Mục đích của bài viết này là khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với các ngân hàng
thương mại (NHTM) ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Số liệu được thu thập thông qua
phỏng vấn 200 khách hàng cá nhân có sử dụng dịch vụ của hệ thống NHTM ở thành phố Rạch Giá.
Phân tích nhân tố và phân tích hồi quy binary logistic. Mức độ hài lòng của khách hàng tương quan
thuận với: kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp của nhân viên, thời gian giao dịch, sản phẩm đa dạng
và phương tiện hữu hình hấp dẫn. Đặc biệt, yếu tố kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp của nhân viên là
quan trọng nhất và tác động mạnh đến mức độ hài lòng của khách hàng
7 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với các ngân hàng thương mại ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở THÀNH PHỐ
RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG
Vi Thị Thúy Nhi *, Phạm Xuân Thủy*
TÓM TẮT
Mục đích của bài viết này là khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với các ngân hàng
thương mại (NHTM) ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Số liệu được thu thập thông qua
phỏng vấn 200 khách hàng cá nhân có sử dụng dịch vụ của hệ thống NHTM ở thành phố Rạch Giá.
Phân tích nhân tố và phân tích hồi quy binary logistic. Mức độ hài lòng của khách hàng tương quan
thuận với: kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp của nhân viên, thời gian giao dịch, sản phẩm đa dạng
và phương tiện hữu hình hấp dẫn. Đặc biệt, yếu tố kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp của nhân viên là
quan trọng nhất và tác động mạnh đến mức độ hài lòng của khách hàng.
Từ khóa: sự hài lòng của khách hàng, ngân hàng thương mại, thành phố Rạch Giá,
phân tích nhân tố
STUDY OF CUSTOMER SATISFICATION ON COMMERCIAL BANKS IN
RACH GIA CITY, KIEN GIANG PROVINCE
ABSTRACT
This paper is aimed to survey customer satisfication on commercial banks in Rach Gia
city, Kien Giang province. Data was collected by interviewing 200 customers use the services
of commercial banking system in Rach Gia city. Factor analysis and binary logistic regression
analysis were used to analyse the data. The results showed that the level of customer satisfication
is positively correlated with: professional communication skills of staff, trading time, diversified
product and effective media. In particular, elements of professional communication skills of staff is
the most important and impact customer satisfication.
Keywords: customer satisfication, commercial banks, Rach Gia City, factor analysis
* Bộ môn QTKD, Khoa kinh tế, Đại học Nha Trang
91
Nghiên cứu sự hài lòng . . .
1. MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, hoạt động
ngân hàng tại Tp. Rạch Giá đã có những
chuyển biến sâu sắc. Số lượng ngân hàng trên
địa bàn ngày càng gia tăng, chỉ có 15 ngân
hàng (năm 2008) đã lên tới khoảng gần 30
ngân hàng (năm 2012 - Nguồn: NHNN Kiên
Giang) và khách hàng đang đứng trước quá
nhiều sự lựa chọn. Chính sự tăng trưởng về số
lượng và quy mô hoạt động này đã dẫn đến sự
cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong lĩnh vực
ngân hàng về thị phần, về chất lượng dịch vụ,
về giá,... Trong một môi trường với quá nhiều
khó khăn, thách thức như vậy, để đứng vững
được trên thị trường đã là một điều khó, còn
để tăng trưởng và phát triển được lại là vấn đề
vô cùng khó khăn.
Chất lượng dịch vụ tốt đem đến sự hài
lòng cho khách hàng. Khách hàng sẽ sử dụng
nhiều nhất các dịch vụ mà ngân hàng cung
cấp và sẽ trung thành với việc sử dụng các
dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng. Đây là một
áp lực lớn cho ngân hàng trong việc cải thiện
chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn. Để làm
tốt điều này, ngân hàng phải nghiên cứu để
xác định các yếu tố cấu thành nên chất lượng
dịch vụ của mình thông qua kỳ vọng và cảm
nhận của khách hàng. Để có thể làm thỏa mãn
khách hàng một cách hiệu quả thì cần thiết
phải hiểu được nhu cầu và mong muốn của
họ. Đó là cách tốt nhất để thu hút và giữ được
khách hàng.
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về
mức độ hài lòng của khách hàng đối với ngân
hàng thương mại (NHTM) đã được công
bố. Nghiên cứu của Hoàng Xuân Bích Loan
(2008) về “Nâng cao sự hài lòng của khách
hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh”. Tác giả
đã xác định các yếu tố liên quan đến mức độ
hài lòng của khách hàng, ngân hàng sẽ hiểu
rõ hơn về nhu cầu khách hàng cũng như chất
lượng dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp.
Từ đó, ngân hàng sẽ có những cải thiện thích
hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp
cho khách hàng cảm thấy hài lòng khi giao
dịch với ngân hàng. Kế tiếp, Nguyễn Quốc
Nghi (2010) đã nghiên cứu về “Các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách
hàng đối với NHTM ở Thành phố Cần Thơ”.
Theo lý thuyết Parasuraman, Zeithaml, Berry
(1985) tác giả đã xây dựng mô hình đánh giá
mức độ hài lòng của khách hàng đối với hệ
thống NHTM. Thông qua phỏng vấn trực tiếp
279 khách hàng, tác giả đã xác định các yếu tố
tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng.
Từ đó giúp cho ngân hàng trong việc xây dựng
chiến lược hướng đến khách hàng nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ và làm thỏa mãn khách
hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, Đỗ Tiến Hòa (2007)
đã thực hiện “Nghiên cứu sự hài lòng của khách
hàng doanh nghiệp đối với sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng HSBC, chi nhánh TP.HCM”. Qua
đó, tác giả đã xác định các yếu tố tác động đến
mức độ hài lòng của khách hàng một cách đầy
đủ và chính xác hơn.
Vì vậy, nghiên cứu sự hài lòng của khách
hàng đối với ngân hàng thương mại ở thành
phố Rạch Giá là một công việc quan trọng
phải thực hiện thường xuyên và liên tục để có
thể đáp ứng, thỏa mãn kịp thời nhu cầu của
khách hàng.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và
đánh giá các thành phần của chất lượng dịch
vụ ngân hàng cũng như xem xét mức độ ảnh
hưởng của các thành phần này đối với sự hài
lòng của khách hàng. Từ đó đưa ra những đề
xuất duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ
ngân hàng nhằm thỏa mãn tối đa sự hài lòng
của khách hàng trong thời gian tới.
92
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu
được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu
thuận tiện. Cuộc điều tra được tiến hành
trong khoảng thời gian từ tháng 11/2012 đến
04/2013. Cở mẫu được chọn là 200 và đối
tượng được chọn phỏng vấn là các khách hàng
cá nhân có sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân
hàng thương mại ở thành phố (Tp.) Rạch Giá.
Nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS để
hỗ trợ trong việc phân tích số liệu.
Phương pháp phân tích số liệu: phân tích
nhân tố và phân tích hồi quy binary logistic.
Theo lý thuyết Parasuraman, Zeithaml,
Berry (1985) cho rằng mức độ hài lòng có thể
đo lường với 5-7 khoảng cách. Có thể sử dụng
thang điểm liker 5 mức độ từ hoàn toàn không
đồng ý đến hoàn toàn đồng ý để cho điểm các
khoảng cách (điểm càng lớn, mức độ hài lòng
càng cao) và có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của khách hàng:
1. Sự tin cậy: thể hiện khả năng thực
hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn
ngay lần đầu tiên.
2. Đáp ứng dịch vụ: thể hiện sự mong
muốn và sẵn sàng của nhân viên phục
vụ cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
3. Năng lực phục vụ: thể hiện trình độ
chuyên môn và cung cách phục vụ
lịch sự, niềm nở với khách hàng.
4. Đồng cảm: thể hiện sự quan tâm chăm
sóc đến từng cá nhân khách hàng.
5. Phương tiện hữu hình: thể hiện qua
ngoại hình, trang phục của nhân viên
phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho
dịch vụ.
Hình 1: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng
Để định lượng được các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối
với hệ thống NHTM ở Tp. Rạch Giá, các
bước sau đây được tiến hành: Bước 1: Phân
tích nhân tố (Factor Analysis) (Hoàng Trọng
và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) và (Trần
Triệu Khải, 2010) để kiểm định các nhân tố
ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố theo khách
hàng cho là phù hợp. Bước 2: Sử dụng mô
hình binary logistic để nhận diện các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và
đảm bảo có ý nghĩa thống kê.
93
Nghiên cứu sự hài lòng . . .
Bảng 1. Diễn giải các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu mức độ hài lòng
Nhân tố Biến quan sát
Sự tin cậy (4 biến quan sát) Bảo mật tốt thông tin khách hàng
Thủ tục thực hiên giao dịch đơn giản, thuận tiện
Lãi suất hợp lý, hấp dẫn
Sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Đáp ứng dịch vụ (4 biến
quan sát)
Thời gian giao dịch nhanh chóng
Gửi tiền thuận lợi
Nhân viên có thái độ lịch thiệp, sẵn sàng phục vụ
Nhân viên ngân hàng luôn đúng hẹn
Năng lực phục vụ (4 biến
quan sát)
Nhân viên có kiến thức chuyên môn, tác phong chuyên nghiệp
Nhân viên giải đáp tận tình những thắc mắc của khách hàng
Nhân viên có thái độ phục vụ chu đáo, tận tình tạo sự yên tâm
cho khách hàng
Nhân viên xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác
Mức độ đồng cảm (3 biến
quan sát)
Nhân viên ngân hàng phục vụ khách hàng nhiệt tình
Luôn quan tâm tới mong muốn của khách hàng
Nhân viên sẵn sàng giúp đỡ khách hàng
Phương tiện hữu hình (3
biến quan sát)
Ngân hàng có trang thiết bị hiện đại
Trang phục nhân viên thanh lịch, gọn gàng
Thời gian làm việc thuận tiện
Bước 1: Phân tích nhân tố
Sử dụng phân tích nhân tố với 18 biến,
cho kết quả với các kiểm định được đảm bảo
như sau: Phân tích nhân tố được thực hiện
với phép trích principle Component với phép
xoay Varimax. Độ tin cậy của các biến quan
sát Factor loading >0,55, eigenvalue ≥1 và
tổng phương sai trích ≥0,5.
Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết
là hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) phải
có giá trị lớn (0,5<KMO<1) thể hiện phân
tích nhân tố là thích hợp, còn nếu hệ số KMO
<0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không
thích hợp với các dữ liệu.
Kiểm định tính thích hợp của mô hình với
0,5< KMO = 0,71 <1 nên phân tích nhân tố
thích hợp với các dữ liệu trong mô hình. Kiểm
định Bartlet về tương quan của các biến quan
sát Sig=0,000 <0,01: các biến có tương quan
chặt chẽ.
Bước 2: Phân tích hồi quy đa biến
Mô hình phân tích mức độ hài lòng của
khách hàng đối với các NHTM ở Tp. Rạch
Giá được xác định là :
Y = β
0
+ β
1
X
1
+ β
2
X
2
+ β
3
X
3
+
β
4
X
4
+ ε
Trong đó:
Y là biến phụ thuộc, nhận giá trị 1 tức là
khách hàng hài lòng và giá trị 0 tức là khách
hàng không hài lòng.
Các biến X
1
, X
2
, X
3
, X
4
được định lượng
bằng cách tính điểm trung bình của các biến
quan sát nằm trong nhân tố đó.
3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
Kết quả phân tích ở bảng 3 cho thấy, có
4 nhóm nhân tố được rút ra. Nhân tố 1 có
4 biến tương quan chặt chẽ với nhau gồm:
Nhân viên giải đáp tận tình những thắc mắc
của khách hàng; Nhân viên ngân hàng phục
vụ khách hàng nhiệt tình; Nhân viên luôn
quan tâm tới mong muốn của khách hàng;
Nhân viên ngân hàng luôn đúng hẹn. Ta có
thể đặt tên mới cho nhân tố này là Kỹ năng
94
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
nghiệp vụ & giao tiếp của nhân viên (đặt
là X1 trong phân tích binary logistic). Nhân
tố 2 có 4 biến tương quan chặt chẽ với nhau
gồm: Gửi tiền thuận lợi; Nhân viên có thái độ
lịch thiệp, sẵn sàng phục vụ; Thời gian giao
dịch nhanh chóng; Nhân viên xử lý nghiệp
vụ nhanh chóng, chính xác. Tương tự, ta đặt
tên nhân tố này là thời gian giao dịch (đặt là
X2 trong phân tích binary logistic). Nhân tố 3
có 3 biến tương quan chặt chẽ với nhau gồm:
Bảo mật tốt thông tin khách hàng; Lãi suất hợp
lý, hấp dẫn; Sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Ta đặt tên nhân tố này là
sản phẩm đa dạng (đặt là X3 trong phân tích
binary logistic). Cuối cùng, nhân tố 4 có 2 biến
tương quan chặt chẽ với nhau gồm: Ngân hàng
có trang thiết bị hiện đại; Trang phục nhân viên
thanh lịch, gọn gàng. Ta đặt tên nhân tố này
là Phương tiện hữu hình hấp dẫn (đặt là X4
trong phân tích binary logistic).
Bảng 2. Ma trận thành tố xoay (Rotated Component Matrix)
Các biến quan sát
Thành tố
1 2 3 4
Eigenvalue 2,13 1,98 1,25 1,00
Phần trăm 23% 21% 13% 10%
Nhân viên giải đáp tận tình những thắc mắc của khách hàng 0,809
Nhân viên ngân hàng phục vụ khách hàng nhiệt tình 0,916
Nhân viên luôn quan tâm tới mong muốn của khách hàng 0,933
Nhân viên ngân hàng luôn đúng hẹn 0,827
Gửi tiền thuận lợi 0,807
Nhân viên có thái độ lịch thiệp, sẵn sàng phục vụ 0,881
Thời gian giao dịch nhanh chóng 0,686
Nhân viên xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác 0,808
Bảo mật thông tin khách hàng 0,927
Lãi suất hợp lý, hấp dẫn 0,864
Sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng 0,670
Ngân hàng có trang thiết bị hiện đại 0,892
Trang phục nhân viên thanh lịch, gọn gàng 0,905
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình binary logistic
Nhân tố B S.E. Wald df Sig. Exp (B)
X
1
: Kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp
của nhân viên 0,896 0,338 7,036 1 0,008 2,460
X
2
: Thời gian giao dịch 0,644 0,310 4,308 1 0,038 1,905
X
3
: Sản phẩm đa dạng 0,487 0,216 5,074 1 0,024 1,627
X
4
: Phương tiện hữu hình hấp dẫn 0,654 0,331 3,895 1 0,048 1,949
Hằng số - 4,022 2,127 3,575 1 0,000 0,000
95
Nghiên cứu sự hài lòng . . .
Như vậy, các hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa và mô hình được sử dụng tốt. Từ các hệ số
hồi quy này ta viết được phương trình:
Log
e
= - 4,022 + 0,896 X
1
+ 0,644 X
2
+ 0,487 X
3
+ 0,654 X
4
Từ phương trình cho ta thấy, trong 4 biến
đưa vào mô hình phân tích binary logistic thì
cả 4 biến đều tác động cùng chiều với biến
phụ thuộc. Nghĩa là sự tăng hay giảm đi mức
độ đánh giá các yếu tố của chất lượng dịch vụ
sẽ làm tăng hoặc giảm tương ứng sự hài lòng
của khách hàng khi họ sử dụng dịch vụ của
ngân hàng. Trong đó, yếu tố kỹ năng nghiệp
vụ và giao tiếp của nhân viên là quan trọng
nhất, yếu tố này tác động mạnh đến mức độ
hài lòng của khách hàng. Cụ thể như sau:
Kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp của
nhân viên (X1)
Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng
nghiệp vụ và giao tiếp của nhân viên tương
quan thuận với mức độ hài lòng của khách
hàng đối với chất lượng dịch vụ của hệ thống
NHTM ở Tp. Rạch Giá. Khi kỹ năng nghiệp
vụ và giao tiếp của nhân viên tốt thì mức độ
hài lòng của khách hàng càng cao. Do sản
phẩm dịch vụ của các ngân hàng thường ít có
sự khác biệt với nhau nên trong điều kiện cạnh
tranh hiện nay kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp
của nhân viên ngân hàng là yếu tố rất quan
trọng. Ngân hàng nào được khách hàng hài
lòng, đánh giá cao thì ngân hàng đó càng có
khả năng thu hút được nhiều khách hàng.
Thời gian giao dịch (X2)
Thời gian giao dịch tương quan thuận với
mức độ hài lòng của khách hàng. Thời gian
giao dịch dài hay ngắn tùy thuộc vào mức
độ chuyên nghiệp, hiện đại của ngân hàng
khi khách hàng đến giao dịch. Thời gian giao
dịch ngắn thì mức độ hài lòng của khách
hàng càng cao.
Sản phẩm đa dạng (X3)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi, ngân hàng
nào thực hiện tốt đa dạng hóa sản phẩm dịch
vụ ngân hàng thì năng lực cạnh tranh của
ngân hàng đó cao. Điều này có thể giải thích
là do các ngân hàng ứng dụng công nghệ hiện
đại tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới thông
qua việc gia tăng thêm các tiện ích dịch vụ
nhằm phục vụ khách hàng tốt; đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng từ đó làm tăng sự hài
lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch
vụ ngân hàng.
Phương tiện hữu hình hấp dẫn (X4)
Phương tiện hữu hình hấp dẫn tương quan
thuận với mức độ hài lòng của khách hàng.
Ngân hàng nào xây dựng được một hình ảnh
tốt đẹp trong lòng khách hàng, thống nhất từ
logo, khẩu hiệu, kiểu dáng chung về trụ sở,
trang trí nội ngoại thất nơi làm việc cũng như
loại hình, chất lượng dịch vụ, trang phục, tác
phong giao dịchthì ngân hàng đó tạo được
lòng tin và độ tín nhiệm cao của khách hàng
đối với ngân hàng.
Tóm lại, kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp
của nhân viên, thời gian giao dịch, sản phẩm
đa dạng và phương tiện hữu hình hấp dẫn
tương quan thuận với mức độ hài lòng của
khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của hệ
thống NHTM ở Tp. Rạch Giá. Khi kỹ năng
nghiệp vụ và giao tiếp của nhân viên tốt, thời
gian giao dịch linh hoạt, sản phẩm đa dạng
phong phú và phương tiện hữu hình hấp dẫn
thì sẽ thỏa mãn được sự hài lòng của khách
hàng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
một cách tốt nhất. Hơn nữa, khách hàng sử
dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng càng lâu thì
càng hiểu rõ hơn về ngân hàng và có mối quan
hệ thân thiết hơn với ngân hàng, trung thành,
sẵn sàng đồng hành cùng ngân hàng và ủng hộ
ngân hàng lâu dài.
4. KẾT LUẬN
Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến cảm
nhận của khách hàng. Do đó, các NHTM cần
có các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
để từ đó tăng sự hài lòng của khách hàng.
Kết quả khảo sát này có những đóng góp
tích cực đối với ngân hàng trong việc tìm
hiểu khách hàng và nhận biết vị thế của mình
nhưng cũng có một số hạn chế nhất định. Đó
96
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
là khảo sát chỉ tập trung vào nhóm khách hàng
cá nhân nên chưa thể đánh giá tổng quát về
toàn bộ khách hàng giao dịch tại các NHTM
trên địa bàn Tp. Rạch Giá.
Trong điều kiện hội nhập và phát triển,
các ngân hàng ra đời ngày càng nhiều và
khách hàng cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn.
Khách hàng cũ của ngân hàng có thể chuyển
sang giao dịch với ngân hàng khác khi họ
được cung cấp nhiều ưu đãi và các dịch vụ
khuyến mãi. Đây là điều kiện thuận lợi cho
khách hàng nhưng lại đem đến nhiều áp lực
cạnh tranh đối với các ngân hàng trong việc
đem đến sự hài lòng cho khách hàng và duy
trì khách hàng một cách tốt nhất. Vì thế, mỗi
NHTM chọn cho mình một chiến lược kinh
doanh hợp lý nhưng chiến lược quan trọng mà
các NHTM đang thực hiện đó là chiến lược
hướng đến khách hàng.
5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
- Giải pháp về kỹ năng nghiệp vụ và
giao tiếp của nhân viên: Nâng cao kiến
thức chuyên môn của nhân viên thông qua
khâu đào tạo nhân viên. Nâng cao khả năng
thấu hiểu yêu cầu và nhu cầu của khách hàng
thông qua công tác quản trị quan hệ khách
hàng, khuyến khích thông tin phản hồi từ
khách hàng và có hệ thống giải quyết khiếu
nại, phàn nàn.
- Giải pháp về thời gian giao dịch: Nâng
cao khả năng cung cấp dịch vụ nhanh chóng,
chính xác. Tăng cường tính đa dạng và sẵn có
của dịch vụ ngân hàng bằng cách xây dựng và
mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng,
phát triển mạng lưới giao dịch.
- Giải pháp về sản phẩm, dịch vụ:
Ngân hàng cần có chính sách cung cấp mức
lãi suất cạnh tranh hoặc các chương trình
khuyến mãi để thu hút khách hàng. Đồng
thời, ngân hàng cần xây dựng một danh mục
các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách
đầy đủ nhất.
- Giải pháp về phương tiện hữu hình:
Nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng thời đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin. Với sự phát
triển của công nghệ thông tin và viễn thông đã
tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao
động, giảm chi phí đầu vào, đẩy nhanh quá
trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với
chi phí thấp nhất, tiện lợi nhất, nhanh chóng
và kịp thời sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút
khách hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đỗ Tiến Hòa, 2007. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng HSBC – Chi nhánh Tp. HCM. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học kinh tế TP. HCM.
[2]. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất
bản thống kê. TP. HCM.
[3]. Hoàng Xuân Bích Loan, 2008. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Tp. HCM. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học kinh tế TP. HCM.
[4]. Nguyễn Quốc Nghi, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với ngân
hàng thương mại ở Thành phố Cần Thơ. Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 55: 43-46.
[5]. Parasuraman, Zeithaml and Berry (1985), A conceptual model of service quality and its implications
for future research, Journal of Marketing, Vol. 49: 41-50.
[6]. Trần Triệu Khải, 2010. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại các công ty giao nhận vừa và nhỏ ở Việt Nam –
Nghiên cứu tình huống tại công ty TNHH Vietlink. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên
cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010.