sau nội soi
cắt túi mật 3 năm. Do một số khó khăn về kỹ
thuật cắt nối đại tràng và lấy bỏ bệnh phẩm
trong nội soi, nên công đoạn này thường được
tiến hành ngoài ổ bụng qua đường mổ nhỏ 5-6
cm(3,9,18,24,27,33).
Trường hợp dùng tay hỗ trợ, thì cần mở
thành bụng có kích thước đủ rộng để cho tay
vào ổ bụng. Lúc này, cần sử dụng một dụng cụ
chuyên dụng, giúp giữ kín xoang phúc mạc,
không cho CO2 xì rò ra ngoài. Dụng cụ này,
cùng với mổ nhỏ ở thành bụng thường siết chặt
cổ tay, gây khó chịu cho bác sĩ phẫu thuật trong
quá trình mổ. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ
phẫu thuật sờ nắn, thám sát được tổn thương;
cầm nắm và kéo căng giúp trình bày tốt phẫu
trường và thuận lợi trong trong quá trình phẫu
tích, cắt bỏ mạc treo, cắt bỏ đại tràng. Nếu u ở
đại tràng ngang, phẫu tích qua nội soi rất khó
khăn do khó kéo căng đoạn ruột định cắt. Trong
trường hợp này, dùng tay hỗ trợ tỏ ra có ưu thế,
giúp thuận lợi khi phẫu tích, ít gây tổn thương
gan, lách khi phẫu tích đoạn đại tràng ở đây(5,12).
Phương pháp mổ mở đường mổ nhỏ tương
tự như phẫu thuật nội soi có bàn tay hỗ trợ.
Bệnh nhân được nội soi ổ bụng trước để đánh
giá thương tổn, xếp giai đoạn bệnh và chọn lựa
vị trí rạch da tối ưu, cho phép tiếp cận trực tiếp
tổn thương. Dùng tay thám sát ổ bụng qua
đường mổ nhỏ 5-6 cm. Bệnh nhân được cho ngủ
sâu và dùng thuốc giãn cơ. Dùng dụng cụ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 158
Hartmann nâng thành bụng, dùng dụng cụ dài
để phẫu tích. Phẫu tích và cắt ngang một đầu
đại tràng ở vị trí dự định cắt nối, đưa ra ngoài
thành bụng, tiếp tục phẫu tích mạc treo, cắt mạc
treo và nạo hạch, dần dần đưa đoạn đại tràng
mang khối u ra ngoài. Tiến hành cắt bỏ đoạn đại
tràng mang khối u và nối lại với đầu dưới. Nếu
u trực tràng, cắt và nối trong ổ bụng.
Qua ngả nội soi ổ bụng, bằng dụng cụ, rất
khó xác định u còn nhỏ, chưa xâm lấn đến lớp
thanh mạc. Thám sát bằng tay (nội soi hỗ trợ
bằng tay hoặc mổ mở đườn