Mục tiêu: Risperidon là thuốc chống loạn thần mới có nhiều ưu điểm hơn so với nhóm thuốc cũ. Tuy nhiên chất này khó tan và kém bền với ánh sáng làm ảnh hưởng đến sinh khả dụng. Việc tạo phức giữa risperidon với β-cyclodextrin sẽ cải thiện được các nhược điểm này. Phương pháp nghiên cứu: Có nhiều phương pháp để tạo phức giữa β-cyclodextrin với các chất như đồng kết tủa, đồng bay hơi hay tạo bột nhão, đối với risperidone thì phương pháp đồng kết tủa là thích hợp nhất. Kết quả: Bằng phương pháp đồng kết tủa đã tạo được phức hợp risperidon- β-cyclodextrin, phức tạo thành được chứng minh bằng các phương pháp hóa lý hiện đại. Kết luận: Có thể áp dụng phương pháp đồng kết tủa để sản xuất phức chất này trên quy mô lớn.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng tạo phức của risperidon và β-cyclodextrin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 150
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TẠO PHỨC
CỦA RISPERIDON VÀ β-CYCLODEXTRIN
Trương Ngọc Tuyền*, Nguyễn Lý Huyền*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Risperidon là thuốc chống loạn thần mới có nhiều ưu điểm hơn so với nhóm thuốc cũ. Tuy nhiên
chất này khó tan và kém bền với ánh sáng làm ảnh hưởng đến sinh khả dụng. Việc tạo phức giữa risperidon với
β-cyclodextrin sẽ cải thiện được các nhược điểm này.
Phương pháp nghiên cứu: Có nhiều phương pháp để tạo phức giữa β-cyclodextrin với các chất như đồng
kết tủa, đồng bay hơi hay tạo bột nhão, đối với risperidone thì phương pháp đồng kết tủa là thích hợp nhất.
Kết quả: Bằng phương pháp đồng kết tủa đã tạo được phức hợp risperidon- β-cyclodextrin, phức tạo thành
được chứng minh bằng các phương pháp hóa lý hiện đại.
Kết luận: Có thể áp dụng phương pháp đồng kết tủa để sản xuất phức chất này trên quy mô lớn.
Từ khóa: β-cyclodextrin, risperidon.
ABSTRACT
STUDY OF THE PREPARATION OF COMPLEX
BETWEEN RISPERIDONE AND β-CYCLODEXTRIN
Truong Ngoc Tuyen, Nguyen Ly Huyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 150 -154
Objectives: Risperidone is a new psychonosema with some advantages, risperidone is practically insolube in
water and sensitive to light, so it affects on the its availability. The inclusion complex between risperidone and β-
cyclodextrin is a solution to improve solubility and stability for risperidone.
Method: There are some methods to prepare the inclusion complex with β-cyclodextrin such as coprecipitate,
coevaporate or paste-forming. In case of risperidone, suitable method is coprecipitate.
Result: The inclusion complex between risperidone and β-cyclodextrin was formed by coprecipitate method.
The complex was proved by modern physio-chemico instruments.
Conclusion: This coprecipitate method can be applied for large scale.
Keywords: : β-cyclodextrin, risperidone.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Risperidon là thuốc chống loạn thần mới
thuộc nhóm dẫn xuất benzoxazol được chỉ định
điều trị các dạng bệnh tâm thần phân liệt với
nhiều ưu điểm vượt trội so với nhóm thuốc cũ
như ít gây ức chế các hoạt động về vận động,
giảm nguy cơ gây tác dụng phụ ngoại tháp và
mở rộng tác động điều trị cho các triệu chứng
âm tính và triệu chứng cảm xúc. Tuy nhiên hoạt
chất này rất khó tan trong nước và kém bền với
ánh sáng làm ảnh hưởng xấu đến việc bào chế
các dạng thuốc cũng như sinh khả dụng của
risperidon(4). Việc sử dụng cyclodextrin làm
phức bao được xem như giải pháp hữu hiệu để
cải thiện độ tan và tính bền của các chất mà
không gây ra độc tính hay tác dụng phụ nào
trong việc điều trị(1,3,5). Trong nghiên cứu này
phức hợp risperidon- β-cyclodextrin được tạo ra
bằng phương pháp đồng kết tủa(2) và chứng
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Trương Ngọc Tuyền ĐT: 0903 33 06 04; Email: truongtuyen2001@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 151
minh sự tạo thành bằng các phương pháp lý hoá
thông dụng.
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nguyên liệu hoá chất
Risperidon, β-cyclodextrin (β-CD) đạt tiêu
chuẩn dược dụng, các hoá chất tinh khiết dùng
cho HPLC.
Phương pháp thực nghiệm
Tạo phức hợp bằng phương pháp đồng kết tủa
trong dung dịch đệm và nước cất
Hòa tan β-cyclodextrin trong một lượng tối
thiểu nước cất hoặc dung dịch đệm phosphat
pH 10,5 ở nhiệt độ thường. Thêm 1 lượng
risperidon thích hợp vào dung dịch trên. Đun
nóng đến 50 oC. Lọc bỏ tủa, làm nguội và tiếp tục
khuấy (lắc) trong tối thiểu 48 giờ, nhiệt độ
thường, tốc độ lắc 200 vòng/ phút. Phức hợp
được hình thành dưới dạng tủa rất mịn. Để lạnh
24 giờ để tủa tất cả phức hợp tạo thành, ly tâm
trong 10 phút, rửa tủa bằng nước cất lạnh cho
đến pH trung tính (nếu dùng dung dịch đệm),
sấy khô sản phẩm ở nhiệt độ 50 oC trong 2 giờ
sau đó cho vào bình hút ẩm.
Đánh giá sự tạo phức bằng phân tích nhiệt vi
sai
Phân tích nhiệt vi sai (DSC: Differential scaning
calorimetry)
DSC được dùng để xác định mức độ tinh
khiết của các dược chất. Phương pháp này dựa
trên sự giảm cường độ đỉnh nội nhiệt và giảm
nhiệt độ nóng chảy của các chất. Theo lý thuyết,
khi điều chế phức hợp, trong phức có 3 thành
phần: hoạt chất trong phức, hoạt chất tự do và β-
cyclodextrin. Xem hoạt chất trong phức là tạp
chất, chất này làm giảm nhiệt độ nóng chảy của
hoạt chất dạng tự do và mở rộng đỉnh nội nhiệt.
Phân tích phổ hồng ngoại
Phân tích và đánh giá sự thay đổi của các
đỉnh đặc hiệu của hoạt chất dạng nguyên liệu so
với các đỉnh của hoạt chất chứa trong phức.
Phân tích phổ cộng hưởng từ
Tiến hành phân tích phổ cộng hưởng từ
proton cho mẫu risperidon dạng phức bao và β-
CD. So sánh sự dịch chuyển hóa học của H(3),
H(5) của β-CD giữa 2 phổ đồ.
Định lượng hoạt chất toàn phần và so sánh độ hoà tan
Phương pháp định lượng : HPLC.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bằng phương pháp đồng kết tủa trong môi
trường đệm pH 10,5 và môi trường trung tính,
đã tổng hợp lượng phức tương ứng với tỉ lệ
0,75 : 0,5. Phức chất dạng bột màu trắng mịn,
100 mg phức chất tan hoàn toàn trong 5ml
nước cất.
Kết quả phân tích nhiệt vi sai
Phổ phân tích nhiệt của risperidon có một
đỉnh nội nhiệt ở 172,89 oC tương ứng với nhiệt
độ nóng chảy của risperidon. Phổ phân tích
nhiệt của β-CD có vùng đỉnh nội nhiệt từ 68 oC
đến 140,1oC tương ứng với quá trình dehydrat
hóa (khoảng 12%) và đỉnh nội nhiệt nhỏ hơn ở
220 oC tương ứng với sự chuyển dạng thuận
nghịch trong phân tử. Nhiệt độ nóng chảy của
risperidon trong phức thay đổi rất nhiều so với
nhiệt độ nóng chảy của risperidon nguyên liệu,
giảm đi rất nhiều và gần như biến mất hoàn
toàn. Cường độ các đỉnh nội nhiệt của β-CD
cũng giảm đáng kể.
Kết quả thu được cho thấy có tương tác giữa
risperidon và β-CD: phân tử risperidon bị bắt
giữ trong khoang rỗng của β-CD, tạo thành phức
bao risperidon-βCD.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 152
Hình 1. Giản đồ nhiệt vi sai của risperidon, β-CD và phức risperidon-βCD.
Kết quả phân tích phổ hồng ngoại
Bảng 1 So sánh phổ IR của risperidon, β-CD và phức hợp risperidon-βCD.
Nhóm chức CH3 C-N (bậc 3) Ar-O-Ar C-F
Risperidon 2941 cm-1 1647,1 cm-1 1253 cm-1 1130 cm-1
Risperidon-βCD - - 1245,9 cm-1 -
Phổ của phức risperidon-βCD cho thấy các
dải của risperidon gần như bị che lấp bởi các dải
mạnh và rộng của β-CD. Các đỉnh đặc trưng bị
mất hoặc dịch chuyển và giảm cường độ chứng
tỏ có tương tác giữa 2 chất để tạo phức hợp.
Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ
So sánh phổ NMR proton của phức
risperidon-βCD và β-CD chuẩn (Hình 2).
Kết quả cho thấy độ chuyển dịch hóa học
của H(3) và H(5) bị thay đổi về phía vùng từ
trường thấp hơn chứng tỏ H(3) và H(5) đã bị
giảm chắn như vậy có sự sắp xếp lại về cấu trúc
không gian của các nguyên tử trong khoang của
β-CD.
Trên phổ có một số đỉnh của risperidon
nhưng không rõ như vậy một phần phân tử
risperidon đã đi vào khoang của CD chứng tỏ có
sự hình thành phức hợp giữa risperidon và β-
CD.
Bảng 2. Sự dịch chuyển hóa học của H(3) và H(5)
trong khoang β-CD của phức risperidon- βCD
β-CD chuẩn Risperidon-βCDMẫu
H(3) H(5) H(3) H(5)
Độ dịch chuyển hóa học
(ppm) 3,32 3,35 3,56 3,57
Kết quả định lượng
Bằng phương pháp HPLC, cột C18 (25 cm x
4,6 mm, 5 µm), hệ dung môi : methanol : đệm
amoni acetat 0,5% (9 :1), bước sóng phát hiện 278
nm, tốc độ dòng 1,5 ml/ phút, thể tích tiêm : 20 µl
. Xác định hàm lượng risperidon trong phức tạo
bởi phương pháp đồng kết tủa trong dung dịch
đệm pH 10,5 là 9,84%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 153
Hình 2. Phổ NMR của β–cyclodextrin và phức risperidon-βCD.
Hình 3. Phổ đồ HPLC của β–cyclodextrin và phức risperidon-βCD ở bước sóng 278 nm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 154
Kết quả thử nghiệm độ hòa tan
Bảng 3. Độ hòa tan của risperidon nguyên liệu và
risperidon trong phức ở những thời điểm nghiên cứu
Độ hòa tan (%)
Thời gian (phút) 1 3 5 7 10 15
Risperidon 19,78 34,71 50,65 53,62 57,24 57,46
Phức risperidon-
βCD 32,42 41,66 53,18 58,90 62,17 71,19
Hình 2. Độ hòa tan của risperidon nguyên
liệu và risperidon trong phức.
Thử nghiệm độ hòa tan theo BP2007, dùng
cánh khuấy. Độ hòa tan của risperidon nguyên
liệu và risperidon chứa trong phức risperidon-
βCD điều chế theo phương pháp đồng kết tủa
trong đệm pH 10,5 tại các thời điểm sau 1, 3, 5, 7,
10 và 15 phút.
Kết quả cho thấy độ hòa tan của phức
risperidon-βCD có tăng so với risperidon
nguyên liệu ở mọi thời điểm, đặc biệt là ở thời
điểm đầu và cuối của thử nghiệm. Điều này
chứng tỏ sự tạo phức có làm tăng khả năng hòa
tan của risperidon.
KẾT LUẬN
Risperidon có khả năng tạo phức với β-CD
cho phức hợp dễ tan trong nước hơn risperidon
nguyên liệu đầu.Trong môi trường đệm pH 10,5
cho kết quả tạo phức tốt hơn do risperidon ở
dạng phân tử trung hoà nên dễ đi vào khoang
của β-CD và tạo liên kết bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dodziuk H. (2006). Cyclodextrin and their complexes. Wiley–
VCH Verlag GmbH & Co. KgaA, Germany, 381-415.
2. Hedges R.A. (1998). Industrial Application of Cyclodextrins.
Chemical Reviews, 98, 2035-2044.
3. Loftsson T., Brewster M.E. (2007). Cyclodextrins as
pharmaceutical solubilizers. Advanced drug delivery reviews, 59,
645-666..
4. Martindale: The Complete Drug Reference, 35th edition. The
Pharmaceutical Press, London, UK (2007).
5. Raymond C.R., Paul J.S., Siân C.O. (2006). The Handbook of
Pharmaceutical Excipients, 5th edition. Pharmaceutical Press and
American Pharmacists Association, Washington DC, USA,
186-189.