Đặt vấn đề: Một trong các tai biến nghiêm trọng trong phẫu thuật thể thủy tinh là rách bao sau và thoát
dịch kính. Đã có nhiều biện pháp, trong dó có làm mềm nhãn cầu, được nghiên cứu và đề xuất nhằm hạn chế tai
biến này. Acetazolamide đường uống là một thuốc hạ nhãn áp thuộc nhóm chất ức chế carbonic anhydrase, được
sử dụng phổ biến trong chuẩn bị trước mổ thể thủy tinh bằng phương pháp trong bao và ngoài bao, nhưng chưa
được nghiên cứu trong phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng hạ nhãn áp của acetazolamide trên mắt bị đục thể thủy tinh có nhãn áp bình
thường và tác dụng trên nguy cơ tai biến trong mổ tán nhuyễn thể thủy tinh.
Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, tiến cứu, mù đôi, có đối chứng so sánh mức hạ
nhãn áp, và tỷ lệ tai biến trong mổ giữa nhóm có dùng acetazolamide với nhóm chứng ở 200 mắt mổ tán
nhuyễn thể thủy tinh.
Kết quả: Ở nhóm bệnh nhân có dùng liều duy nhất 500mg acetazolamide nhãn áp tăng từ 14,9mmHg khi
nhập viện đến mức 15,8mmHg trước khi gây tê nhưng không có ý nghĩa thống kê, nhãn áp ở nhóm chứng dao
động từ 15,8mmHg đến 16,2mmHg trong cùng khoảng thời gian. Tai biến trong mổ xảy ra ở 18,4% trong nhóm
chứng và 14,3% trong nhóm acetazolamide, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Acetazolamide không làm hạ nhãn áp trên các mắt có nhãn áp bình thường, và không có ảnh
hưởng đến nguy cơ bị tai biến trong mổ.
8 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tác dụng của acetazolamide trong chuẩn bị bệnh nhân trước mổ tán nhuyễn thể thủy tinh tại bệnh viện mắt Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 274
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA ACETAZOLAMIDE
TRONG CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TRƯỚC MỔ TÁN NHUYỄN THỂ THỦY TINH
TẠI BỆNH VIỆN MẮT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Phương Thu*, Trần Huy Hoàng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Một trong các tai biến nghiêm trọng trong phẫu thuật thể thủy tinh là rách bao sau và thoát
dịch kính. Đã có nhiều biện pháp, trong dó có làm mềm nhãn cầu, được nghiên cứu và đề xuất nhằm hạn chế tai
biến này. Acetazolamide đường uống là một thuốc hạ nhãn áp thuộc nhóm chất ức chế carbonic anhydrase, được
sử dụng phổ biến trong chuẩn bị trước mổ thể thủy tinh bằng phương pháp trong bao và ngoài bao, nhưng chưa
được nghiên cứu trong phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng hạ nhãn áp của acetazolamide trên mắt bị đục thể thủy tinh có nhãn áp bình
thường và tác dụng trên nguy cơ tai biến trong mổ tán nhuyễn thể thủy tinh.
Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, tiến cứu, mù đôi, có đối chứng so sánh mức hạ
nhãn áp, và tỷ lệ tai biến trong mổ giữa nhóm có dùng acetazolamide với nhóm chứng ở 200 mắt mổ tán
nhuyễn thể thủy tinh.
Kết quả: Ở nhóm bệnh nhân có dùng liều duy nhất 500mg acetazolamide nhãn áp tăng từ 14,9mmHg khi
nhập viện đến mức 15,8mmHg trước khi gây tê nhưng không có ý nghĩa thống kê, nhãn áp ở nhóm chứng dao
động từ 15,8mmHg đến 16,2mmHg trong cùng khoảng thời gian. Tai biến trong mổ xảy ra ở 18,4% trong nhóm
chứng và 14,3% trong nhóm acetazolamide, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Acetazolamide không làm hạ nhãn áp trên các mắt có nhãn áp bình thường, và không có ảnh
hưởng đến nguy cơ bị tai biến trong mổ.
Từ khóa: acetazolamide, nhãn áp, phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh, rách bao sau, thoát dịch kính, bỏng
giác mạc
ABSTRACT
EFFECTS OF ACETAZOLAMIDE USED AS PREOPERATIVE MEDICATION IN
PHACOEMULSIFICATION SURGERY
Tran Thi Phuong Thu, Tran Huy Hoang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 274 - 280
Background: Posterior capsule breake with or without vitreous loss is a severe complication of cataract
surgery. Various methods, including softening of the globe, have been studied and proposed to minimize this
devastating complication. Oral acetazolamide, an antiglaucomatous agent belonging to the carbonic anhydrase
inhibitors class, has been widely used in preoperative care of patients before intracapcular or extracapsular
cataract extraction, but has not been studied in phacoemulsification.
Aims: To evaluate intraocular pressure reducing effect of acetazolamide in cataractous eyes with normal IOP
and to investigate whether acetazolamide can reduce risk of intraoperative complications in phacoemulsification
surgery.
Method: A randomized clinical trial in which acetazolamide is compared with placebo to investigate its
* Bộ Môn Mắt, Đại Học Y Dược Tp. HCM ** Bệnh viện Mắt Tp. HCM
Tác giả liên lạc: BS. Trần Huy Hoàng ĐT: 0988648460, Email: hoang.ceh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 275
effects in reducing IOP and intraoperative complications in 200 normotensive eyes undergoing
phacoemulsification surgery.
Results: In patients given a single oral dose of 500mg acetazolamide preoperatively, mean IOP increased
slightly, but not statistically significant, from 14.9mmHg at admission to 15.8mmHg immediately before regional
anesthesia. Mean IOP in controls changed from 15.8mmHg to 16.2mmHg at the same period. There was no
statistically significant difference in mean IOP between the two groups before and after anesthesia. Intraoperative
complications in the two groups (18.4% and 14.3%, respectively) were not of statistic significance (p=0.48).
Conclusion: Acetazolamide when used as a single oral dose before surgery doesn’t reduce IOP in
normotensive eyes, and has no effect on risk of intraoperative complications in phacoemulsification surgery.
Key words: acetazolamide, intraocular pressure, phacoemulsification, posterior capsule break, vitreous loss,
corneal burn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đục thể thủy tinh là một bệnh của mắt do sự
hóa đục của thể thủy tinh làm mất thị lực. Bệnh
này có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng biện
pháp phẫu thuật. Các phương pháp mổ thể thủy
tinh đã được nghiên cứu cải tiến nhiều để tăng
kết quả thị lực và giảm nguy cơ biến chứng. Đã
có nhiều biện pháp khác nhau được nghiên cứu
và đề xuất nhằm làm giảm nguy cơ tai biến rách
bao sau trong khi mổ, một trong các biện pháp
đó là làm cho mắt mềm ngay trước phẫu thuật.
Dùng acetazolamide đường uống là một
biện pháp được ưa chuộng để hạ nhãn áp trước
mổ, được dùng phổ biến trong chuẩn bị trước
mổ cho bệnh nhân mổ bằng phương pháp mổ
trong bao và ngoài bao. Tuy nhiên, từ khi
phương pháp phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy
tinh được giới thiệu ở nước ta đến nay, chưa có
nghiên cứu nào được thực hiện để khảo sát tác
dụng của acetazolamide trong vấn đề này.
Đề tài “Nghiên cứu tác dụng của
acetazolamide trong chuẩn bị bệnh nhân trước
mổ tán nhuyễn thể thủy tinh tại Bệnh viện Mắt
Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện để so
sánh mức độ hạ nhãn áp trước mổ và tỷ lệ tai
biến trong mổ trên bệnh nhân có dùng và không
dùng acetazolamide trong chuẩn bị trước mổ,
đồng thời khảo sát liên quan về thông kê giữa
mức độ hạ nhãn áp và tai biến, cũng như các
yếu tố nguy cơ khác, nếu có.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá lợi ích của acetazolamide trong
phẫu thuật đục thể thủy tinh bằng phương pháp
tán nhuyễn thể thủy tinh.
Mục tiêu cụ thể
So sánh mức độ hạ nhãn áp trên bệnh nhân
có dùng và không dùng acetazolamide trong
chuẩn bị tiền phẫu.
So sánh tỷ lệ các tai biến trong phẫu thuật
giữa hai nhóm.
Tìm liên quan về mặt thống kê giữa mức độ
hạ nhãn áp và tai biến trong phẫu thuật.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Acetazolamide
Acetazolamide là một chất dẫn xuất
sulfonamide, có tên theo danh pháp là (2-acetyl-
amino-1,3,4-thiadizole-5-sulfonamide), công
thức hóa học C4H6N4O3S2.
Trong tế bào, CO2 và nước kết hợp với nhau
theo phản ứng thuận nghịch sau CO2 + H2O
CA H2CO3 > H+ + HCO3-. Men carbonic
anhydrase xúc tác cho chiều phản ứng chuyển
CO2 và nước thành H2CO3. Ở thể mi, phản ứng
này xảy ra trong tế bào biểu mô không sắc tố
của nhú thể mi, ion HCO3- được hình thành đi
vào hậu phòng, kéo theo natri và nước, đó là cơ
chế của sự sản xuất thuỷ dịch (1-3). Acetazolamide
ức chế men carbonic anhydrase ở vị trí hoạt
động của nó, dẫn đến làm giảm sự tạo nước.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 276
Acetazolamide trong phẫu thuật thể thủy
tinh
Làm mềm nhãn cầu được coi là một biện
pháp quan trọng để hạn chế tai biến rách bao
sau và thoát dịch kính trong phẫu thuật thể thủy
tinh. Sau khi acetazolamide ra đời và được
chứng minh là làm giảm nhãn áp, nó bắt đầu
được sử dụng tiền phẫu trong phẫu thuật thể
thủy tinh cả trong bao và ngoài bao, dùng đơn
thuần hoặc kèm với lợi tiểu thẩm thấu nhằm
mục đích trên
Kể từ khi phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy
tinh ra đời và được ứng dụng rộng rãi, việc sử
dụng acetazolamide trong chuẩn bị tiền phẫu ít
được nghiên cứu. Ở nước ta, acetazolamide vẫn
được sử dụng rộng rãi trong chuẩn bị trước mổ
thể thủy tinh. Do đó, cần tiến hành nghiên cứu
để khẳng định hoặc bác bỏ vai trò của nó.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Là tất cả bệnh nhân được phẫu thuật đục thể
thuỷ tinh bằng phương pháp tán nhuyễn thể
thủy tinh.
Dân số chọn mẫu
Là tất cả bệnh nhân đến điều trị đục thể thuỷ
tinh tại khu phẫu thuật nhân đạo Bệnh viện Mắt
TpHCM trong khoảng thời gian 1/1/2012 đến
31/6/2012 thoả các điều kiện nhận vào và điều
kiện loại trừ.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Người từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt
giới tính, được chẩn đoán đục thể thủy tinh và
chỉ định phẫu thuật. Bệnh nhân đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn lọai trừ
Nhãn áp trên 23mmHg (đo bằng nhãn áp kế
Schiotz), đã có tiền sử chấn thương mắt, viêm
màng bồ đào, glaucoma, đã có phẫu thuật bề
mặt nhãn cầu hoặc phẫu thuật nội nhãn, có sẹo
giác mạc. Gây tê không đạt yêu cầu, phải chích
bổ sung. Mắt độc nhất. Chống chỉ định dùng
acetazolamide
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiêm lâm sàng tiến cứu,
ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng.
Xác định cỡ mẫu
Vì không có nghiên cứu đá báo cáo để
tham khảo và dựa vào đó tính cỡ mẫu, nên tác
giả quyết định tiến hành nghiên cứu trên 200
bệnh nhân chia làm hai nhóm bằng nhau. Một
nhóm có dùng acetazolamide và nhóm còn lại
là nhóm chứng.
Kỹ thuật chọn mẫu
Bệnh nhân đến phẫu thuật thể thủy tinh sau
khi thỏa các điều kiện nhận vào và điều kiện
loại trừ, sẽ được phân bố một cách ngẫu nhiên
vào một trong hai nhóm nghiên cứu. Phẫu thuật
viên, người đo thị lực, nhãn áp, gây tê, khám
hậu phẫu không biết phân nhóm của bệnh nhân.
Phương pháp tiến hành
Vào buổi sáng của ngày mổ, bệnh nhân
được cho uống thuốc theo phân nhóm ngẫu
nhiên. Khi bệnh nhân lên bàn gây tê sẽ được đo
nhãn áp, sau khi gây tê xong thì được đo nhãn
áp lại. Gây tê xong bệnh nhân sẽ được phẫu
thuật bởi một trong ba phẫu thuật viên nhiều
kinh nghiệm nhất, tất cả đều dùng kỹ thuật mổ
phaco chop, và đặt kính nội nhãn.
Biến số thu thập
Các biến số nền: Tuổi, giới, địa chỉ nơi cư trú,
mắt mổ, ngày mổ, thị lực trước mổ, nhãn áp
trước mổ, độ cứng nhân.
Các biến số lâm sàng: Giờ uống thuốc, nhãn áp
trước khi gây tê và sau khi gây tê, giờ gây tê, giờ
mổ bắt đầu mổ, giờ mổ xong, phẫu thuật viên
Các biến số kết quả: Tai biến trong mổ, thị
lực sau mổ, tình trạng giác mạc, tình trạng
tiền phòng, tình trạng mống mắt, tình trạng
kính nội nhãn.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập vào, xử lý và phân tích
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 277
bằng chương trình thống kê SPSS11.5.
Các biến định lượng phân phối bình thường
được kiểm định bằng phép kiểm t, các biến định
lượng phân phối không bình thường được kiểm
định bằng phép kiểm Mann-Whitney Wilcoxon.
Các biến định tính được kiểm định bằng
phép kiểm chi bình phương. Mối tương quan
được kiểm định bằng kiểm định hồi quy.
Giá trị p<0,05 được coi là có ý nghĩa thống
kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau mổ có 99/100 bệnh nhân nhóm
acetazolamide và 98/100 bệnh nhân nhóm chứng
tái khám.
Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của hai nhóm nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm của từng nhóm nghiên cứu.
Đặc điểm Nhóm chứng Acetazolamide p
Tuổi (TB±ĐLC) 62,6±15,5 61,8±13,5 0,30*
Giới (n, %)
Nam 43 43,9 51 48,5
0,78**
Nữ 55 56,1 48 51,5
Bên mắt mổ (n, %)
Phải 52 53,1 57 57,6
0,52**
Trái 46 46,9 42 42,4
Độ cứng nhân (n, %)
I 5 5,1 5 5,1
0,55**
II 29 29,6 33 33,3
III 44 44,9 34 34,3
IV 18 18,4 19 19,2
V 2 2,0 8 8,1
Tỷ lệ nhân cứng (n, %)
Độ I, II và III 78 79,6 69 72,7
0,26**
Độ IV, V 20 20,4 27 27,3
Phẫu thuật viên (n, %)
PTV 1 26 26,5 19 19,2
0,46** PTV 2 33 33,7 39 39,4
PTV 3 39 39,8 41 41,4
Thị lực logMAR trước mổ (TB±ĐLC) 1,43±0,62 1,50±0,55 0,34*
Tỷ lệ thị lực trước mổ (n, %)
<1/10 58 59,2 62 62,6
0,41**
≥1/10 40 40,8 37 37,4
Nhãn áp nhập viện (mmHg) (TB±ĐLC) 15,8±3.0 14,9±3,3 0,06*
Thời gian từ khi uống thuốc đến khi gây tê (phút) (TB±ĐLC) 168±77 152±53 0,13*
Thời gian từ khi gây tê đến khi mổ (phút) (TB±ĐLC) 9,0±12,1 10,2±12,5 0,36*
Thời gian mổ (phút) (TB±ĐLC) 9,2±2,7 9,4±3,6 0,68*
Chú thích: TB: trung bình. ĐLC: độ lệch chuẩn. n: số mắt *: phép kiểm t. **: phép kiểm chi bình phương.
Nhận xét: Hai nhóm bệnh nhân không có khác
biệt có ý nghĩa thống kê về các biến số nền.
Thay đổi nhãn áp trước và sau khi gây tê
Bảng 2. Nhãn áp trước khi gây tê so với khi nhập viện.
Nhóm
Nhãn áp (mmHg)
p Khi nhập viện Trước khi gây tê
TB ĐLC TB ĐLC
Nhóm chứng 15,8 3,0 16,2 2,9 0,09
Acetazolamide 14,9 3,3 15,8 3,5 0,07
Chú thích: TB: trung bình. ĐLC: độ lệch chuẩn. Phép kiểm t bắt cặp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 278
Nhận xét: Nhãn áp của từng nhóm không
có biến thiên có ý nghĩa thống kê (p lần lượt
là 0,07 và 0,09).
Biến thiên nhãn áp trong từng nhóm sau
khi gây tê
Bảng 3. Nhãn áp sau khi gây tê so với trước khi gây
tê.
Nhóm
Nhãn áp (mmHg)
p Trước khi gây tê Sau khi gây tê
TB ĐLC TB ĐLC
Nhóm chứng 16,2 2,9 15,0 3,3 0,04
Acetazolamide 15,8 3,5 14,8 4,6 0,048
Chú thích: TB: trung bình. ĐLC: độ lệch chuẩn. Phép kiểm
t bắt cặp
Nhận xét: Ngay sau khi gây tê, nhãn áp
của bệnh nhân có giảm đi và mức giảm đều có
ý nghĩa thống kê trong cả hai nhóm (p=0,048
trong nhóm acetazolamide và p = 0,04 trong
nhóm chứng).
Mức giảm nhãn áp lần lượt là 1,0 mmHg và
1,2mmHg, không có khác biệt nhau giữa hai
nhóm (p=0,8).
Các tai biến trong mổ
Bảng 4. Các tai biến trong mổ.
Tai biến
Nhóm chứng Acetazolamide
p
n % n %
Không có 79 80,6 84 84,7
0,48
Bỏng vết mổ nhẹ 18 18,4 14 14,3
Rách bao sau 1 1,0 0 0,0
Đứt dây treo 0 0,0 1 1,0
Tróc màng
Descemet
1 1,0 0 0,0
Tổn thương mống 0 0,0 0 0,0
Cộng 98 100 99 100
Chú thích: n là số mắt. Phép kiểm chính xác Fisher.
Nhận xét: Trong nhóm chứng có một ca rách
bao sau và một ca tróc màng Descemet (2%) và
18 ca bỏng vết mổ nhẹ (18,4%), còn trong nhóm
acetazolamide có một ca đứt dây treo thể thủy
tinh (1%) và 14 ca bỏng vết mổ mức độ nhẹ
(14,3%), sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê (p=0,48).
Kết quả phân tích hồi quy đa biến logistics
về nguy cơ gây tai biến trong mổ
Bảng 5. Ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau lên
nguy cơ tai biến.
Yếu tố OR Khoảng tin cậy 95% p
Acetazolamide 1,8 0,7 – 4,5 0,22
Nhân độ IV và V 7,3 2,9 – 18,3 <0,001
Thời gian mổ (phút) 1,5 1,3 – 1,8 0,01
Tuổi ≥60 1,8 0,6 – 3,1 0,28
Chú thích: OR là tỷ số odds.
Nhận xét: Nhân cứng độ IV và V (OR=8,9,
p<0,001) và thời gian mổ (OR=1,5, p=0,01) là hai
yếu tố nguy cơ của phù giác mạc sau mổ. Dùng
acetazolamide (OR=1,8, p=0,22) và tuổi từ 60 trở
lên (OR=1,8, p=0,28) không có ảnh hưởng trên
nguy cơ tai biến.
BÀN LUẬN
Thay đổi nhãn áp trước và sau khi gây tê
Biến thiên nhãn áp trong từng nhóm trước khi
gây tê
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân
dùng acetazolamide không có giảm nhãn áp.
Thời điểm đo nhãn áp là 152 ± 53 phút sau khi
uống thuốc, tương ứng với thời gian mà
acetazolamide phát huy tác dụng tối đa(8). Phát
hiện này không phù hợp với một số các báo cáo
là acetazolamide làm giảm sản xuất thủy dịch ở
mắt người bình thường(8,10), nhưng lại giống như
báo cáo của một số tác giả khác như Sud và
Loomba, và Macdonald là acetazolamide không
có tác dụng hạ nhãn áp đáng kể ở mắt có nhãn
áp bình thường(8,12). Như vậy, trong nghiên cứu
này việc uống acetazolamide trước khi phẫu
thuật đục thể thủy tinh không có tác dụng làm
giảm nhãn áp ở mắt người bị đục thể thủy tinh
có nhãn áp bình thường.
Nhãn áp của hai nhóm bệnh nhân trong
nghiên cứu không có sự khác nhau có ý nghĩa
thống kê và vẫn ở trong giới hạn bình thường.
Biến thiên nhãn áp trong từng nhóm sau khi
gây tê
Ở thời điểm sau khi gây tê, nhãn áp trong cả
hai nhóm đều giảm có ý nghĩa thống kê. Mức
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 279
giảm ở nhóm acetazolamide là 1,0mmHg không
có khác biệt với mức giảm 1,2 mmHg trong
nhóm chứng (p=0,8) (bảng 3). Có thể lý giải
nguyên nhân làm nhãn áp hạ là do đè ép nhãn
cầu sau khi gây tê. Các nghiên cứu cho thấy
động tác đè nhãn cầu ngay sau khi gây tê có tác
dụng hạ nhãn áp(1,4,12). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, mức giảm nhãn áp mặc dù không
nhiều nhưng cũng phù hợp với các tác giả trên
là có áp dụng lực đè cơ học thì nhãn áp sẽ giảm.
Nhãn áp sau khi gây tê là tương đương
nhau trong hai nhóm bệnh nhân (15,2 ± 4,6
mmHg và 15,0 ± 3,3 mmHg p=0,73) và mức nhãn
áp trung bình của bệnh nhân sau khi gây tê nằm
trong giới hạn nhãn áp bình thường.
Các tai biến trong mổ
Tỷ lệ các tai biến
Tỷ lệ có xảy ra tai biến trong mổ ở nhóm
chứng (19,4%) không có ý nghĩa thống kê so với
nhóm acetazolamide (15,4%) (p=0,47) (bảng 4).
Đa số tai biến là phù vết mổ nhẹ. Trong nhóm
acetazolamide có một ca đứt dây treo thể thủy
tinh, còn trong nhóm chứng có một ca rách bao
sau và một ca tróc màng Descemet trong khi mổ.
Tỷ lệ rách bao sau và thoát dịch kính là 1,0%
(2/197), không có khác biệt với báo cáo của các
tác giả trong và ngoài(10,4,16,12).
Phân tích hồi quy logistic các yếu tố nguy cơ
tai biến trong mổ
Sau khi phân tích bằng mô hình hồi quy đa
biến logistic, các yếu tố nguy cơ thật sự của tai
biến trong mổ là nhân cứng độ IV và V
(OR=7,3), thời gian mổ (OR=1,5) (bảng 5).
Mắt có nhân cứng độ IV hoặc V thì nguy cơ
tai biến tăng lên 7 lần so với mắt có nhân mềm
độ I, II hoặc III. Nhóm chứng có tỷ lệ tai biến
cao hơn nhóm acetazolamide, có thể được giải
thích là do nhóm này có nhiều nhân cứng độ V
hơn, mặc dù sự khác nhau không nhiều đến
mức có ý nghĩa thống kê. Khi nhân cứng, phẫu
thuật gặp nhiều khó khăn, thời gian mổ lâu,
phải dùng nhiều năng lượng phaco và phát sinh
nhiều nhiệt lượng hơn làm tăng nguy cơ tai biến
như rách bao sau, tổn thương mống, bỏng vết
mổ (6,17). Nguyễn Đỗ Nguyên báo cáo tỷ lệ rách
bao sau 3.3%, đứt dây treo thể thủy tinh 1,7%,
chấn thương mống 1,7% và bỏng vết mổ 3,3%
trên mắt đục thể thủy tinh nâu đen(12).
Ngoài ra, thời gian mổ tăng thêm một phút
thì nguy cơ tai biến tăng thêm 50%. Thời gian
mổ kéo dài thì khối lượng và tác động của luồng
dịch đi qua mắt ra nhiều hơn, đồng thời thời
gian cụng cụ ở trong mắt tăng lên có thể làm
cho nguy cơ tai biến tăng lên theo.
KẾT LUẬN
Acetazolamide không làm hạ nhãn áp trên
các mắt có nhãn áp bình thường, và không làm
thay đổi nguy cơ tai biến trong phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bowman R, Liu C, and Sarkies N, (1996) Intraocular pressure
changes after peribulbar injections with and without ocular
compression. Br J Ophthalmol, 80(5): p. 394-7.
2. Desai P, Minassian DC, and Reidy A (1999) National cataract
surgery survey 1997-8: a report of the results of the clinical
outcomes. Br J Ophthalmol, 83(12): p. 1336-40.
3. Ermiss SS, Ozturk F, and Inan UU, (2003) Comparing the efficacy
and safety of phacoemulsification in white mature and other
types of senile cataracts. Br J Ophthalmol,. 87(11): p. 1356-9.
4. Ling R, et al. (2002) Effect of Honan balloon compression on
peribulbar anesthesia adequacy in cataract surgery. J Cataract
Refract Surg, 28(1): p. 113-7.
5. Lundstrom M, et al, (2011) Decreasing rate of capsule
complications in cataract surgery: eight-year study of incidence,
risk factors, and data validity by the Swedish National Cataract
Register. J Cataract Refract Surg, 37(10): p. 1762-7.
6. Mahdy MA, et al., (2012) Relationship between endothelial cell
loss and microcoaxial phacoemulsification parameters in
noncomplicated cataract surgery. Clin Ophthalmol, 6: p. 503-10.
7. Maren TH (1976) The rates of movement of Na+, Cl-, and HCO-3
from plasma to posterior chamber: effect of acetazolamide and
relation to the treatment of glaucoma. Invest Ophthalmol, 15(5):
p. 356-64.
8. Maus TL et al, (1997) Comparison of dorzolamide and
acetazolamide as suppressors of aqueous humor flow in humans.
Arch Ophthalmol 115(1): p. 45-9.
9. McDonald, M.J., et al., (1977) Comparison of ocular hypotensive
effects of acetazolamide and atenolol. Br J Ophthalmol, 61(5): p.
345-8.
10. Narendran N., et al., (2009) The Cataract National Dataset
electronic multicentre audit of 55,567 operations: risk stratifi