Nhân hai ca bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo thể di chuyển nội tạng

Hai ca bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo gây tổn thương ở phổi và chất xám biểu hiện triệu chứng lâm sàng chủ yếu về hô hấp (ho, đau ngực, tràn dịch màng phổi) và thần kinh (đau đầu, co giật, liệt tay trái). Albendazole 400mg liều 15mg/kg/24h x 18-21 ngày cho kết quả sau 3 tháng điều trị khỏi về lâm sàng 100%

pdf4 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân hai ca bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo thể di chuyển nội tạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 37 NHÂN HAI CA BỆNH ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ /MÈO THỂ DI CHUYỂN NỘI TẠNG Nguyễn Văn Chương*, Đồng Thị Huệ** TÓM TẮT Hai ca bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo gây tổn thương ở phổi và chất xám biểu hiện triệu chứng lâm sàng chủ yếu về hô hấp (ho, đau ngực, tràn dịch màng phổi) và thần kinh (đau đầu, co giật, liệt tay trái). Albendazole 400mg liều 15mg/kg/24h x 18-21 ngày cho kết quả sau 3 tháng điều trị khỏi về lâm sàng 100%. Từ khoá: ấu trùng di chuyển nội tạng ABSTRACT CASE REPORT OF VISCERAL LARVA MIGRANS DUE TO TOXOCARA SPP Nguyen Van Chuong, Dong Thi Hue * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 37 - 40 Two cases of Toxocara spp infection had lung and grey matter lesions with respiratory (cough, chest pain, pleural effusion) and nervous (headache, convulsion and paralyzed left hand). clinical symptoms. After 3 months of treatment with albendazole 400mg at a dose 15mg/kg/day x 18 – 21 consecutive days showed that all symptoms have been cured completely (100%). Key words: Visceral larva migrans GIỚI THIỆU Giun đũa chó/mèo có tên khoa học là Toxocara canis và Toxocara cati, đó là một loại ký sinh trùng có hình dáng, kích thước giống giun đũa ở người, sống trong ruột chó, trứng theo phân chó/mèo ra ngoài. Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo là một bệnh do ký sinh trùng ấu trùng giun đũa chó/mèo gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, không phụ thuộc vào nông thôn hay thành thị, ngay cả những nước tiên tiến vẫn có khả năng nhiễm và thậm chí nhiễm nhiều. Điều nguy hiểm nhất là ấu trùng giun đũa chó/mèo có thể chu du khắp nơi trong cơ thể và có thể đến các cơ quan như: não, mắt, gan, phổi và gây ra các triệu chứng bệnh ở các cơ quan này. Chúng cũng có thể chu du vài lần đến các mô, cuối cùng đóng kén thành ấu trùng và tạo u hạt, làm tăng bạch cầu eosin ở tất cả các cơ quan chính của cơ thể trong đó bao gồm cả não và mắt. Bệnh giun đũa chó /mèo thuộc nhóm “Bệnh động vật” tức bệnh từ thú có xương sống lây truyền sang người. Người bị nhiễm bệnh do tình cờ nuốt trứng có ấu trùng của Toxocara canis/ Toxocara cati nhiễm trong đất, nước, thức ăn, do chất phóng uế bừa bãi của những con chó/mèo bị nhiễm bệnh. Các ấu trùng đi vào trong ruột, di chuyển đến nội tạng, nơi đây chúng có thể sống nhiều năm ở dạng tự do hay hóa kén, nhưng không bao giờ phát triển thành con trưởng thành. Chúng kích thích tạo ra những u hạt ở mô ký chủ nhất là những trường hợp tái nhiễm nhiều lần. Ngoài ra người còn có thể nhiễm do ăn thịt thú vật nấu không chín(5). TRÌNH BÀY CA BỆNH Ca bệnh thứ nhất Bệnh nhân nam Nguyễn Văn Đ 55 tuổi cư trú  Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn  Bệnh viện Quân Y 13-Quân khu 5 Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Văn Chương ĐT: 0914004839 Email: chuongkst@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 38 tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai làm nghề nông. Khoảng đầu tháng 8/2011 bệnh nhân xuất hiện những cơn đau đầu , thỉnh thoảng có cơn co giật nhẹ. Bệnh nhân đi khám ở cơ sở y tế địa phương được điều trị thuốc giảm đau, tăng tuần hoàn não 1 tuần không đỡ và có biểu hiện liệt nhẹ tay trái. Bệnh nhân tiếp tục đi khám ở 1 Bệnh viện TP Hồ Chí Minh và được chụp cộng hưởng từ (MRI) ; kết quả chẩn đoán phần tuỷ sống có vôi hoá nghi do ấu trùng giun đũa chó. Bệnh nhân đến phòng Khám của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn để kiểm tra và xin điều trị. Bệnh nhân đến trong tình trạng tỉnh táo, đau đầu có cơn co giật và liệt nhẹ tay trái. Khám thực thể : bụng mềm, không chướng, gan lách không sờ thấy ; huyết áp 130/80 mmHg ; mạch 75 lần /phút. Kết quả xét nghiệm về ký sinh trùng cho thấy nhiễm ấu trùng giun đũa chó với hiệu giá 1/1600 ; các xét nghiệm về ký sinh trùng khác đều âm tính. Thông số huyết học Công thức máu : HC 5,12 x 1012, BC : 6,0 x 109 , TC : 205 x 109, Hb : 145 g/l Hct : 44,2 g/l N : 67,2 ; L : 23,9 ; M : 7,0 ; BA : 0,4 Thông số sinh hoá Ure : 3,2 mmol/L Creatinin : 90,1 mol/L Triglycerde : 2,78 mmol/L Cholesterol TP : 5,55 mmol/L SGOT : 23,5 IU/L SGPT : 25,8 IU/L Điều trị Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Albendazole 400mg, liều 15 mg/kg/24h chia 2 lần x 21 ngày, uống thuốc sau khi ăn no kèm theo thuốc bổ gan, tăng tuần hoàn não, kháng histamine, vitamin. Sau 3 tuần bệnh nhân tái khám : bệnh nhân hết liệt, hết co giật, thỉnh thoảng còn đau đầu nhẹ. Xét nghiệm chức năng gan, thận có kết quả bình thường: Bệnh nhân tiếp tục được điều trị Albendazole 400mg liều 15 mg/kg/24h x 10 ngày, kết hợp thuốc kháng histamin, bổ gan và giảm mỡ máu. Sau 3 tháng tái khám bệnh nhân hết tất cả các triệu chứng và ăn uống bình thường, chúng tôi tiếp tục hẹn bệnh nhân sau 6 tháng đến xét nghiệm miễn dịch ELISA và các thông số sinh hoá. Ca bệnh thứ hai Bệnh nhân Nguyễn Xuân Th 57 tuổi, cư trú tại Phường NguyễnVăn Cừ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, bộ đội nghỉ hưu Ngày 20/ 4/2011 bệnh nhân vào viện với lý do đau tức ngực phải, ho, khó thở kèm theo sốt từng cơn, có gai rét, người mệt mỏi. Bệnh nhân tự dùng thuốc kháng sinh và thuốc ho ở nhà 6 ngày nhưng không khỏi. Bệnh nhân nhập viện vào khoa Nội 4, Viện Quân Y 13 để khám và điều trị. Kết quả khám lâm sàng Thể trạng mập, da niêm mạc bình thường, sốt 38,30C, bụng mềm không chướng, gan lách không sờ thấy, nhịp tim rõ và đều 100 lần/ phút, huyết áp 170/100 mmHg. Phổi có nhiều ran nổ và có hội chứng 3 giảm ở ½ dưới phổi phải, tức ngực. Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng Chụp XQ phổi thấy thuỳ dưới phổi phải có đám mờ tương đối thuần nhất giới hạn trên là rãnh liên thuỳ bé -> kết luận theo dõi viêm thuỳ dưới phổi phải (20/4/2011). Siêu âm tổng quát cho kết luận : có dịch ở đáy phổi phải (25/4/20011). Công thức máu : (21/4/2011) + Hồng cầu : 4,14.1012 ; Hgb : 12,9 ; HCT :38,3 + BC : 12,6.109 ; LY% : 13,3 ; MO% : 7,6 ; GR% : 79,1 + Tốc độ lắng máu : 1h : 22 mm ; 2h : 35mm Bệnh nhân được điều trị kháng sinh (Newfaridim 1g x 2 lọ/24 ngày, tiêm tĩnh mạch chậm), hạ sốt, chống viêm 8 ngày (từ ngày 20/4- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 39 28/4), bệnh nhân vẫn sốt nhẹ 38,20C, tức ngực, phổi vẫn có nhiều ran nổ ở 1/3 dưới phổi phải. Ngày 28/4/2011 bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm miễn dịch tìm các loại ký sinh trùng. Kết quả xét nghiệm miễn dịch ELISA cho dương tính với ấu trùng giun đũa chó với hiệu giá 1/1600 (mẫu xét nghiệm gửi làm tại Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn). Kết quả chụp phim phổi ngày 5/5/2011 kết luận : viêm hạch rốn phổi phải ; dày dín + tràn dịch phế mạc khu trú đóng kén sau- trên và thành trung thất phổi phải Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Zentel 200mg : 4 viên/24h chia 2 lần (sáng 2v, chiều 2v) x 18 ngày phối hợp với thuốc bổ gan, giảm ho, tiêu viêm, sinh tố. Bệnh nhân tiến triển tốt, các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm và mất dần. Ngày 15/5/2011 siêu âm tổng quát không còn dịch ở vùng phổi phải. Ngày 16/5/2011 chụp phổi kết quả 2 phổi tương đối sáng hơn so với trước điều trị. Bệnh nhân hết sốt, khỏe mạnh và xuất viện ngày 16/5/2011 với chẩn đoán Viêm phổi- màng phổi + nhiễm ấu trùng giun đũa chó BÀN LUẬN Hai bệnh nhân cư trú ở 2 địa phương khác nhau, một ở vùng nông thôn của tỉnh Gia Lai, một ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tuy nhiên đều có yếu tố dịch tễ giống nhau là gia đình đều nuôi chó trong nhà và cũng thỉnh thoảng tắm rửa cho chó. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ dễ lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó. - Đối với bệnh nhân Nguyễn Văn Đ, triệu chứng lâm sàng làm cho bệnh nhân phải đi khám bệnh là : đau đầu, co giật và liệt nhẹ tay trái. Như vậy ấu trùng giun đũa chó sau khi nhiễm vào cơ thể đã theo máu đến tủy xương và làm ảnh hưởng đến sự vận động (gây liệt nhẹ tay trái) và gây nên những cơn co giật. Triệu chứng đau đầu cũng thường gặp trong nhiễm ấu trùng giun đũa chó. Tuy nhiên bệnh nhân này có tăng Triglyceride (2,83 mmol/L) cũng góp phần làm cho đau đầu - Đối với bệnh nhân Nguyễn Văn Th, triệu chứng lâm sàng đầu tiên là đau ngực, ho và khó thở và sốt. Như vậy ấu trùng giun đũa chó đã xâm nhập qua đường tiêu hoá do tiếp xúc với chó và nuốt trứng có chứa phôi và ấu trùng phát triển hoàn chỉnh di chuyển trong tĩnh mạch phổi và nhu mô phổi gây những tổn thương và kích thích dị ứng. Vào năm 1952, Beaver và cộng sự đã chứng minh có sự hiện diện của ấu trùng Toxocara canis ở người và gọi đó là bệnh “ấu trùng di chuyển nội tạng”. Vì là ký sinh trùng lạc chủ, không trưởng thành được ở người nên y văn ghi nhận đây là hiện tượng “ngõ cùng ký sinh” hoặc “bệnh động vật không hoàn chỉnh”(1, 4, 5 , 6). Cả hai bệnh nhân khi chưa được chẩn đoán về ấu trùng giun đũa chó, các thuốc tăng tuần hoàn não, hoặc kháng sinh, chống viêm đều không làm cho triệu chứng thuyên giảm. Khi được chẩn đoán nhiễm ấu trùng giun đũa chó, thuốc Albendazole 400mg liều 15mg/kg/24h x 18- 21 ngày các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm một cách rõ rệt. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Claude- Bernard (Pháp) trên 350 bệnh nhân thì giun đũa chó gây ra đối với nội tạng là: gan to (74,6%), sốt (69,3%), dấu hiệu về hô hấp (66,7%), dấu hiệu về tiêu hóa (47,6%), mệt mỏi (44,8%), suy dinh dưỡng (44,2%), lách to (thường đi kèm gan to: 32,9%), ăn không ngon (31,1%), xanh xao (26,2%), dấu hiệu về tim (11,1%), phù (11%)(1,.12). Ở Thụy Sỹ, năm 1992 có hai trường hợp nhiễm Toxocara canis lan toả ở bệnh nhân có suy giảm miễn dịch, một có biểu hiện lâm sàng gan, lách to, viêm phổi, dấu hiệu thần kinh kèm nhiễm nấm rất nặng và một trường hợp điều trị Corticoide lâu dài cho bệnh tự miễn(2). Ở Mỹ, năm 1992 một trường hợp viêm phổi tìm dịch hút phế nang có 64% bạch cầu ái toan, huyết thanh chẩn đoán ELISA với kháng nguyên Toxocara canis dương tính và nhiều trường hợp viêm phổi khác không ngờ tới được xem thử nghiệm huyết thanh học cho kết quả dương tính, có một số trường hợp trong dịch hút phế nang có nhiều bạch cầu ái toan có thể là Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 40 một đầu mối hữu ích cho việc chẩn đoán. Đồng thời, tác giả cũng báo cáo một trường hợp thứ hai bệnh nhân bị viêm tủy do Toxocara canis đó là trường hợp viêm tủy được khám định kỳ ở một bệnh nhân là một phụ nữ trẻ kết hợp tăng bạch cầu ái toan trong máu và dịch não tủy. Phản ứng miễn dịch trong máu và dịch não tủy đặc hiệu dương tính, bệnh nhân hồi phục sau 21 ngày điều trị với Diethylcarbamazine(2). Ngày 04/07/2008, Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế tiếp nhận một bệnh nhân nam 18 tuổi với triệu chứng nhức đầu nhiều, mắt mờ, song thị, sụp mí mắt bên trái, liệt nhẹ nửa người bên phải; CT- Scanner có khối u kích thước 30,2 x 20,4 mm, choáng chỗ vùng hạ đồi và não thất bên phía trái ( không xác định được bản chất), chèn ép cống trung não, gây não úng thủy; đặc biệt với kỹ thuật ELISA huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng ghi nhận kết quả Toxocara canis dương tính. Triệu chứng lâm sàng của bệnh rất đa dạng, khó xác định, phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, vị trí ký sinh của ấu trùng và đáp ứng của cơ thể người bị nhiễm, chẩn đoán thường dựa vào miễn dịch học. Thông thường người bệnh được chú ý tới là do các triệu chứng tổng quát như : mệt mỏi, ăn mất ngon, tổng trạng kém với sốt bất thường và có dạng dị ứng (nổi mẩn ngứa, nổi ban mày đay). Theo y văn các thể lâm sàng của người lớn gồm có : + Thể hô hấp : Tần suất thể hô hấp theo Ebrhard là 41%, theo Magnaval là 23,9%. Triệu chứng thường gặp nhất là ho khan, khó thở dạng suyễn. + Thể thần kinh và cơ : Thể này chiếm 46% theo Magnaval., chủ yếu là nhức đầu, rối loạn hành vi. Trường hợp nặng có thể gây động kinh, khiếm khuyết vận động. + Thể tiêu hóa: Đau hố hông phải dọc khung đại tràng kèm rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy + Thể huyết học: Hạch to, lách to, bạch cầu toan tính tăng trong 6% các trường hợp, gammaglobulin trong máu tăng, tốc độ lắng máu tăng, bạch cầu toan tính trong máu tăng nhưng giảm nhanh sau điều trị đặc hiệu, chứng tỏ bệnh tiến triển tốt. + Thể giả hệ thống: Bao gồm thể thần kinh, tiêu hóa, hô hấp kết hợp với triệu chứng huyết học, dễ lầm với bệnh hệ thống. KẾT LUẬN Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo là hiện tượng “ngõ cùng ký sinh” hoặc “bệnh động vật không hoàn chỉnh”. Triệu chứng lâm sàng hết sức đa dạng và dễ bỏ sót hoặc nhầm sang các bệnh khác. Hai ca bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó thể nội tạng trên đã minh chứng điều đó. Vì vậy trong chẩn đoán và điều trị các bệnh nội khoa nói chung và các bệnh ký sinh trùng nói riêng cần lưu ý đến hiện tượng ngõ cụt ký sinh này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bhatia V, and Sarin SK (1994). Hepatic visceral Iarva migrans : Evalution of the lesion, diagnosis, and role of high-dose Albendazol therapy. Am. J. Gastroenterol, 89 (4): 624-7 2. Bùi Ngọc Thúy Linh (2003). Tình hình nhiễm Toxocara canis ở chó và người tại TP Hồ Chí Minh, hiệu quả tẩy trừ giun đũa chó của Fenbendazole và Ivermectin trên chó. Luận văn Thạc sĩ khoa học. Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh 3. Helwigh AP, Lind P, Nansen P (1999). Visceral larva migrans: migratory pattern of Toxocara canis in pigs. International Journal of Parasitology, 29(4): 559-565 4. Trần Thị Hồng (2001). Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do giun Toxocara spp ở người tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ y học. Đại học y dược TP Hồ Chí Minh 5. Trần Thị Kim Dung, Trần Phủ Mạnh Siêu (2009). Bệnh do giun lươn và giun đũa chó mèo. Nhà xuất bản Y học. TP Hồ Chí Minh 6. Trần Xuân Mai (1992). Góp phần nghiên cứu ngõ cụt ký sinh lây truyền từ phân chó mèo sang người. Luận án Phó Tiến sĩ y học. Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
Tài liệu liên quan