Nghiên cứu mô hình sử dụng túi nilon tự huỷ sinh học tại khu vực phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Rác thải sẽ đi về đâu sau khi vào khu xử lý rác? Phần lớn chúng sẽ đến những bãi chôn lấp hoặc được thải ra đại dương. Đặc biệt là rác thải nhựa, có thể nói đây là loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần con người. Việt Nam là nước đứng thứ 4 thế giới trong việc thải ra môi trường, mà đặc biệt là môi Trường Đại dương từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa chiếm 6% toàn thế giới (Bộ Y tế, 2019) “Nghiên cứu mô hình sử dụng túi nilon tự phân hủy sinh học tại khu vực Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” được xem là hướng đi vô cùng cấp bách để giải quyết những vấn đế hiện nay.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mô hình sử dụng túi nilon tự huỷ sinh học tại khu vực phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1700 NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH SỬ DỤNG TÚI NILON TỰ HUỶ SINH HỌC TẠI KHU VỰC PHƯỜNG HIỆP BÌNH PHƯỚC, QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lữ Nguyễn Định Khoa Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trịnh Ngọc Anh TÓM TẮT Rác thải sẽ đi về đâu sau khi vào khu xử lý rác? Phần lớn chúng sẽ đến những bãi chôn lấp hoặc được thải ra đại dương. Đặc biệt là rác thải nhựa, có thể nói đây là loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần con người. Việt Nam là nước đứng thứ 4 thế giới trong việc thải ra môi trường, mà đặc biệt là môi Trường Đại dương từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa chiếm 6% toàn thế giới (Bộ Y tế, 2019) “Nghiên cứu mô hình sử dụng túi nilon tự phân hủy sinh học tại khu vực Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” được xem là hướng đi vô cùng cấp bách để giải quyết những vấn đế hiện nay. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu và đánh giá sự tác động của rác thải nhựa đến môi trường sinh thái, sức khỏe con người và kinh tế xã hội của thế giới và Việt Nam. Sau đó tiến hành nghiên cứu việc thay thế thói quen xã hội trong việc sử dụng túi nilon thông thường thành túi nilon tự hủy sinh học trong sinh hoạt. – Phân tích thực trạng hiện nay rác thải nhựa ở Việt Nam. – Thực trạng và phân tích về rác thải nhựa đến môi trường sinh thái. – Thực trạng và phân tích về rác thải nhựa đến sức khỏe con người. – Tiến hành thu nhập thông tin về việc sử dụng và tác hại khi dùng túi nilon thông thường tại Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, song song đó giới thiệu về những lợi ích với người dân, đặc biệt là hộ kinh doanh ăn uống khi túi nilon tự hủy sinh học, sau đó tìm hiểu và đánh giá nhận thức của người dân. 1.2 Phạm vi nghiên cứu Không gian: Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian: Tháng 04/2020 - 5/2020. Đối tượng nghiên cứu: Hộ kinh doanh ăn uống. 1701 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1 Ô nhiễm rác thải nhựa là gì? Ô nhiễm rác thải nhựa là sự tích tụ trong thời gian dài của những chất không được phân hủy trong môi trường đến từ các sản phẩm được làm từ nhựa bao gồm: các loại chai lọ, ống hút, đồ chơi cũ Đặc biệt là các chất thải nilon gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. 2.2 Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa? Chất thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Hàng ngày chất thải nhựa sinh hoạt ở các đô thị được phát sinh từ các nguồn sau: – Chất thải sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch – Thực phẩm dư thừa nilon, nhựa, chai nước nhựa, các chất thải nguy hại – Chất thải nhựa từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, khu văn hoá 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp từ những tài liệu như: bản tin mới của Tạp chí Môi trường, chuyên đề Môi trường đô thị, bản tin tin tức liên quan của Bộ Y tế, báo cáo ngành nhựa tháng 8/2019, bài báo Giáo dục sức khỏe của Sở Y Tế tỉnh Nam Định. Phương pháp phân tích: Phân tích thực trạng hiện nay rác thải nhựa ở Việt Nam, sự tác động của rác thải nhựa đối với môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Phương pháp so sánh: So sánh thực trạng hiện nay rác thải nhựa ở Việt Nam so với thế giới, so sánh nhận thức của người dân tại Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh với người dân toàn Thành phố Hồ Chí Minh, so sánh những ưu điểm và khuyết điểm về việc thực hiện các biện pháp giảm lượng rác thải nhựa tại khu vực. Phương pháp thực nghiệm khoa học: Thực hiện bảng khảo sát đối với 100 người kinh doanh ăn uống tại Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra số liệu thống kê định lượng và nhận định về thói quen sử dụng, mức độ ô nhiễm, những ảnh hưởng cụ thể túi nilon thông thường đối với đời sống. Bên cạnh đó, giới thiệu túi nilon tự hủy sinh học cho người dân, tiếp tục tìm hiểu và đánh giá nhận thức của người dân. 4 THỰC TRẠNG RÁC THẢI NHỰA TẠI VIỆT NAM Ngày nay thì việc sử dụng các sản phẩm túi nilon và các bao bì bằng nhựa đã trở thành vật dụng rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày, gắn với thói quen sử dụng của đa số người dân, mà trong đó thì việc kém ý thức của người dân cũng như là quy trình xử lý rác thải ở Việt Nam thì chưa xử lý triệt để đã gây ra về vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa ngày càng tăng cao và khó kiểm soát đặc biệt đối với những thành phố lớn. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường 1702 khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon thông thường. Trong khi đó thì mỗi năm có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa được tạo ra trong đó: 48.000 tấn được chôn trong các bãi chôn lấp đa số là nhựa có giá trị thấp chiếm 19,2%, còn lại hơn 200.000 tấn chất thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường, mà tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp. Đối với thế giới đã đánh giá tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh đối với nước có thu nhập trung bình như Việt Nam chiếm 12% lượng chất thải rắn phát sinh. Nếu trung bình 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. Số lượng rác thải nhựa và túi nilon thải ra tăng dần theo từng năm. Đối với công nghệ tái chế nhựa được sử dụng ở các thành phố lớn của Việt Nam đã lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ tiêu thụ chất dẻo như: chai nhựa, túi nilon bình quân đầu người ở Việt Nam tăng nhanh từ 3,8 kg/người năm 1990 lên 63 kg/người năm 2017, tốc độ tăng trung bình 10,6%/năm (Tạ Việt Phương, 2019). Qua đó chúng ta thấy rằng việc sử dụng túi nilon của người dân đang tăng rất nhanh và kết quả sẽ dẫn đến rất nhiều hệ luỵ, nó sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của mỗi con người, ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái như môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí làm cho các loài sinh vật và thậm chí con người bị ảnh hưởng xấu, dần dần mất môi trường sống, mặt khác gây tác động xấu đến sự phát triển kinh tế của cả một quốc gia. Sự tác động của rác thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường biển sẽ như thế nào? Mỗi năm Việt Nam thải ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa chiếm 6% toàn thế giới, đứng thứ 4 thế giới (Bộ Y tế, 2019). Hình 1: Thời gian phân huỷ rác thải nhựa Trong đại dương (Nguồn: khoahoc.tv) 5 ẢNH HƯỞNG CỦA RÁC THẢI NHỰA ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI 5.1 Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người 5.1.1 Môi trường không khí Đốt chất thải nhựa được xem là một giải pháp đơn giản để “giảm tải” rác thải. Tuy nhiên, phương pháp này cực kì gây hại cho sức khỏe cũng như môi trường. Khi chất thải nhựa được đốt lên, chúng 1703 sẽ sản sinh ra chất dioxin và furan - hai loại hóa chất độc hại gây hại đến sức khoẻ con người. Hai chất độc hại này dù tiếp xúc chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây tử vong. Tác hại khác của việc đốt chất thải là gây ô nhiễm môi trường. Nó có thể phá hủy tầng zone và có tác hại như hiệu ứng nhà kính. Trong khi đó, ở Việt Nam, không ít nơi người dân vẫn thản nhiên đốt rác trong đó có chứa rất nhiều rác thải nhựa. Khi đốt thì các vi hạt nhựa ẩn chứa các nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người có thể gây ảnh hưởng đến phổi, đường hô hấp. 5.1.2 Môi trường đất Ở Việt Nam thì môi trường đất bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm rác thải nhựa cũng rất là nghiêm trọng. Sự tích tụ những túi nilon, chai nhựa... trong môi trường đất làm ngăn cản việc hấp thụ lượng nước hay chất dinh dưỡng dẫn đến việc khiến môi trường đất ngày càng trở nên khô cằn và nứt nẻ dần dần trở thành đất chết không thể tái tạo hay sử dụng được nữa. Dẫn đến các loài thực vật không thể sinh trưởng làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của các động vật ăn thực vật. Trong tổng số nhựa từng được sản xuất, chỉ 9% chất thải nhựa được tái chế, khoảng 12% bị thiêu hủy, trong khi phần còn lại khoảng 79% đã tích lũy trong các bãi chôn lấp, bãi rác hoặc môi trường tự nhiên (Bảo Bình, 2019). Việc còn tồn động tới 79% trong các bãi chôn lấp, các bãi rác sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường đất. Với thời gian phân huỷ lâu sẽ khiến ngăn cản việc thấm thụ nước, các chất dinh dưỡng, khiến đất trở nên khô cằn và dần dần chết đi không thể trồng trọt và dễ bị xói mòn. Mặt khác, với thời gian phân huỷ lâu của túi nilon thông thường còn làm ảnh hưởng xấu đến mạch nước ngầm. 5.1.3 Môi trường nước Rác thải nhựa đã gây hại cho ít nhất 267 loài động vật khác nhau, gây ra cái chết cho khoảng một triệu chim biển, 100.000 động vật biển có vú và các loại cá khác với số lượng không thể đo đếm được (EC 2011). Đối với cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể thấy rằng nếu túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Việc xuất hiện số lượng lớn rác thải nhựa trong đại dương với thời gian dài làm ô nhiễm nguồn nước, cũng như ảnh hưởng đến xấu đến môi trường sống của các loài sinh vật biển, đối với những rác thải nhựa với kích nhỏ khoảng 0.05mm khiến các loại sinh vật biển tưởng nhầm là thức ăn. Dẫn tới tỷ lệ bị nhiễm độc và chết của các loài sinh vật biển cũng tăng cao. Qua đó thấy rằng khi các sinh vật biển bị ảnh hưởng xấu thì cũng vô tình tác động đến chuỗi thức ăn của con người, khi ăn những loài những sinh vật bị nhiễm độc này sẽ khiến con người bị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, với lượng ít sẽ khiến sức khoẻ bị suy giảm, còn với lượng nhiều các chất độc thì có thể tử vong. 5.1.4 Sức khỏe con người Các vật dụng hàng ngày được sử dụng làm từ nhựa có thể nói là một trong những yếu tố nguy hiểm nhất tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Túi nilon, ống hút nhựa, cốc nhựa dùng một lần, hộp xốp, nước đóng chai nhựa chủ yếu được tái chế từ những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, một số hóa chất có trong các sản phẩm nhựa này như: chất hoá dẻo, phẩm màu, chì, cadimi sẽ thôi nhiễm vào thức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng. Các hóa chất này tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở 1704 trẻ, làm thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, sảy thai, dị tật bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và nhiều hệ luỵ khác cho sức khoẻ con (Trình Vũ, 2019). Ô nhiễm rác thải nhựa khi bị thải ra môi trường hoặc bị chôn lấp thì qua thời gian sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa với nhiều kích cỡ rất nhỏ khác nhau. Sau đó những mảnh vi nhựa này sau đó sẽ lẫn vào môi trường nước, đất, không khí làm ảnh hưởng xấu đến các loài động vật sống trong và trên mặt đất, dưới nước, hay trên bầu trời làm ảnh hưởng đến rất nhiều chuỗi thức ăn. Khi ăn các loại sinh vật này và sẽ gián tiếp đưa hạt vi nhựa vào cơ thể, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ và thậm chí là tính mang của con người. Hình 2: Chuỗi thức ăn bị ảnh của rác thải nhựa Nguồn: Tác giả 6 KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA CÁC HỘ KINH DOANH ĂN UỐNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG TÚI NILON THÔNG THƯỜNG Có thể nói việc sử dụng túi nilon thông thường đã trở thành một thói quen của hộ kinh doanh ăn uống đặc biệt là người dân sống ở thành phố. Theo kết quả nghiên cứu định lượng thu nhận được trong 100 bảng khảo sát. Biểu đồ 1: Khảo sát thói quen sử dụng túi nilon thông thường (Nguồn: Tác giả) 1705 Biểu đồ 2: Khảo sát mức độ ô nhiễm của túi nilon thông thường (Nguồn: Tác giả) Nhìn chung hộ kinh doanh ăn uống nhận thức được việc sử dụng túi nilon thông thường là gây ô nhiễm môi trường và tác hại lên sức khỏe của con người. Nhưng thực tế thì mặc dù hộ kinh doanh ăn uống nhận thức được tác hại của túi nilon thông thường nhưng vẫn sử dụng vì cho tới nay chưa có nhiều loại túi thân thiện với môi trường được sản xuất hoặc phải bỏ ra chi phí rất đắt từ 5-6 lần so sánh với túi nilon thông thường. Theo kết quả nghiên cứu định lượng thu nhận trong 100 bảng khảo sát về những tác động cụ thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày của các hộ kinh doanh ăn uống vỉ túi nilon thông thường. Kết quả thu được số liệu sau: 90% hộ kinh doanh ăn uống cho rằng túi nilon thông thường gây ra nhiều tác hại bao gồm: khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí khi đốt túi nilon thông thường sẽ thải ra khí có mùi khó chịu và gây độc hại và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, gây tắc nghẽn ống cống, làm cho động vật dưới nước bị ảnh hưởng xấu hoặc chết, làm ô nhiễm nguồn đất khi chôn lấp, làm mất cảnh quan đô thị, làm bốc mùi hôi thối khi tích tụ nhiều và trong thời gian dài như bãi đất trống... Còn 10% các ý kiến còn lại khộng nêu cụ thể. 7 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA 7.1 Giới thiệu túi nilon tự hủy sinh học Túi nilon tự hủy sinh học được phát hành từ nguyên liệu hữu cơ như bột mì, bột bắp, bã mía, xơ dừa Khi được xả ra môi trường tự nhiên, dưới tác động của vi sinh vật, loại túi này sẽ chuyển hóa thành các chất hữu cơ dễ hòa tan hoặc thành carbonic, nước, các khoáng chất vô cơ. Ưu điểm: Thời gian phân hủy ngắn, thời gian trung bình từ 6 tháng đến 2 năm hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Sau khi phân hủy sẽ giải phóng các chất hữu cơ dễ hòa tan trong nước, đất không gây tác hại cho môi trường, thuận tiện cho việc xử lý rác. Túi nilon tự hủy sinh học có thể sử dụng trong gia đình, đựng rác thải công nghiệp, rác thải y tế hoặc để mua sắm, bao bì sản phẩm. Khi sử dụng túi nilon tự hủy sinh học này sẽ không còn công đoạn nhặt bao rác, phân loại, giặt, tái sinh. Việc này hạn chế rất nhiều các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. 1706 Nhược điểm: Giá sản phẩm cao khoảng 250.000 đồng/1kg, cao hơn giá túi nilon thông thường chỉ với giá khoảng 40.000 đồng/1kg. Ít cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ kinh doanh mặt hàng túi nilon tự huỷ sinh học, phải đến những nơi chuyên bán những sản phẩm. Sau khi giới thiệu và phát túi nilon tự hủy sinh học cho các hộ kinh doanh ăn uống thì tiến hành nghiên cứu hành vi về việc sử dụng túi nilon tự hủy sinh học thay thế cho túi nilon thông thường của các hộ kinh doanh ăn uống trong cuộc sống hàng ngày có thay đổi không? Qua thông tin thu được và xử lý số liệu, kết quả cho thấy 87% thực hiện hanh vi giống như thói quen hàng ngày mà không bị trở ngại nào như: đựng thức ăn, bảo quản các thực phẩm trong tủ lạnh: rau củ bảo vệ các đồ dùng nhỏ như: nón bảo hiểm,.. khỏi bụi bẩn của đường phố. Còn 13% các hộ kinh doanh ăn uống còn lại không sử dụng túi nilon tự huỷ sinh học. 7.2 Đánh giá sự cần thiết của việc sử dụng túi nilon tự hủy sinh học Sau khi các hộ kinh doanh ăn uống nhận thức được những lợi ích từ việc sử dụng túi nilon tự hủy sinh học. Tiến hành nghiên cứu về sự mong muốn sử dụng túi nilon tự hủy sinh học qua 100 bảng khảo sát. Thu thập thông tin thu được và xử lý số liệu, kết quả cho thấy có tới 62% ý kiến chọn câu trả lời rất cần thiết, 10% ý kiến trả lời cần thiết, 28% ý kiến trả lời không cần thiết. Những hộ kinh doanh ăn uống rất mong muốn được sử dụng loại túi thân thiện để bảo vệ môi trường và sức khỏe, và mong muốn túi nilon tự hủy sinh học sẽ được nhân rộng khắp nơi. Bên cạnh đó, với tỷ lệ là 72% ý kiến là rất cần thiết và cần thiết thì điều mà các hộ kinh doanh ăn uống mong muốn là đem lại giá trị sức khoẻ tốt nhất cho khách hàng từ việc đựng thức ăn trong túi như thế nào, đến việc bảo quản thức ăn khi mang về, cũng là sau khi sử dụng xong thì những túi nilon còn phải đem lại điều tốt lành cho môi trường. Ngoài ra thì việc sử dụng túi nilon tự hủy sinh học sẽ giúp tiết kiệm chi phí trong việc xử lý rác thải nhựa, cũng như là chi phí và thời gian để phân loại rác thải nhựa. Dẫn tới việc tăng ngân sách nhà nước, giúp cuộc sống người dân tăng lên về cả ý thức và vật chất. 7.3 Những biện pháp chống ô nhiễm rác thải nhựa Khuyến khích người dân tham gia các buổi tuyên truyền về những ưu điểm, lợi ích của túi nilon tự hủy sinh học, cũng như là những tác hại của túi nilon thông thường để họ có thể tuyên truyền lại cho người thân, bạn bè... Mang theo túi tự hủy sinh học của mình đến những nơi như: chợ, siêu thị để đựng thực phẩm, nhu yếu phẩm một mặt là tuyên truyền về túi nilon tự hủy sinh học, một mặt là bảo vệ môi trường và có thể sử dụng tối đa số lần dùng trên một túi nilon tự huỷ sinh học. Nếu vẫn chưa thể thay đổi thói quen sử dụng túi nilon thông thường thì hãy tăng số lượng sử dụng của một túi nilon thông thường nhiều lần nhất có thể. Học cách phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định. Dùng thùng lớn để đựng rác mỗi ngày thay cho túi nilon, có thể sử dụng túi vải lớn để đựng: nhu yếu phẩm. thay vì những túi nilon thông thường nhỏ mà phải đựng nhiều túi. Tham gia những chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải nhựa, rác thải nhựa, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao, hồ, hệ thống thoát nước được tổ chức đồng bộ và thường xuyên ở trên địa bàn. Bên cạnh đó thì hãy sử dung cốc thuỷ tinh thay cho cốc nhựa, thay vì mua những chai nước uống bằng nhựa thì có thể thay bằng bình giữ nhiệt hoặc bình thuỷ tinh ở nhà mang theo, sử dụng dao, muỗng, nĩa bằng kim loại hoặc gỗ để thay thế dao, muỗng, nĩa làm 1707 bằng nhựa, ưu tiên khi mua đồ chơi cho trẻ em bằng chất liệu gỗ tránh sử dụng đĩa, chén, tô bằng chất liệu nhựa. Tận dụng những hộp hay lọ đã qua sử dụng để đựng thức ăn hoặc gia vị sử dụng các sản phẩm đóng gói bằng giấy, thuỷ tinh, hoặc chất liệu bằng sứ thay cho hộp nhựa, sử dụng ống hút bằng chất liệu thân thiện với môi trường như: tre, gạo thay cho ống hút làm bằng chất nhựa bình thường. Đối với việc mua đồ nội thất hay trang trí trong nhà thì nên ưu tiên lựa chọn những vật phẩm được làm bằng chất liệu bằng gỗ hay kim loại hay sứ, hạn chế mua những vật được làm bằng nhựa như: tủ đựng quần áo làm bằng nhựa, kệ dép làm bằng nhựa, hay bàn, ghế làm bằng nhựa 8 KẾT LUẬN Qua những khảo sát trên cho thấy rằng: Những hộ kinh doanh ăn uống phần lớn là có biết đến tác hại của túi nilon, cũng muốn bảo vệ môi trường nhưng hiện tại thì còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như: về giá cả của túi nilon tự hủy sinh học khá cao trên thị trường, về độ thuận tiện khi mua những túi nilon tự hủy sinh học như: kích thước, màu sắc, độ dày mỏng của túi, hay những ưu điểm người dân vẫn chưa nắm rõ kiến thức về điều đó nên lo sợ, e ngại khi lựa chọn và quyết định mua. Mặt khác, việc muốn thay đổi thói quen của người hộ kinh doanh trong việc sử dụng túi nilon thông thường đổi thành túi nilon tự hủy sinh học thì cần có thời gian dài, trước mắt thì phải có những biện pháp nhỏ như: hạn chế sử dụng túi nilon thông thường, rồi tới những biện pháp đựng vật phẩm trong túi giấy, thủy tinh, hay chất liệu được làm bằng sứ, rồi đó nâng cao ý thức người dân bằng việc tuyên truyền, rồi sau đó giúp người dân hiểu được ưu điểm của túi tự huỷ sinh học, thì sau đó thì những hộ kinh doanh ăn uống mới có thể suy nghĩ và đưa ra quyết định mua túi nilon tự huỷ sinh học. Từ đó thì mới có thể thay đổi và tạo ra thói quen mới cho những người dân, mà đặc biệt là hộ kinh doanh ăn uống. Về việc khuyến khích người dân sử túi nilon tự huỷ sinh học cần có phải có sự chung tay và phối hợp của cả đất nước từ chính sách của nhà nước, đến các doanh nghiệp, rồi tới những người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Bảo Bình (2019), “Bộ Tài nguyên và Môi trường - Liên minh Tái chế Việt Nam: Chung tay giải quyết vấn đề rác thải nhựa”, Bản tin mới của Tạp chí Môi trường ngày 11/09/2019. Nguồn nguy%C3%AAn-v%C3%A0-M%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng---Li%C3%AAn-minh- T%C3%A1i-ch%E1%BA%BF-Vi%E1%BB%87t-Nam:-Chung-tay-gi%E1%BA%A3i-quy%E1%BA%BFt- v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-r%C3%A1c-th%E1%BA%A3i-nh%E1%BB%B1a-50753, ngày truy cập 21/
Tài liệu liên quan