Mục tiêu: Phân loại về lâm sàng của đục thể thủy tinh chấn thương. Thời điểm can thiệp phẫu thuật. Đánh
giá hiệu quả phương pháp xử trí đục thể thủy tinh chấn thương
Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, quan sát hàng loạt ca lâm sàng tại khoa Mắt bệnh viện Chợ Rẫy từ
01 tháng 1 năm 2010 đến 31 tháng 12 năm 2011.
Kết quả: bệnh nhân trong nghiên cứu có Nam: 61, Nữ: 20. Tuổi trung bình: 31,6, tập trung ở độ tuổi 25 đến
60 tuổi. Nguyên nhân do tai nạn lao động và tai nạn giao thông gặp 59,3%. Đục thể tủy tinh do chấn thương
đụng dập do một vật tù gây nên, tiến triển bán cấp hoặc muộn. Bao thể thủy tinh thường còn nguyên vẹn. Chấn
thương xuyên thủng tác động lên nhiều cấu trúc của nhãn cầu, đặc biệt giác mạc bị tổn thương tới 79,0%, sau đó
là mống mắt với 39,5 % bị ảnh hưởng. Phẫu thuật 1 thì đặt kính mềm nội nhãn hoặc 2 thì tùy theo tình trạng
mắt bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân thị lực đạt >3/10 có 61/81 (75,3%).
Kết luận: (1) Đục thể thủy tinh chấn thương có thể phân ra: Đục thể thủy tinh do chấn thương đụng dập và
đục thể thủy tinh do chấn thương xuyên thủng. (2) Can thiệp phẫu thuật: Đục thể thủy tinh do chấn thương
đụng dập: phẫu thuật 1 thì, với đường phẫu thuật nhỏ, đặt kính mềm nội nhãn. Những bệnh nhân có đứt dây
chằng Zinn sẽ cân nhắc sử dụng vòng căng bao hỗ trợ; Đục thể thủy tinh do vết thương xuyên: rách giác mạc
gọn, không tới củng mạc, giác mạc trong, bao thể thủy tinh tổn thương không rộng, trương lực mống mắt còn tốt,
không có biểu hiện nhiễm trùng sẽ tiến hành lấy thể thủy tinh qua đường mộ nhỏ sau khi đã khâu giác mạc, đặt
kính mềm nội nhãn 1 thì. Trường hợp vỡ bao trước, chất nhân thể thủy tinh trào ra tiên phòng, thì 1, can thiệp
các vết thương như khâu giác mạc rách, lấy ngoại vật, đồng thời rửa hút thể thủy tinh, cân nhắc đặt kính nội
nhãn ngay ở thì 1 hoặc để sau khi mắt ổn định sẽ đặt kính nội nhãn thì 2. (3) Phẫu thuật đục thể thể thủy tinh
chấn thương có đặt kính nội nhãn, mang lại kết quả khá tốt, với 75,2% có thị lực >3/10 sau 6 tháng. Giúp cho
người bệnh hồi phục được một phần thị lực trên mắt.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phân loại và phương pháp xử trí đục thể thủy tinh chấn thương tại Bệnh Viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 314
NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ TRÍ
ĐỤC THỂ THỦY TINH CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nguyễn Hữu Chức*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Phân loại về lâm sàng của đục thể thủy tinh chấn thương. Thời điểm can thiệp phẫu thuật. Đánh
giá hiệu quả phương pháp xử trí đục thể thủy tinh chấn thương
Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, quan sát hàng loạt ca lâm sàng tại khoa Mắt bệnh viện Chợ Rẫy từ
01 tháng 1 năm 2010 đến 31 tháng 12 năm 2011.
Kết quả: bệnh nhân trong nghiên cứu có Nam: 61, Nữ: 20. Tuổi trung bình: 31,6, tập trung ở độ tuổi 25 đến
60 tuổi. Nguyên nhân do tai nạn lao động và tai nạn giao thông gặp 59,3%. Đục thể tủy tinh do chấn thương
đụng dập do một vật tù gây nên, tiến triển bán cấp hoặc muộn. Bao thể thủy tinh thường còn nguyên vẹn. Chấn
thương xuyên thủng tác động lên nhiều cấu trúc của nhãn cầu, đặc biệt giác mạc bị tổn thương tới 79,0%, sau đó
là mống mắt với 39,5 % bị ảnh hưởng. Phẫu thuật 1 thì đặt kính mềm nội nhãn hoặc 2 thì tùy theo tình trạng
mắt bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân thị lực đạt >3/10 có 61/81 (75,3%).
Kết luận: (1) Đục thể thủy tinh chấn thương có thể phân ra: Đục thể thủy tinh do chấn thương đụng dập và
đục thể thủy tinh do chấn thương xuyên thủng. (2) Can thiệp phẫu thuật: Đục thể thủy tinh do chấn thương
đụng dập: phẫu thuật 1 thì, với đường phẫu thuật nhỏ, đặt kính mềm nội nhãn. Những bệnh nhân có đứt dây
chằng Zinn sẽ cân nhắc sử dụng vòng căng bao hỗ trợ; Đục thể thủy tinh do vết thương xuyên: rách giác mạc
gọn, không tới củng mạc, giác mạc trong, bao thể thủy tinh tổn thương không rộng, trương lực mống mắt còn tốt,
không có biểu hiện nhiễm trùng sẽ tiến hành lấy thể thủy tinh qua đường mộ nhỏ sau khi đã khâu giác mạc, đặt
kính mềm nội nhãn 1 thì. Trường hợp vỡ bao trước, chất nhân thể thủy tinh trào ra tiên phòng, thì 1, can thiệp
các vết thương như khâu giác mạc rách, lấy ngoại vật, đồng thời rửa hút thể thủy tinh, cân nhắc đặt kính nội
nhãn ngay ở thì 1 hoặc để sau khi mắt ổn định sẽ đặt kính nội nhãn thì 2. (3) Phẫu thuật đục thể thể thủy tinh
chấn thương có đặt kính nội nhãn, mang lại kết quả khá tốt, với 75,2% có thị lực >3/10 sau 6 tháng. Giúp cho
người bệnh hồi phục được một phần thị lực trên mắt.
Từ khoá: Đục thể thủy tinh chấn thương, tai nạn giao thông.
ABSTRACT
CLASSIFICATION AND MANAGEMENT OF TRAUMATIC CATARACTS AT CHO RAY HOSPITAL
Nguyen Huu Chuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 314 - 319
Purposes: To classify traumatic cataracts in clinical settings. The timing of surgical interventions. To
evaluate the effectiveness of the management of traumatic cataracts.
Material and method of the study: Longitudinal, observe multiple cases of traumatic cataracts at the
Department of Ophthalmology, Cho Ray Hospital, from 01 / 1 / 2010 to 31/ 12 / 2011.
Results: In this study, 61 were males and 20 were femal. The average age is 31.6, most common between 25
and 60 years old. The most common causes are traffic accidents and work accidents: 59.3%. Traumatic cataracts
are caused by blunt injuries, with semi-acute or late progression. Contusion cataract may involve only a portion of
the lens or the entire lens.Perforating and penetrating injuries impact various structures of the eyeball, especially
* Khoa Mắt - Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên hệ: TS. BSCK2. Nguyễn Hữu Chức, ĐT: 0913650105, Email: bschuc@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 315
the cornea is affected in 79.0% of cases, then the iris in 39.5 % of cases. The choice of Phase 1 surgery, foldable
IOLs are inserted or phase 2 depends on the condition of the patient’s eye. After surgery, 61/81 (75.3%) patients
have vision of 3/10 or better.
Conclusions: (1) Traumatic cataracts can be divided into: blunting cataract and penetrating cataract. (2)
Surgical interventions: blunting cataract: 1-phase surgery, with small incision, foldable IOLs are inserted.
Patients with torn Zinn’s ligaments may require a capsular tension ring; penetrating cataract: neat corneal tear,
not reaching the sclera, clear cornea, the capsular largely damaged, normal iris tone, if there is no sign of infection,
the len can be removed through a small incision after closure of corneal lacerations, phase 1 surgery, foldable IOLs
are inserted. In case of rupture of the anterior lens capsule, release of lens material in the anterior chamber. Phase
1 surgery: repaire of corneal laceration, remove foreign bodies, aspirate lens material, primary IOL insertion can
be considered or inserted in a secondary procedure. (3) Traumatic cataracts surgery and IOL insertion, yields good
results, with 75.2% patients have vision >3/10 after 6 months. It helps the patients keep a part of their vision.
Keywords: Traumatic cataracts, Traffic accidents.
MỞĐẦU
Hàng năm có khoảng trên 50 triệu người bị
chấn thương trên thế giới. Trong đó chấn thương
mắt là một trong những chấn thương thường
gặp nhất. Tại Mỹ sau khi phân tích 28.340 hồ sơ
của bệnh nhân bị chấn thương từ năm 2003 đến
2007, Dawn Scruggs cho biết tỷ lệ chấn thương
nhãn cầu dao động từ 1,97% đến 6,0% tùy theo
từng năm(4).
Đục thể thủy tinh do chấn thương khá
thường gặp, tại Mỹ hàng năm có khoảng 2,5
triệu người chấn thương mắt, trong đó đục thể
thủy tinh xảy ra có thể cấp, bán cấp hoặc
muộn(3,4). Đục thể thủy tinh thường có các tổn
thương khác kèm theo như rách giác mạc, xuất
huyết nội nhãn, bong võng mạc(1,6,7). Do đó, đánh
giá đúng tình trạng bệnh lý là rất quan trọng, từ
đó sẽ có phương án điều trị thích hợp.
Có nhiều nghiên cứu về phương pháp điều
trị đục thể thủy tinh chấn thương nhằm mang lại
kết quả tốt nhất về chức năng thị giác cho người
bệnh đã được thực hiện. Các kỹ thuật được áp
dụng như: đi đường hầm củng mạc, lấy thể thủy
tinh đặt kính cứng nội nhãn; đường phẫu thuật
trực tiếp trên giác mạc, đặt kính mềm nội nhãn.
Thời điểm can thiệp phẫu thuật cũng có nhiều
bàn cãi xung quanh việc thực hiện lấy thể thủy
tinh chấn thương cùng lúc xử trí vết thương
chung của nhãn cầu (thì 1) hoặc thực hiện sau
khi đã xử trí ổn định các thương tổn nhãn cầu
khác (thì 2)(1,2,5).
Phân loại đục thể thủy tinh trên lâm sàng, để
có kế hoạch điều trị thích hợp là rất cần thiết và
quan trọng. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu phân
loại và phương pháp điều trị đục thể thủy tinh
chấn thương” được thực hiện với các mục tiêu:
- Phân loại về lâm sàng của đục thể thủy tinh
chấn thương.
- Thời điểm can thiệp phẫu thuật.
- Đánh giá hiệu quả phương pháp xử trí đục
thể thủy tinh chấn thương.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, lấy hàng loạt
trường hợp không có nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân bị đục thể thủy tinh chấn thương
điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01 tháng 1 năm
2010 đến 31 tháng 12 năm 2011.
Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu
+ Tuổi bệnh nhân ≥16 tuổi.
+ Đục thể thủy tinh được xác định do chấn
thương.
+ Thị lực: còn nhận thức được hướng ánh
sáng.
+ Không có ngoại vật nội nhãn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 316
+ Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
+ Đục thể thủy tinh không do nguyên nhân
chấn thương.
+ Sẹo giác mạc lớn và dày không quan sát
được thể thủy tinh.
+ Bệnh nhân không có điều kiện theo dõi sau
điều trị đúng định kỳ.
+ Bệnh nhân từ chối tham gia.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Từ 1 tháng 1 năm 2010 đến 31 tháng
12/2012, tại khoa Mắt Bệnh viện Chợ Rẫy có 81
bệnh nhân đục thể thủy tinh chấn thương
nhập viện và được điều trị, thỏa mãn các điều
kiện nghiên cứu.
Đặc điểm dịch tễ
Giới
Nam: 61 (75%), Nữ: 20 (25%).
Cũng như các chấn thương nói chung, số
bệnh nhân là nam thường cao hơn nữ. Trong
nghiên cứu này, cho thấy nam bị bệnh cao gấp 3
lần nữ (75,0% so với 25%). Điều này phù hợp với
các nghiên cứu khác trên thế giới, cho biết chấn
thương ở nam luôn cao hơn nữ, tỷ lệ này dao
động từ 1nữ / 2,5 nam đến 1 nữ / 4 nam(1,2,7).
Tuổi
Bảng 1: Tuổi của bệnh nhân chấn thương mi mắt mất
tổ chức (n=81).
STT Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
1 16-25 9 11,1
2 >25-45 40 49,4
3 >45-60 25 30,9
4 >60 7 8,6
5 Tổng số 81 100,0
Trong nghiên cứu, tuổi bệnh nhân trung
bình là 31,6, tập trung ở độ tuổi 25 đến 60 tuổi.
Phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài
nước, như Blum M., Chuang L.H., Trần Thị
Phương Thu(1,2,7). Đây là độ tuổi lao động và hoạt
động xã hội nhiều.
Nghề nghiệp
Bệnh nhân là những người lao động trực tiếp
như nông dân, công nhân chiếm tỷ lệ cao. Hai
đối tượng này chiếm 70,4 %. Đặc biệt trong
nghiên cứu này cũng gặp đục thể thủy tinh do di
chứng của vết thương chiến tranh ở những
người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp.
Bảng 2: Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân (n = 81)
STT Nghề nghiệp Số lượng Tỉ lệ %
1 Nông dân 27 33,3
2 Công nhân 30 37,1
3 Nghề biển 7 8,6
4 Học sinh, sinh viên 6 7,4
5 Bộ đội 7 8,6
6 Nghề khác 4 4,9
7 Tổng số 81 100,0
Nguyên nhân
Bảng 3: Những nguyên nhân gây chấn thương
(n=81).
STT Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ (%)
Chấn thương đụng dập 25 30,9
Tai nạn giao thông 4/25 (16,0)
Tai nạn lao động 10/25 (40,0)
Tai nạn sinh hoạt 6/25 (24,0)
Đánh nhau 2/25 (8,0)
Trái nổ 0/25 (0)
1
Nguyên nhân khác 3/25 (12,0)
Chấn thương xuyên thủng 56 69,1
Tai nạn giao thông
Tai nạn lao động
17/56
16/56
(30,4)
(28,6)
Tai nạn sinh hoạt 8/56 (14,3)
Đánh nhau 7/56 (12,5)
Trái nổ 5/56 (8,9)
2
Nguyên nhân khác 3/56 (4,5)
Tổng số 81 100,0
Nguyên nhân do tai nạn lao động và tai nạn
giao thông gặp 59,3% cho cả đục thể thủy tinh
chấn thương đụng dập và xuyên thủng nhãn
cầu. Như vậy, vấn đề an toàn giao thông và an
toàn lao động nếu được coi trọng, chấn thương
mắt nói chung và đục thể thủy tinh do chấn
thương sẽ giảm.
Biểu hiện lâm sàng và phân loại
Mắt bị tổn thương
Hai mắt có khả năng bị đục thể thủy tinh
chấn thương khác nhau không có ý nghĩa thống
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 317
kê, điều này cũng phù hợp với nhận xét của
Dawn S. và cộng sự.
MẮT BỊ ĐỤC TTT DO CHẤN THƯƠNG
36. (44%)
41. (51%)
4. (5%)
M PHẢI
M. TRÁI
2 MẮT
Biểu đồ 1: Mắt bị đục thể thủy tinh do chấn thương.
Bảng 4: Thị lực trước khi can thiệp phẫu thuật (n=81).
STT Thị lực Số lượng Tỷ lê (%)
2 ST (+) đến ĐNT 1m 9 11,1
3 Từ ĐNT > 1m đến 1/10 27 33,3
4 Từ > 1/10 đến 3/10 14 17,3
5 Từ > 3/10 đến 5/10 17 21,0
6 Từ > 5/10 đến 7/10 12 14,8
7 > 7/10 2 2,5
8 Tổng số 81 100,0
Thị lực của bệnh nhân trước khi can thiệp
phẫu thuật <1/10 có 44,4%. Những bệnh nhân bị
vỡ bao thể tủy tinh, thoát chất nhân ra tiền
phòng gây đục thể thủy tinh rất cấp, làm giảm
thị lực nhanh và trầm trọng.
Bảng 5: Hình thái đục thể thủy tinh
STT Hình thái Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Đục TTT chấn thương đụng dập 25 30,9
Đục hoàn toàn 16/25 64,0
Đục khu trú 9/25 36,0
2 Đục TTT chấn thương xuyên 56 69,1
Đục TTT hoàn toàn 38/56 67,9
Đục TTT phiến (một phần) 6/56 10,7
Tiêu một phần chất nhân 5/56 8,9
Đục thể thủy tinh màng 3/56 5,4
Can – xi hóa chất nhân 4/56 7,1
Đục thể tủy tinh do chấn thương đụng dập
thường tiến triển bán cấp hoặc muộn theo sau
chấn thương do một vật tù gây nên. Bao thể thủy
tinh thường còn nguyên vẹn. Bao trước có xuất
hiện vòng sắc tố của viền bờ đồng tử. Các tổn
thương phối hợp như bong võng mạc, xuất
huyết võng mạc, pha lê thể cần đượ kiểm tra.
Đục thể thủy tinh do chấn thương xuyên
thủng thường đa dạng, diễn tiến phức tạp. Nếu
bao thể thủy tinh bị vỡ, chất nhân trào ra tiền
phòng, thủy dịch xâm nhập làm thể thủy tinh
đục nhanh chóng, đồng thời cũng dễ gây viêm
mống mắt, nguy cơ nhiễm trùng cao, phải xử trí
cấp cứu. Song cũng có những trường hợp vết
thủng bao nhỏ, gây ra đục thể thủy tinh từ từ,
thậm trí kéo dài, dần dần một phần chất nhân bị
tiêu đi còn lại đục thể thủy tinh dạng màng hoặc
can xi hoá.
Bảng 6: Những tổn thương phối hợp trên nhãn cầu
(n=81)
STT Tổn thương phối hợp Số lượng Tỷ lệ (%)
Giác mạc 64 79,0
Sẹo 12 1
Rách 52
2 Rách củng-giác mạc 4 4,9
Mống mắt 32 39,5
Dính 21 3
Rách 11
Võng mạc 8 9,9
Dịch kính 15 18,5 4
Đục TTT đơn thuần 7 8,6
Tùy theo loại chấn thương mà có các tổn
thương phối hợp khác nhau. Chấn thương
xuyên thủng tác động lên nhiều cấu trúc của
nhãn cầu, đặc biệt giác mạc bị tổn thương tới
79,0%, sau đó là mống mắt với 39,5 %. Những
tổn thương phối hợp này làm ảnh hưởng đến kỹ
thuật và kết quả sau khi phẫu thuật.
Phương pháp xử trí đục thể thủy tinh chấn
thương
Bệnh nhân đục thể thủy tinh chấn thương đến
điều trị khi các tổn thương khác đã ổn định
Bảng 7: Xử trí đục TTT chấn thương các tổn thương
khác đã ổn định (n=32).
STT
Phương pháp xử trí
Số
lượng
Tỉ lệ %
1 Lấy TTT ngoài bao đường phẫu
thuật nhỏ, đặt kính mềm
21 65,6
2 Lấy TTT, tách dính, đặt kính cứng
nội nhãn
7 21,9
3 Lấy thể thủy tinh đặt kính nội
nhãn có vòng căng bao
4 12,5
4 Tổng số 32 100,0
Những bệnh nhân đến khám và điều trị
đục thể thủy tinh chấn thương sau khi các
thương tổn khác đã được điều trị hoặc tự tiến
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 318
triển ổn định được phẫu thuật bằng đường
trực tiếp giác mạc, nhỏ, đặt kính mềm. Những
trường hợp có đứt dây chằng zinn sử dụng
vòng căng bao giúp cho đặt kính nội nhãn dễ
dàng và cố định tốt hơn.
Bệnh nhân đến điều trị cấp cứu khi các tổn
thương khác chưa xử trí hoặc xử trí tạm thời
Phẫu thuật thì 1: 12 bệnh nhân (24%), thì 2:
37 bệnh nhân (76%).
Bệnh nhân đục thể thủy tinh chấn thương
đến cấp cứu thường là do vết thương xuyên
thủng. Cần thiết đánh giá đúng tình trạng
thương tổn để có quyết định đúng là rất quan
trọng. Những bệnh nhân vỡ bao trước, chất
nhân thể thủy tinh trào ra tiên phòng cần xử trí
thì 1, tức là cùng lúc can thiệp các vết thương
như khâu giác mạc rách, lấy ngoại vật, đồng thời
rửa hút thể thủy tinh, cân nhắc đặt kính nội nhãn
ngay ở thì 1 hoặc để sau khi mắt ổn định sẽ đặt
kính nội nhãn thì 2. Những trường hợp này cần
thiết cho kháng sinh toàn thân và tại chỗ. Cân
nhắc cho corticoides và các thuốc kháng viêm
không corticoides.
Đục thể thủy tinh với vết rách giác mạc gọn,
không tới củng mạc, giác mạc trong, bao thể
thủy tinh tổn thương không rộng, trương lực
mống mắt còn tốt, không có biểu hiện nhiễm
trùng sẽ tiến hành lấy thể thủy tinh qua đường
mổ nhỏ sau khi đã khâu giác mạc, đặt kính mềm
nội nhãn một thì.
A B
Hình 1: Đục thể thủy tinh, rách giác mạc đã khâu (A) t
sau khi phẫu thuật đục thể thủy tinh (B).
Kết quả sau phẫu thuật
Bảng 8: Thị lực khi ra viện (n=81).
STT Thị lực Số lượng Tỷ lê (%)
2 ST (+) đến ĐNT 1m 3 3,7
3 Từ ĐNT > 1m đến 1/10 7 8,6
STT Thị lực Số lượng Tỷ lê (%)
4 Từ > 1/10 đến 3/10 15 15,8
5 Từ > 3/10 đến 5/10 37 45,7
6 Từ > 5/10 đến 7/10 12 14,8
7 > 7/10 6 7,4
8 Tổng số 81 100,0
Bệnh nhân thường được ra viện sau 1 tuần,
thị lực khi ra viện có cải thiện. Nhóm có thị lực
1/10 giảm đi và nhóm có thị lực >3/10 tăng lên.
Sự khác biệt này có ý nghĩa, P< 0,05.
Bảng 9: Thị lực sau khi ra viện 6 tháng (n=81).
STT Thị lực Số lượng Tỷ lê (%)
2 ST (+) đến ĐNT 1m 2 2,5
3 Từ ĐNT > 1m đến 1/10 5 6,2
4 Từ > 1/10 đến 3/10 13 16,1
5 Từ > 3/10 đến 5/10 39 48,1
6 Từ > 5/10 đến 7/10 14 17,3
7 > 7/10 8 9,8
8 Tổng số 81 100,0
Hình 2: Mắt đục thể thủy tinh chấn thương trước và
sau phẫu thuật 1 thì.
Thị lực bệnh nhân sau 6 tháng ổn định,
nhóm bệnh nhân có thị lực > 5/10 tăng. Với thị lự
này, bệnh nhân có thể lao động sinh hoạt tương
đối bình thường, bảo đảm chất lượng sống.
Những tai biến và biến chứng
Bảng 10: Những tai biến khi phẫu thuật (n=81).
STT Tên tai biến Số lượng Tỷ lê (%)
2 Rách bao sau 2 2,5
3 Rách mống mắt 3 3,7
4 Nhãn cấu mềm 4 4,9
5 Không lấy hết chất nhân 3 3,7
6 Chảy máu 2 2,5
Những tai biến trong khi phẫu thuật đục thể
thủy tinh chấn thương cao hơn với phẫu thuật
đục thể thủy tinh do tuổi già. Đặc biệt với bệnh
nhân có nhiều tổn thương phối hợp hoặc rách
bao thể thủy tinh rộng, chất nhân ra tiền phòng
nhiều, tăng nhãn áp.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 319
Bảng 11: Những biến chứng sau phẫu thuật (n=81).
STT Tên biến chứng Số lượng Tỷ lệ (%)
2 Viêm mống mắt 4 4,9
3 Phù giác mạc 3 3,7
4 Tăng nhãn áp 5 6,2
5 Xuất huyết tiền phòng 2 2,5
Những biến chứng sau phẫu thuật cũng
thường gặp hơn ở bệnh nhận đục thể thủy tinh
chấn thương. Những biến chứng này làm ảnh
hưởng đế kết quả điều trị. Vì vậy sau phẫu thuật
bệnh nhân nên được theo dõi và điều trị nội trú.
KẾT LUẬN
- Đục thể thủy tinh chấn thương đa dạng về
triệu chứng lâm sàng, diễn tiến phức tạp. Có thể
phân ra:
+ Đục thể thủy tinh do chấn thương đụng
dập tiến triển chậm, dây chằng Zinn dễ bị đứt
gây ra lệch thể thủy tinh. Các tổn thương phối
hợp như võng mạc, xuất huyết vào pha lê thể
làm giảm kết quả điều trị phẫu thuật.
+ Đục thể thủy tinh do chấn thương xuyên
thủng có nguy cơ nhiễm trùng cao, lâm sàng đa
dạng, cần thiết đánh giá chính xác mới có quyết
định đúng khi điều trị.
- Can thiệp phẫu thuật:
+ Đục thể thủy tinh do chấn thương đụng
dập: phẫu thuật 1 thì, với đường phẫu thuật nhỏ,
đặt kính mềm nội nhãn. Những bệnh nhân có
đứt dây chằng Zinn sẽ cân nhắc sử dụng vòng
căng bao hỗ trợ.
+ Đục thể thể thủy tinh do vết thương xuyên:
rách giác mạc gọn, không tới củng mạc, giác mạc
trong, bao thể thủy tinh tổn thương không rộng,
trương lực mống mắt còn tốt, không có biểu hiện
nhiễm trùng sẽ tiến hành lấy thể thủy tinh qua
đường mộ nhỏ sau khi đã khâu giác mạc, đặt
kính mềm nội nhãn một thì.
- Phẫu thuật đục thể thể thủy tinh chấn
thương có đặt kính nội nhãn, mang lại kết quả
khá tốt, với 75,2% có thị lực >3/10 sau 6 tháng.
Giúp cho người bệnh hồi phục được một phần
thị lực trên mắt chấn thương, có cuộc sống lao
động và học tập, sinh hoạt tương đối bình
thường, nâng cao chất lương sống của họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Blum M., Tetz M.R., (1996) „Treatment of traumatic cataract“,
J. Cataract refract Surg, Vol 22, PP: 342 – 346.
2. Chuang L.H., Lai C.C., (2005), “Secondary intraocular lens
implatation of traumatic cataract in open – globe injury”, Can
J. Ophthalmol, Vol 40, PP: 454 – 459.
3. Creation of the National Sample National (2007), “Sample
Project of the National Trauma Data Bank (NTDB)”,
American College of Surgeons, pp. 238 – 262.
4. Scruggs D, Scruggs R, Stukenborg G, Netland PA, Calland JF
(2012), “Ocular injuries in trauma patients: an analysis of
28,340 trauma admissions in the 2003Y2007 National Trauma
Data Bank National Sample Program”, Lippincott Williams &
Wilkins, pp. 1- 5.
5. Skuta GL, Cantor LB, (2011), “Lens and cataract”, American
Academy of Ophthalmolog, PP:228 – 240
6. Tôn Kim Thanh, Trần An, (1998), “Đặt thể thủy tinh nhân tạo
ở mắt sa và lệch thể thủy tinh”, Nội san Nhãn khoa, tập 1, tr 3
– 6.
7. Trần Thị Phương Thu, (2008), “Nghiên cứu phẫu thuật nhũ
tương hóa có vòng căng bao trong bđiều trị đục thể thủy tinh
bán lệch do chấn thương”, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y
Dược tp Hồ Chí Minh.