Nghiên cứu huyết áp động mạch chủ trung tâm của bệnh nhân tăng huyết áp

Mục tiêu: Khảo sát huyết áp động mạch chủ trung tâm của bệnh nhân tăng huyết áp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 04-08/2010 tại phòng khám tim mạch Bệnh Viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 109 bệnh nhân tăng huyết áp (THA) và 110 người không THA. Huyết áp tâm thu động mạch chủ trung tâm lần lượt là 104,59±13,42 mmHg và 140,69±15,55 mmHg ở nhóm không THA và nhóm THA. Huyết áp tâm thu cánh tay cao hơn có ý nghĩa thống kê so với huyết áp động mạch chủ trung tâm ở cả hai nhóm (119,16 mmHg so với 104,59 mmHg và 157,65 mmHg so với 140,69 mmHg, p<0,05). Sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay-động mạch chủ trung tâm ở nhóm THA cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không THA (16,96 mmHg so với 14,57 mmHg, p<0,05). Ở nhóm không THA, sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay-động mạch chủ trung tâm giảm khi tuổi tăng (p<0,05); tăng theo chiều cao (p<0,05). Trong khi ở nhóm bệnh nhân THA, tần số tim càng cao, sự khác biệt huyết áp càng cao (p<0,05). Kết luận: Huyết áp tâm thu động mạch chủ trung tâm luôn thấp hơn huyết áp tâm thu cánh tay. Điều này tạo ra sự khác biệt huyết áp cánh tay-động mạch chủ. Sự khác biệt này lớn hơn ở bệnh nhân THA so với người không THA. Sự khác biệt này bị ảnh hưởng bởi tuổi, chiều cao (nhóm không THA), và tần số tim (nhóm THA).

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu huyết áp động mạch chủ trung tâm của bệnh nhân tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 15 NGHIÊN CỨU HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH CHỦ TRUNG TÂM CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP Lê Hùng Phương*, Trương Quang Bình** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát huyết áp động mạch chủ trung tâm của bệnh nhân tăng huyết áp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 04-08/2010 tại phòng khám tim mạch Bệnh Viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 109 bệnh nhân tăng huyết áp (THA) và 110 người không THA. Huyết áp tâm thu động mạch chủ trung tâm lần lượt là 104,59±13,42 mmHg và 140,69±15,55 mmHg ở nhóm không THA và nhóm THA. Huyết áp tâm thu cánh tay cao hơn có ý nghĩa thống kê so với huyết áp động mạch chủ trung tâm ở cả hai nhóm (119,16 mmHg so với 104,59 mmHg và 157,65 mmHg so với 140,69 mmHg, p<0,05). Sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay-động mạch chủ trung tâm ở nhóm THA cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không THA (16,96 mmHg so với 14,57 mmHg, p<0,05). Ở nhóm không THA, sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay-động mạch chủ trung tâm giảm khi tuổi tăng (p<0,05); tăng theo chiều cao (p<0,05). Trong khi ở nhóm bệnh nhân THA, tần số tim càng cao, sự khác biệt huyết áp càng cao (p<0,05). Kết luận: Huyết áp tâm thu động mạch chủ trung tâm luôn thấp hơn huyết áp tâm thu cánh tay. Điều này tạo ra sự khác biệt huyết áp cánh tay-động mạch chủ. Sự khác biệt này lớn hơn ở bệnh nhân THA so với người không THA. Sự khác biệt này bị ảnh hưởng bởi tuổi, chiều cao (nhóm không THA), và tần số tim (nhóm THA). Từ khóa: Huyết áp tâm thu động mạch chủ trung tâm, sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay và động mạch chủ. ABSTRACT STUDY OF CENTRAL AORTIC BLOOD PRESSURE ON HYPERTENSIVE PATIENTS Le Hung Phuong, Truong Quang Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 15 - 19 Purpose: To study the central aortic blood pressure on hypertensive patients. Methods: This is a descriptive study. We studied from 04/2010 to 08/2010 at Cardiology Department of University Medical Center Ho Chi Minh city. Results: We study on 109 hypertensive patients and 110 nomortensive persons. Central aortic systolic blood pressure (SBP) is 104.59±13.42 mmHg and 140.69±15.55 mmHg for nonhypertensive and hypertensive group, respectively. Brachial systolic blood pressure is significantly higher than aortic systolic blood pressure in both groups (119.16 mmHg & 104.59 mmHg and 157.65 mmHg & 140.69 mmHg, p<0.05). Brachial-aortic SBP difference is significantly higher in hypertensive group than nonhypertensive group (16.96 mmHg &14.57 mmHg, p<0.05). In nonhypertensive group the brachial-aortic SBP difference decreases with age (p<0.05) and increases with height (p<0.05). In hypertensive group, the brachial-aortic SBP difference is wider when heart rate increase (p<0.05). Conclusions: Central SBP is always lower than brachial SBP. This leads to brachial-aortic SBP difference. * Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng ** Bộ môn nội ĐHYD TP.HCM Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trương Quang Bình ĐT: 0908620022 Email: quangbinh_dhyd@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa II 16 Brachial-aortic SBP difference is higher in hypertensive patients than nonhypertensive patients. It is affected by age, height and heart rate in nonhypertensive group and hypertensive group, respectively. Keywords: Central aortic systolic blood pressure. Brachial-aortic SBP difference ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến, tần suất bệnh ngày càng tăng. THA làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và suy thận(1). Việc điều trị THA dựa vào trị số huyết áp cánh tay từ lâu đã được khẳng định là làm giảm tỉ lệ tử vong và tàn phế do nguyên nhân tim mạch(2,9). Tuy nhiên, áp lực mà tim và não thật sự phải đối diện chính là huyết áp động mạch chủ trung tâm chứ không phải huyết áp động mạch cánh tay. Lại có bằng chứng khoa học mới nhất cho thấy rằng huyết áp đo ở cánh tay và ở động mạch chủ trung tâm có thể khác biệt, đặc biệt ở những người có yếu tố nguy cơ tim mạch(5). Chính vì sự khác biệt huyết áp tâm thu giữa động mạch cánh tay và động mạch chủ trung tâm đã gây ra sự khác biệt về hiệu quả điều trị bệnh nhân THA (nghiên cứu CAFE)(10). Như vậy, để đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh nhân THA, cần phải đánh giá thêm huyết áp động mạch chủ trung tâm. Cho dù vậy, hiện tại có rất ít thông tin về huyết áp động mạch chủ trung tâm, đặc biệt trên người Việt Nam, nên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này để khảo sát huyết áp động mạch chủ trung tâm, xác định sự khác biệt huyết áp tâm thu giữa cánh tay và động mạch chủ trung tâm trên bệnh nhân THA và so sánh với người không THA. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang, mô tả. Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân THA và không THA tuổi từ 18 trở lên đến khám tại Phòng khám tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4-8/2010. Tiêu chuẩn chọn mẫu Nam hoặc nữ ≥ 18 tuổi, đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Đối với nhóm bệnh nhân THA, huyết áp ≥ 140/90 mmHg, mới phát hiện hoặc chưa được điều trị thuốc hạ áp trong vòng 15 ngày trước đó. Mạch quay bắt được và không có các rối loạn nhịp phổ biến như: ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất, rung nhĩ. Tiêu chuẩn loại ra Bệnh nhân đang uống thuốc điều trị THA. Suy tim, bệnh lý van tim. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu theo cách ngẫu nhiên. Cỡ mẫu Với =0,05. Z=1,96, tra từ bảng. ĩ = 16, độ lệch chuẩn, lấy từ nghiên cứu của McEniery và cộng sự (5). d=3: Độ chính xác mong muốn. Suy ra n = 110, vậy cỡ mẫu cho nhóm bệnh nhân tăng huyết áp là 110, và để so sánh, ta lấy cỡ mẫu cho nhóm không tăng huyết áp là n= 110. Tổng mẫu là 220 người. Phương pháp đo huyết áp động mạch chủ trung tâm Phương pháp đo không xâm lấn dùng thiết bị tự động đánh giá sóng mạch quay BPro, và phần mềm phân tích sóng mạch A-PULSE CASP để tính được huyết áp động mạch chủ trung tâm. Thiết bị BPro và phần mềm A-PULSE CASP đã được FDA chấp thuận cho sử dụng trong lâm sàng. Độ chính xác của phương pháp đo này đã được chứng minh qua một nghiên cứu phân tích tương quan với phương pháp đo xâm lấn trực Z21-/2.ĩ 2 N= d2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 17 tiếp với r = 0,9917 (2). KẾT QUẢ Sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay động mạch chủ Bảng 1. Trung bình huyết áp tâm thu động mạch cánh tay ở hai phân nhóm nghiên cứu. Bảng 2. Trung bình huyết áp tâm thu động mạch chủ trung tâm ở hai phân nhóm nghiên cứu. Phân nhóm HA tâm thu trung tâm(mmHg) Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểuTối đa Không THA 104,59 13,42 73 131 THA 140,69 15,55 113 194 Bảng 3. Sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay và động mạch chủ trung tâm. Phân nhóm Trị số khác biệt HA tâm thu cánh tay-đm chủ (mmHg) P Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn khoảng tin cậy 95% Không THA 14,57 5,23 0,49 13,58-15,56 0,0000 THA 16,96 7,09 0,67 15,61-18,30 0,0000 Khác biệt giữa hai nhóm 2,39 0,84 0,72-4,05 0,005 Bảng 4. So sánh với các nghiên cứu khác. Các nghiên cứu Trị số huyết áp khác biệt So sánh giữa hai nhóm Không THA THA N/C chúng tôi 14,57 16,96 THA> không THA N/C McEniery và cs 12 13 THA> không THA N/C Sharman và cs THA> không THA Khảo sát sự khác biệt huyết áp theo một số yếu tố Bảng 5. Thay đổi sự khác biệt HA theo chiều cao ở phân nhóm không tăng HA. Chiều cao (cm) Sự khác biệt HA (mmHg) P Trung bình Độ lệch chuẩn 140-149 8,53 2,85 0,0003 150-159 10,82 4,55 160-169 12,97 4,88 Chiều cao (cm) Sự khác biệt HA (mmHg) P Trung bình Độ lệch chuẩn ≥170 15,5 4,47 5 1 0 1 5 2 0 2 5 h ie u s o 20-29 30-39 40-49 50-59 60-69 70-79 >=80 nu nam nu nam nu nam nu nam nu nam nu nam nu nam Biểu đồ 1. Sự khác biệt huyết áp theo tuổi và giới phân nhóm không THA. Bảng 6. Thay đổi sự khác biệt huyết áp theo tần số tim phân nhóm THA. Tần số tim Sự khác biệt HA P Trung bình Độ lệch chuẩn 54-60 12 0 0,0000 61-70 15 8,07 71-80 13,42 5,69 81-90 16,46 4,95 91-100 17,76 4,22 101-110 17,5 7,86 BÀN LUẬN Sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay- động mạch chủ Trung bình sự khác biệt huyết áp tâm thu giữa động mạch cánh tay và động mạch chủ trung tâm là 14,57 ± 5,23 mmHg và 16,96 ± 7,09 mmHg ở phân nhóm không THA và THA. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở cả hai phân nhóm (p=0,0000, phép kiểm t test). Trong nghiên cứu của McEniery và cộng sự thì không so sánh trị số huyết áp giữa hai vị trí này. Nhưng với các giá trị trung bình huyết áp mà ông ghi nhận được ở cả hai nhóm THA và không THA thì các kết quả gần như tương tự với nghiên cứu của chúng tôi. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Doris Kavanagh-Gray được thực hiện ở bệnh viện St. Phân nhóm HA tâm thu cánh tay(mmHg) Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểuTối đa Không THA 119,16 10,73 93 138 THA 157,66 17,13 126 210 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa II 18 Paul’s Canada năm 1964(3). Như vậy, từ lâu người ta đã chứng minh là huyết áp động mạch cánh tay luôn cao hơn huyết áp động mạch chủ trung tâm. Nhưng cho mãi đến thời gian gần đây, người ta mới chú ý đến ý nghĩa thực sự của sự khác biệt này khi mà một số nghiên cứu cho thấy việc giảm huyết áp động mạch chủ trung tâm đã mang lại hiệu quả điều trị cao hơn so với giảm huyết áp động mạch cánh tay trong điều trị bệnh nhân THA(10). Sau khi có được giá trị trung bình của sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay và động mạch chủ trung tâm ở người không THA và người THA, chúng tôi bắt đầu so sánh sự khác biệt này giữa hai phân nhóm không THA và THA. Trong bảng 3, trung bình sự khác biệt huyết áp tâm thu giữa động mạch cánh tay và động mạch chủ trung tâm (cũng là hiệu số của hai giá trị này), ở người có huyết áp bình thường, giá trị này là 14,57± 5,23 mmHg, giá trị khác biệt này dao động trong khoảng từ 6-25 mmHg, còn ở người THA là 16,96 ± 7,09 mmHg, khoảng dao động là từ 4-44 mmHg. Nhóm THA có sự khác biệt cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không THA (p=0,005). So với nghiên cứu của McEniery và cộng sự (bảng 4), giá trị hiệu số này lần lượt là 12 ở người bình thường, và 13 mmHg ở người tăng huyết áp. Như vậy, kết quả nghiên cứu của McEniery và cộng sự cũng cho thấy có sự khác nhau về hiệu số huyết áp tâm thu cánh tay- động mạch chủ giữa người không THA và người THA. Ngoài ra, qua phân tích hồi qui đa biến các yếu tố có liên quan, McEniery và cộng sự nhận thấy THA là một yếu tố liên quan độc lập đến sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay và động mạch chủ trung tâm. Như vậy, chính yếu tố THA tác động làm cho hiệu số khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay- động mạch chủ ở người THA thay đổi so với người bình thường. Điều này mang một ý nghĩa rằng huyết áp tâm thu cánh tay không phải luôn luôn thể hiện huyết áp động mạch chủ trung tâm một cách chính xác, đặc biệt trong trường hợp THA. Và vì huyết áp động mạch chủ trung tâm là một yếu tố dự đoán nguy cơ tim mạch tương lai tốt hơn so với huyết áp cánh tay(7), việc đánh giá huyết áp động mạch chủ trung tâm trong chẩn đoán và điều trị THA là cần thiết. Hơn nữa, khi so sánh với nghiên cứu của Sharman và cộng sự, kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn tương đồng với kết quả nghiên cứu của ông: hiệu số huyết áp tâm thu cánh tay-động mạch chủ ở người THA sẽ cao hơn so với người không THA. Điều này giúp khẳng định lại kết quả nghiên cứu của chúng tôi, và cũng giúp khẳng định THA là yếu tố làm ảnh hưởng đến sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay-động mạch chủ trung tâm. Sự thay đổi của khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay- động mạch chủ theo một số yếu tố Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi và chiều cao có ảnh hưởng đến sự khác biệt huyết áp cánh tay-động mạch chủ phân nhóm không THA; trong khi tần số tim là yếu tố ảnh hưởng sự khác biệt huyết áp ở nhóm THA. Tuổi Sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay-động mạch chủ cao nhất ở nhóm tuổi 20-29 (23±0,9 mmHg) và thấp nhất ở nhóm tuổi >80 tuổi (7mmHg). Sự khác biệt huyết áp này giảm dần theo các mức độ nhóm tuổi tăng dần, khoảng dao động từ 23-7 mmHg. Ở cả nam và nữ đều giống nhau. Độ tuổi càng cao, sự khác biệt huyết áp càng thấp lại. Tuy nhiên, ngay ở lứa tuổi trên 80 tuổi, sự khác biệt huyết áp này vẫn còn (7 mmHg ở nam, 6 mmHg ở nữ). Do vậy, tuổi có thể liên quan đến sự khác biệt huyết áp này. Kết quả này giống với kết quả trong nghiên cứu của McEniery(5) và Sharman(8). Nghiên cứu của McEniery cũng cho thấy sự khác biệt huyết áp giảm dần theo tuổi, tuy nhiên sự khác biệt huyết áp này vẫn còn rõ ràng ngay cả ở tuổi > 80 (11 mmHg ở nam và 8 mmHg ở nữ). Điều này bác lại tuyên bố trước đó rằng sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay-động mạch chủ là không Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 19 đáng kể ở người già. Chiều cao Chiều cao của các đối tượng trong phân nhóm không THA thay đổi từ 1,4 -1,76 mét tương ứng với sự thay đổi khác biệt huyết áp từ 8,53-15,5 mmHg. Sự thay đổi khác biệt huyết áp tăng dần tương ứng với các mức tăng dần của chiều cao. Sự khác biệt huyết áp giữa các nhóm theo chiều cao là có ý nghĩa thống kê (p=0,0003, phép kiểm Anova một yếu tố). Điều này cho thấy chiều cao đã tác động trên sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay-động mạch chủ trung tâm ở nhóm không tăng huyết áp. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chiều cao càng lớn thì sự khác biệt huyết áp càng lớn và ngược lại. Điều này cũng phù hợp với cơ chế hình thành sóng áp lực động mạch chủ trung tâm, vì khi chiều cao càng lớn, chiều dài các mạch máu sẽ gia tăng, và sóng dội sẽ phải di chuyển với thời gian lâu hơn, trở về gốc động mạch chủ muộn hơn trong kỳ tâm trương hoặc cuối tâm thu, hòa với sóng tới và không gây tăng huyết áp động mạch chủ trung tâm; trong khi đó, người có chiều cao thấp, sóng dội sẽ trở về sớm hơn trong kỳ tâm thu, đối diện với sóng tới và làm tăng huyết áp động mạch chủ trung tâm. Và khi huyết áp động mạch chủ trung tâm tăng lên thì dĩ nhiên sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay-động mạch chủ sẽ giảm xuống. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của McEniery và cộng sự. McEniery và cộng sự đã chứng minh chiều cao có ảnh hưởng lên sự khác biết huyết áp tâm thu cánh tay động mạch chủ trung tâm. Tần số tim Ở nhóm tăng huyết áp, tần số tim được phân thành 8 nhóm, nhiều hơn nhóm không tăng huyết áp do nhóm tăng huyết áp có tần số tim nhanh hơn. Và sự khác biệt huyết áp tâm thu giữa các nhóm là khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,0000, phép kiểm Anova một yếu tố). Như vậy, tần số tim có ảnh hưởng đến sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay-động mạch chủ trung tâm trên người tăng huyết áp. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lisong Liu của Trung Quốc(4). Như vậy, bệnh nhân tăng huyết áp có nhịp tim càng nhanh thì sự khác biệt huyết áp tâm thu cánh tay-động mạch chủ càng lớn và ngược lại. KẾT LUẬN Huyết áp tâm thu cánh tay luôn cao hơn so với huyết áp tâm thu động mạch chủ trung tâm. Điều này tạo ra sự khác biệt huyết áp cánh tay- động mạch chủ. Sự khác biệt này lớn hơn ở bệnh nhân tăng huyết áp so với người không tăng huyết áp. Sự khác biệt này bị ảnh hưởng bởi tuổi, chiều cao (nhóm không tăng huyết áp), và tần số tim (nhóm tăng huyết áp). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chobanian AV, Bakris GL, Black HR, et al. (2003) "The Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure". J Hypertens 421206-1252. 2. Gu Q, Paulose- Ram R, Dillon C (2006) "Antihypertensive medication use among US adults with hypertension". Circulation 113213-221. 3. Kavanagh-Gray D (1964) "Comparision of Central Aortic and Peripheral Artery Pressure Curves". Ass J 90. 4. Liu L, Hua Q, Zhang J (2004) "Determinants of central pulse pressure in hypertensive and normotensive patients.". AJH 17NO. 5, PART 2: 276. 5. McEniery CM, et al. (2008) "Central Pressure: Variability and Impact of Cardiovascular Risk Factors: The Anglo-Cardiff Collaborative Trial II". Hypertension 511476-1482. 6. McEniery CM, Yasmin, Hall IR, et al. (2005) "Normal vascular aging: differential effects on wave reflection and aortic pulse wave velocity: the Anglo-Cardiff Collaborative Trial (ACCT)". J Am Coll Cardiol 461753-1760. 7. Roman MJ, Devereux RB, et al. (2007) "Central pressure more strongly relates to vascular disease and outcome than does brachial pressure: the Strong Heart Study". Hypertension 50197-203. 8. Sharman JE, Lim R, Qasem AM (2006) "Validation of a Generalized Transfer Function to Noninvasively Derive Central Blood Pressure During Exercise ". hypertension 471203-1208. 9. Staessen JA, Li Y, Thijs L (2005) "Blood pressure reduction and cardiovascular prevention: an update including the 2003-2004 secondary prevention trials". Hypertens Res 28385-407. 10. Williams B, Lacy PS, Thom SM, et al. (2006) "The CAFE Investigators, for the Anglo-Scandinavian Cardiac Outcomes Trial(ASCOT) Investigators. Differential impact of blood pressure-lowering drugs on central aortic pressure and clinical outcomes: principle results of the Conduit Artery Funtion Evaluation Study". Circulation 1131213-1225.
Tài liệu liên quan