Ung thư vú là bệnh ác tính thường gặp nhất ở phụ nữ, các chọn lựa điều trị ung thư vú rất phức tạp và đa
dạng. Các dấu ấn sinh học đơn độc hoặc kết hợp là nhu cầu cấp thiết để dự đoán sự tái phát bệnh và là cơ sở để
đưa ra phác đồ điểu trị bổ trợ sau khi điều trị tại chỗ. Mục đích của nghiên cứu này là để xác định sự biểu lộ và
mối liên quan giữa các dấu ấn sinh học (thụ thể nội tiết, HER2) và sự thay đổi nồng độ CA 15-3 với các yếu tố
tiên lượng kinh điển ở bệnh nhân ung thư biểu mô vú xâm nhập.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 150 trường hợp ung thư biểu vú được nghiên cứu mô tả cắt
ngang. Nhuộm hóa mô miễn dịch ER, PR và HER2 bằng kỹ thuật ABC. Sử dụng phương pháp sandwich để đo
nồng độ CA15-3 huyết thanh sau mổ.
Kết quả: Kích thước u thường gặp là 2-5cm (57,4%). Loại mô học hầu hết là thể ống xâm nhập (78,0%).
ER, PR và HER2 dương tính ở 53,3%; 46,7% và 61,3% các trường hợp theo thứ tự. Nồng độ CA15-3 huyết
thanh tăng sau khi phẫu thuật chiếm 56,0% các trường hợp. Độ mô học tương quan có ý nghĩa với ER (p<0,01,
r = - 0,43), PR (p<0,001, r = -0,4), HER2 (p<0,01, r = 0,35) và với sự tăng nồng độ CA13-5 huyết thanh
(p<0,05, r = 0,25) của bệnh nhân ung thư biểu mô vú xâm nhập. Tình trạng di căn hạch nách có tương quan có ý
nghĩa với HER2 và sự tăng nồng độ CA15-3 huyết thanh (p=0,0001, r = 0,32). Kích thước u tương quan có ý
nghĩa với HER2 và CA15-3 (p<0,01, r=0,25).
Kết luận: Sự biểu lộ HER2 và sự tăng nồng độ CA15-3 huyết thanh của bệnh nhân ung thư biểu mô vú
xâm nhập tương quan có ý nghĩa với các yếu tố tiên lượng truyền thống (kích thước u, độ mô học và tình trạng
di căn hạch).
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự bộc lộ ER, PR, HER2 và nồng độ CA15-3 trong ung thư biểu mô vú xâm nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 108
NGHIÊN CỨU SỰ BỘC LỘ ER, PR, HER2 VÀ NỒNG ĐỘ CA15-3
TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ VÚ XÂM NHẬP
Đặng Công Thuận*, Nguyễn Phúc Duy Quang**
TÓM TẮT
Ung thư vú là bệnh ác tính thường gặp nhất ở phụ nữ, các chọn lựa điều trị ung thư vú rất phức tạp và đa
dạng. Các dấu ấn sinh học đơn độc hoặc kết hợp là nhu cầu cấp thiết để dự đoán sự tái phát bệnh và là cơ sở để
đưa ra phác đồ điểu trị bổ trợ sau khi điều trị tại chỗ. Mục đích của nghiên cứu này là để xác định sự biểu lộ và
mối liên quan giữa các dấu ấn sinh học (thụ thể nội tiết, HER2) và sự thay đổi nồng độ CA 15-3 với các yếu tố
tiên lượng kinh điển ở bệnh nhân ung thư biểu mô vú xâm nhập.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 150 trường hợp ung thư biểu vú được nghiên cứu mô tả cắt
ngang. Nhuộm hóa mô miễn dịch ER, PR và HER2 bằng kỹ thuật ABC. Sử dụng phương pháp sandwich để đo
nồng độ CA15-3 huyết thanh sau mổ.
Kết quả: Kích thước u thường gặp là 2-5cm (57,4%). Loại mô học hầu hết là thể ống xâm nhập (78,0%).
ER, PR và HER2 dương tính ở 53,3%; 46,7% và 61,3% các trường hợp theo thứ tự. Nồng độ CA15-3 huyết
thanh tăng sau khi phẫu thuật chiếm 56,0% các trường hợp. Độ mô học tương quan có ý nghĩa với ER (p<0,01,
r = - 0,43), PR (p<0,001, r = -0,4), HER2 (p<0,01, r = 0,35) và với sự tăng nồng độ CA13-5 huyết thanh
(p<0,05, r = 0,25) của bệnh nhân ung thư biểu mô vú xâm nhập. Tình trạng di căn hạch nách có tương quan có ý
nghĩa với HER2 và sự tăng nồng độ CA15-3 huyết thanh (p=0,0001, r = 0,32). Kích thước u tương quan có ý
nghĩa với HER2 và CA15-3 (p<0,01, r=0,25).
Kết luận: Sự biểu lộ HER2 và sự tăng nồng độ CA15-3 huyết thanh của bệnh nhân ung thư biểu mô vú
xâm nhập tương quan có ý nghĩa với các yếu tố tiên lượng truyền thống (kích thước u, độ mô học và tình trạng
di căn hạch).
Từ khóa: ER, PR, HER2, CA15-3, ung thư vú xâm nhập.
ABSTRACT
THE EXPRESSION OF ER, PR, HER2 AND THE SERUM LEVELS OF CA15-3
IN INVASIVE BREAST CARCINOMA
Dang Cong Thuan, Nguyen Phuc Duy Quang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 107 - 113
Background: Breast cancer is the most common malignancy in women, the options for treatment of breast
cancers are complex and varied. There is a need for biomarkers that would, alone or in combination with others, be
sufficient to predict disease recurrence and the basis for supplemental treatment after local therapy. The aim of this
study was to determine the expression and the association between the biomarkers (ER, PR, HER2), serum levels
of CA 15-3 and traditional prognostic factors (tumor size, histological grading, lymph node status) in invasive
breast carcinoma.
Patients and methods: 150 patients with breast cancer are enrolled in our descriptive, cross-sectional
study. ER, PR and HER2 were immunohistochemically stained by ABC method. CA15-3 in sera after operation
was monitored by sandwich method.
* Bộ môn GPB, Trường ĐHYD Huế ** Khoa GPB, BV Trung Ương Huế
Tác giả liên lạc: TS. Đặng Công Thuận ĐT: 0913.427.196 Email: thuandangcong@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 109
Results: The common size of the tumor was 2-5 cm in diameter in 86 patients (57.4%). 117 patients
(78.0%) had invasive duct carcinoma. ER, PR, HER2 were positive in 53.3%, 46.7% and 61.3% of the total
cases, respectively. Serum levels of CA15-3 increasing after operation comprised 56.0% of all cases. The
histological grading had a significant correlation with the expression of ER (p<0.01, r = - 0.43), PR (p<0.001, r = -
0.4), HER2 (p<0.01, r = 0.35) and elevated serum levels of CA 15-3 (p<0.05, r = 0.25) in invasive breast
carcinoma. Axillary lymph node metastasis status had a significant correlation with HER2 (p=0.0043,
r = 0.23) and elevated serum levels of CA 15-3 (p=0.0001, r =0.32). Tumor size had a significant correlation with
HER2 and CA15-3 (p<0.01, r = 0.25).
Conclusions: The expression of HER2 and elevated serum levels of CA15-3 in invasive breast carcinoma
significantly correlated with traditional prognostic factors (tumor size, histological grading and lymph node
status).
Key words: ER, PR, HER2, CA15-3, invasive breast carcinoma
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất
và là một trong những nguyên nhân chính gây
tử vong do ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới.
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở
phụ nữ Hoa Kỳ (2006). Năm 2008, theo điều tra
của IARC, ung thư vú đứng hàng thứ hai trong
các loại ung thư ở châu Âu và là một trong
những nguyên nhân gây tử vong trong ung thư
hàng đầu ở phụ nữ(5).
Tại Việt Nam, từ năm 2001 đến 2007 ghi
nhận ung thư vú chiếm 24,8% các trường hợp
ung thư ở nữ. Ghi nhận ung thư tại Thừa Thiên
Huế từ 2001 - 2004 cho thấy tỷ lệ mắc ung thư
vú trên người Thừa Thiên Huế là 12,3/100.000
dân.
Tại Huế, cho đến năm 2004 việc chẩn đoán
xác định ung thư vú chủ yếu dựa vào kết quả
mô bệnh học nhuộm HE thường quy và tham
khảo nồng độ CA 15-3, CEA trong máu. Từ năm
2006 trở lại đây, xét nghiệm hóa mô miễn dịch
cho các trường hợp ung thư vú là một trong
những chỉ định thường quy để xác định phác đồ
điều trị sau phẫu thuật, dự đoán kết quả điều trị
và tiên lượng bệnh. Các dấu ấn sinh học đơn
độc hoặc kết hợp đã và đang là nhu cầu cấp
thiết để dự đoán sự tái phát bệnh và là cơ sở để
đưa ra phác đồ điểu trị bổ trợ sau khi điều trị tại
chỗ.
Với mục đích tìm hiểu giá trị và ý nghĩa của
sự bộc lộ các thụ thể nội tiết, HER2 và chất chỉ
điểm CA 15-3 với các yếu tố tiên lượng kinh
điển trong ung thư vú xâm nhập là kích thước u,
độ mô học và di căn hạch chúng tôi tiến hành đề
tài này nhằm mục tiêu sau:
- Xác định tình trạng bộc lộ ER, PR, HER2 và
chất chỉ điểm khối u CA15-3 trong ung thư biểu
mô vú xâm nhập.
- Khảo sát mối liên quan giữa các yếu tố tiên
lượng kinh điển với các dấu ấn miễn dịch và
chất chỉ điểm khối u CA15-3 trong ung thư biểu
mô tuyến vú xâm nhập.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 150 bệnh nhân
được chẩn đoán là ung thư biểu mô tuyến vú
xâm nhập đến điều trị tại Bệnh viện Trung ương
Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
từ 1/2009 đến 12/2010.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Có chẩn đoán mô bệnh học là ung thư biểu
mô tuyến xâm nhập.
Được phẫu thuật cắt tuyến vú tại Bệnh viện
Trung ương Huế hoặc Bệnh viện Trường Đại
học Y Dược Huế.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Ung thư biểu mô tuyến vú tái phát hoặc đã
điều trị (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 110
- Bệnh nhân có các bệnh về tụy, gan, lao,
lupus ban đỏ kèm theo.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Phương pháp nhuộm
Nhuộm mảnh mô bằng kỹ thuật nhuộm HE
thường quy.
Phân loại ung thư vú theo WHO 1981 cải
biên của các tác giả Mỹ năm 1990, phân độ mô
học ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập theo
Scarff- Bloom - Richardson cải biên bởi Elston
và Ellis (1991).
Kỹ thuật hóa mô miễn dịch
Nhuộm HMMD 3 dấu ấn sinh học: ER, PR,
HER2 bằng phương pháp Avidin Biotin tiêu
chuẩn.
Kháng thể sử dụng, kiểu bắt màu và cách đánh
giá kết quả
* Đối với ER, PR
Sử dụng kháng thể đơn dòng kháng chuột.
Kiểu bắt màu nhuộm khi dương tính:
nhuộm nhân.
Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn của Allred
và nhà sản xuất Dako dựa vào tỷ lệ và cường độ
bắt màu của tế bào u như sau :
Tỷ lệ (TL) 0 1/100 1/10 1/3 2/3 3/4
Điểm 0 1 2 3 4 5
Cường độ (CĐ) Không bắt màu Yếu Vừa Mạnh
Điểm 0 1 2 3
Tổng điểm = TL + CĐ (xếp từ 0 đến 8)
Phản ứng dương tính khi tổng điểm >0
0 : 0 điểm
1+ : 2-4 điểm
2+ : 5-6 điểm
3+ : 7-8 điểm
* Đối với HER2
Sử dụng kháng thể thỏ đa dòng kháng
người.
Kiểu bắt màu nhuộm khi dương tính :
nhuộm màng tế bào.
Đánh giá kết quả : Theo tiêu chuẩn nhà sản
xuất Dako.
0: Hoàn toàn không bắt màu.
1+ : Không nhìn thấy hoặc nhuộm màng bào
tương dưới 10% tế bào u.
2+ : Màng bào tương bắt màu từ yếu đến
trung bình được thấy trên 10% tế bào u.
3+ : Màng bào tương bắt màu toàn bộ với
cường độ mạnh được quan sát thấy trên 10% các
tế bào u.
Chỉ 2+ và 3+ mới được coi là dương tính.
* Xét nghiệm định lượng CA 15-3 trong máu
CA 15-3 được định lượng trên mẫu máu tĩnh
mạch tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung ương
Huế bằng phương pháp miễn dịch điện hóa
phát quang dựa trên nguyên lý cơ bản của
phương pháp sandwich.
Thiết bị đo COBAS 6000 (Roche, Mỹ).
Bộ kít hóa chất của Roche sản xuất.
* Xử lý số liệu
Lưu trữ bằng chương trình Microsoft Excel 2003.
Xử lý số liệu bằng phần mềm Medcal 10.6.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi mắc bệnh
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ
< 30 7 4,7%
30 – 39 19 12,7%
40 – 49 47 31,3%
50 – 59 43 28,7%
≥ 60 34 22,6%
Tổng cộng 150 100,0%
Kích thước u
Kích thước Số lượng Tỷ lệ %
≤ 2 cm 56 37,3%
2-5 cm 86 57,4%
≥ 5 cm 8 5,3%
Tổng cộng 150 100,0%
p<0,001
Loại mô học
Loại mô học Số lượng Tỷ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 111
Thể ống xâm nhập 105
Thể ống xâm nhập trội nội ống 12
78,0%
Thể tiểu thùy xâm nhập 14 9,3%
Biến thể nhầy 6 4,0%
Dị sản vảy 3 2,0%
Các thể khác 10 6,7%
Tổng cộng 150 100,0%
p<0,001
Tình trạng di căn hạch
Không di căn hạch 73 48,7%
Có di căn hạch 77 51,3%
Tổng cộng 150 100,0%
p<0,001
Độ mô học (122 trường hợp UTBM thể ống
xâm nhập)
Độ mô học Số lượng Tỷ lệ %
I 7 5,7%
II 54 44,3%
III 61 50,0%
Tổng cộng 122 100,0%
p<0,001
Sự biểu lộ các thụ thể nội tiết, HER2 (n = 150)
ER (+) PR (+) ER+ PR+
ER+
PR-
ER-
PR+
ER-
PR-
HER2
(+)
Số
lượng 80 70 80 66 14 4 92
Tỷ lệ
% 53,3% 46,7% 53,3% 44,0% 9,3% 2,7% 61,3%
Số trường hợp có CA15-3 tăng trong quá
trình điều trị
Nồng độ CA 15-3 Số lượng Tỷ lệ
Không tăng 66 44,0%
Tăng 84 56,0%
Tổng cộng 150 100,0%
p<0,05
Tương quan giữa nhóm tuổi và ER, PR,
HER2 và nồng độ CA15-3
ER PR HER CA15-3 Nhóm
tuổi (-) (+) (-) (+) (-) (+) 25
<=29 3 3 3 3 1 5 3 3
30 – 39 9 10 11 8 7 12 11 8
40 – 49 19 28 21 26 26 21 40 7
50 – 59 22 22 26 18 14 30 31 13
>=60 17 17 19 15 10 24 31 3
ER PR HER CA15-3 Nhóm
tuổi (-) (+) (-) (+) (-) (+) 25
Tổng
cộng 70 80 80 70 58 92 116 34
r -0,04 -0,05 0,08 -0,20
Tương quan giữa độ mô học và ER (122
trường hợp UTBM thể ống xâm nhập).
Độ mô học
ER
I II III
Số lượng
(Tỷ lệ)
ER- 0 16 41 57 (46,7%)
ER+ 7 38 20 65 (53,3%)
Tổng
cộng
7
(5,7%)
54
(44,3%)
61
(50,0%)
122
(100,0%)
p<0,01, r = - 0,43
Tương quan giữa độ mô học và PR
Độ mô học
PR
I II III
Số lượng
(Tỷ lệ)
PR- 1 19 44 64 (52,5%)
PR+ 6 35 17 58 (47,5%)
Tổng
cộng
7
(5,7%)
54
(44,3%)
61
(50,0%)
122
(100,0%)
p<0,001, r = - 0,4
Tương quan giữa độ mô học và HER2
Độ mô học
HER
I II III
Số lượng
(Tỷ lệ)
0, 1+ 4 27 12 43 (35,2%)
2+ 2 7 6 15 (12,3%)
3+ 1 20 43 64 (52,5%)
Tổng
cộng
7
(5,7%)
54
(44,3%)
61
(50,0%)
122
(100,0%)
p<0,01; r = 0,35
Tương quan giữa độ mô học và tăng CA15-
3
Độ mô học
CA15-3
I II III
Tổng
cộng
(tỷ lệ)
Không
tăng 6 27 20
53
(43,4%)
Tăng 1 27 41 69 (56,6%)
Tổng
cộng
7
(5,7%)
54
(44,3%)
61
(50,0%)
122
(100,0%)
p<0,05; r = 0,25
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 112
Tương quan giữa kích thước u với ER, PR,
HER2 và CA 15-3
ER PR HER2 CA15-3 Kích
thước u - + - + - + 25
<=2cm 25 31 29 27 32 24 48 8
2 – 5 cm 42 44 48 38 23 63 66 20
> 5 cm 3 5 3 5 3 5 2 6
p 0,76 0,48 0,004 0,006
r -0,01 0,01 0,25 0,25
Tương quan giữa di căn hạch và Her2/
Di căn hạch
HER2
Không Có
Tổng
cộng Tỷ lệ
- 36 22 58 38,7%
+ 37 55 92 61,3%
Tổng
cộng
73
(48,7%)
77
(51,3%) 150
100,0
%
p=0,0043; r = 0,23
Tương quan giữa tình trạng di căn hạch và
sự gia tăng nồng độ CA15-3
Di căn hạch
Tăng CA153
Không Có
Tổng
cộng Tỷ lệ
Không 44 22 66 44,0%
Tăng 29 55 84 56,0%
Tổng cộng 73 (48,7%)
77
(51,3%) 150
100,0
%
p=0,0001; r = 0,32
BÀN LUẬN
Tuổi mắc bệnh
Nhóm tuổi mắc bệnh ung thư vú thường
gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là
40-49 tuổi, chiếm 31,3%; tiếp theo sau là nhóm
tuổi 50-59, chiếm 28,7%. Kết quả này phù hợp
với các kết quả nghiên cứu của các tác giả
trong nước khác với tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở
nhóm tuổi 40-49 và giảm dần ở các nhóm tuổi
50-59 và trên 60 tuổi(7,4,2,6).
So sánh về tuổi mắc bệnh cao nhất
Tác giả Tuổi mắc bệnh cao nhất Tỷ lệ
Nguyễn Sào Trung (1993) 40-49 30,17%
Lê Quốc Sử (2004) 40-49 43,0%
Nguyễn Văn Luân (2005) 40-49 35,2%
Đặng Công Thuận (2006) 40-49 38,7%
Tác giả Tuổi mắc bệnh cao nhất Tỷ lệ
Nghiên cứu này 40-49 31,3%
Kích thước u
Khối u có kích thước 2-5cm chiếm đa số,
57,4%. Tiếp theo là khối u có kích thước dưới
2cm, 37,3%. Các tác giả khác cũng công bố kết
quả tương tự(10, 4, 2).
So sánh về kích thước u thường gặp
Tác giả Kích thước u Tỷ lệ
Trần Hoà (2001) 2-5 cm 73%
Lê Quốc Sử (2004) T2 49,7%
Đặng Công Thuận (2006) T2 47,5%
Nghiên cứu này T2 57,4%
Loại mô học
Thể ống xâm nhập chiếm đa số 78%, thể
thùy xâm nhập chiếm 9.3%; các loại khác ít gặp
hơn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết
quả nghiên cứu của các tác giả khác trong nước
và nước ngoài(3,10,7,4,9,6).
Tình trạng di căn hạch
Tỷ lệ ung thư vú di căn hạch trong nghiên
cứu của chúng tôi là 51,3%.
Tình trạng hạch nách và thông tin về số
lượng hạch đã bị di căn luôn được coi là yếu tố
tiên lượng quan trọng nhất liên quan đến tỷ lệ
tái phát và sống thêm trong ung thư vú. Nghiên
cứu của Osborne cho thấy, số lượng hạch di căn
càng tăng thì tiên lượng bệnh càng xấu. Tỷ lệ
sống thêm sau 5 năm ở những bệnh nhân không
có bằng chứng di căn hạch là 82,8%, tỷ lệ này
giảm xuống còn 80,1% nếu có 1 hạch di căn, 70%
nếu có 2 hạch di căn, 64,6% nếu có 3 hạch di căn,
54,1% nếu có 4-6 hạch di căn, 50% nếu có 7-12
hạch di căn và 28,4% nếu bệnh nhân có trên 13
hạch di căn.
Một nghiên cứu khác tại Mỹ trên 1.741 bệnh
nhân cũng cho thấy, tỷ lệ sống thêm trên 10 năm
giảm dần là 75%, 62%, 42%, 20% theo số lượng
hạch di căn tương ứng là 0 hạch, 1 đến 3 hạch, 4
đến 9 hạch và trên 10 hạch.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 113
Độ mô học
Ung thư vú có độ mô học cao chiếm đa số
trong nghiên cứu của chúng tôi với tỷ lệ độ III
chiếm ưu thế, 50%. Độ II chiếm 44,3%. Thấp
nhất là độ I, 5,7%. Một số nghiên cứu cũng cho
kết quả tương tự nhưng đa số các nghiên cứu
khác thường có độ mô học II chiếm ưu thế.
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc
phân độ mô học là sự nhận định của các tác giả
trong việc đánh giá các đặc điểm, các tiêu chuẩn
phân độ mô học cũng phần nào mang tính chủ
quan. Ngoài ra, việc điều trị hỗ trợ trước phẫu
thuật cắt vú ở một số nghiên cứu cũng làm ảnh
hưởng đến tính chính xác của phân độ mô học
do các tế bào u đang phân bào bị tiêu diệt làm
giảm hoặc thay đổi độ mô học của khối u.
Sự biểu lộ các thụ thể nội tiết, HER2 và CA
15-3
Tỷ lệ dương tính với ER, PR và HER2 trong
nghiên cứu của chúng tôi theo thứ tự là: 53,3%,
46,7% và 61,3%. So sánh với kết quả của các tác
giả khác được trình bày ở các bảng sau:
Kết quả nhuộm ER, PR dương tính qua các
nghiên cứu trong nước
Tác giả Năm ER(+)(%) PR(+)(%)
Đặng Thế Căn 2000 53,6 42,6
Lê Đình Roanh 2001 60,7 61,7
Âu Nguyệt Diệu 2003 60,3 52,0
Hứa Thị Ngọc Hà 2004 50,3 57,4
Lê Quốc Sử 2004 49,7 42,7
Tạ Văn Tờ 2004 59,1 51,4
Trần Hòa 2005 48,7 51,3
Nguyễn Sào Trung 2005 49,7 46,4
Đặng Công Thuận 2006 55,2 39,2
Nghiên cứu này 2011 53,3 46,7
Kết quả nhuộm HER2 qua các nghiên cứu
trong nước
Tác giả Năm Her2(+)(%)
Lê Quốc Sử(12) 2004 29,0
Tạ Văn Tờ(14) 2004 35,1
Trần Hòa(7) 2005 29,8
Nguyễn Sào Trung(15) 2005 28,8
Đặng Công Thuận 2006 44,2
Nghiên cứu này 2011 61,3
CA 15-3
CA 15-3 tăng trong quá trình điều trị trong
nghiên cứu này là 83 trường hợp, chiếm 55,3%;
trong đó, 32 trường hợp có nồng độ CA 15-3
tăng cao >25 U/ml.
CA 15-3 là chất chỉ điểm hữu ích trong việc
theo dõi đáp ứng điều trị, theo dõi tái phát và di
căn của ung thư vú.
Xét nghiệm CA 15-3 vẫn được tiến hành sau
khi phẫu thuật và điều trị nhằm theo dõi tình
trạng tái phát và di căn. Sự gia tăng nồng độ CA
15-3 còn có liên quan dến các yếu tố như nội tiết
tố, HER2 và gen BRCA(8).
Giá trị tham chiếu 98,7% người khỏe mạnh
có CA 15-3 < 25 U/ml.
Tiên lượng: Hàm lượng > 50 U/ml : nhiều
nghi ngờ đã di căn.
Hàm lượng này sau phẫu thuật hoặc điều trị
tăng cho thấy bệnh nhân kháng điều trị, tiên
lượng xấu.
Trong nghiên cứu của Suhail M. Ali (2002)
cho thấy ở bệnh nhân ung thư vú tăng CA 15-3
kèm biểu hiện HER2 (+) có tiên lượng xấu hơn là
bệnh nhân chỉ tăng CA 15-3(1).
Phạm Thị Thu Hạnh (2003), cho rằng tỷ lệ bệnh
nhân ung thứ vú tái phát di căn có hàm lượng
CA15-3 ≥ 31,3 U/ml là 52,2%, đặc biệt có 26,1%
bệnh nhân có hàm lượng CA15-3 > 120 U/ml(8).
Nguyễn Đình Tùng (2006) ghi nhận giá trị
chẩn đoán di căn của CA15-3 ở ngưỡng ≥ 31
U/ml là 56,6%. Thời gian sống thêm sau 36
tháng đối với bệnh nhân ≥ 31 U/ml là 33,9%.
Nồng độ CA15-3 tăng cao nhất là ở bệnh nhân
di căn gan và thấp nhất là di căn hạch.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 114
Tương quan giữa nhóm tuổi, độ mô học,
kích thước u, tình trạng di căn hạch với sự
biểu lộ ER, PR, HER2 và sự tăng nồng độ
CA15-3 huyết thanh
Không có mối tương quan giữa nhóm tuổi
với sự biểu lộ ER, PR, HER2 và sự tăng nồng độ
CA13-5 huyết thanh.
Kích thước u có tương quan yếu với HER2
và CA15-3 (p<0,01, r=0,25). Độ mô học tương
quan có ý nghĩa với ER (p<0,01, r = - 0,43), PR
(p<0,001, r= -0,4), HER2 (p<0,01, r = 0,35) và với
sự tăng nồng độ CA13-5 huyết thanh (p<0,05, r =
0,25) của bệnh nhân ung thư biểu mô vú.
Tình trạng di căn hạch nách tương quan có ý
nghĩa với HER2 (p=0,0043, r =0,23) và sự tăng
nồng độ CA15-3 huyết thanh (p=0,0001, r =0,32).
Suhail M. Ali và cộng sự (2002) cho thấy
HER2 là một yếu tố tiên lượng quan trọng và dự
báo độc lập bên cạnh CA 15-3. Sự kết hợp của
tăng đồng thời HER2 và CA 15-3 trong huyết
thanh dự đoán một tiên lượng xấu hơn là chỉ
đơn thuần tăng CA 15-3(1).
Molina R và cộng sự (1999) nghiên cứu vai
trò của c-erbB-2, CEA, CA 15-3 huyết thanh
trong chẩn đoán sớm sự tái phát của bệnh nhân
ung thư vú. Đề tài tiến hành trên 250 bệnh nhân
trong vòng 04 năm cho thấy đây là công cụ hữu
ích trong việc chẩn đoán sớm sự tái phát và di
căn. Các yếu tố này đánh giá sớm và đúng
69,5% bệnh nhân tái phát và 76,3% bệnh nhân di
căn(5).
KẾT LUẬN
Ung thư vú thường gặp ở nhóm tuổi 40-49
(31,3%); kích thước u 2-5cm chiếm đa số (57,4%);
loại mô học thường gặp là thể ống xâm nhập
(78%); di căn hạch chiếm 51,3%. Độ mô học III
chiếm ưu thế (50%). Tỷ lệ dương tính với ER, PR
và HER2 là: 53,3%, 46,7% và 61,3% theo thứ tự.
Có 55,3% các trường hợp tăng CA 15-3 trong
quá trình điều trị.
Không có mối tương quan giữa nhóm tuổi
với sự biểu lộ ER, PR, HER2 và sự tăng nồng độ
CA13-5 huyết thanh. Kích thước u có tương
quan yếu với HER2 và CA15-3 (p<0,01, r=0,25).
Độ mô học tương quan có ý nghĩa với ER
(p<0,01, r = - 0,43), PR (p<0,001, r= -0,4), HER2
(p<0,01, r = 0,35) và với sự tăng nồng độ CA13-5
huyết thanh (p<0,05, r = 0,25). Tình trạng di căn
hạch nách tương quan có ý nghĩa với HER2
(p=0,0043, r =0,23) và sự tăng nồng độ CA15-3
huyết