Tình trạng nha chu của phụ nữ mang thai theo từng quí của thai kỳ

Mục tiêu: Mô tả những thay đổi trên lâm sàng của mô nha chu ở phụ nữ mang thai (PNMT) theo từng quí của thai kỳ và đánh giá mức độ hiểu biết của PNMT về chăm sóc sức khỏe răng miệng. Phương pháp: Nghiên cứu dọc được tiến hành trên 31 PNMT tại BV An Bình TPHCM. Các sản phụ được phỏng vấn và điền vào bảng câu hỏi về cách chăm sóc sức khỏe răng miệng trong lần khám đầu tiên ở quí 1. Tất cả các PNMT được đánh giá tình trạng nha chu 3 lần ở quí 1, quí 2 và quí 3 để ghi nhận chỉ số mảng bám (PlI), chỉ số nướu (GI), chảy máu nướu khi thăm khám (BOP) và độ sâu túi nha chu qua thăm dò (PPD). Kết quả: Ghi nhận 100% PNMT bị viêm nướu ở cả 3 quí của thai kỳ. Mặc dù chỉ số PlI hầu như không thay đổi qua 3 quí của thai kỳ nhưng các chỉ số GI, BOP, PPD đều tăng từ quí 1 đến quí 2, sau đó giảm ở quí 3. Hiểu biết của PNMT về sức khỏe răng miệng còn kém, đa số không biết về bệnh nha chu (77,4%), tồn tại quan niệm lạc hậu như kiêng chải răng hoàn toàn sau sanh ít nhất 1 tháng (67,7%), không nên đi khám răng trong thời gian mang thai (83,9%). Kết luận: Mô nha chu nhạy cảm hơn đối với tình trạng viêm trong giai đoạn mang thai, đặc biệt thấy rõ nhất ở quí 2. Kiến thức về răng miệng của PNMT còn kém. Việc xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng cho PNMT là cần thiết để cung cấp kiến thức về cách chăm sóc răng miệng trong thời gian mang thai và sau sanh, từ đó cải thiện sức khỏe răng riệng và sức khỏe chung cho PNMT.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng nha chu của phụ nữ mang thai theo từng quí của thai kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 102 TÌNH TRẠNG NHA CHU CỦA PHỤ NỮ MANG THAI THEO TỪNG QUÍ CỦA THAI KỲ Trần Thị Bích Châu*, Nguyễn Thị Kim Anh* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả những thay đổi trên lâm sàng của mô nha chu ở phụ nữ mang thai (PNMT) theo từng quí của thai kỳ và đánh giá mức độ hiểu biết của PNMT về chăm sóc sức khỏe răng miệng. Phương pháp: Nghiên cứu dọc được tiến hành trên 31 PNMT tại BV An Bình TPHCM. Các sản phụ được phỏng vấn và điền vào bảng câu hỏi về cách chăm sóc sức khỏe răng miệng trong lần khám đầu tiên ở quí 1. Tất cả các PNMT được đánh giá tình trạng nha chu 3 lần ở quí 1, quí 2 và quí 3 để ghi nhận chỉ số mảng bám (PlI), chỉ số nướu (GI), chảy máu nướu khi thăm khám (BOP) và độ sâu túi nha chu qua thăm dò (PPD). Kết quả: Ghi nhận 100% PNMT bị viêm nướu ở cả 3 quí của thai kỳ. Mặc dù chỉ số PlI hầu như không thay đổi qua 3 quí của thai kỳ nhưng các chỉ số GI, BOP, PPD đều tăng từ quí 1 đến quí 2, sau đó giảm ở quí 3. Hiểu biết của PNMT về sức khỏe răng miệng còn kém, đa số không biết về bệnh nha chu (77,4%), tồn tại quan niệm lạc hậu như kiêng chải răng hoàn toàn sau sanh ít nhất 1 tháng (67,7%), không nên đi khám răng trong thời gian mang thai (83,9%). Kết luận: Mô nha chu nhạy cảm hơn đối với tình trạng viêm trong giai đoạn mang thai, đặc biệt thấy rõ nhất ở quí 2. Kiến thức về răng miệng của PNMT còn kém. Việc xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng cho PNMT là cần thiết để cung cấp kiến thức về cách chăm sóc răng miệng trong thời gian mang thai và sau sanh, từ đó cải thiện sức khỏe răng riệng và sức khỏe chung cho PNMT. Từ khoá: Mô nha chu, thai kỳ, sau khi sanh. ABSTRACT PERIODONTAL STATUS IN PREGNANT WOMEN DURING PREGNANCY Tran Thi Bich Chau, Nguyen Thi kim Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 102 - 107 Objectives: Describe clinical changes in periodontium of pregnant women during pregnancy and evaluate their knowledge about oral health care. Methods: Longitudial study was conducted on 31 pregnant women at An Binh hospital, Ho Chi Minh city. The pregnant women were interviewed and filled out questionnaires about knowledge oral health care in the first examination. All of the pregnant women were investigated periodontal status three times during their first, second, and third trimester in order to reveal plaque index (PlI), gingival index (GI), bleeding on probing (BOP), probing pocket depth (PPD). Results: 100% of pregnant women with gingivitis. Although PlI stayed invariable during the follow-up; however, GI, BOP, PPD increased between the first and second trimester, and thereafter decreased at the third trimester. 77.4% did not acknowledge the harm of periodontal diseases. 67.7% agreed that tooth brushing should abstain completely after delivery. 83.9% supposed that it should not take checking tooth in pregnant period. * Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: ThS Trần Thị Bích Châu ĐT: 0913166411 Email: bchautt@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 103 Conclusion: Periodontal tissue more susceptible to inflammation in the period of pregnancy, especially in second trimester. Knowledge and awareness for pregnant women about oral health is generally poor. Pregnant women need to be provided with accurate information in taking care of oral health during pregnancy and after delivery to improved oral and general health. Keywords: Periodontium, pregnant period, after delivery. ĐẶT VẤN ĐỀ Tình trạng nha chu ở phụ nữ mang thai (PNMT) là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều trong suốt bốn thập niên qua; tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi(5). Tăng mức hormone trong thai kỳ được cho là có liên quan đến tăng nhạy cảm đối với sự viêm nướu mà không liên quan đến số lượng mảng bám (Silness & Loe 1964, Hugoson 1971)(13,6) nhưng một nghiên cứu khác lại không thấy có mối liên quan giữa tăng mức hormone trong thai kỳ và tăng viêm nướu(5). Có lẽ quan điểm chung nhất của các nhà lâm sàng là mô nha chu khỏe mạnh không bị ảnh hưởng bởi thai kỳ, và mang thai tự nó không gây viêm nướu nhưng mảng bám và vôi răng là điều kiện cần có để kích thích làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nướu vốn có từ trước. Có bốn giả thiết giải thích cho tình trạng này như tăng tính thấm thành mạch, thay đổi hình dạng nướu, giảm hệ thống miễn dịch và thay đổi màng phím trên và dưới nướu(4). Những thay đổi ở mô nha chu trong thời kỳ mang thai đã được nghiên cứu trên nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau, kết quả về tỷ lệ viêm nướu ở PNMT thay đổi từ 35% đến 100%(4,10,14). Tại Việt Nam, tỷ lệ viêm nướu ở PNMT là 70,6% theo nghiên cứu của Đặng Huệ Hồng và 100% theo nghiên cứu của Phan Thị Kim Tuyết. Một số nghiên cứu cho thấy khuynh hướng chảy máu nướu tăng có ý nghĩa từ quí 1 đến quí 3 của thai kỳ cùng với tăng mức estrogen và progesterone(8,6,15), và chỉ số chảy máu nướu cao nhất được thấy giữa quí 1 và quí 2(1). Ngoài ra, mức độ viêm nướu được thấy tăng có ý nghĩa suốt quí 2 và quí 3 của thai kỳ và giảm rõ rệt 3 tháng sau sanh(1,8,15). Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu liên quan đến viêm nướu trong thai kỳ là những nghiên cứu cắt ngang nên khó đánh giá được mối liên quan giữa thai kỳ và sự thay đổi của mô nha chu. Với mong muốn tìm hiểu tình trạng nha chu của PNMT thay đổi như thế nào trong thời gian mang thai, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này với mục tiêu: Mô tả tình trạng nha chu trên lâm sàng theo từng quí của thai kỳ gồm: - Xác định tình trạng nha chu của PNMT qua các chỉ số nha chu (gồm: chỉ số mảng bám PlI, chỉ số nướu GI, phần trăm chảy máu nướu khi thăm khám BOP, độ sâu túi nha chu qua thăm dò PPD) theo từng quí của thai kỳ. - Đánh giá sự thay đổi các chỉ số nha chu qua 3 quí của thai kỳ. - Xác định tỷ lệ viêm nha chu, viêm nướu và u nướu thai nghén theo từng quí của thai kỳ. Mô tả mức độ hiểu biết, thái độ và thói quen của PNMT về CSSKRM. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu dọc, mô tả. Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 31 PNMT từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13 của thai kỳ (quí 1) đến khám thai tại Khoa Sản Bệnh Viện An Bình (BVAB). Mỗi sản phụ sẽ được đánh giá tình trạng nha chu 3 lần ở cuối mỗi quí: quí 1 (10 – 13 tuần), quí 2 (20 – 25 tuần), quí 3 (32 – 36 tuần). Thời gian nghiên cứu kéo dài từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2011. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện. Tiêu chí loại trừ Đối tượng có tiền sử hay hiện diện các bệnh toàn thân như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,; hút thuốc, uống rượu, nghiện heroin; sử Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 104 dụng kháng sinh, kháng viêm trong vòng 3 tuần trở lại đây. Phương tiện nghiên cứu Cây thăm dò độ sâu túi nha chu William có chia vạch mm. Bảng câu hỏi: thu thập thông tin về hiểu biết, thái độ và thói quen của PNMT về cách CSSKRM (số lần chải răng, lần khám răng gần nhất, hiểu biết về bệnh nha chu). Phiếu khám để ghi nhận tình trạng nha chu: đối tượng được đánh giá tình trạng nha chu qua các chỉ số mảng bám (PlI) theo Silness và Loe 1964, chỉ số nướu (GI) theo Loe và Silness 1963, chảy máu nướu khi thăm dò (BOP), độ sâu túi nha chu qua thăm dò (PPD). Các bước tiến hành nghiên cứu Bác sĩ sản khoa khám và xác định tuổi thai cho tất cả các sản phụ đến khám thai tại khoa sản BVAB. Những PNMT ở vào tuần thứ 10 đến tuần thứ 13 của thai kỳ được bác sĩ RHM giải thích mục đích nghiên cứu. Những sản phụ đồng ý việc theo dõi và khám thai theo đúng lịch hẹn tại BVAB trong suốt quá trình mang thai mới được chọn vào mẫu nghiên cứu. Việc phỏng vấn được thực hiện trong lần khám đầu tiên. Thư kí sẽ phỏng vấn bằng cách hỏi trực tiếp các câu hỏi theo như bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Đối tượng được bác sĩ RHM khám đánh giá tình trạng nha chu trên tất cả các răng hiện diện trong miệng trừ các răng cối lớn thứ 3. Hẹn sản phụ tái đánh giá tình trạng nha chu ở quí 2 và quí 3 kết hợp theo lịch hẹn của bác sĩ sản khoa. Xác định viêm nướu dựa theo điểm của GI. Viêm nướu khi chỉ số GI ≥ 0,1. Mức độ viêm nướu: dựa trên điểm của GI chia làm 3 mức độ viêm nướu: 0,1  1: Viêm nướu nhẹ. 1,1  2: Viêm nướu trung bình. 2,1  3: Viêm nướu nặng. Xác định viêm nha chu khi cá thể có ≥ 4 vị trí có túi nha chu ≥ 4 mm. Xử lý và phân tích số liệu Nhập số liệu bằng phần mềm Excel 2007 và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10. Dùng phép kiểm t-test bắp cặp so sánh 2 số trung bình của 2 quí. Kiểm định ANOVA đo lường lặp lại so sánh 3 số trung bình của 3 quí. Kiểm định chi bình phương McNemar so sánh tỷ lệ của 2 quí. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Giá trị các chỉ số nha chu và sự thay đổi của những chỉ số này theo các quí của thai kỳ Chỉ số mảng bám (PlI) PlI nói lên tình trạng vệ sinh răng miệng của bệnh nhân. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trung bình PlI giảm từ quí 1 đến quí 2 và quí 3. Tuy nhiên sự giảm này không có ý nghĩa thống kê (Bảng 1). Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu dọc của các tác giả Tilakaratne, Gursoy và Figuero(4,5,15). Kết quả nghiên cứu cho thấy có khuynh hướng giảm mức chỉ số mảng bám trong suốt thai kỳ. Điều này có thể lý giải do hiệu quả của việc hướng dẫn vệ sinh răng miệng sau mỗi lần khám. Nghiên cứu của Gursoy (2008) đã cho thấy giảm mức PlI ở những PNMT được hướng dẫn vệ sinh răng miệng trong lần khám đầu. Ngoài ra, chỉ số mảng bám cao ở quí 1 cũng có thể do tình trạng nôn ói trong suốt những tuần đầu của thai kỳ. Hầu hết các PNMT cho rằng gần như không thể chải răng, đặc biệt ở vùng răng sau do sự nôn ói liên quan thai nghén. Chỉ số nướu (GI), chảy máu nướu khi thăm khám (BOP) và độ sâu túi nha chu qua thăm dò (PPD) Kết quả ở Bảng 1 cho thấy trung bình GI, BOP, PPD thay đổi có ý nghĩa suốt thai kỳ. GI, BOP, PPD tăng có ý nghĩa từ quí 1 đến quí 2, sau đó các chỉ số này giảm có ý nghĩa ở quí 3 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 105 của thai kỳ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống nghiên cứu dọc của Gursoy và Fernando(3,5). Kết quả của Fernando cho thấy GI, BOP, PPD tăng từ quí 1 đến quí 3 của thai kỳ nhưng đạt đỉnh điểm ở tháng thứ 7, sau đó giảm ở tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, Wandera (2009)(16) cũng nhận thấy BOP ở quí 2 cao hơn ở quí 3 của thai kỳ. Sự tăng và giảm chỉ số GI, BOP và PPD trong nghiên cứu của chúng tôi có thể lý giải là do có mối liên quan đến sự thay đổi mức hormone trong thời kỳ mang thai. Vì nồng độ hormone progesterone và estrogen trong máu bắt đầu tăng từ tháng thứ 2, tăng liên tục đến tháng thứ 8. Sau tháng thứ 8 có sự giảm đột ngột bài tiết các hormone này(7,11). Trong khi đó việc khám đánh giá của chúng tôi thực hiện ở cuối quí 3 (tức là tháng thứ 9 của thai kỳ), điều này phần nào lý giải cho sự giảm chỉ số GI, BOP và PPD ở quí 3 của chúng tôi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu dọc của Tilakaratne (2000) và Figuero (2010). Hai tác giả này nhận thấy chỉ số GI tăng từ quí 1 đến quí 2 và tiếp tục tăng khi sang quí 3. Bảng 1: Trung bình các chỉ số nha chu (PlI, GI, PPD, vị trí BOP) ở 3 quí của thai kỳ. Thời gian khám Tuần 10 – 13 (Quí 1) Tuần 20 – 25 (Quí 2) Tuần 32 – 36 (Quí 3) p Trung bình PlI 1,27 ± 0,25 1,25 ± 0,24 1,25 ± 0,25 Giá trị p p1-2= 0,16 p2-3 = 0,83 p1-3 = 0,49 p*=0,53 Trung bình GI 1,21 ± 0,14 1,32 ± 0,15 1,27 ± 0,15 Giá trị p p1-2 < 0,001 p2-3 = 0,02 p1-3 = 0,05 p*<0,001 Trung bình PPD 1,82 ± 0,27 1,99 ± 0,32 1,89 ± 0,35 Giá trị p p1-2 < 0,001 p2-3 = 0,01 p1-3 = 0,08 p*<0,001 Trung bình số vị trí BOP 28,35 ± 13,95 41,74 ± 19,1 35,7± 16,16 Giá trị p p1-2 < 0,001 p2-3 = 0,02 p1-3 = 0,018 p*<0,001 Kiểm định t-test bắt cặp. Kiểm định ANOVA đo lường lặp lại. PlI GI PPD BOP Biểu đồ 1: Các chỉ số nha chu qua 3 quí của thai kỳ. Sự thay đổi các chỉ số nha chu qua 3 quí của thai kỳ được biểu hiện ở Biểu đồ 1. Chúng tôi nhận thấy: chỉ số PlI gần như không thay đổi qua 3 quí của thai kỳ nhưng chỉ số GI, BOP, PPD đều tăng từ quí 1 đến quí 2 và giảm ở quí 3. Mặc dù PlI không thay đổi nhưng trung bình PlI tương đối cao. Chính tình trạng vệ sinh răng miệng không sạch là điều kiện tiên quyết cần có để cho sự thay đổi của hormone giới tính trong máu lúc mang thai tác động làm nặng thêm tình trạng viêm nướu vốn có từ trước. Theo Hugoson (1971), những thay đổi hormone trong máu không ảnh hưởng lên mô nướu khỏe mạnh nếu duy trì được tình trạng không mảng bám. Tình trạng bệnh nha chu theo các quí của thai kỳ Tỷ lệ và mức độ viêm nướu trong thai kỳ (Bảng 2) Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ viêm nướu của PNMT ở cả 3 quí của thai kỳ là 100%. Về mức độ viêm nướu: hầu hết PNMT đều bị viêm nướu ở mức độ trung bình, chỉ có 1 ca viêm nướu nhẹ ở quí 1 nhưng cũng đã chuyển qua viêm nướu mức trung bình ở quí 2 và 3. Tuy nhiên, không có trường hợp nào là viêm nướu nặng. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 106 Trong nghiên cứu này, 100% PNMT bị viêm nướu ở cả 3 quí là quá cao, điều này phản ánh tình trạng răng miệng của PNMT còn kém. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu cắt ngang của Phan Thị Kim Tuyết (2006) có tỷ lệ viêm nướu là 100%, đa số là viêm nướu mức độ trung bình (97,9%) và tỷ lệ viêm nướu của Sarlati (2004)(12) là 92,1%. Tuy nhiên, kết quả tỷ lệ viêm nướu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Đặng Huệ Hồng (2001) chiếm 70,6%. Bảng 2. Mức độ viêm nướu dựa theo trung bình GI qua 3 quí của thai kỳ. Mức độ viêm nướu (theo TB GI) Quí I n(%) Quí II n(%) Quí III n(%) Nhẹ (0,1–1) 1 (3,2) 0 (0,0) 0 (0,0) Trung bình (1,1–2) 30(96,8) 31 (100) 31 (100) Nặng (2,1–3) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) Tỷ lệ viêm nha chu ở 3 quí của thai kỳ Tỷ lệ viêm nha chu của PNMT ở quí 1, quí 2 và quí 3 lần lượt là 9,68%, 25,8% và 19,35%. Tỷ lệ viêm nha chu tăng có ý nghĩa từ quí 1 đến quí 2, sau đó giảm nhẹ ở quí 3 (không có ý nghĩa thống kê). Tỷ lệ phần trăm u nướu thai nghén trong thai kỳ Có một ca u nướu thai nghén trên PNMT 25 tuổi khi thai kỳ được 22 tuần. U có đường kính 8mm nằm ở giữa răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên bên trái. U vẫn giữ nguyên kích thước cho tới lần khám sau (quí 3). Ở quí 1 không thấy sản phụ nào bị u nướu thai nghén, nhưng qua quí 2 và 3 có một trường hợp bị u nướu thai nghén với tỷ lệ 3,2%. Theo nghiên cứu của Salarti (2004), tỷ lệ u nướu thai nghén là 0,7% và của Phan Thị Kim Tuyết (2006) là 1,4%. Gần đây nghiên cứu dọc của Gursoy (2008) trên 30 PNMT cũng tìm thấy một trường hợp u nướu thai nghén ở vào quí thứ 2 của thai kỳ chiếm tỷ lệ 3,3%. Mức độ hiểu biết, thái độ và thói quen CSRM của PNMT Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Hầu hết các PNMT trong nghiên cứu này chưa từng nghe biết đến bệnh nha chu (77,4%). Có đến 83,9% PNMT cho rằng không nên đi khám răng miệng trong thời gian mang thai. Hơn một nữa PNMT có thái độ kiêng chải răng ít nhất 1 tháng sau sanh (67,7%). Đa số PNMT có thói quen chải răng 2 lần/ ngày (80,6%). Ít PNMT có thói quen chải răng 3 lần/ ngày (9,7%). Hầu hết PNMT không có thói quen khám răng định kỳ tối thiểu 1 năm/ 1 lần. Có đến 80,6% phụ nữ đã kiểm tra răng lần cuối cách nay > 2 năm. Với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau và có sự khác biệt về chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng giữa các quốc gia, chúng tôi chỉ bàn luận những kết quả trong tình hình thực tế ở nước ta. Ở Việt Nam, chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản có được quan tâm nhưng chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng hầu như bị bỏ qua. Đây cũng là tình trạng chung của các nước đang phát triển. Nghiên cứu của chúng tôi có tới 77,4% PNMT chưa hề nghe nói đến bệnh nha chu. Kết quả này tương tự nghiên cứu cắt ngang của Phan Thị Kim Tuyết (2006) thực hiện trên 146 PNMT tại Tiền Giang đã ghi nhận có đến 88,4% PNMT biết thuốc lá có hại đến sức khỏe nhưng chỉ có 21,2% PNMT biết đến bệnh nha chu. Điều này cho thấy kiến thức của PNMT về sức khỏe chung là tương đối tốt nhưng hiểu biết về sức khỏe răng miệng còn quá kém. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 107 Kết quả của chúng tôi cho thấy có đến 80,6% PNMT không đi kiểm tra răng miệng trong vòng 2 năm và không sản phụ nào được chăm sóc răng miệng trong vòng 1 năm trở lại đây. Điều này có thể do thiếu hiểu biết hay thông tin về sức khỏe răng miệng chưa đầy đủ hoặc do chi phí cho việc điều trị răng miệng khá cao cho những người có thu nhập thấp cũng thật sự là rào cản cho họ có được sự chăm sóc răng miệng đúng đắn. Ngoài ra, có thể do hạn chế về tình trạng KT- XH thấp cũng ảnh hưởng đến thói quen chăm sóc răng miệng định kỳ. Nhiều quan niệm lạc hậu về sức khỏe răng miệng vẫn còn tồn tại khá rộng rãi trong cộng đồng PNMT như không khám và điều trị răng miệng trong lúc mang thai, kiêng chải răng hoàn toàn ít nhất 1 tháng sau sanh. Cụ thể như trong nghiên cứu của chúng tôi có đến 67,7% PNMT kiêng chải răng hoàn toàn sau sanh 1 tháng và 83,9% PNMT cho rằng không nên đi khám răng miệng trong thời gian mang thai mà thực tế là 100% PNMT trong nghiên cứu này không đi khám răng miệng trong thời gian mang thai. Trình độ văn hóa thấp dẫn đến hiểu biết không đúng, nhiều bà mẹ có quan niệm sai lầm rằng điều trị nha chu trong thai kỳ sẽ nguy hiểm cho bào thai. Thật ra, một nghiên cứu cho thấy PNMT nhận điều trị nha chu giảm nguy cơ sanh non nhẹ cân đến 85%. Những quan niệm sai lầm này thường được truyền dạy từ những người lớn tuổi trong gia đình và đôi khi có ảnh hưởng còn mạnh hơn cả lời khuyên của các nhà chuyên môn. Tình trạng này thường gặp ở những đối tượng có trình độ học vấn thấp và nghề nghiệp không ổn định, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào gia đình. KẾT LUẬN Các kết quả về chỉ số nha chu và tình trạng nha chu qua 3 quí của thai kỳ đã cho thấy mặc dù chỉ số mảng bám gần như không thay đổi qua 3 quí của thai kỳ nhưng chỉ số nướu, chảy máu nướu khi thăm khám, độ sâu túi nha chu qua thăm dò đều tăng từ quí 1 đến quí 2, sau đó giảm ở quí 3. Như vậy kết quả này cho thấy có thể do ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ hormone trong thời gian mang thai làm mô nha chu nhạy cảm hơn đối với tình trạng viêm, đặc biệt tăng cao nhất là ở quí 2. Kết quả 100% PNMT trong nghiên cứu này có tình trạng viêm nướu cùng với hiểu biết của PNMT về chăm sóc răng miệng còn kém (77,4%). Quan niệm lạc hậu về việc kiêng chải răng sau sanh (67,7%) và không có thói quen chăm sóc răng miệng định kỳ hàng năm (100%) là bằng chứng cho thấy PNMT còn thiếu thông tin đúng đắn về sức khỏe răng miệng. Do đó cần xây dựng chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước sanh phải bao gồm cả chăm sóc sức khỏe răng miệng. Muốn vậy các cơ quan làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và truyền thông phải cung cấp kiến thức về sức khỏe răng miệng và mối liên quan với sức khỏe tổng quát cho các phụ nữ độ tuổi sinh sản để tự chăm sóc răng miệng tốt đặc biệt là trước khi chuẩn bị mang thai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cohen DW, Friedman L, Shapiro J (1969). A longitudinal investigation of the periodontal changes during pregnancy. Journal of Periodontology, 40: 563-570. 2. Đặng Huệ Hồng (2001). La gingivite chez les femmes enceintes à l’hopital gyneco – obstetrique Hùng Vương. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ răng hàm mặt bằng tiếng Pháp. 3. Fernando B, Jiffry M (1991). Prevalence of gingivitis amongst pregnant women in an urban population in Sri-Lankan. Sri-Lanka De