Nguy cơ sâu răng của một số học sinh 9-10 tuổi có sâu răng cao tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Phân tích nguy cơ sâu răng ở nhóm học sinh 9-10 tuổi có sâu răng cao (so với nhóm hoàn toàn không sâu răng) tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 149 học sinh được khám đánh giá sâu răng theo tiêu chí WHO biến đổi (bao gồm cả sang thương sâu răng chưa tạo lỗ) được chia thành 2 nhóm: 52 học sinh không sâu răng vĩnh viễn (hoặc chỉ có tối đa 1 răng sữa sâu) và 97 học sinh có sâu răng cao. Các chỉ tố và yếu tố nguy cơ sâu răng được thu thập ngay tại trường học và bảng câu hỏi gởi đến phụ huynh của những học sinh trong mẫu nghiên cứu. Các đặc điểm nước bọt như pH mảng bám, độ nhớt nước bọt, pH nước bọt không kích thích và có kích thích, lưu lượng, khả năng đệm của nước bọt được thu thập bằng bộ thử nghiệm mảng bám Plaque-check + pH và bộ thử nghiệm nước bọt Saliva-Check Buffer. Hàm lượng vi khuẩn Streptococcus mutans và Lactobacilli được đánh giá bằng bộ test CRT® Bacteria.Tình trạng vệ sinh răng miệng của trẻ được ghi nhận bằng chỉ số OHI-S bởi 3 điều tra viên đã được chuẩn hoá. Ngoài ra, các đặc điểm kinh tế xã hội như học vấn, thu nhập của cha mẹ học sinh và các yếu tố thói quen như chế độ ăn có đường, axít, số lần chải răng và sử dụng fluor được ghi nhận thông qua bảng câu hỏi. Kiểm định 2, thống kê OR và phân tích hồi quy logistic được áp dụng trong nghiên cứu này. Kết quả: Phân tích từng phần cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % học sinh có pH nước bọt không kích thích từ 5,0-6,6; pH nước bọt kích thích 5,0-6,6; số lượng lactobacilli ≥ 105CFU/ml và chế độ ăn có đường ≥ 3 lần/ngày giữa nhóm học sinh có sâu răng cao và không sâu răng. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy logic cho thấy pH nước bọt kích thích 5,0-6,6 (p=0,037) và số lượng lactobacilli ≥ 105 CFU/ml (p< 0,001) được xem là yếu tố nguy cơ chính lên quan đến tình trạng sâu răng cao của học sinh ở nhóm sâu răng cao so với nhóm không sâu răng. Những học sinh có pH nước bọt kích thích từ 5,0-6,6 có nguy cơ sâu răng cao nhiều gấp 8,82 lần (KTC 95%: 1,14-68,17; p=0,037) và những học sinh có hàm lượng Lactobacilli ≥ 105CFU/ml có nguy cơ sâu răng cao nhiều gấp 8,07 lần (KTC 95%: 3,09-21,03, p<0,001) so với học sinh không có những yếu tố này. Kết luận: pH nước bọt 5,0-6,6 và số lượng Lactobacilli ≥ 105CFU/ml được xem là yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng sâu răng cao của nhóm học sinh 9-10 tuổi ở huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguy cơ sâu răng của một số học sinh 9-10 tuổi có sâu răng cao tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 87 NGUY CƠ SÂU RĂNG CỦA MỘT SỐ HỌC SINH 9-10 TUỔI CÓ SÂU RĂNG CAO TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Huỳnh Anh*, Hoàng Trọng Hùng* TÓM TẮT Mục tiêu: Phân tích nguy cơ sâu răng ở nhóm học sinh 9-10 tuổi có sâu răng cao (so với nhóm hoàn toàn không sâu răng) tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 149 học sinh được khám đánh giá sâu răng theo tiêu chí WHO biến đổi (bao gồm cả sang thương sâu răng chưa tạo lỗ) được chia thành 2 nhóm: 52 học sinh không sâu răng vĩnh viễn (hoặc chỉ có tối đa 1 răng sữa sâu) và 97 học sinh có sâu răng cao. Các chỉ tố và yếu tố nguy cơ sâu răng được thu thập ngay tại trường học và bảng câu hỏi gởi đến phụ huynh của những học sinh trong mẫu nghiên cứu. Các đặc điểm nước bọt như pH mảng bám, độ nhớt nước bọt, pH nước bọt không kích thích và có kích thích, lưu lượng, khả năng đệm của nước bọt được thu thập bằng bộ thử nghiệm mảng bám Plaque-check + pH và bộ thử nghiệm nước bọt Saliva-Check Buffer. Hàm lượng vi khuẩn Streptococcus mutans và Lactobacilli được đánh giá bằng bộ test CRT® Bacteria.Tình trạng vệ sinh răng miệng của trẻ được ghi nhận bằng chỉ số OHI-S bởi 3 điều tra viên đã được chuẩn hoá. Ngoài ra, các đặc điểm kinh tế xã hội như học vấn, thu nhập của cha mẹ học sinh và các yếu tố thói quen như chế độ ăn có đường, axít, số lần chải răng và sử dụng fluor được ghi nhận thông qua bảng câu hỏi. Kiểm định 2, thống kê OR và phân tích hồi quy logistic được áp dụng trong nghiên cứu này. Kết quả: Phân tích từng phần cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % học sinh có pH nước bọt không kích thích từ 5,0-6,6; pH nước bọt kích thích 5,0-6,6; số lượng lactobacilli ≥ 105 CFU/ml và chế độ ăn có đường ≥ 3 lần/ngày giữa nhóm học sinh có sâu răng cao và không sâu răng. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy logic cho thấy pH nước bọt kích thích 5,0-6,6 (p=0,037) và số lượng lactobacilli ≥ 105 CFU/ml (p< 0,001) được xem là yếu tố nguy cơ chính lên quan đến tình trạng sâu răng cao của học sinh ở nhóm sâu răng cao so với nhóm không sâu răng. Những học sinh có pH nước bọt kích thích từ 5,0-6,6 có nguy cơ sâu răng cao nhiều gấp 8,82 lần (KTC 95%: 1,14-68,17; p=0,037) và những học sinh có hàm lượng Lactobacilli ≥ 105 CFU/ml có nguy cơ sâu răng cao nhiều gấp 8,07 lần (KTC 95%: 3,09-21,03, p<0,001) so với học sinh không có những yếu tố này. Kết luận: pH nước bọt 5,0-6,6 và số lượng Lactobacilli ≥ 105 CFU/ml được xem là yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng sâu răng cao của nhóm học sinh 9-10 tuổi ở huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: Nguy cơ sâu răng, OHI-S, pH mảng bám, độ nhớt nước bọt, pH nước bọt, lưu lượng nước bọt, khả năng đệm nước bọt, Streptococcus mutans, Lactobacilli, Plaque-check + pH, Saliva-Check Buffer, CRT Bacteria. * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: ThS Bùi Huỳnh Anh ĐT: 0909094950 Email: buihuynhanh@yahoo.fr Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 88 ABSTRACT CARIES RISKS AMONG 9-10-YEAR-OLD CHILDREN IN BINH CHANH DISTRICT, HOCHIMINH CITY, VIET NAM Bui Huynh Anh, Hoang Trong Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 87 - 93 Objective: The objective of this study was to evaluate caries risks among 9-10-year-old children in Binh Chanh District, HoChiMinh city, Viet Namin 2011. Materials and method: 149 children from 9 to 10 years old (52 caries free children and 97 high caries children) were participated in the study. Dental caries were recorded by using WHO Criteria 1997 (with non-cavitated lesions) by 3 calibrated examiners. Risk factors and risk indicators related to caries such as plaque pH, salivary viscosity, non-stimulated salivary pH, stimulated salivary flow, salivary buffering capability were measured at the school using Plaque-check + pH and Saliva-Check Buffer test. The amounts of Streptococcus mutans and Lactobacilli were assessed using CRT® Bacteria. Oral hygiene status was defined according to OHI-S index by 3 given examiners. Socio-economic characteristics such as parents’ education level, parents’ income and behavioral characteristics in regard to sugar and acid consumption, brushing habit and fluoride use were also recorded by using questionnaire. Chi Square Test, Odd ratios and Logistic Regression Model were applied in the study. Results: In the crude analysis, there were significant differences between the 2 groups (caries free and high caries children) in percentage of children with non-stimulated salivary pH being equal to 5.0-6.6, non-stimulated salivary pH being equal to 5.0-6.6, the amounts of lactobacilli being above ≥ 105 CFU/ml and high frequency of sugar consumption. However, the multivariate logistic regression model revealed that the children with stimulated salivary pH 5.0-6.6 and amounts of lactobacilli ≥ 105 CFU/ml had high caries risk in about 8.82 times (CI 95%: 1.14-68.17; p=0.037) and 8.07 times (CI 95%: 3.09-21.03, p<0.001), respectively. Conclusion: The stimulated salivary pH=5.0-6.6 and the amounts of Lactobacilli ≥ 105 CFU/ml were risk factors associated with high caries-level 9 to 10 year-old schoolchildren in Binh Chanh district, Ho Chi Minh city, Viet Nam. Keywords: Risk factors, risk indicators, plaque pH, salivary viscosity, non-stimulated salivary pH, stimulated salivary flow, salivary buffering capability, Plaque-check + pH, Saliva-Check Buffer, Streptococcus mutans, Lactobacilli, CRT® Bacteria. MỞ ĐẦU Bằng chứng của hàng loạt nghiên cứu cộng đồng từ thập niên 80 đến nay ghi nhận bệnh sâu răng tuy là một bệnh nhiễm khuẩn nhưng lại chịu ảnh hưởng phức tạp bởi nhiều yếu tố. Những yếu tố sinh học tại chỗ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất khoáng thường được các nghiên cứu đề cập đến như: thành phần và lượng của mảng bám răng, lưu lượng nước bọt, thành phần nước bọt, vi khuẩn, lượng fluor và lượng đường trong miệng. Bên cạnh đó, theo thống kê ở nhiều nơi như Đan Mạch (2006)(8), Braxin (2006)(19), Hoa Kỳ (2009)(24), các đặc điểm phi sinh học của cá thể hay của cộng đồng như: trình độ giáo dục, kiến thức, thái độ tuân thủ điều trị nha khoa, thói quen vệ sinh răng miệng hoặc tình trạng kinh tế- xã hội và môi trường sống cũng gây những ảnh hưởng nhất định trong tiến triển bệnh sâu răng. Do đó, việc đánh giá nguy cơ sâu răng nhất thiết phải mở rộng trên các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự cân bằng sâu răng, dù cho có những yếu tố không trực tiếp làm bệnh tiến triển nhưng chúng được thu thập để có thể tiên đoán khả năng hoạt động của sâu răng và xác định nhóm đối tượng có nguy cơ sâu răng cao giúp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 89 hướng đến việc xây dựng thêm những chương trình chăm sóc răng miệng đặc biệt cho nhóm nguy cơ bên cạnh các chương trình nha khoa cộng đồng. Trong những năm gần đây ở Việt Nam, một số điều tra sâu răng cộng đồng khảo sát mối tương quan của bệnh với các yếu tố ảnh hưởng ở các nhóm tuổi 12-13 đóng góp nhiều thông tin mới cho việc nghiên cứu diễn tiến sâu răng ở người Việt(6,16,17). Nhằm mục đích thu thập thêm thông tin về bệnh sâu răng ở nhóm tuổi 9-10 có sâu răng cao cũng như đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố sinh học, môi trường và xã hội lên tình trạng sâu răng của nhóm trẻ này, đề tài nghiên cứu này đã được thực hiện tại Huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh với mục tiêu phân tích nguy cơ sâu răng ở nhóm học sinh 9-10 tuổi có sâu răng cao (so với nhóm không sâu răng) tại Huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2010. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu 149 học sinh 9-10 tuổi trường Tiểu Học Nguyễn Văn Trân, Xã Đa Phước, Huyện Bình Chánh, TP.HCM gồm 56 học sinh nhóm 1 (nhóm không sâu răng vĩnh viễn: không có xoang sâu răng vĩnh viễn và có từ 1 xoang sâu răng sữa trở xuống) và 93 học sinh nhóm 2 (nhóm sâu răng cao: có từ 2 xoang sâu răng vĩnh viễn trở lên và từ 3 xoang sâu răng sữa trở lên). Các biến số nghiên cứu và cách đánh giá Khám lâm sàng đánh giá tình trạng răng miệng Khám sâu răng: ghi nhận sâu răng sớm ở men (đốm đục, màu trắng hoặc nâu, lỗ rỗ) và xoang sâu có lỗ (WHO, 1997). Khảo sát tình trạng vệ sinh răng miệng theo chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OHI-S). Đánh giá cận lâm sàng các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng Chúng tôi ghi nhận độ pH của mảng bám bằng bộ thử nghiệm Plaque - Check + pH (hãng GC), ghi nhận độ nhớt và độ pH của nước bọt không kích thích và lưu lượng, độ pH, khả năng đệm của nước bọt không kích thích bằng bộ thử nghiệm Saliva-Check Buffer (hãng GC) và ghi nhận số lượng khúm mutans streptococci và lactobacilli bằng bộ thử nghiệm CRT® Bacteria (hãng Vivadent). Thu thập thông tin về các yếu tố khác ảnh hưởng sâu răng qua bảng câu hỏi Số lần sử dụng thức ăn có đường và axít trong ngày, có hay không sử dụng kem đánh răng có fluor, số lần chải răng trong ngày, trình độ học vấn và thu thập của cha và của mẹ học sinh. Xử lý và phân tích số liệu Thống kê mô tả Tính tỷ lệ % học sinh theo từng yếu tố ảnh hưởng, trung bình SMT-R và SMT-MR. Thống kê suy lý Kiểm định 2 được dùng trong phân tích riêng phần từng yếu tố để khảo sát sự khác biệt của các yếu tố giữa hai nhóm nghiên cứu. Phân tích hồi quy logic được áp dụng để đánh giá nguy cơ của tất cả yếu tố ảnh hưởng ở nhóm học sinh có sâu răng cao (so với nhóm không sâu răng). KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 149 học sinh được chọn vào nghiên cứu chia thành hai nhóm: nhóm 1 có 52 học sinh và nhóm 2 có 97 học sinh. Phân bố giới tính trong mẫu gồm 85 nam (57%) và 64 nữ (43%), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân bố tỷ lệ nam và nữ giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05) (Bảng 1). Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu. Không sâu răng n (%) Sâu răng cao n (%) Tổng N (%) p Nam 31 (20,8) 54 (36,2) 85 (57) 0, 643 Nữ 21 (14,1) 43 (28,9) 64 (43) Kiểm định . Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 90 Trung bình SMT-R và SMT-MR của học sinh trong nghiên cứu lần lượt là 0,85 ± 1,26 và 1,07 ± 1,59. Ở riêng nhóm sâu răng cao, SMT-R và SMT-MR là 1,31 ±1,36 và 1,65 ± 1,72 (Bảng 2). Bảng 2: Trung bình SMT-R và SMT-MR của học sinh trong nghiên cứu. TB± ĐLC Mẫu nghiên cứu (n=149) Sâu răng cao (n=93) SMT-R 0,85 ± 1,26 1,31 ±1,36 SMT-MR 1,07 ± 1,59 1,65 ± 1,72 Nguy cơ sâu răng của nhóm học sinh 9-10 tuổi có sâu răng cao (so với nhóm không sâu răng) Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3 trong phân tích riêng từng yếu tố của học sinh ở nhóm 2 so với nhóm 1 cho thấy bốn yếu tố có sự phân bố khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm học sinh này là “pH nước bọt không kích thích 5,0- 6,6”, “pH nước bọt kích thích 5,0-6,6”, “số lượng lactobacilli ≥ 105 CFU/ml” và “chế độ ăn có đường ≥ 3 lần/ngày”. Tỷ lệ % học sinh có “pH nước bọt không kích thích 5,0-6,6”, “pH nước bọt kích thích 5,0-6,6”, “số lượng lactobacilli ≥ 105 CFU/ml” và “chế độ ăn có đường ≥ 3 lần/ngày” ở nhóm 2 lần lượt cao gấp 3,79 lần; 8,68 lần; 5,41 lần và 2,01 lần so với học sinh nhóm 1 (OR thô, KTC 95%) (Bảng 3). Phân tích hồi quy logic ở Bảng 2 cho thấy rõ hơn bức tranh đa yếu tố này, “pH nước bọt kích thích ở mức 5,0-6,6” và “số lượng lactobacilli ≥ 105 CFU/ml” được xem là 2 yếu tố nguy cơ chính ở nhóm 2 so với nhóm 1 (p<0,05). Những học sinh có hàm lượng lactobacilli ≥ 105 CFU/ml và pH nước bọt kích thích ở mức 5,0-6,6 có nguy cơ sâu răng cao gấp 8,07 lần (KTC 95%: 3,09-21,03) và 8,82 lần (KTC 95%: 1,14-68,17) so với những học sinh không có yếu tố này (sau khi đã hiệu chỉnh để loại trừ những yếu tố khác). Rõ ràng hàm lượng cao của nhóm vi khuẩn lactobacilli và pH ở mức trung bình-thấp (5,5-6,6) được xem như là yếu tố nguy cơ chính liên quan đến sự phân cực sâu răng trong cộng đồng học sinh 9- 10 tuổi trong nghiên cứu này. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định mối liên quan chặt chẽ giữa vệ sinh răng miệng kém và sâu răng trầm trọng ở trẻ nhỏ, chẳng hạn như nghiên cứu của Mascarenhas (1998)(15), Gudkina (2008)(6), Ngô Uyên Châu (2006)(16). Thế nhưng, nghiên cứu này không tìm thấy được mối liên quan của yếu tố này giữa hai nhóm trẻ có và không có sâu răng cao. Thực tế, Tucker (1976) và Etty (1994) cho rằng vệ sinh răng miệng không làm tăng nguy cơ sâu cho cá nhân hoặc nếu có, thì mối liên quan này thường rất yếu(8). Tương tự, nghiên cứu cũng không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa các yếu tố về đặc điểm cũng như tính chất của mảng bám và sâu răng của hai nhóm trẻ trong nghiên cứu. Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho kết quả khác nhau về mối liên quan giữa mảng bám và sâu răng nhưng mảng bám vẫn được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng phản ánh tình trạng sâu răng hoạt động, đồng thời có ảnh hưởng không nhỏ đến pH nước bọt (Edgar, 1986)(8). Về thói quen chải răng, kết quả ghi nhận theo bảng câu hỏi cho thấy đa số học sinh đều chải răng mỗi ngày ít nhất 1 lần, số học sinh có thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày chiếm tỉ lệ cao (68,1%) chứng tỏ hầu hết học sinh trong nghiên cứu có thói quen tự chăm sóc răng miệng khá tốt và có sử dụng kem đánh răng có fluor. Theo tổng kết của Anderson (2002), việc chải răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có fluor có thể bù đắp phần nào đối với chế độ ăn nhiều carbohydrate dễ gây sâu răng(2). Điều này có thể lý giải cho việc chưa tìm thấy mối liên quan với sâu răng của yếu tố chải răng hàng ngày trong nghiên cứu. Bảng 3: Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng nguy cơ sâu răng của nhóm sâu răng cao (so với nhóm không sâu răng). Tham số SR CAO n (%) OR thô (KTC 95%) OR hiệu chỉnh (KTC 95%)(*) p Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 91 Tham số SR CAO n (%) OR thô (KTC 95%) OR hiệu chỉnh (KTC 95%)(*) p Vệ sinh răng miệng Trung bình và tốt 74 (64,3) 1,16 (0,51 – 2,61) 1,24 (0,43- 3,61) 0,692 Kém 23 (67,6) pH mảng bám  6,0 66 (62,3) 1,57 (0,72 – 3,39) 1,35 (0,51- 3,59) 0,549 ≤ 5,5 31 (72,1) Độ nhớt nước bọt Thấp 8 (61,5) 1,18 (0,37 – 3,82) 2,41 (0,47-12,32) 0,291 Trung bình và cao 89 (65,4) Lưu lượng nước bọt KT  3,5ml 43 (58,9) 1,71 (0,87 – 3,38) 2,25 (0,93-5,44) 0,072 <3,5ml 54 (71,1) pH nước bọt không KT 6,8-7.8 61 (57,5) 3,79 (1,55 – 9,3) 1,58 (0,40-6,22) 0,515 5,0-6,6 36 (83,7) pH nước bọt KT 6,8-7.8 72 (59) 8,68 (1,97 – 38,32) 8,82 (1,14-68,17) 0,037 5,0-6,6 25 (92,6) Khả năng đệm nước bọt Trung bình và cao 70 (68,6) 0,62 (0,30 – 1,26) 0,31 (0,12-0,86) 0,054 Thấp 27 (57,4) Mutans Streptococci < 105 CFU/ml 83 (64,3) 1,29 (0,47 – 3,59) 2,27 (0,56-9,16) 0,251 ≥ 105 CFU/ml 14 (70) Lactobacilli < 105 CFU/ml 37 (48,1) 5,41 (2,52 – 11,61) 8,07 (3,09-21,03) <0,001 ≥ 105 CFU/ml 60 (83,3) Chế độ ăn có đường ≤ 2 lần/ngày 47 (58) 2,01 (1,00 – 4,03) 2,91 (0,87-9,73) 0,082 ≥ 3 lần/ngày 50 (73,5) Chế độ ăn có axít ≤ 2 lần/ngày 66 (62,3) 1,57 (0,72 – 3,39) 0,84 (0,21-3,30) 0,804 ≥ 3 lần/ngày 31 (72,1) Số lần chải răng  2 lần/ngày 64 (63,4) 1,27 (0,61 – 2,65) 2,04 (0,79-5,30) 0,142 ≤ 1lần/ngày 33 (68,8) Học vấn của cha Cấp 3 trở lên 21 (53,8) 1,92 (0,91 – 4,05) 1,69 (0,59-4,83) 0,326 Cấp 2 trở xuống 76 (69,1) Học vấn của mẹ Cấp 3 trở lên 20 (62,5) 1,16 (0,51 – 2,60) 0,48 (0,15-1,57) 0,225 Cấp 2 trở xuống 77 (65,8) Thu nhập cha,mẹ /tháng > 2 triệu 19 (55,9) 1,67 (0,76 – 3,64) 1,54 (0,55-4,30) 0,410 ≤ 2 triệu 78 (67,8) Kiểm định , hồi quy logic: (*) OR đã hiệu chỉnh khi xét chung với tất cả các yếu tố trong bảng và giới tính học sinh. Đối với các đặc điểm nước bọt, Sanchez- Perez (2009)(22) và Tamaki (2009)(25) cũng có những kết quả tương tự trong nghiên cứu ở nhóm trẻ 5-10 tuổi, là pH nước bọt không kích thích là một yếu tố tiên đoán nguy cơ có hiệu quả trong tiên đoán sâu răng ở răng sữa và răng vĩnh viễn. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến trái ngược về ảnh hưởng của pH nước bọt đối với sâu răng (Stookey, 2008(18); Preethi, 2010(20)). Ngoài ra, pH nước bọt cũng có thể thay đổi tùy thuộc khả năng đệm, chế độ ăn, hệ vi sinh môi trường miệng và thay đổi tùy những giai đoạn khác nhau trên cùng cá thể(14). Trong phân tích hồi quy ở Bảng 3, “số lượng lactobacilli ≥ 105 CFU/ml” được xem như là một chỉ tố sinh học chính cách biệt giữa nhóm 1 và 2. Rõ ràng, hàm lượng vi khuẩn lactobacilli cao góp phần làm trầm trọng mức độ sâu răng của trẻ 9-10 tuổi sống ở vùng không có chương trình thêm fluor vào nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhận định này cũng phù hợp với các nghiên cứu từ thập niên 1990 như Alaluusua (1987)(1) và Kingman (1988)(8) khẳng định rằng số lượng lactobacilli cao có liên quan rõ ràng với chỉ số SMT-MR. Tuy nhiên, nghiên cứu của Disney (1992) cho rằng yếu tố số lượng lactobacilli chỉ góp phần nhỏ vào nguy cơ sâu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 92 sau 3 năm trên nhóm trẻ cùng trang lứa(6). Ngoài ra, Parvinen (1981) nhận xét rằng sự hiện diện của lactobacilli liên quan đến pH nước bọt trong khi mật độ khúm của vi khuẩn lại bị ảnh hưởng bởi lưu lượng nước bọt(12). Anderson (2002) cũng làm sáng tỏ vai trò của lactobacilli qua tổng hợp nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn này liên quan nhiều đến sự tiêu thụ carbohydrate và sự phát triển sâu răng qua những giai đoạn có lỗ sâu(2). Đối với chế độ ăn uống, mặc dù là một yếu tố dự báo nguy cơ nhưng trong phân tích hồi quy, yếu tố này không cho thấy có liên quan có ý nghĩa với tình trạng sâu răng cao. Kết luận này không phù hợp với nhận xét việc tiêu thụ đường hàng ngày từ 3 tuổi có liên quan rõ đến tăng sâu răng ở tuổi 7-10 của Mattila (2001)(11) hay nhận xét về sự tồn tại mối liên hệ rất mạnh giữa yếu tố tiêu thụ đường và sâu răng ở vùng không thêm fluor vào nước máy của Zero (2004)(22). Tuy nhiên, dù thực tế sâu răng không thể xảy ra nếu không có sự hiện diện của carbohydrate nhưng đa số nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến sâu răng đều khó phát hiện mối liên quan, có thể do không thể thực hiện được xét nghiệm đo lượng đường trực tiếp trong khi thông tin khai thác qua câu hỏi để tính ra lượng đường hoặc số lần ăn đường có độ tin cậy không cao. Ngoài ra, tuy không tìm thấy mối liên hệ với sâu răng trong nghiên cứu này với những yếu tố kinh tế xã hội như học vấn và thu nhập của phụ huynh học sinh, nhưng những yếu tố khách quan này ít nhiều có thể tác động lên tình trạng sức khỏe răng miệng của học sinh, cụ thể là bệnh sâu răng. Theo tổng kết của Viện Nha khoa trẻ em Hoa Kỳ (2008-2009), hầu hết các điều tra quốc gia cho thấy trẻ xuất thân từ các gia đình có thu nhập thấp, trẻ thuộc dân tộc thiểu số, cha mẹ của trẻ có học vấn không cao thì trẻ dễ bị sâu răng hoặc có nhiều răng trám hơn các đối tượng trẻ khác(9). Nói chung, do bản chất phức tạp của bệnh sâu răng, khi so sánh các kết quả của nhiều nghiên cứu, ta thấy có sự không thống nhất về mối liên quan có ý nghĩa cũng như mức độ liên quan mạnh yếu của các yếu tố ảnh hưởng với bệnh sâu răng (Bảng 4). Bảng 4: So sánh các yếu tố liên quan sâu răng với các nghiên cứu khác. Tác giả, năm, Địa điểm Tuổi Phân tích hồi quy logic liên quan với SMR-MR, smt-mr Mức độ liên quan Garcia-Closas, 1997 Tây Ban Nha (6) 6-15 Tần suất tiêu thụ thức ăn ngọt Số lượng Streptococus m
Tài liệu liên quan