Đặt vấn đề: Viêm mức độ thấp và đề kháng insulin được xem là các yếu tố nguy cơ tim mạch. Rối loạn
chức năng nội mạc được cho là có vai trò quan trọng trong tiến trình vữa xơ động mạch. Đề tài này nhằm
nghiên cứu sự liên quan giữa viêm mức độ thấp và đề kháng insulin với rối loạn chức năng nội mạc ở bệnh nhân
đái tháo đường týp 2.
Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu mô tả ngang ở 102 bệnh nhân ĐTĐ týp
2 mới phát hiện bệnh và nhóm chứng là 96 người khỏe mạnh có cùng độ tuổi. Chức năng nội mạc được đánh giá
bằng siêu âm đo giãn mạch qua trung gian dòng chảy (FMD) ở động mạch cánh tay. Đo FMD theo hướng dẫn
của Trường môn Tim mạch Mỹ (ACCF) năm 2002. Thực hiện các xét nghiệm glucose huyết tương khi đói,
insulin huyết tương khi đói và hs‐CRP huyết tương ở tất cả các đối tượng.
Kết quả: FMD động mạch cánh tay ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thấp hơn so với nhóm chứng khỏe
mạnh (6,04 ± 4,27% so với 9,93 ± 5,37%; p<0,001). Ở bệnh nhân đái tháo đường có tương quan nghịch giữa
FMD với nồng độ hs‐CRP (r = ‐ 0,37; p<0,001), với nồng độ insulin khi đói (r = ‐ 0,27; p<0,01), với chỉ số
HOMA‐IR (r = ‐ 0,34; p<0,001). Nhóm có hs‐CRP > 1,67mg/l có FMD thấp hơn so với nhóm có hs‐CRP ≤
1,67mg/l (5,18 ± 4,15% so với 7,22 ± 4,19%; p < 0,05). Nhóm có HOMA‐IR > 1,96 có FMD thấp hơn so với
nhóm có HOMA‐IR ≤ 1,96 (5,4 8 ± 4,11% so với 7,89 ± 4,30%; p < 0,05).
Kết luận: Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ngay từ khi mới phát hiện bệnh đã có suy giảm chức năng nội
mạc so với người khỏe mạnh. Rối loạn chức năng nội mạc (qua FMD động mạch cánh tay) có liên quan với viêm
mức độ thấp và đề kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự liên quan giữa hs‐CRP, đề kháng Insulin với đáp ứng giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 44
NGHIÊN CỨU SỰ LIÊN QUAN GIỮA hs‐CRP, ĐỀ KHÁNG INSULIN VỚI
ĐÁP ỨNG GIÃN MẠCH QUA TRUNG GIAN DÒNG CHẢY
ĐỘNG MẠCH CÁNH TAY Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Võ Bảo Dũng*, Nguyễn Hải Thủy**, Hoàng Minh Lợi**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm mức độ thấp và đề kháng insulin được xem là các yếu tố nguy cơ tim mạch. Rối loạn
chức năng nội mạc được cho là có vai trò quan trọng trong tiến trình vữa xơ động mạch. Đề tài này nhằm
nghiên cứu sự liên quan giữa viêm mức độ thấp và đề kháng insulin với rối loạn chức năng nội mạc ở bệnh nhân
đái tháo đường týp 2.
Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu mô tả ngang ở 102 bệnh nhân ĐTĐ týp
2 mới phát hiện bệnh và nhóm chứng là 96 người khỏe mạnh có cùng độ tuổi. Chức năng nội mạc được đánh giá
bằng siêu âm đo giãn mạch qua trung gian dòng chảy (FMD) ở động mạch cánh tay. Đo FMD theo hướng dẫn
của Trường môn Tim mạch Mỹ (ACCF) năm 2002. Thực hiện các xét nghiệm glucose huyết tương khi đói,
insulin huyết tương khi đói và hs‐CRP huyết tương ở tất cả các đối tượng.
Kết quả: FMD động mạch cánh tay ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thấp hơn so với nhóm chứng khỏe
mạnh (6,04 ± 4,27% so với 9,93 ± 5,37%; p<0,001). Ở bệnh nhân đái tháo đường có tương quan nghịch giữa
FMD với nồng độ hs‐CRP (r = ‐ 0,37; p<0,001), với nồng độ insulin khi đói (r = ‐ 0,27; p<0,01), với chỉ số
HOMA‐IR (r = ‐ 0,34; p 1,67mg/l có FMD thấp hơn so với nhóm có hs‐CRP ≤
1,67mg/l (5,18 ± 4,15% so với 7,22 ± 4,19%; p 1,96 có FMD thấp hơn so với
nhóm có HOMA‐IR ≤ 1,96 (5,4 8 ± 4,11% so với 7,89 ± 4,30%; p < 0,05).
Kết luận: Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ngay từ khi mới phát hiện bệnh đã có suy giảm chức năng nội
mạc so với người khỏe mạnh. Rối loạn chức năng nội mạc (qua FMD động mạch cánh tay) có liên quan với viêm
mức độ thấp và đề kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
Từ khóa: Giãn mạch qua trung gian dòng chảy, Protein phản ứng C, Chỉ số đề kháng insulin, Đái tháo
đường týp 2
ABSTRACT
RELATIONSHIPS BETWEEN BRACHIAL ARTERY FLOW‐MEDIATED DILATION WITH HS‐CRP
AND INSULIN RESISTANCE IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES MELLITUS
Vo Bao Dung, Nguyen Hai Thuy, Hoang Minh Loi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 44 ‐ 49
Background: Low‐grade inflammation and insulin resistance were nontraditional cardiovascular risk
factors. Endothelial dysfunction can play importantly role in atherosclerotic process. We aim to study the
relationships between endothelial dysfunction with hs‐CRP levels and HOMA‐IR in patients with type 2
diabetes mellitus (DM).
Subjects and method: A cross‐sectional analysis was conducted among 102 patients with new diagnostic
type 2 diabetes and 96 apparently healthy adults aged 40‐70 (averaged 56). Brachial artery flow‐mediated dilation
(FMD) by ultrasound with a 12 MHz transduce and fasting plasmal insulin, fasting plasmal glucose and
* Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định ** Trường Đại học y Dược Huế
Tác giả liên lạc: TS.BS. Võ Bảo Dũng ĐT: 0914 063639, Email: vobao_dung@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 45
plasmal hs‐CRP were performed in all subjects. Measuring FMD under the guidance of the ACCF 2002.
Results: Brachial FMD in new diagnostic type 2 DM were lower than in control subjects (6.04 ± 4.27% vs.
9.93 ± 5.37%; p<0.001). There were significant correlation between brachial FMD with hs‐CRP levels (r = ‐ 0.37;
p<0.001) and fasting insulin levels (r = ‐ 0.27; p<0.01) and HOMA‐IR (r = ‐ 0.34; p<0.001). Brachial FMD in
type 2 DM patients with hs‐CRP levels > 1.67mg/l was lower than the patients with hs‐CRP levels ≤ 1.67mg/l
(5.18 ± 4.15% vs. 7.22 ± 4.19%; p 1.96 was
lower than the patients with HOMA‐IR ≤ 1.96 (5.4 8 ± 4.11% vs. 7.89 ± 4.30%; p < 0.05).
Conclusions: Impaired endothelial function was found in new diagnostic type 2 DM. Endothelial
dysfunction was correlated with low‐grade inflammation and insulin resistance in type 2 DM.
Keyword: FMD (flow‐mediated dilation), hs‐CRP, HOMA‐IR, Type 2 DM
MỞ ĐẦU
Ở người đái tháo đường (ĐTĐ), biến chứng
tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
và tử vong, tốn kém chi phí cho chăm sóc sức
khỏe. So với người khỏe mạnh, người ĐTĐ có tỷ
lệ mắc bệnh mạch vành cao hơn gấp 4 lần và
nguy cơ của các biến cố tim mạch cao hơn từ 2
đến 4 lần. Xơ vữa động mạch (XVĐM) là
nguyên nhân chính của các biến chứng mạch
máu ở ĐTĐ týp 2.
Viêm có vai trò chính trong bệnh sinh
XVĐM. Protein phản ứng C độ nhạy cao (hs‐
CRP) là một dấu ấn viêm có giá trị dự báo các
biến cố tim mạch, nguy cơ nhồi máu cơ tim và
đột quỵ. Bên cạnh đó, đề kháng insulin và
cường insulin ở người ĐTĐ cũng là một yếu tố
nguy cơ của bệnh tim thiếu máu cục bộ và có
liên quan với sự gia tăng tỷ lệ tử vong tim mạch
độc lập với các yếu tố nguy cơ khác.
Gần đây rối loạn chức năng nội mạc đã được
chứng minh là dấu hiệu thay đổi sớm của tiến
trình XVĐM và là yếu tố dự báo độc lập các biến
chứng tim mạch. Rối loạn chức năng nội mạc có
thể được đánh giá bằng siêu âm đo đáp ứng
giãn mạch qua trung gian dòng chảy (FMD:
Flow mediated dilation) động mạch cánh tay.
Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài với mục
tiêu:
Nghiên cứu sự liên quan giữa hs‐CRP và
tình trạng đề kháng insulin với FMD động mạch
cánh tay ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2
Gồm 102 bệnh nhân mới phát hiện ĐTĐ lần
đầu, chưa được điều trị. Chẩn đoán ĐTĐ theo
Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) 2010.
Nhóm chứng
Gồm 96 người khỏe mạnh, không thừa cân
và béo phì, không bị các bệnh tim mạch, chuyển
hóa, gan, thận nặng, các bệnh nhiễm khuẩn cấp
tính và mạn tính có độ tuổi và giới tính tương
đương với nhóm bệnh.
Tiêu chuẩn loại trừ
‐ Ở nhóm chứng: Glucose máu lúc đói
100mg/dl (≥5,6 mmol/l).
‐ Đối tượng có đường kính động mạch cánh
tay < 3mm trước khi làm nghiệm pháp gây tăng
dòng chảy.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có
đối chứng.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Bình Định (phòng khám Nội tiết, khoa
Nội tiết và Nội Tổng hợp) từ tháng 7/2009 đến
tháng 9/2011.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 46
Các chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn
đánh giá
FMD động mạch cánh tay
‐ Đo FMD theo hướng dẫn của Trường môn
Tim mạch Mỹ (ACCF) năm 2002.
‐ Công thức tính FMD:
FMD = (D2 – D1)/ D1*100 (%).
D1: Đường kính động mạch cánh tay lúc
nghỉ.
D2: Đường kính động mạch cánh tay sau
nghiệm pháp gây tăng dòng chảy.
‐ Thiết bị để đo FMD động mạch cánh tay:
Hệ thống máy siêu âm Siemen Acuson X 500
(Đức), đầu dò Linear 12 MHz.
Đánh giá kháng insulin dựa vào chỉ số
HOMA‐IR theo công thức của Matthews.
HOMA‐IR = [Glucose máu lúc đói (mmol/l)*
Insulin lúc đói (μU/ml)]/22,5.
‐ Đánh giá có đề kháng insulin khi chỉ số
HOMA‐IR cao hơn giá trị ở mức 75% tứ phân vị
của nhóm chứng (≥ 1,96).
Protein phản ứng C độ nhạy cao (hs‐CRP).
Đánh giá hs‐CRP ở mức có nguy cơ khi giá
trị hs‐CRP cao hơn mức 75% tứ phân vị của
nhóm chứng (≥ 1,67 mg/l).
Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 102 bệnh nhân ĐTĐ týp 2
mới phát hiện và 96 người chứng chúng tôi có
các kết quả sau:
Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Một số đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm/đơn vị tính Nhóm bệnh (102) Nhóm chứng (96) p
Tuổi (năm) 56,10 ± 6,67 55,74 ± 6,12 > 0,05
Giới (nam/nữ) 34/68 32/64 > 0,05
Glucose máu lúc đói (mmol/L) 10,80 ± 3,65 4,95 ± 0,43 <0,001
HbA1c (%) 9,54 ± 2,39
hs-CRP (mg/L) 60 ± 4,683 1,48 ± 1,98 <0,001
Insulin lúc đói (µU/ml) 10,11 ± 8,37 7,58 ± 5,64 <0,05
HOMA-IR 4,92 ± 5,04 1,69 ± 1,30 <0,001
FMD động mạch cánh tay ở bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 mới phát hiện
Bảng 2. FMD động mạch cánh tay ở nhóm bệnh so
với nhóm chứng
Nhóm Số lượng Giá trị FMD (%) p
Bệnh 102 6,04 ± 4,27
< 0,001
Chứng 96 9,93 ± 5,37
Nhóm bệnh có FMD trung bình thấp hơn so
với nhóm chứng.
Liên quan giữa FMD động mạch cánh tay
với hs‐CRP
Tương quan giữa FMD động mạch cánh tay
với hs‐CRP
Biểu đồ 1. Tương quan giữa FMD và hs‐CRP
Có tương quan nghịch giữa FMD và hs‐CRP
với r = ‐ 0,37; p<0,001. Phương trình hồi quy
tuyến tính: y = – 0,334x + 7,243.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 47
Giá trị FMD trung bình ở nhóm có mức hs‐
CRP nguy cơ và bình thường
Bảng 3. So sánh giá trị FMD trung bình ở nhóm hs‐
CRP nguy cơ và bình thường
Mức hs-CRP
(mg/L)
Số lượng Giá trị FMD
động mạch
cánh tay (%)
p
≥ 1,67 59 5,18 ± 4,15
< 0,05
< 1,67 43 7,22 ± 4,19
Nhóm có hs‐CRP ở mức nguy cơ có FMD
thấp hơn so với nhóm hs‐CRP bình thường.
Tương quan giữa FMD động mạch cánh
tay với nồng độ insulin lúc đói
Biểu đồ 2. Tương quan giữa FMD và insulin lúc đói
Có tương quan nghịch giữa FMD và insulin
lúc đói ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới phát hiện
với r = ‐ 0,27 và p < 0,01.
Phương trình hồi quy tuyến tính: Y = –
0,136x + 7,410.
Liên quan giữa FMD động mạch cánh tay
với chỉ số HOMA‐IR
Giá trị FMD trung bình ở nhóm tăng và
không tăng HOMA‐IR
Bảng 4. Giá trị FMD trung bình ở nhóm ở nhóm
tăng và không tăng HOMA‐IR
Mức HOMA-IR Số lượng Giá trị FMD động
mạch cánh tay (%)
p
≥ 1,96 79 5,48 ± 4,11
<0,05
< 1,96 23 7,98 ± 4,30
Nhóm tăng HOMA‐IR có FMD thấp hơn so
với nhóm không tăng HOMA‐IR.
Tương quan giữa FMD động mạch cánh
tay với chỉ số HOMA‐IR
Biểu đồ 3. Tương quan giữa FMD và chỉ số
HOMA‐IR
Có tương quan nghịch giữa FMD và chỉ số
HOMA‐IR ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới phát
hiện với r = ‐ 0,34 và p < 0,01.
Phương trình hồi quy tuyến tính Y = ‐ 0,284x
+ 7,436.
BÀN LUẬN
FMD động mạch cánh tay ở nhóm bệnh và
nhóm chứng
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
giá trị trung bình của FMD động mạch cánh
tay ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới phát hiện thấp
hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (6,04 ± 4,27
% so với 9,93 ± 5,37 %; p < 0,001). Kết quả của
chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Hồng Hạnh và CS (6,94 ≥ 4,45% so với
10,02 ≥ 3,58%; p < 0,001)(1). FMD động mạch
cánh tay là một chỉ số đánh giá chức năng của
nội mạc mạch máu. Rối loạn chức năng nội
mạc mạch máu được xem là một dấu hiệu sớm
của tiến trình XVĐM(7). Kết quả của chúng tôi
cho thấy ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 dù mới phát
hiện đã có giảm FMD động mạch cánh tay so
với nhóm chứng. Như vậy nhiều khả năng rối
loạn chức năng nội mạc đã có từ giai đoạn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 48
tiềm ẩn của bệnh. Điều này góp phần giải
thích vì sao ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 các thay
đổi bất thường của mạch máu do XVĐM đã có
từ trước khi bệnh được phát hiện và có một tỷ
lệ khá cao bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có bệnh lý
mạch máu vào thời điểm chẩn đoán bệnh(1).
Liên quan giữa FMD động mạch cánh tay
với hs‐CRP
Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy có mối tương quan nghịch tuyến tính giữa
FMD và hs‐CRP ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới
phát hiện với r = ‐ 0,37; p<0,001. Nhóm có tăng
hs‐CRP có giá trị FMD động mạch cánh tay
trung bình thấp hơn so với nhóm có hs‐CRP
thấp (5,18 ± 4,15 % so với 7,22 ± 4,19 %; p < 0,05).
Các nghiên cứu trước đây ở bệnh nhân ĐTĐ
týp 2 và không ĐTĐ cũng cho thấy có liên quan
giữa hs‐CRP và FMD động mạch cánh tay(2,3).
Yilmaz và CS (2008) khảo sát FMD ở 85 bệnh
nhân ĐTĐ týp 2 và 38 người chứng cùng độ
tuổi. Kết quả hs‐CRP ở nhóm ĐTĐ týp 2 cao hơn
so với nhóm chứng (p<0,001) và hs‐CRP có
tương quan nghịch với FMD (r = ‐ 0,38;
p<0,001)(11).
Nystrom và CS (2005) nghiên cứu FMD và
hs‐CRP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có và
không có ĐTĐ týp 2. Kết quả FMD và nồng độ
hs‐CRP ở nhóm ĐTĐ týp 2 cao hơn so với nhóm
không ĐTĐ ở thời điểm ban đầu và sau 60 ngày
theo dõi. FMD và hs‐CRP có liên quan nghịch
với nhau (r = ‐ 0,40 ở nhóm ĐTĐ týp 2 và r = ‐
0,43 ở nhóm không ĐTĐ. Như vậy, có sự tồn tại
kéo dài của đáp ứng viêm mức độ thấp và suy
giảm chức năng nội mạc ở người ĐTĐ týp 2(8).
Viêm đã được thừa nhận là có vai trò quan
trọng trong bệnh sinh của XVĐM. Mối liên quan
giữa viêm và rối loạn chức năng nội mạc từ kết
quả nghiên cứu của chúng tôi góp phần chứng
minh giả thiết “đáp ứng tổn thương” mà ở đó
viêm làm tổn thương nội mạc, gây rối loạn chức
năng nội mạc và khởi đầu cho tiến trình XVĐM.
Liên quan giữa FMD động mạch cánh tay
với nồng độ insulin lúc đói
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối
tương quan nghịch tuyến tính giữa FMD và
nồng độ insulin lúc đói ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
với r = ‐ 0,27; p < 0,01.
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các
nghiên cứu khác. Tsuchiya và CS (2007) nghiên
cứu FMD ở 101 bệnh nhân ĐTĐ týp 2(10). Kết quả
FMD có tương quan nghịch với nồng độ insulin
lúc đói (r = ‐ 0,39; p<0,05). Furomoto và CS (2002)
khảo sát FMD ở 45 bệnh nhân có và không có
XVĐM vành. Kết quả FMD có tương quan
nghịch với nồng độ insulin khi đói (r = ‐ 0,38; p <
0,05)(3). Như vậy, khi nồng độ insulin lúc đói
càng cao thì FMD càng giảm. Điều này góp
phần chứng minh vai trò của cường insulin máu
trong rối loạn chức năng nội mạc.
Liên quan giữa FMD động mạch cánh tay
với chỉ số HOMA‐IR
Cũng tương tự như nồng độ insulin lúc đói,
kết quả của chúng tôi cho thấy có mối tương
quan nghịch giữa FMD và chỉ số HOMA‐IR ở
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới phát hiện với r = ‐
0,34 (p < 0,01).
Các nghiên cứu trước đây cũng đã chứng
minh có sự liên quan giữa FMD và chỉ số
HOMA. Kết quả nghiên cứu của Tsuchiya và CS
(2007) ở 101 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cho thấy
FMD có tương quan nghịch với chỉ số HOMA (r
= ‐ 0,39; p < 0,05)(10). Yilmaz và CS (2008) khảo sát
FMD ở 85 bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Kết quả ở bệnh
nhân ĐTĐ týp 2, chỉ số HOMA có tương quan
nghịch với FMD (r = ‐ 0,23; p < 0,05)(11).
Như vậy, có tương quan khá rõ giữa FMD
động mạch cánh tay với tình trạng trạng đề
kháng insulin ở người ĐTĐ. Tình trạng đề
kháng insulin làm mô mỡ gia tăng sản xuất các
cytokin tiền viêm, yếu tố hoại tử u α và giảm
sản xuất adiponectin có thể làm rối loạn chức
năng nội mạc. Ngoài ra, tăng đường máu sau
ăn, tăng lượng acid béo tự do và stress oxy hóa
trong đề kháng insulin cũng có thể làm tổn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 49
thương trực tiếp tế bào nội mạc gây rối loạn
chức năng nội mạc.
KẾT LUẬN
Giá trị trung bình của FMD động mạch cánh
tay ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới phát hiện thấp
hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (6,04 ± 4,27%
so với 9,93 ± 5,37%; p<0,001). Có tương quan
nghịch giữa FMD và hs‐CRP (r = ‐ 0,37; p <
0,001), nồng độ insulin lúc đói (r = ‐ 0,27; p <
0,01) và với chỉ số HOMA‐IR (r = ‐ 0,34; p < 0,01).
Nhóm ĐTĐ týp 2 có tăng hs‐CRP và đề kháng
insulin (tăng HOMA‐IR) có FMD thấp hơn so
với nhóm có hs‐CRP và HOMA‐IR bình thường.
Như vậy ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 viêm mức
độ thấp (tăng hs‐CRP), cường insulin và đề
kháng insulin có ảnh hưởng xấu lên chức năng
nội mạc làm giảm FMD động mạch cánh tay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Diabetes Association (2011). Standards of medical
care in diabetes. Diabetes Care; 34 (Suppl 1): p11‐61.
2. Corretti M.C, Anderson T.J, Benjamin E.J. et al (2002).
Guidelines for the ultrasound assessment of endothelial‐
dependent flow‐mediated vasodilation of the brachial artery:
a report of the international brachial artery reactivity task
force. J Am Coll Cardiol; 39:257–265.
3. Furumoto T, Fujii S et al (2002). Relationships between
brachial artery flow mediated dilation and carotid artery
intima‐media thicknees in patients with suspected coronary
artery disease. Jpn Heart J; 43(2),117‐125.
4. Keymel S, Heinen Y, Balzer J et al (2011). Characterization of
macro‐and microvascular function and structure in patients
with type 2 diabetes mellitus. Am J Cardiovasc Dis; 1(1):68‐75.
5. Kwagyan J, Hussein S, Xu S et al (2009). The relationship
between flow‐mediated dilation of the brachial artery and
intima‐media thickness of the carotid artery to Framingham
risk scores in older African Americans. J Clin Hypertens;
11:713‐719.
6. Nguyễn Hồng Hạnh, Tạ Văn Bình, Phạm Thắng (2005).
Nghiên cứu đáp ứng giãn mạch qua trung gian dòng chảy
(flow mediated dilation) bằng siêu âm động mạch cánh tay ở
bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Kỷ yếu toàn văn các công
trình nghiên cứu khoa học Hội nghị Nội tiết – Đái tháo đường
toàn quốc; trang: 951‐960.
7. Nguyễn Hải Thủy (2010). Thăm dò giãn mạch qua trung gian
dòng chảy (FMD) và bề dày lớp nội trung mạc trong đánh giá
tổn thương nội mạc ở giai đoạn sớm trên bệnh nhân đái tháo
đường týp 2. Tạp chí Nội khoa; 4: 90‐101.
8. Nystrom T, Nygren A, Sjoholm A (2005). Persistent
endothelial dysfunction is related to elevated C‐reactive
protein (CRP) levels in type II diabetic patients after acute
myocardial infarction. Clinical Science; 108:121‐128.
9. Simova II, Denchev SV, Dimitrov SI, Ivanova R (2009).
Endothelial function in patients with and without diabetes
mellitus with different degrees of coronary artery stenosis. J
Clin Ultrasound; 37(1):35‐39.
10. Tsuchiya K, Nakayama C et al (2007). Advanced endothelial
dysfunction in diabetic patients with multiple risk factors;
importance of insulin resistance. J Atheroscler Thromb;
14(6):303‐309.
11. Yilmaz MI, Saglam M, Qureshi AR, Carrero JJ, Caglar K et al
(2008). Endothelial dysfunction in type 2 diabetes with early
diabetic nephropathy is associated with low circulating
adiponectin. Nephrol Dial Transplant. 23(5):1621‐1627.
Ngày nhận bài báo 01‐07‐2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 08‐07‐2013
Ngày bài báo được đăng: 01–08‐2013