Mục tiêu:Thăm dò công thức và qui trình định lượng viên chứa Clarithromycin 500 mg nổi trong dạ dày có
khả năng phóng thích hoạt chất tại các thời điểm và tiềm thời nổi đạt theo tiêu chuẩn cơ sở.
Phương pháp nghiên cứu :Quy trình định lượng Clarithromycin trong chế phẩm và trong thử nghiệm độ
hòa tan được tiến hành bằng phương pháp Folin ciocalteu và được thẩm định các chỉ tiêu theo quy định hiện
hành. Mô hình công thức thăm dò được thiết kế bằng phần mềm Design – Expert, với các thành phần thay đổi là
tá dược HPMC 15cp, tá dược tạo khung matrix và tá dược nổi. Điều chế viên nén bằng phương pháp xát hạt ướt.
Thành phẩm được đánh giá các thông số như tốc độ chảy, hình thức bề ngoài, độ đồng đều khối lượng, hàm lượng,
độ cứng và độ hòa tan, khả năng nổi để tìm ra qui luật ảnh hưởng của các tá dược và tỉ lệ thích hợp làm tiền đề
cho tối ưu hóa công thức.
Kết quả: Quy trình định lượng Clarithromycin (CL)trong chế phẩm và trong thử nghiệm độ hòa tan được
xây dựng và thẩm định đạt yêu cầu. Công thức viên nén Clarothromycin 500 mg được điều chế bằng phương
pháp xát hạt ướt gồm tá dược HPMC 15 cp, tá dược A (tạo khung matrix), tá dược B (tá dược nổi) với tỷ lệ thích
hợp có khả năng giải phóng hoạt chất tại thời điểm 1, 4, 8,12 giờ theo tiêu chuẩn cơ sở, tiềm thời nổi nhỏ hơn 3
phút và thời gian nổi hơn 12 giờ.
Kết luận: Đã nghiên cứu thăm dò thành phần công thức và quy trình định lượng viên đạt tiêu chuẩn cơ sở.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thăm dò công thức viên nổi trong dạ dày chứa Clarithromycin 500 mg, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 27
NGHIÊN CỨU THĂM DÒ CÔNG THỨC VIÊN NỔI TRONG DẠ DÀY
CHỨA CLARITHROMYCIN 500 MG
Nguyễn Thị Phương*, Cao Thị Thanh Thảo*
TÓM TẮT
Mục tiêu:Thăm dò công thức và qui trình định lượng viên chứa Clarithromycin 500 mg nổi trong dạ dày có
khả năng phóng thích hoạt chất tại các thời điểm và tiềm thời nổi đạt theo tiêu chuẩn cơ sở.
Phương pháp nghiên cứu :Quy trình định lượng Clarithromycin trong chế phẩm và trong thử nghiệm độ
hòa tan được tiến hành bằng phương pháp Folin ciocalteu và được thẩm định các chỉ tiêu theo quy định hiện
hành. Mô hình công thức thăm dò được thiết kế bằng phần mềm Design – Expert, với các thành phần thay đổi là
tá dược HPMC 15cp, tá dược tạo khung matrix và tá dược nổi. Điều chế viên nén bằng phương pháp xát hạt ướt.
Thành phẩm được đánh giá các thông số như tốc độ chảy, hình thức bề ngoài, độ đồng đều khối lượng, hàm lượng,
độ cứng và độ hòa tan, khả năng nổi để tìm ra qui luật ảnh hưởng của các tá dược và tỉ lệ thích hợp làm tiền đề
cho tối ưu hóa công thức.
Kết quả: Quy trình định lượng Clarithromycin (CL)trong chế phẩm và trong thử nghiệm độ hòa tan được
xây dựng và thẩm định đạt yêu cầu. Công thức viên nén Clarothromycin 500 mg được điều chế bằng phương
pháp xát hạt ướt gồm tá dược HPMC 15 cp, tá dược A (tạo khung matrix), tá dược B (tá dược nổi) với tỷ lệ thích
hợp có khả năng giải phóng hoạt chất tại thời điểm 1, 4, 8,12 giờ theo tiêu chuẩn cơ sở, tiềm thời nổi nhỏ hơn 3
phút và thời gian nổi hơn 12 giờ.
Kết luận: Đã nghiên cứu thăm dò thành phần công thức và quy trình định lượng viên đạt tiêu chuẩn cơ sở.
Từ khóa: Clarithromycin, viên nổi trong dạ dày, phóng thích.
ABSTRACT
FORMULATION OF GASTRORETENTIVE FLOATING TABLET CONTAINING CLARITHROMYCIN
500 MG
Nguyen Thi Phuong, Cao Thi Thanh Thao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 27 - 31
Objective: The aim of this research is to formulate a gastroretentive floating tablet containing
Clarithromycin 500 mg with appropriate floating time and release profile. The quantitative procedure of
clarithromycin in finised product is also developped and validated.
Method: The quantitative procedure of Clarithromycin in finished product and in dissolution testing was
developped based on Folin ciocalteu method. The process was then validated according to current guidelines.
Design – Expert software was used to constructed the formulation study by changing Hydroxypropyl methyl
cellulose(HPMC) 15 cps, matrix excipient and floating excipients ratio. Floating tablets were prepared by wetting
granulation. The apparent characteristics, uniformity of dosage, the hardness, the dissolution profile and the
floating time were used to evaluate the tablets. The optimal formulation was then chosen.
Results: The quantitative procedure of Clarithromycin in finished product and in dissolution testing was
* Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Cao Thị Thanh Thảo ĐT: 0903773647 Email: thao.caothanh@hotmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 28
validated.
The floating tablets containing Clarithromycin 500 mg prepared with a suitable ratio of HPMC 15 cps, A
excipient (matrix excipient) and B excipient (floating excipient) showed appropriate characteristics:
Clarithromycin was sustained released with a suitable profile, the pre-floating time is less than 3 minutes and the
gastroretentive floating time is more than 12 hours.
Conclusion: Gastroretentive floating tablets containing Clarithromycin was successfully formulated.
Keywords: Clarithromycin, gastroretentive floating tablet, release
ĐẶT VẤN ĐỀ
Clarithromycin là kháng sinh nhóm
macrolid có tác dụng diệt khuẩn phổ rộng và
hiệu quả trong nhiễm trùng đường hô hấp
trên, đường tiêu hóa được xem là kháng sinh
chủ lực trong phác đồ điều trị HP.Tuy nhiên
kháng sinh ở dạng bào chế thông thường tỏ ra
không hiệu quả, bệnh nhân tái phát loét nhiều
lần, tăng sự đề kháng kháng sinh. Đó là do
kháng sinh lưu giữ tại dạ dày rất ngắn, nồng
độ trị liệu của thuốc không tới được lớp màng
nhầy để tiệt trừ vi khuẩn. Dạng thuốc nổi
trong dạ dày là dạng thuốc ưu việt giúp kháng
sinh lưu giữ trong dạ dày một thời gian dài,
đạt nồng độ trị liệu tại nơi vi khuẩn cư ngụ,
tối thiểu sự dao động nồng độ thuốc trong
huyết tương và tăng cường sinh khả dụng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Clarithromycin (Trung Quốc),
hydroxypropyl methyl cellulose 15 cps (Mỹ), tá
dược A(Đức), tá dược B (Trung Quốc), PVP K30,
Avicel pH 101, Talc và Magnesium stearat (Ấn
Độ) được sử dụng làm tá dược.
Chất chuẩn Clarithromycin (Viện kiểm
nghiệm thuốc TPHCM)
Hóa chất, dung môi: đạt tiêu chuẩn phân tích
Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng và thẩm định quy trình định
lượng Clarithromycin bằng phương pháp Folin
ciocalteu
Dung dịch chứa CL trong môi trường HCl
0,1N tạo thành dung dịch màu xanh lam với 2 ml
thuốc thử Folin ciocalteu (đã pha loãng nước cất
theo tỉ lệ 1:2), 2 ml Na2CO3 20% và HCl 0,1N vừa
đủ 10 ml. Để yên ở nhiệt độ phòng, tránh ánh
sáng. Sau 90 phút đo độ hấp thu ở bước sóng
hấp thu cực đại (760 nm).
Thẩm định phương pháp Folin ciocalteu:
Quy trình định lượng được thẩm định tính đặc
hiệu, tính tuyến tính, độ chính xác, độ đúng.
XÂY DỰNG CÔNG THỨC
Thành phần công thức
Clarithromycin, HPMC 15 cps, tá dược A, tá
dược B, Avicel pH 101, PVP K30, talc và
Magnesium stearat.
Khảo sát tính chất hóa lý của tá dược
Tỷ trọng biểu kiến trước và sau khi gõ, chỉ số
nén, tỉ số Hausner, góc nghỉ nhằm xác định tá
dược có phù hợp với phương pháp dập viên.
Quy trình điều chế viên nén
Clarithromycin 500 mg nổi trong dạ dày
Viên nén Clarithromycin 500 mg nổi trong
dạ dày được bào chế theo phương pháp xát hạt
ướt. CL và avicel pH 101 trải qua xát hạt ướt với
tá dược dính là PVP K 30/nước. Cốm sau sửa hạt
trộn với các thành phần còn lại theo thứ tự
HPMC 15 cps, tá dược A (trong 8 phút), tá dược
B (trong 2 phút), talc và Magnesium
stearat(trong 2 phút). Sau đó tiến hành dập viên
bằng máy dập viên tâm sai. Kiểm soát chặt chẽ
bán thành phẩm và thành phẩm.
Phương pháp đánh giá độ hòa tan
Thiết bị được sử dụng: Máy thử độ hòa tan
Môi trường thử nghiệm: 900 ml dung dịch
HCl 0,1 N
Tốc độ quay của cánh khuấy: 100 vòng/phút,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 29
nhiệt độ thử nghiệm: 36,5oC – 37,5oC.
Thời điểm lấy mẫu: Các thời điểm 1giờ, 4
giờ, 8 giờ, sau khi bắt đầu thử nghiệm.
Lấy mẫu: Tại mỗi thời điểm rút 10 ml, lọc
qua giấy lọc có kích thước lỗ 0,45 µm.
Quy trình phân tích: Mẫu tại các thời điểm
1,4,8 giờ được định lượng theo phương pháp
Folin ciocalteu. Tiến hành song song mẫu trắng.
Tính nồng độ dịch hòa tan (µg/ml) dựa vào
phương trình hồi quy tuyến tính.
Quy định (tiêu chuẩn cơ sở):
Phần trăm hoạt chất phóng thích sau 1 giờ
nằm trong khoảng 10 -20%.
Phần trăm hoạt chất phóng thích sau 4 giờ
nằm trong khoảng 25-45%.
Phần trăm hoạt chất phóng thích sau 8 giờ
nằm trong khoảng 50 – 70%.
Phương pháp đánh giá khả năng nổi
Khả năng nổi của viên đặc trưng bởi 2 chỉ
tiêu: tiềm thời nổi và thời gian nổi
- Tiềm thời nổi (floating time): thời gian tính
từ lúc viên thuốc tiếp xúc với dung dịch HCl 0,1
N đến khi viên nổi trên bề mặt dung dịch
- Thời gian nổi (total floating time): thời gian
viên thuốc duy trì sự nổi trên bề mặt dung dịch
HCl 0,1 N cho đến khi viên mất hình dạng.
Tiến hành: môi trường và điều kiện như
trong thử nghiệm độ hòa tan, ghi nhận tiềm thời
nổi và thời gian nổi.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Thẩm định quy trình định lượng
Tính đặc hiệu
Hàm lượng trong mẫu chuẩn và mẫu giả
định khác nhau không có ý nghĩa. Như vậy
phương pháp đạt tính đặc hiệu
Tính tuyến tính
Có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ
và độ hấp thu của CL chuẩn ở khoảng nồng độ
10.05 – 50.25 µg/ml. Phương trình hồi qui tuyến
tính giữa độ hấp thu và nồng độ Clarithromycin
chuẩn có phương trình yâ= 0.0068x + 0.0317 và
hệ số tương quan R2 = 0,9997.
Độ chính xác
Độ lệch chuẩn tương đối RSD = 1,63% < 2%.
Vậy phương pháp đề xuất đạt yêu cầu về độ
chính xác.
Độ đúng
Độ hồi phục của các mẫu thực nghiệm đều
nằm trong giới hạn cho phép (90-107%). Vậy
phương pháp đề xuất đạt yêu cầu về độ đúng
trong điều kiện thí nghiệm.
Khảo sát các thông số kỹ thuật của tá dược
Bảng 1: Kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật
Thành phần Tỉ trọng
biểu kiến
trước khi
gõ (g/cm3)
Tỉ trọng
biểu kiến
sau gõ
(g/cm3)
Chỉ số
Carr’s
index (%)
Tỉ số
Hausner
Clarithromycin 0,344 0,445 22,70 1,29
HPMC 15 cps 0,452 0,551 17,91 1,22
Tá dược A 0,326 0,439 25,70 1,34
Tá dược B 0,950 1,218 22,10 1,28
Avcel pH 101 0,336 0,481 30,10 1,43
Nhận xét:
Từ các thông số kỹ thuật trên cho thấy hoạt
chất Clarithromycin, Avicel pH 101 phải tiến
hành xát hạt ướt để cải thiện khả năng trơn chảy
và tính chịu nén. HPMC 15cps có thể đưa vào
dập trực tiếp.
Tá dược A, B mặc dù có chỉ số nén nằm
trong khoảng 21-25% là chịu nén vừa, và tỉ số
Hausner từ 1,25-1,4 nhưng do chiếm lượng nhỏ
trong viên nên ảnh hưởng không đáng kể tới tốc
độ trơn chảy và tính chịu nén của viên. Mặt khác
tá dược A có tính trương nở, tá dược B hút ẩm
gây khó khăn cho việc xát hạt ướt, do đó tá dược
A và B phù hợp trộn trực tiếp với cốm sau sửa
hạt rồi dập viên.
Các thông số dập viên
- Chày: Hình bầu dục đường kính 19mm - Số
lượng mỗi lô thăm dò: 200 viên
- Khối lượng trung bình của viên: 850 mg
- Độ cứng viên: được thăm dò
Độ cứng có ảnh hưởng lớn tới khả năng viên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 30
nổi trên bề mặt môi trường HCl 0,1 N và phóng
thích thuốc có kiểm soát. Tiến hành điều chế lô
thăm dò với thành phần công thức theo bảng 1
với sự thay đổi độ cứng viên theo 3 mức: 150-
170N; 200-220N; 240-260N. Đánh giá tiềm thời
nổi, độ hòa tan tại 3 thời điểm 1,4,8 giờ và chỉ số
trương nở viên tại 5 thời điểm 1, 2, 4, 6, 8 giờ.
Bảng 2: Kết quả khảo sát tiềm thời nổi và độ hòa tan
lô thăm dò độ cứng (n=4)
Độ cứng Tiềm thời nổi trung bình
(s)
Độ hòa tan
1 giờ 4 giờ 8 giờ
150-170N 52 31,09 58,43 92,05
200-220N 71 33,55 62,70 93,34
240- 260N 136 36,88 65,25 98,06
Bảng 3: Kết quả kiểm nghiệm chỉ số trương nở lô
thăm dò độ cứng (n=4)
Độ cứng Chỉ số trương nở
1 giờ 2 giờ 4 giờ 6 giờ 8 giờ
150-170N 55,76 73,41 87,61 92,35 77,69
200-220N 57,60 69,14 82,31 84,33 82,88
240-260N 57,05 66,42 82,83 76,43 73,43
Khi độ cứng viên tăng dần thì tiềm thời nổi
của viên tăng dần, và phần trăm phóng thích
hoạt chất cũng tăng dần. Sự thay đổi độ cứng có
liên quan mật thiết tới khả năng trương phồng
viên. Như vậy độ cứng viên càng lớn càng hạn
chế khả năng acid khuếch tán vào viên để tiếp
xúc với tá dược B tạo khả năng nổi cho viên, làm
tăng tiềm thời nổi của viên. Mặt khác, độ cứng
lớn viên xảy ra sự xói mòn nhiều hơn sự trương
phồng, hoạt chất đi vào môi trường hòa tan
nhiều hơn, do đó phần trăm phóng thích hoạt
chất tại 3 thời điểm khảo sát đều cao hơn viên có
độ cứng thấp.
Lựa chọn độ cứng thích hợp còn dựa vào
khả năng nén của máy vì độ cứng cao gây khó
khăn cho quá trình dập viên. Do đó độ cứng tối
ưu được lựa chọn từ 200-220N.
Thiết kế công thức
Bảng 4: Mô hình công thức lô thăm dò
Thành phần C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10
Clarithromycin 500 500 500 500 500 500 500 500 500 500
HPMC 15cps 85 42,5 42,5 85 42,5 85 85 85 85 42,5
Tá dược A 68 110,5 68 68 110,5 68 110,5 110,5 110,5 68
Tá dược B 85 85 51 110,5 110,5 51 110,5 85 51 85
PVP K 30 25,5 25,5 25,5 25,5 25,5 25,5 25,5 25,5 25,5 25,5
Talc 16 16 16 16 16 16 16 16 16 16
Magnesi stearate 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8
Avicel pH 101 vđ 850 850 850 850 850 850 850 850 850 850
Đánh giá khả năng nổi và tiềm thời nổi
Bảng 5. Kết quả khả năng nổi và tiềm thời nổi của viên mô hình (n=4)
Công thức Độ hòa tan
Tiềm thời nổi (giây) Thời gian nổi (giờ) 1 giờ 4 giờ 8 giờ
C1 36,44 59,33 100,72 21 > 12
C2 14,51 36,79 61,62 26
C3 33,55 62,7 96,34 71
C4 33,36 59,39 93,75 30
C5 22,51 40,79 64,23 83
C6 46,46 76,43 99,54 475
C7 19,3 37,15 61,33 216
C8 17,62 36,61 64,94 106
C9 13,65 45,56 70,35 905
C10 66,63 91,64 107,74 230
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 31
Nhận xét: HPMC 15 cps, tá dược A, B đều
ảnh hưởng đến khả năng phóng thích hoạt
chất tại các thời điểm 1, 4, 8 giờ và tiềm thời
nổi của viên.
- Tại cả 3 thời điểm 1, 4, 8 giờ khi lượng
HPMC 15 cps, tá dược B ở mức thấp và tá dược
A ở mức cao thì% phóng thích hoạt chất thấp
(1,00). Còn lượng HPMC 15 cps và tá dược A
đều ở mức thấp kết hợp lượng tá dược B trung
bình thì% hoạt chất phóng thích tốt hơn (1,00).
- Tiềm thời viên thấp đạt được khi lượng tá
dược B dùng ở mức trung bình kết hợp lượng
cao, thấp luân phiên của mỗi loại polymer
HPMC 15 cps và tá dược A.
- Khi kết hợp 2 polymer với lượng nhiều
mà lượng tá dược B dùng ít sẽ làm tăng tiềm
thời nổi.
KẾT LUẬN
Phương pháp định lượng Clarithromycin
500 mg nổi trong dạ dày bằng phương pháp
Folin ciocalteu đạt tính đặc hiệu, tính tuyến tính,
độ chính xác và độ đúng. Đây được xem là
phương pháp đơn giản, chính xác, kinh tế để
định lượng hàm lượng Clarithromycin trong
thành phẩm.
Nghiên cứu thăm dò được thành phần tá
dược thích hợp HPMC 15cps (7-10%), tá dược A
(8-13%) và tá dược B (6-10%) để điều chế viên
nén Clarithromycin nổi trong dạ dày có khả
năng giải phóng hoạt chất tại thời điểm 1, 4, 8,12
giờ theo tiêu chuẩn cơ sở và tiềm thời nổi nhỏ
hơn 3 phút, thời gian nổi hơn 12 giờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nandi G, Ghosh LK, Gupta BK (2011). Development and
Formulation Optimization of a low Density Floating Extended
Release Tablet of Clarithromycin. International Journal of
Drug Formulation And Research, 2(3): 262-279.
2. Pawar VK, Kansal S, Garg G, Awasthi R, Singodia D, and
Kulkarni GT (2011). Gastroretentive dosage forms: A review
with special emphasis on floating drug delivery systems.
Drug Delivery, 8(2): 97–110.
3. Sheela NBS, Damodharan N, Shridhar MB, Surekha I, Rao TS
(2010). Formulation and evaluation of Clarithromycin
Gastroretentive Dosage Form. International Journal of
Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 2(3): 48-54.
4. Sujja-areevath J, Munday DL, Cox PJ, Khan KA (1998).
Relationship between swelling, erosion and drug release in
hydrophillic natural gum mini-matrix formulations. European
Journal of Pharmaceutical Sciences, 6: 207-217.
Ngày nhận bài báo : 12.12.2012
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 20.12.2012
Ngày bài báo được đăng: 10.03.2014