Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định độ chính xác kích thước mẫu hàm áp dụng kỹ thuật lấy dấu đệm một
thì và kỹ thuật lấy dấu đệm hai thì sử dụng hai loại vật liệu lấy dấu PVS.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro so sánh hai kỹ thuật lấy dấu đệm (kỹ thuật đệm một thì và
kỹ thuật đệm hai thì), sử dụng vật liệu PVS (Exaflex và Aquasil). Mỗi kỹ thuật và một loại chất lấy dấu thực hiện
5 dấu với loại khay như nhau trên cùng một mẫu hàm kim loại. Trên các mẫu hàm thạch cao, xác định khoảng
cách giữa các điểm mốc và độ sai lệch kích thước, so sánh với mẫu hàm nghiên cứu. Đánh giá độ chính xác theo
tiêu chuẩn vật liệu lấy dấu đàn hồi của ADA.
Kết quả: Sai lệch theo chiều ngang: Nhóm Exaflex-KT2 có sai lệch trung bình thấp nhất; chênh lệch lớn nhất
ở nhóm Aquasil-KT2. Sai lệch trung bình của cả 4 nhóm đều đạt yêu cầu về mặt lâm sàng (< 0,09mm) và phần
trăm sai lệch đều nhỏ hơn 0,5%, đạt tiêu chuẩn của ADA. Sai lệch theo chiều đứng: Nhóm Exaflex-KT1 có sai
lệch trung bình thấp nhất. Nhóm Aquasil-KT2 có sai lệch lớn nhất. Các sai lệch của cả 4 nhóm đều nằm trong giới
hạn lâm sàng cho phép. Sai lệch phần trăm theo chiều đứng của tất cả các nhóm đều lớn hơn yêu cầu tối thiểu của
ADA. Mức sai lệch theo thứ tự từ cao đến thấp: A2 > E2 > A1 > E1.
Kết luận: Tất cả các mẫu có sai lệch kích thước theo chiều ngang ở mức phần trăm mm và dưới 0,5%, theo
chiều đứng ở mức phần trăm mm, tuy nhiên lớn hơn 0,5% ở phần lớn các mẫu; Trong đó, Exaflex - kỹ thuật đệm
một thì cho kết quả chính xác nhất, Aquasil - kỹ thuật đệm hai thì cho kết quả sai lệch nhiều nhất, khác biệt không
có ý nghĩa thống kê. Các sai lệch đều nằm trong giới hạn lâm sàng cho phép.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu in vitro ảnh hưởng của vật liệu và kỹ thuật lấy dấu lên độ chính xác kích thước mẫu hàm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 135
NGHIÊN CỨU IN VITRO ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LIỆU VÀ KỸ THUẬT
LẤY DẤU LÊN ĐỘ CHÍNH XÁC KÍCH THƯỚC MẪU HÀM
Bùi Tuấn Anh*, Hoàng Đạo Bảo Trâm**, Hoàng Tử Hùng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định độ chính xác kích thước mẫu hàm áp dụng kỹ thuật lấy dấu đệm một
thì và kỹ thuật lấy dấu đệm hai thì sử dụng hai loại vật liệu lấy dấu PVS.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro so sánh hai kỹ thuật lấy dấu đệm (kỹ thuật đệm một thì và
kỹ thuật đệm hai thì), sử dụng vật liệu PVS (Exaflex và Aquasil). Mỗi kỹ thuật và một loại chất lấy dấu thực hiện
5 dấu với loại khay như nhau trên cùng một mẫu hàm kim loại. Trên các mẫu hàm thạch cao, xác định khoảng
cách giữa các điểm mốc và độ sai lệch kích thước, so sánh với mẫu hàm nghiên cứu. Đánh giá độ chính xác theo
tiêu chuẩn vật liệu lấy dấu đàn hồi của ADA.
Kết quả: Sai lệch theo chiều ngang: Nhóm Exaflex-KT2 có sai lệch trung bình thấp nhất; chênh lệch lớn nhất
ở nhóm Aquasil-KT2. Sai lệch trung bình của cả 4 nhóm đều đạt yêu cầu về mặt lâm sàng (< 0,09mm) và phần
trăm sai lệch đều nhỏ hơn 0,5%, đạt tiêu chuẩn của ADA. Sai lệch theo chiều đứng: Nhóm Exaflex-KT1 có sai
lệch trung bình thấp nhất. Nhóm Aquasil-KT2 có sai lệch lớn nhất. Các sai lệch của cả 4 nhóm đều nằm trong giới
hạn lâm sàng cho phép. Sai lệch phần trăm theo chiều đứng của tất cả các nhóm đều lớn hơn yêu cầu tối thiểu của
ADA. Mức sai lệch theo thứ tự từ cao đến thấp: A2 > E2 > A1 > E1.
Kết luận: Tất cả các mẫu có sai lệch kích thước theo chiều ngang ở mức phần trăm mm và dưới 0,5%, theo
chiều đứng ở mức phần trăm mm, tuy nhiên lớn hơn 0,5% ở phần lớn các mẫu; Trong đó, Exaflex - kỹ thuật đệm
một thì cho kết quả chính xác nhất, Aquasil - kỹ thuật đệm hai thì cho kết quả sai lệch nhiều nhất, khác biệt không
có ý nghĩa thống kê. Các sai lệch đều nằm trong giới hạn lâm sàng cho phép.
Từ khóa: Aquasil, Exaflex, kỹ thuật lấy dấu một thì, kỹ thuật lấy dấu hai thì, độ chính xác kích thước.
ABSTRACT
THE INFLUENCE OF THE MATERIALS AND IMPRESSION TECHNIQUES
ON THE DIMENSIONAL ACCURACY OF DENTAL CASTS: AN IN VITRO STUDY
Bui Tuan Anh, Hoang Dao Bao Tram, Hoang Tu Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 135 - 142
Purpose: The purpose of this in vitro study was to evaluate the dimensional accuracy of dental casts made
with 1- and 2-step putty/wash impression technique using 2 types of PVS impression materials.
Materials and Methods: Each technique and impression material was used to make 5 impressions of a
metal master model. 20 casts were made by pouring with dental stone. Using ELF 200 equipment (Non-contact
CNC 3D measurement-Mitutoyo), 14 distances were calculated based on measurements of 12 reference points.
The absolute value of the difference of each measurement was calculated, as was the corresponding measurement
on the master model. Evaluate the dimensional accuracy of dental casts by criteria of ADA Specification No.19 for
Non-Aqueous, Elastomeric Dental Impression Materials.
Results: Horizontal deviation: casts made with Exaflex-2-step impression technique has minimum
* Lớp Cao học Khóa 2008-2010, Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
** Bộ môn NKCS - Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS Bùi Tuấn Anh ĐT: 0903707410 Email: btanh1@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 136
deviation, the maximum deviation is in the group Aquasil-2-step impression technique. Vertical deviation: casts
made with Exaflex-1-step impression technique has minimum deviation, the maximum deviation is in the group
Aquasil-2-step impression technique. All deviations in 4 groups of casts were within a clinically acceptable range.
Conclusion: The 1-step putty/wash impression technique with exaflex was the most dimensional accurate;
the least dimensional accurate was the 2-step putty/wash impression technique with aquasil. However, the
difference was not statistically significant and the deviations were clinically acceptable in all samples.
Key words: Aquasil, Exaflex, 1-step impression technique, 2-step impression technique, dimensional accuracy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lấy dấu trong phục hình cố định (PHCĐ) một
trong những giai đoạn kỹ thuật cơ bản, là cơ sở để
thực hiện phục hình chính xác nhằm phục hồi
chức năng và thẩm mỹ. Agar được sử dụng để lấy
dấu lần đầu tiên năm 1937. Tuy nhiên, do không
ổn định về kích thước, độ bền xé thấp, agar đã
được thay thế dần bằng các vật liệu lấy dấu đàn
hồi khác như Polysulfides (1950), Silicones phản
ứng trùng ngưng (1960), Polyethers (1970),
Silicones phản ứng cộng (Polyvinylsiloxanes, PVS,
Addition Silicones, 1980). Cả hai loại cao su lấy
dấu Silicones được cho là vật liệu lấy dấu (VLLD)
có độ đàn hồi tốt nhất, độ bền xé thích hợp, không
độc hại, trung tính về màu và vị(10). Silicones phản
ứng cộng (PVS) khi trùng hợp không cho ra sản
phẩm phụ nên có tính ổn định kích thước
nhất(1,9,10). Hiện nay, KTLD đệm (Putty/Wash
Technique) là kỹ thuật phổ biến nhất trong thực
hành nha khoa(10).
Để khảo sát một số kỹ thuật và vật liệu lấy dấu
được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay,
nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu
xác định độ chính xác kích thước mẫu hàm áp
dụng kỹ thuật lấy dấu đệm một thì và kỹ thuật lấy
dấu đệm hai thì sử dụng hai loại vật liệu lấy dấu
Silicones phản ứng cộng (Aquasil và Exaflex).
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Về vật liệu lấy dấu
Theo cơ chế đông, vật liệu lấy dấu được
phân loại thành hoàn nguyên và không hoàn
nguyên. Theo tính chất vật lý sau khi đông,
VLLD được phân thành hai loại đàn hồi và
không đàn hồi. VLLD đàn hồi có khả năng ghi
dấu chính xác cấu trúc cứng, mô mềm trong
miệng, kể cả các vùng lẹm. Do vậy VLLD đàn
hồi được ứng dụng phổ biến trong phục hình
tháo lắp lẫn PHCĐ.
PVS là vật liệu cao su lấy dấu được cho là lý
tưởng, có tính đàn hồi cao và ít biến dạng. Vật
liệu được cải tiến từ Silicones phản ứng trùng
ngưng. Các chất lấy dấu PVS có khả năng lấy
dấu chi tiết cao và có sự ổn định kích thước tốt, ít
chịu tác động môi trường ẩm, không có phản
ứng hóa học tiếp diễn sau khi lấy dấu, không tạo
ra sản phẩm phụ khi trùng hợp. Khả năng chịu
lực xé của PVS cao gấp 3 lần các cao su lấy dấu
khác. Khi bị kéo căng theo chiều dài trên 100%,
PVS có thể khôi phục lại và chỉ bị biến dạng vĩnh
viễn khoảng 0,6%.
Về kỹ thuật lấy dấu
Kỹ thuật lấy dấu kép
Phù hợp khi lấy dấu phục hình ít đơn vị, đặc
biệt cung hàm còn nhiều răng. Trong kỹ thuật
này, VLLD có độ nhớt cao được bơm lên cả hai
mặt của khay lấy dấu kép đồng thời VLLD có độ
nhớt thấp được bơm vào vùng cần lấy dấu chi
tiết trong miệng. Dấu ghi ở vị trí lồng múi tối đa.
Kỹ thuật lấy dấu laminar
Phù hợp khi khó cách ly răng và kiểm
soát vận động của lưỡi. Dấu cao su đặc được lấy
bằng khay lấy dấu kép (không có thành bên)
trước khi mài cùi sửa soạn răng. Sau đó, dấu chi
tiết được ghi bằng vật liệu có độ nhớt thấp, được
bơm vào khoảng lấy dấu chi tiết của phục hình
qua các lỗ được tạo ở phía hành lang.
Kỹ thuật lấy dấu đệm một thì
Kết hợp đồng thời hai loại vật liệu có độ nhớt
khác nhau nhằm tăng khả năng ghi dấu chi tiết
(đặc tính của cao su có độ nhớt thấp) và hạn chế
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 137
tính co rút của vật liệu (đặc tính của cao su có độ
nhớt rất cao).
Kỹ thuật lấy dấu đệm hai thì
Có thời gian thực hiện kéo dài hơn, song khả
năng kiểm soát quá trình trộn và đông cứng của
vật liệu, và việc cách ly vùng lấy dấu hiệu quả
hơn. Kỹ thuật có thể thực hiện theo phương
pháp không tạo khoảng hoặc có tạo khoảng.
Kết quả một số nghiên cứu về kỹ thuật lấy
dấu bằng PVS
Richards và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng
của thời gian trộn vật liệu lên độ chính xác của
mẫu hàm. Kỹ thuật đệm một thì với 4 loại VLLD
PVS: Extrude (Kerr), Cutter (Coltere), Express
(3M), Reprosil (Caulk)(3). Thời gian trộn cao su
putty bằng tay là 30 giây, lấy dấu sau 30, 60, 90,
120 giây. Theo kết quả nghiên cứu, lấy dấu trong
vòng 60 giây sau khi trộn cao su putty cho mẫu
hàm có kích thước chính xác hơn.
Piwowarczyk và cộng sự nghiên cứu về ảnh
hưởng của vật liệu lấy dấu và thời gian lưu giữ
dấu trên 8 loại vật liệu lấy dấu một thì: 6 loại
PVS và 2 loại Polyether. Kết quả ghi nhận không
có sự khác biệt có ý nghĩa về kích thước dấu
trong khoảng thời gian giữa thời điểm ngay sau
khi lấy dấu và sau 90 phút(6).
Sudsukh và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng
của vật liệu lấy dấu, khay lấy dấu, thời gian trộn
vật liệu lên độ chính xác của mẫu hàm, sử dụng
khay làm sẵn và khay cá nhân. Kết quả cho thấy
PVS có sự ổn định về kích thước trong vòng 30
ngày, trong khi đó đối với vật liệu Polyether, nên
đổ mẫu trong vòng 24 giờ(8).
Khi so sánh các kỹ thuật lấy dấu đệm khác
nhau, Joseph và cộng sự ghi nhận kỹ thuật lấy
dấu đệm hai thì cho mẫu hàm có độ chính xác
nhất(2). Nissan và cộng sự khảo sát về độ dày của
lớp vật liệu đệm trong lấy dấu hai thì trên ba loại
mão có độ dày khác nhau (1mm, 2mm và 3mm).
Kết quả cho thấy các dấu có độ dày lớp lót 1-2
mm, khi lấy dấu bằng kỹ thuật đệm hai thì, cho
kích thước mẫu hàm chính xác nhất(5).
Sergio và cộng sự nghiên cứu so sánh 4 kỹ
thuật lấy dấu khác nhau với vật liệu PVS
Aquasil, sử dụng 4 kỹ thuật lấy dấu (KT một
pha, KT đệm một thì, KT đệm 2 thì, KT bơm
đệm 2 thì). Các tác giả ghi nhận KT đệm 2 thì và
KT bơm đệm 2 thì cho mẫu hàm chính xác nhất,
KT một pha cho mẫu hàm sai lệch về kích thước
nhiều nhất(7).
VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Mẫu hàm trên bằng kim loại (Frasaco, Đức,
thiết bị Laser - Dentaurum Dental Laser DL3000,
vật liệu lấy dấu Exaflex (GC) và Aquasil
(Dentsply), thạch cao loại IV (Die stone-GC
Fujirock), thiết bị đo không tiếp xúc ELF 200
(Non-contact CNC 3D measurement-Mitutoyo).
Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu in vitro so sánh hai kỹ thuật lấy
dấu đệm (kỹ thuật đệm một thì và kỹ thuật đệm
hai thì tạo khoảng đệm bằng nhựa
Polyethylene), sử dụng vật liệu Exaflex và
Aquasil. Mỗi kỹ thuật và một loại chất lấy dấu
thực hiện 5 dấu với loại khay như nhau trên
cùng một mẫu hàm kim loại. Trên các mẫu hàm
thạch cao, xác định khoảng cách giữa các điểm
mốc và độ sai lệch kích thước, so sánh với mẫu
hàm nghiên cứu. Đánh giá độ chính xác theo tiêu
chuẩn VLLD đàn hồi của ADA.
Các bước thực hiện:
Tạo các điểm mốc trên mẫu hàm kim loại: Sử
dụng máy hàn laser nha khoa DL 3000
(Dentaurum) (300V, 1 Hz, thời gian xung điện:
8,5ms; tiêu điểm: 0,2). Trên mặt nhai các răng
16, 26, 14, 24, 11, 13, 21, 23 tạo 10 cặp điểm mốc
để đo các khoảng cách theo chiều ngang của
mẫu hàm, và theo chiều đứng thân răng trên
mẫu hàm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 138
Hình 1. Các điểm mốc trên mẫu hàm.
Hình 2. Các khoảng cách trên mẫu hàm.
Đánh giá về kích thước mẫu hàm: Các mẫu
thạch cao được mã hóa, việc đo đạc được thực
hiện bởi kỹ thuật viên đã được huấn luyện và
định chuẩn. Người đo không biết mẫu hàm
thạch cao thuộc nhóm thử nghiệm nào. Trên
mẫu hàm kim loại tiến hành đo 14 khoảng
cách AB, AC, AD, AE, AF, AG, AH, BG, CF,
DE, CC1, DD1, EE1, FF1. Mỗi khoảng này đo 3
lần rồi tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.
Trên các mẫu thạch cao đo tương tự. Mẫu hàm
được cố định lên bàn đế của thiết bị đo không
gian 3 chiều Quick Vision ELF 200 qua kính
phóng đại 240 lần.
Tỷ lệ phần trăm sai lệch theo công thức: PD =
[(msm-mmm)/mmm] x 100
Trong đó:
PD: Tỷ lệ phần trăm sai lệch
msm: Kích thước trung bình trên mẫu
thạch cao
mmm: Kích thước trung bình trên mẫu
kim loại
msm-mmm = Sai lệch kích thước
Theo tiêu chuẩn của ADA: sai lệch kích
thước tối đa của cao su lấy dấu sau 24h cần phải
nhỏ hơn 0,5% (ADA Specification No. 19 for
Non-Aqueous, Elastomeric Dental Impression
Materials).
Dữ liệu được ghi nhận và xử lý bằng phần
mềm thống kê SPSS 16.0 for Windows.
- Đánh giá sự khác biệt giữa các lần đo trên
cùng một mẫu hàm.
- Đánh giá độ sai lệch giữa mẫu kim loại và
các mẫu thạch cao đổ từ hai loại VLLD (Aquasil
và Exaflex).
- Đánh giá độ sai lệch giữa các mẫu hàm
được tạo từ các kỹ thuật lấy dấu, KT1 và KT2.
KẾT QUẢ
Sai lệch kích thước và phần trăm theo
nhóm vật liệu, kỹ thuật (VL-KT) so với mẫu
chuẩn
Sai lệch theo chiều ngang
Lấy dấu bằng Exaflex, KT2 có sai lệch
trung bình so với mẫu chuẩn ít nhất trong 4
nhóm VL-KT (0,034 ± 0,016 mm; 0,132 ±
0,051%); sai lệch lớn nhất ở nhóm mẫu TC lấy
dấu bằng Aquasil, KT2 (0,046 ± 0,008mm; 0,176
± 0,025%). Sai lệch trung bình của cả 4 nhóm
đều đạt yêu cầu về mặt lâm sàng (< 0,09mm)
và phần trăm sai lệch đều nhỏ hơn 0,5%. Tất
cả các mẫu trong 4 nhóm VL-KT đạt tiêu
chuẩn của ADA (Bảng 1; Biểu đồ 1).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 139
Bảng 1. Trung bình sai lệch và phần trăm sai lệch.
VL/KT
TB ± ĐLC
Sai lệch mm Sai lệch %
Ngang p
(1)
Đứng p
(1)
Ngang p
(1)
Đứng p
(1)
A1 0,039±0,014
0,496
0,045±0,011
0,796
0,142±0,038
0,428
0,744±0,196
0,677
E1 0,039±0,010 0,042±0,009 0,138±0,058 0,672±0,152
A2 0,046±0,008 0,048±0,008 0,176±0,025 0,792±0,120
E2 0,034±0,016 0,047±0,010 0,132±0,051 0,772±0,176
(1) Phân tích ANOVA một yếu tố (kết hợp với phương
pháp Tukey). A1: mẫu hàm lấy dấu bằng kỹ thuật đệm
một thì, vật liệu lấy dấu Aquasil. E1: mẫu hàm lấy dấu bằng
kỹ thuật đệm một thì, vật liệu lấy dấu Exaflex. A2: mẫu
hàm lấy dấu bằng kỹ thuật đệm hai thì, vật liệu lấy dấu
Aquasil. E2: mẫu hàm lấy dấu bằng kỹ thuật đệm hai thì,
vật liệu lấy dấu Exaflex.
Sai lệch theo chiều đứng
Vật liệu Exaflex, lấy dấu bằng KT1 có sai lệch
trung bình so với mẫu chuẩn ít nhất (0,042 ±
0,009mm; 0,672 ± 0,152%). Lấy dấu bằng Aquasil,
KT2 có sai lệch lớn nhất trong 4 nhóm VLKT
(0,048 ± 0,008mm; 0,792 ± 0,120%). Các sai lệch
của cả 4 nhóm VLKT đều nằm trong giới hạn
lâm sàng cho phép. Sai lệch phần trăm theo
chiều đứng của tất cả các nhóm đều lớn hơn yêu
cầu tối thiểu của ADA (Bảng 1; Biểu đồ 1).
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Sai lệch theo chiều ngang µm Sai lệch theo chiều đứng µm
A1
E1
A2
E2
Biểu đồ 1. Sai lệch kích thước của các nhóm thử
nghiệm so với mẫu chuẩn. A1: mẫu hàm lấy dấu bằng kỹ
thuật đệm một thì, vật liệu lấy dấu Aquasil. E1: mẫu hàm
lấy dấu bằng kỹ thuật đệm một thì, vật liệu lấy dấu Exaflex.
A2: mẫu hàm lấy dấu bằng kỹ thuật đệm hai thì, vật liệu lấy
dấu Aquasil. E2: mẫu hàm lấy dấu bằng kỹ thuật đệm hai
thì, vật liệu lấy dấu Exaflex.
BÀN LUẬN
Kỹ thuật lấy dấu đệm một thì (KT1)
Ở kỹ thuật đệm một thì trong nghiên cứu
của này, trung bình sai lệch kích thước so với
mẫu chuẩn ở các khoảng theo chiều đứng tuy có
lớn hơn sai lệch theo chiều ngang nhưng nằm
trong khoảng giới hạn lâm sàng cho phép
(<0,09mm). Sai lệch về kích thước theo chiều
đứng có xu hướng lớn hơn sai lệch theo chiều
ngang. Điều này được Nissan và cộng sự giải
thích bằng sự thay đổi kích thước phụ thuộc vào
bề dày của khối vật liệu lấy dấu trong khay và
tính co rút vật liệu về phía thành khay khi đông
cứng(5). Như vậy vật liệu co rút làm cho kích
thước chiều đứng ngắn đi nhiều hơn so với kích
thước chiều ngang.
Kỹ thuật lấy dấu đệm một thì là kỹ thuật
được nhiều nha sĩ sử dụng do tiết kiệm được
thời gian làm việc so với kỹ thuật đệm hai thì và
kỹ thuật laminar. Kỹ thuật đệm một thì phù hợp
khi lấy dấu ít đơn vị, dễ kiểm soát việc cách ly và
sửa soạn vùng lấy dấu.
Khi so sánh với các nghiên cứu khác chúng
tôi nhận thấy:
- Sai lệch kích thước trong nghiên cứu của
chúng tôi nhỏ hơn so với số liệu nghiên cứu của
Millstein và cộng sự, khi nghiên cứu sử dụng
khay lấy dấu nhựa cứng Self-lock và khay Tray-
Away khi lấy dấu một thì (VLLD Reprosil):
0,659±0,29mm (khay Self-Lock); 0,737±0,37mm
(khay Tray-Away)(4) (Bảng 2).
- So sánh với kết quả nghiên cứu của
Joseph và cộng sự, với vật liệu lấy dấu là
President-Plus PVS, sử dụng khay lấy dấu cá
nhân, kỹ thuật đệm một thì, kết quả sai lệch
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 140
kích thước và sai lệch phần trăm theo chiều
ngang trong nghiên cứu của chúng tôi lớn
hơn; nhưng sai lệch theo chiều đứng thì kết
quả nhỏ hơn đáng kể(2) (Bảng 2).
Bảng 2. Trung bình sai lệch và trung bình phần trăm sai lệch các khoảng cách đo so với mẫu chuẩn trong các
nghiên cứu (KT1).
Nghiên cứu
TB ± ĐLC
Sai lệch mm Phần trăm sai lệch (%)
Chiều ngang Chiều đứng Chiều ngang Chiều đứng
Millstein (1998)
(*)(4)
Self-Lock 0,659±0,29
Tray-Away 0,737±0,37
Joseph (2000)
(**)(2)
0,024 (L-C)
0,072 (L-R)
0,014 (C-R)
0,253 (L)
0,277 (C)
0,224 (R)
0,109 (L-C)
0,040 (L-R)
0,063 (C-R)
3,006 (L)
2,320 (C)
2,804 (R)
Sergio (2008)
(***)(7)
0,36 ± 0,06 0,76±0,09
Bùi Tuấn Anh (2009)
Aquasil 0,039 ± 0,014 0,045 ± 0,011 0,142 ± 0,038 0,744 ± 0,196
Exaflex 0,039 ± 0,010 0,042 ± 0,009 0,138 ± 0,058 0,672 ± 0,152
(*) Vật liệu lấy dấu: Reprosil. (**) Vật liệu lấy dấu: President-Plus PVS; L (cùi răng bên trái), C (cùi răng giữa), R (cùi răng
bên phải). (***) Vật liệu lấy dấu Aquasil.
Trong nghiên cứu của Sergio và cộng sự lấy
dấu đệm một thì, vật liệu Aquasil cho thấy phần
trăm sai lệch là: 0,36 ± 0,06% (theo chiều ngang)
và 0,76±0,09% (theo chiều đứng). Sai lệch theo cả
hai chiều ngang và đứng đều lớn hơn nghiên
cứu của chúng tôi (chiều ngang: 0,142 ± 0,058%
và chiều đứng: 0,744 ± 0,196%)(7) (Bảng 2).
Kỹ thuật lấy dấu đệm hai thì (KT2)
Kỹ thuật đệm hai thì thường được sử dụng
lấy dấu phục hình cố định nhiều đơn vị, đặc biệt
khi lấy dấu những vùng răng khó kiểm soát độ
ẩm. Theo Joseph và cộng sự, kỹ thuật lấy dấu
đệm hai thì cho kết quả chính xác nhất(2). Khi lấy
dấu đệm hai thì, có một số sai sót thường xảy ra.
Thứ nhất: nếu không đắp vùng lẹm trước khi lấy
dấu hoặc không thử lại khay putty (sau khi lấy
dấu lần một) đúng vị trí trước khi lấy dấu lần hai
thì có thể khay sẽ không nằm vào đúng vị trí dự
định chính xác được. Như vậy có thể làm cho
cao su lỏng chảy và thoát không đều dẫn đến
dấu sai lệch không chính xác. Thứ hai: khi bơm
lớp cao su lỏng lên vùng lấy dấu và trong khay
nhiều cũng khiến cho khay putty khó đưa vào
đúng vị trí đã thử trước đó. Bề dày của lớp cao
su lỏng ảnh hưởng đến sự co rút nhiều hay ít của
toàn bộ khối vật liệu lấy dấu. Nếu tạo khoảng
bằng cách lấy dấu putty trước khi mài cùi, hoặc
làm mão tạm và đặt mão tạm lên cùi trước khi
lấy dấu putty: cách này làm cho lớp cao su lỏng
vùng cùi răng đều và chi tiết lấy dấu tốt, nhưng
khi vật liệu lót ở thì lấy dấu thứ hai nhiều hoặc
khay putty không được ép và giữ đúng nguyên
vị trí lên mặt nhai thì có thể lớp cao su lỏng tràn
lên mặt nhai răng nguyên vẹn kế bên và không
thoát đi, hậu quả là lớp cao su lót tạo khấc lên
mặt dấu, không có sự liên tục giữa hai vật liệu
lỏng và putty, dấu chi tiết vùng cùi răng tốt
nhưng khớp cắn và mặt nhai bị sai lệch. Cách tạo
khoảng này có thể làm cho dấu bị bọt, khuyết
nếu cao su lỏng được bơm thiếu khi lấy dấu lần
hai. Để khắc phục sai lệch trên một số nha sĩ tạo
khoảng bằng cách lót phần lớn vùng lấy dấu
bằng giấy polyethylene khi lấy dấu putty. Theo
cách như vậy khi lấy dấu lần hai, cao su lỏng sẽ
được bơm đều lên toàn bộ mặt nhai cung răng,
cao su lỏng sẽ được trải đều bề mặt các vùng
răng lấy dấu, chi tiết dấu ở vùng mặt nhai và các
vùng nhạy cảm khác như đường hoàn tất, chi
tiết onlay, inlay đều rõ. Khi tạo khoảng bằng
cách lót giấy polyethylene, vật liệu cao su lỏng
đ