Nghiên cứu mối tương quan giữa HbA1c, Glucose máu lúc đói với một số yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện 4 ‐ Quân đoàn 4

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự tương quan giữa HbA1c và Glucose máu lúc đói ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Khảo sát sự tương quan giữa HbA1c và các yếu tố nguy cơ tim mạch như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, protein niệu, dày thất trái, béo phì .trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: là 175 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện 4 ‐ Quân đoàn 4. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang Kết quả: Rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ chiếm tỷ lệ 55,4%, tương quan HbA1c và glucose máu lúc đói là r = 0,764, không có mối tương quan giữa HbA1c và các chỉ tiêu lipid máu, BMI, huyết áp trung bình, HbA1c > 9% có mối tương quan thuận khá chặt chẽ với xuất hiện Protein niệu. Kết luận: Qua nghiên cứu mối tương quan giữa HbA1c với Glucose máu lúc đói và các yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị tại Bệnh viện 4 ‐ Quân đoàn 4 chúng tôi rút ra một số kết luận sau: rối loạn Lipid máu là yếu tố nguy cơ tim mạch kèm theo ở bệnh nhân ĐTĐ typ chiếm tỷ lệ cao nhất; ‐ Giữa HbA1c và glucose máu lúc đói có mối tương quan thuận khá chặt chẽ; không có mối tương quan giữa HbA1c và các chỉ tiêu lipid máu, BMI, huyết áp trung bình; HbA1c > 9% có mối tương quan thuận khá chặt chẽ với xuất hiện Protein niệu

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mối tương quan giữa HbA1c, Glucose máu lúc đói với một số yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện 4 ‐ Quân đoàn 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  374 NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HbA1c, GLUCOSE MÁU   LÚC ĐÓI VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH   TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ   TẠI BỆNH VIỆN 4 ‐ QUÂN ĐOÀN 4  Phạm Thị Hải Yến*, Phạm Khắc Triệu*, Vũ Xuân Hòa*, Vũ Tiến Sơn*, Phan Quốc Bảo*  TÓM TẮT  Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự tương quan giữa HbA1c và Glucose máu lúc đói ở bệnh nhân ĐTĐ typ  2. Khảo sát sự tương quan giữa HbA1c và các yếu tố nguy cơ tim mạch như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,  protein niệu, dày thất trái, béo phì.trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: là 175 bệnh nhân được chẩn đoán và  điều trị đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện 4 ‐ Quân đoàn 4. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang  Kết quả: Rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ chiếm tỷ lệ 55,4%, tương quan HbA1c và glucose máu  lúc đói là r = 0,764, không có mối tương quan giữa HbA1c và các chỉ tiêu lipid máu, BMI, huyết áp trung bình,  HbA1c > 9% có mối tương quan thuận khá chặt chẽ với xuất hiện Protein niệu.  Kết luận: Qua nghiên cứu mối tương quan giữa HbA1c với Glucose máu lúc đói và các yếu tố nguy cơ tim  mạch trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị tại Bệnh viện 4 ‐ Quân đoàn 4 chúng tôi rút ra một số kết luận sau: rối  loạn Lipid máu là yếu tố nguy cơ tim mạch kèm theo ở bệnh nhân ĐTĐ typ chiếm tỷ lệ cao nhất; ‐ Giữa HbA1c  và glucose máu lúc đói có mối tương quan thuận khá chặt chẽ; không có mối tương quan giữa HbA1c và các chỉ  tiêu lipid máu, BMI, huyết áp trung bình; HbA1c > 9% có mối tương quan thuận khá chặt chẽ với xuất hiện  Protein niệu.  Từ khóa: HbA1c, Đái tháo đường týp 2  ABSTRACT  RELATIONSHIP BETWEEN HbA1C, FASTING GLYCEMIA AND CARDIOVASCULAR RISK  FACTORS IN PATIENTS WITH DIABETES MELLITUS TYPE 2 TREATED IN HOSPITAL 4 ‐ CORPS 4  Pham Thi Hai Yen, Pham Khac Trieu, Vu Xuan Hoa, Vu Tien Son, Phan Quoc Bao  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 374 ‐ 379  Objectives:  Investigate the relationship between HbA1C and Fasting glycemia  in patients with Diabetes  mellitus type 2. Investigate the relationship between HbA1C and cardiovascular risk factors.  Methods: A Cross  section prospective  research  on 175 patients with diabetes mellitus  type 2  treated  in  Hospital 4 – corps 4.  Results:  The  rate  of dyslipoprotein  in diabetes patients  is 55.4%. The  relationship  between HbA1c  and  fasting glycemia  is r‐ 0.764. There  is no relationship between HbA1c and  lipoprotein value, BMI, mean blood  pressure. There is a strictly relation between HbA1c > 9% and the appearance of protein in urine.   Conclusion:  Through  this  research  about  relationship  between HbA1c  and  fating  glycemia  as well  as  cardiovascular risk factors in patients with diabetes mellitus type 2 treated in Hospital 4 – corps 4, we have theses  conclusion: Dyslipoprotein is a risk factor of cardiovascular disease in patients with diabetes mellitus type 2; there  * Bệnh viện Quân Đoàn 4  Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thị Hải Yến,  ĐT: (0650)3732558,  Email: bsyenqd4@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  375 is  no  relationship  between HbA1c  and  lipoprotein  value, BMI, mean  blood  pressure;  there  is  a  relationship  between HbA1c and fasting glycemia, and furthermore, there’s a strictly relation between HbA1c > 9% and the  appearance of protein in urine.  Keywords: HbA1c, diabetes mellitus 2  ĐẶT VẤN ĐỀ  Bệnh ĐTĐ  có  tần  suất mắc bệnh  cao  trong  nhân dân, bệnh  có xu hướng phát  triển nhanh  đặc biệt ở các nước đang phát triển. ĐTĐ chiếm  khoảng 60 – 70% trong cấu trúc các bệnh nội tiết.  ĐTĐ có  liên quan đến sự gia  tăng nguy cơ  biến chứng mạch máu nhỏ, bao gồm bệnh võng  mạc,  bệnh  thận  và  bệnh  dây  thần  kinh.  ĐTĐ  cũng làm tăng nguy cơ mạch máu lớn, bao gồm  bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não và bệnh  mạch máu ngoại biên. Bệnh nhân có ĐTĐ  tăng  nguy cơ biến cố  tim mạch 2  ‐ 4  lần cao hơn so  với  người  không  bị  ĐTĐ. Việc  kiểm  soát  chặt  chẽ đường huyết để theo dõi quá trình tiến triển  của  bệnh  và  ngăn  ngừa  các  biến  chứng mạch  máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là một mục tiêu rất  quan trọng trong điều trị ĐTĐ.  Xét  nghiệm  HbA1c  (là  các  huyết  sắc  tố  Hemoglobin  gắn  kết  với  đường  glucose  trong  máu)  được dùng chủ yếu  để  theo dõi  sự kiểm  soát đường huyết ở những bệnh nhân bị ĐTĐ.  Xét nghiệm HbA1c cho ta 1 bức tranh toàn cảnh  về  lượng  đường  trung  bình  trong máu  ở  vài  tháng gần nhất. Do vậy HbA1c là 1 chỉ điểm lý  tưởng giúp người  thầy  thuốc  theo dõi và đánh  giá điều trị bệnh ĐTĐ.   Trên  cơ  sở  đó  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu đề tài này với 2 mục tiêu:  1. Khảo  sát  sự  tương quan giữa HbA1c và  Glucose máu lúc đói ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2.  2. Khảo  sát  sự  tương quan giữa HbA1c và  các yếu tố nguy cơ tim mạch như: tăng huyết áp,  rối loạn mỡ máu, protein niệu, dày thất trái, béo  phì trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Gồm  175  BN  được  chẩn  đoán  xác  định  là  ĐTĐ  typ  2 khám và  điều  trị  tại Bệnh viện  4  ‐  Quân đoàn 4 từ tháng 12/2010 đến tháng 3/2012.   Tiêu chuẩn lựa chọn  Bệnh nhân chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2.  Tiêu chuẩn loại trừ  ĐTĐ týp 1, ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ thứ phát, BN  không hợp tác nghiên cứu.  Phương pháp nghiên cứu  Thiết kế nghiên cứu   Tiến cứu, mô tả cắt ngang, không có nhóm  chứng.  Nội dung nghiên cứu  ‐ Lâm  sàng:  tất  cả  các BN  được khám  lâm  sàng, đo HA, chiều cao, cân nặng.  ‐ Cận lâm sàng: xét nghiệm đường huyết lúc  đói,  HbA1c,  Cholesterol,  Triglycerid,  HDL‐C,  LDL‐C, ghi điện tim, tổng phân tích nước tiểu.  * Một số tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu  ‐ Chẩn đoán ĐTĐ týpII: theo tiêu chuẩn của  TCYTTG năm 1998.  ‐ Chẩn đoán THA  theo  tiêu chuẩn của  JNC  VI.  ‐ Chẩn đoán rối loạn lipid máu theo NCEP –  ATP III (2001).  ‐ Phân loại BMI theo hiệp hội ĐTĐ các nước  Đông Nam Á (2001).  Xử lý số liệu  Bằng phương pháp thống kê Y học sử dụng  phần mềm SPSS 12.5.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  376 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên  cứu  Bảng 1. Tuổi và giới  Tuổi Chung Nam Nữ n(%) n(%) n(%) ≤ 40 8(4,6) 3(1,7) 5(2,8) 41-50 29(16,6) 21(12,1) 8(4,5) 51-60 58(33,1) 21(12,1) 37(21,0) 61-70 52(29,7) 21(12,1) 31(17,7) ≥70 28(16,0) 8(4,5) 20(11,5) Cộng 175(100) 74(42,3) 101(57,7) Trung bình (TB±SD) 59,1±10,1 57,3±10,0 60,5±11,0 Nhận xét: Nữ 101 người  (57,7%)  chiếm  tỷ  lệ nhiều hơn nam 74 người (42,3%).   Tuổi mắc  bệnh  nhiều  nhất  từ  51‐60  tuổi,  với 33,1%.  Tuổi  trung bình ở nữ cao hơn nam ở mức  có ý nghĩa (p=0,049).  Bảng 2. Lượng glucose máu lúc đói theo giới  Glucose máu (mmol/L) Trung bình (TB±SD) 9 n (%) Tổng n (%) Chung 11,4±5,9 39(22,3) 52(29,7) 84(48,0) 175(100) Nam 11,5±6,4 13(17,6) 28(37,8) 33(44,6) 74(100) Nữ 11,2±5,5 26(25,7) 24(23,8) 51(50,5) 101(100) Nhận xét: Lượng glucose máu trung bình của cả 2 đối  tượng nam và nữ không khác biệt có ý nghĩa (p=0,74). Tỷ  lệ bệnh nhân có mức glucose máu lúc đói >9 chiếm ưu thế  (>40%).  Bảng 3. Chỉ số HbA1c theo giới  HbA1c (%) Trung bình (TB ± SD) 9 n (%) Tổng n (%) Chung 8,1±3,1 77(44,0) 50(28,6) 48(27,4) 175(100) Nam 7,7±3,4 39(52,7) 21(28,4) 14(18,9) 74(100) Nữ 8,4±2,9 38(37,6) 29(28,7) 34(33,7) 101(100) Nhận xét: Chỉ số HbA1c của cả 2 đối tượng  nam  và  nữ  khác  biệt  không  có  ý  nghĩa  (p=0,14).  Tỷ  lệ  có HbA1c  (%)  <7  chiếm  ưu  thế  với  44,0%.  Ở  nữ  tỷ  lệ  này  nhỏ  hơn  ở  nam  có  ý  nghĩa (Z=1,83; p=0,03).  Bảng 4. Các yếu tố nguy cơ tim mạch kèm theo  Yếu tố nguy cơ Nam (n=74) Nữ (n=101) Cộng n % n % n % THA 40 22,8 49 28 89 50,8 RL lipid máu 39 22,3 58 33,1 97 55,4 Dày thất trái 8 4,6 7 4 15 8,6 Béo phì 17 9,7 21 12 38 21,7 Protein niệu 15 8,6 23 13,1 38 21,7 Nhận  xét: Trong  các  yếu  tố nguy  cơ  kèm  theo thì RLCH lipid máu (55,4%) là nhiều nhất,  kế đến là THA (50,8%). Dày thất trái là yếu tố  nguy cơ tỷ lệ thấp nhất (8,6%).  Đặc điểm của RLCH lipid máu ở đối tượng  nghiên cứu  Bảng 5. RLCH lipid theo giới  RL lipid Nam (n=74) Nữ (n=101) Tổng n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ CT 13 7,4 26 14,9 39 22,3 <0,05 TG 27 15,4 43 24,6 70 40,0 <0,05 HDL-C 4 2,2 7 4,0 11 6,2 <0,05 LDL-C 4 2,3 5 2,8 9 5,1 <0,05 Nhận xét: Tỷ lệ BN ĐTĐ typ 2 có RLCH lipid máu chiếm  tỷ lệ khá cao (55,4%), trong đó nữ cao hơn nam có ý nghĩa.  Tương quan giữa đường huyết  lúc đói và  HbA1c, các chỉ tiêu lipid máu  Bảng 6. Đường huyết lúc đói và HbA1c, các chỉ tiêu  lipid máu  Đường máu lúc đói Chỉ tiêu xét nghiệm r HbA1c 0,764 Cholesterol 0,105 Triglycerid 0,139 HDL-C -0,090 LDL-C -0,003 Nhận xét: HbA1c và glucose máu lúc đói có tương quan  thuận khá chặt chẽ (r = 0,764 và p <0,05).  HbA1c không có mối liên hệ có ý nghĩa với các chỉ tiêu  lipid máu.  Tương quan giữa HbA1c với lipid máu  Bảng 7. Tương quan giữa HbA1c với lipid máu   HbA1c Chỉ tiêu xét nghiệm r Cholesterol -0,023 Triglycerid 0,145 HDL-C -0,110 LDL-C -0,068 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  377 Nhận xét: HbA1c và chỉ số lipid máu không có sự tương  quan với nhau.  Tương  quan  giữa HbA1c  với  BMI,  huyết  áp  trung bình  Bảng 8. Tương quan giữa HbA1c với BMI, huyết áp  trung bình  HbA1c Chỉ tiêu r BMI -0,170 Huyết áp trung bình -0,123 Nhận xét: Giữa HbA1c và BMI, huyết áp trung bình  không có tương quan có ý nghĩa.  Tương quan giữa HbA1c với lipid máu ở nhóm  HbA1c>9%  Bảng 9. Tương quan giữa HbA1c >9% với lipid máu  HbA1c (>9%) Chỉ tiêu xét nghiệm r Cholesterol -0,148 Triglycerid -0,021 HDL-C -0,382 LDL-C -0,275 Nhận xét: Giữa HbA1c và các chỉ tiêu lipid máu ở nhóm có  9%<HbA1c không có mối tương quan có ý nghĩa.  Tương quan giữa HbA1c ở nhóm >9% với  BMI, huyết áp trung bình  Bảng 10. Tương quan giữa HbA1c >9% với BMI,  huyết áp trung bình  HbA1c (>9%) Chỉ tiêu r BMI -0,113 Huyết áp trung bình -0,153 Nhận xét: Giữa HbA1c ở nhóm >9% và BMI, HATB  không có mối tương quan có ý nghĩa.  Tương quan giữa HbA1c với  độ dày  thất  trái  Bảng 11. Tương quan giữa HbA1c >9% với độ dày  thất trái  HbA1c DTT r p Giới hạn n 0,05 7% - 9% 52 4 0,058 > 0,05 >9% 48 5 0,090 > 0,05 Nhận xét: Giữa HbA1c và DTT ở cả 3 nhóm không có mối  tương quan với nhau (p > 0,05).  Tương quan giữa HbA1c với protein niệu  Bảng 12. Tương quan giữa HbA1c với protein niệu  HbA1c Protein niệu r p Giới hạn n 0,05 7% - 9% 52 4 0,175 > 0,05 >9% 48 25 0,542 < 0,05 Nhận xét: Giữa HbA1c và protein niệu ở nhóm  HbA1c>9% có mối tương quan thuận khá chặt chẽ  (r=0,525; p< 0,05).  BÀN LUẬN  Đặc  điểm  chung  của  các  đối  tượng nghiên  cứu  Trong NC  của  chúng  tôi  tuổi  trung  bình  của đối tượng NC là 59,1 ± 10,1, tuổi thấp nhất  là 28 cao nhất là 82, tuổi trung bình nữ (60,5 ±  11,0)  cao  hơn  nam  (57,3  ±  10,0)  có  ý  nghĩa,  p=0,49.  Tuổi mắc bệnh nhiều nhất  là 41  ‐ 70  tuổi,  chiếm 62,8%, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam. Kết  quả của chúng tôi khác với kết quả của các tác  giả  khác  như  Nguyễn  Hải  Thủy,  Văn  Công  Trọng,  Truong  Quang  Lực  (2006)  tuổi  mắc  bệnh gặp nhiều nhất từ 41‐50, nam nhiều hơn  nữ(2). Sự khác nhau này có lẽ do đối tượng NC  của  chúng  tôi  đa  số  là  công  nhân  ở  các  khu  công nghiệp. BN tuổi thấp nhất mắc bệnh là 28  điều  này  cũng  phù  hợp  với  các NC  gần  đây  cho thấy ĐTĐ typ 2 xuất hiện ngày càng nhiều  ở  lứa  tuổi dưới 30. Lượng glucose máu  trung  bình cũng như chỉ số HbA1c trung bình của cả  2 đối tượng nam nữ là tương đương nhau.  Các yếu tố nguy cơ tim mạch  Trong NC  của  chúng  tôi  yếu  tố  nguy  cơ  RLCH  lipid máu  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  55,4%  trong  đó  tăng  nhiều  nhất  là Triglycerid  40%.  Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của  tác  giả Nguyễn  Thị  Thịnh  (2005)  ở  77  người  ĐTĐ ở cộng đồng Hà Tây cho kết quả tăng TG  49,4%,  Cook  CB.,  Erdman  DM.  NC  ĐTĐ  ở  người Mỹ gốc Phi kết quả là 58%; nhưng thấp  hơn kết quả của các  tác giả khác như Trương  Quang Lực 86,5% trong đó tăng TG là 271,6%,  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  378 Trần  Đức  Thọ  (1996‐1999)  100%,  tăng  TG  là  81,8%.  THA  là nguy cơ của bệnh ĐTĐ. THA  làm  tăng  sức  đề  kháng  Insulin.  Trong  NC  của  chúng  tôi  số  BN  ĐTĐ  typ  2  có  THA  chiếm  50,8%. Nghiên cứu của Mai Thế Hiệp cho kết  quả là 56,1%(1), Trương Quang Lực là 43,7%.  Tương quan giữa HbA1c với glucose máu  lúc  đói,  các  chỉ  số  lipid máu, THA, BMI,  Protein niệu, dày thất trái  Tương quan giữa HbA1c với glucose máu  lúc  đói  Chỉ  số HbA1c  phản  ánh  nồng  độ  glucose  máu ở BN ĐTĐ, sự tăng hay giảm của nó có liên  quan trực tiếp đến glucose máu ở mức cao hay  thấp. Kết quả NC của chúng  tôi  cho  thấy giữa  HbA1c  và  glucose máu  lúc  đói  có mối  tương  quan  thuận khá chặt chẽ với r = 0,764. Kết quả  của  chúng  tôi  tương  tự  kết  quả  của  tác  giả  Trương Quang Lực, Nguyễn Ngọc Bình (2002)(3),  Nguyễn Bá Việt (2004).  Tương quan giữa HbA1c và lipid máu  Kết quả NC của chúng tôi cho thấy không  có mối tương quan có ý nghĩa giữa HbA1c và  các chỉ tiêu  lipid máu. Kết quả NC của chúng  tôi mâu  thuẫn  với  kết  quả NC  của Nguyễn  Ngọc Chất ‐ BVĐK Bình Định (2010) là HbA1c  có mối  tương quan  thuận  chặt  chẽ với  chỉ  số  lipid máu(4), điều này có vẻ do khác biệt trong  lựa  chọn  bệnh  nhân,  trong  nghiên  cứu  của  mình  chúng  tôi  quan  tâm  đến  cả  bệnh  nhân  đang điều trị.  Tương quan giữa HbA1c với BMI  Nguyễn  Ngọc  Chất  ‐  BVĐK  Bình  Định  (2010) nghiên cứu có mối  tương quan chặt chẽ  giữa HbA1c  và  BMI(4),  tuy  nhiên  kết  quả  của  chúng tôi không ghi nhận được mối tương quan  này  khi  phân  tích  chung  cũng  như  khi  chọn  nhóm có HbA1c >9%. Điều này có thể giải thích  do đặc điểm đối tượng nghiên cứu lao động tại  khu  công  nghiệp,  cũng  có  thể  do  bệnh  nhân  đang  điều  trị  đã  thật  sự  chú  ý  đến  giảm BMI  theo mục tiêu điều trị.  Tương  quan  giữa  HbA1c  và  huyết  áp  trung  bình  Trong NC của chúng tôi không có mối tương  quan có ý nghĩa giữa HbA1c với huyết áp trung  bình, cũng như nhóm có HbA1c >9%.  Tương quan giữa HbA1c và độ dày thất trái  Kết  quả  NC  của  chúng  tôi  cho  thấy  giữa  HbA1c và DTT ở cả 3 nhóm không có mối tương  quan với nhau.  Tương quan giữa HbA1c và Protein niệu  Trong NC  của  chúng  tôi  kết  quả  ở  nhóm  HbA1c > 9% giữa HbA1c và protein niệu có mối  tương quan  thuận khá chặt chẽ r=0,525; p<0,05.  Kết quả NC của chúng tôi cũng tương tự với kết  quả NC của  tác giả Trần Thái Thanh Tâm, Mai  Phương Thảo ‐ Bệnh viện ĐHYD (2008) (6).  KẾT LUẬN  Qua NC mối  tương  quan  giữa HbA1c  với  Glucose máu lúc đói và các yếu tố nguy cơ tim  mạch trên BN ĐTĐ typ 2 điều trị tại Bệnh viện 4  ‐ Quân đoàn 4 chúng tôi rút ra một số kết  luận  sau:   ‐ Rối  loạn Lipid máu  là yếu  tố nguy cơ  tim  mạch kèm theo ở bệnh nhân ĐTĐ typ chiếm tỷ  lệ cao nhất.  ‐ Giữa HbA1c và glucose máu lúc đói có mối  tương quan thuận khá chặt chẽ.  ‐ Không có mối tương quan giữa HbA1c và  các chỉ tiêu lipid máu, BMI, huyết áp trung bình.  ‐ HbA1c > 9% có mối tương quan thuận khá  chặt chẽ với xuất hiện Protein niệu.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Mai  Lê Hiệp  (2003).  ʺTheo  dõi  các  biến  chứng  bệnh  nhân  ĐTĐ có triệu chứng Tăng huyết áp trong 12 nămʺ ‐ Hội nghị  khoa học toàn quốc lần thứ 2 ‐ NXB Y học, trang 80 ‐ 87.  2. Nguyễn Hải Thủy, Văn Công Trọng (2000) ʺKhảo sát HbA1c  huyết  tương của bệnh nhân ĐTĐ  typ2  tại Bệnh viện Trung  ương Huếʺ. Những công  trình nghiên cứu khoa học  tại Hà  Nội lần thứ nhất. Nội tiết và các rối loạn chuyển hóa trang 425  ‐ 429.  3. Nguyễn Ngọc Bình  (2005)  ʺKhảo sát nồng độ HbA1c huyết  tương  của  bệnh  nhân  ĐTĐ  typ2ʺ.  Kỉ  yếu  các  công  trình  nghiên cứu khoa học Bệnh viện 175 (1975 ‐ 2005), NXB Y học  trang 458 ‐ 459.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  379 4. Nguyễn Ngọc Chất (2010) ʺKhảo sát mối tương quan HbA1c  và Lipid máuʺ. Kỉ yếu các công  trình nghiên  cứu khoa học  Bệnh viện Đa khoa Bình Định.  5. Trần Đức Thọ  (2002)  ʺBệnh ĐTĐ  ‐ Bài giảng bệnh học Nội  khoa NXB Y học, Hà Nội, trang 258 ‐ 272. Nghiên cứu cường  Insulin, Rối  loạn chuyển hóa Lipid và HbA1c ở người ĐTĐ  typ2. Tạp chí nội khoa số 3 trang 28 ‐ 32.  6. Trần Thái Thanh Tâm, Mai Phương Thảo  (2009)  ʺKhảo  sát  mối tương quan giữa đường máu, HbA1c và độ lọc cầu thậnʺ,  Y học TP HCM vol.13 ‐ Supplement of N.o 1/2009 page 239 ‐  242.  Ngày nhận bài báo       01‐7‐2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:    10‐7‐2013  Ngày bài báo được đăng:      01‐8‐2013