Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ các gen của vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) phát hiện được trên bệnh
nhân viêm dạ dày đến khám và điều trị tại Cơ sở 2‐ Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 172 bệnh nhân viêm dạ dày. Chẩn đoán các gen H. pylori bằng
phương pháp multiplex PCR. Quản lý số liệu và phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS (phiên bản 10.0, SPSS
Inc, Chicago, Ill).
Kết quả: Trên 66,7% (172/258) trường hợp viêm dạ dày có H. pylori‐dương tính. Bằng phương pháp
multiplex PCR, kết quả gen cagA‐dương tính chiếm 91,3% (157/172) trường hợp và gen vacA‐dương tính là
98,3% (169/172). Trong số này các gen vacA s1/s2 của H. pylori được xác định lần lượt là 93,6% (161/172) và
1,2% (2/172); các gen vacA m1/m2 lần lượt là 37,2% (64/172) và 48,3 (83/172) trường hợp. Một trường hợp
(0,6%) có cả hai gen s1 và s2, và 17 trường hợp (9,9%) có cả hai gen m1 và m2. Qua nghiên cứu không thấy có
liên quan giữa gen cagA‐dương tính với các gen vacA s1/s2 (p = 0,636), và với tổ hợp các gen vacA s1/s2,
m1/m2 (p = 0,120), nhưng gen cagA‐dương tính có mối liên quan với các gen vacA m1/m2 (p=0,018).
Kết luận: Trên bệnh nhân viêm dạ dày có H. pylori‐dương tính, có mối liên quan giữa gen cagA‐dương
tính với vacA m1. Tổ hợp các gen của vi khuẩn H. pylori chủ yếu là cagA‐dương tính, vacA s1m1; và cagA‐
dương tính, vacA s1m2. Một số tổ hợp các gen mới được phát hiện trong nghiên cứu của chúng tôi như cagA‐
dương tính vacA s2m1; cagA‐dương tính vacA s2m2; và cagA‐âm tính vacA s1m1.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu gen cagA và các gen vaca của Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm dạ dày bằng phương pháp Multiplex PCR, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 12
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GEN CAGA VÀ CÁC GEN VACA
CỦA HELICOBACTER PYLORI TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY
BẰNG PHƯƠNG PHÁP MULTIPLEX PCR
Trần Thiện Trung*, Nguyễn Tuấn Anh*, Quách Hữu Lộc*, Trần Thiện Khiêm*,
Trần Ái Anh*, Nguyễn Thị Minh Tâm*,Hồ Huỳnh Thùy Dương*, Trần Anh Minh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ các gen của vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) phát hiện được trên bệnh
nhân viêm dạ dày đến khám và điều trị tại Cơ sở 2‐ Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 172 bệnh nhân viêm dạ dày. Chẩn đoán các gen H. pylori bằng
phương pháp multiplex PCR. Quản lý số liệu và phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS (phiên bản 10.0, SPSS
Inc, Chicago, Ill).
Kết quả: Trên 66,7% (172/258) trường hợp viêm dạ dày có H. pylori‐dương tính. Bằng phương pháp
multiplex PCR, kết quả gen cagA‐dương tính chiếm 91,3% (157/172) trường hợp và gen vacA‐dương tính là
98,3% (169/172). Trong số này các gen vacA s1/s2 của H. pylori được xác định lần lượt là 93,6% (161/172) và
1,2% (2/172); các gen vacA m1/m2 lần lượt là 37,2% (64/172) và 48,3 (83/172) trường hợp. Một trường hợp
(0,6%) có cả hai gen s1 và s2, và 17 trường hợp (9,9%) có cả hai gen m1 và m2. Qua nghiên cứu không thấy có
liên quan giữa gen cagA‐dương tính với các gen vacA s1/s2 (p = 0,636), và với tổ hợp các gen vacA s1/s2,
m1/m2 (p = 0,120), nhưng gen cagA‐dương tính có mối liên quan với các gen vacA m1/m2 (p=0,018).
Kết luận: Trên bệnh nhân viêm dạ dày có H. pylori‐dương tính, có mối liên quan giữa gen cagA‐dương
tính với vacA m1. Tổ hợp các gen của vi khuẩn H. pylori chủ yếu là cagA‐dương tính, vacA s1m1; và cagA‐
dương tính, vacA s1m2. Một số tổ hợp các gen mới được phát hiện trong nghiên cứu của chúng tôi như cagA‐
dương tính vacA s2m1; cagA‐dương tính vacA s2m2; và cagA‐âm tính vacA s1m1.
Từ khóa: H. pylori, multiplex PCR, cagA, vacA.
ABSTRACT
CagA STATUS AND vacA GENOTYPES OF HELICOBACTER PYLORI IN PATIENTS WITH
GASTRITIS BY MULTIPLEX PCR
Tran Thien Trung, Nguyen Tuan Anh, Quach Huu Loc, Tran Thien Khiem, Tran Ai Anh,
Nguyen Thi Minh Tam, Ho Huynh Thuy Duong, Tran Anh Minh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 11 ‐ 17
Purpose: To evaluate cagA status and vacA genotypes of Helicobacter pylori (H. pylori) in patients with
gastritis at University Medical Center, Ho Chi Minh city‐ Campus 2.
Methods: A cross‐sectional study was conducted in 172 patients with gastritis before eradication. CagA
status and vacA genotypes of H. pylori were determined by multiplex PCR. Data were stored and analyzed by
SPSS software (version 10.0, SPSS Inc, Chicago, Ill).
Results: Over 66.7% (172/258) cases with gastritis were H. pylori positive. By multiplex PCR, 91.3%
* Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
** Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Trần Thiện Trung‐ ĐT: 0903645659‐ Email: drtranthientrung@ yahoo.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 13
(157/172) cases were cagA‐positive and 98.3% (169/172) cases were vacA‐positive. Among these cases, the vacA
s1/s2 was detected in 93.6% (161/172) and 1.2% (2/172) respectively, and the vacA m1/m2 was 37.2% (64/172)
and 48.3% (83/172) correspondingly. One case (0.6%) was positive with both vacA s1 and vacA s2. Seventeen
cases (9.9%) were positive with both vacA m1 and vacA m2. The study did not recognize the association between
cagA‐positive and vacA s1/s2 (p = 0.636), as well as the combination of vacA s1/s2 and vacA m1/m2 (p = 0.120).
However, cagA‐positive was associated with vacA m1/m2 (p = 0.018).
Conclusions: Of patients with gastritis, there was an association between cagA‐positive and vacA m1. The
main genotype combinations of H. pylori were cagA‐positive, vacA s1m1 and cagA‐positive, vacA s1m2. There
were some new genotype combinations discovered in this study, such as cagA‐positive, vacA s2m1; cagA‐
positive, vacA s2m2 and cagA‐negative vacA s1m1.
Keywords: H. pylori, multiplex PCR, cagA, vacA
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày là nguyên nhân gây tử vong
đứng hàng thứ hai trên thế giới. Các trường hợp
ung thư dạ dày mới xuất hiện chủ yếu ở các
nước đang phát triển(17,22). Tỷ lệ ung thư dạ dày
mới mắc vẫn cao ở các nước Đông Á như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, và Việt Nam.
Trong đó, Việt Nam đứng đầu các nước Đông
Nam Á về tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày(9,22).
Trong các yếu tố nguyên nhân của ung thư
dạ dày, nhiễm H. pylori là một yếu tố nguy cơ
chủ yếu và bằng nhiều con đường bệnh sinh
khác nhau, từ viêm dạ dày mạn có thể diễn tiến
thành các thương tổn tiền ung thư như viêm teo,
dị sản, loạn sản và ung thư dạ dày(6,18,20,22). Nguy
cơ ung thư dạ dày tăng từ 2‐6 lần đối với bệnh
nhân nhiễm H. pylori. Năm 1994, Tổ chức nghiên
cứu ung thư quốc tế và Tổ chức y tế thế giới đã
xếp H. pylori là tác nhân nhóm 1 gây ung thư dạ
dày‐carcinoma ở người(3,22). Hơn nửa dân số thế
giới nhiễm H. pylori, tỷ lệ nhiễm từ 25% ở các
nước phát triển đến hơn 90% ở các nước đang
phát triển. Hầu hết những người nhiễm H. pylori
mạn tính đều không có triệu chứng lâm sàng rõ
rệt(22), ở những cá thể nhạy cảm sẽ có những
thương tổn dạ dày khác nhau như viêm, loét và
hoặc ung thư dạ dày(12,15,18,19,20). Trong số những
người bị nhiễm H. pylori, một tỷ lệ nhỏ từ 1‐2%
phát triển thành ung thư dạ dày với quá trình
sinh bệnh là do độc tính khác nhau của các
chủng H. pylori(22).
Gen cagA được tìm thấy ở vùng đảo sinh
bệnh cag PAI và được xem là “dấu ấn sinh học”
biểu hiện độc tính của vi khuẩn H. pylori khi có
gen cagA hoặc vùng PAI. Những người nhiễm
H. pylori có cagA‐dương tính sẽ có nguy cơ phát
triển loét và ung thư dạ dày cao hơn so với
người nhiễm H. pylori có cagA‐âm tính(1,22). Bên
cạnh các độc tố của vi khuẩn có tiềm năng gây
ung thư dạ dày như protein CagA, thì tính đa
dạng di truyền của gen mã hóa cho protein
VacA cũng được xem là quan trọng(8,10). Sự hiện
diện của gen vacA gây viêm niêm mạc dạ dày từ
nhẹ đến nặng(16,18,20). Mặc dù hầu hết các chủng
H. pylori đều có vacA‐dương tính, nhưng chỉ 50‐
60% biểu hiện hoạt tính gây độc tế bào. Sự khác
biệt này có thể bắt nguồn từ tính đa dạng di
truyền của gen vacA. Phân tích di truyền các
chủng H. pylori cho thấy có các kiểu gen vacA với
những tổ hợp khác nhau của vùng tín hiệu s1, s2
và vùng giữa m1, m2. Các kiểu gen vacA đặc
trưng có liên quan ý nghĩa đến hoạt tính gây độc
tế bào và viêm, loét đường tiêu hóa. Vì vậy, việc
xác định các gen của H. pylori góp phần hữu ích
trong chẩn đoán nhiễm H. pylori và liên quan
đến các bệnh ở dạ dày(7,18,19,20).
Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu
nghiên cứu về gen cagA và các gen vacA thực
hiện trên những bệnh nhân viêm dạ dày đến
khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh‐Cơ sở 2. Từ đó, giúp chúng ta
có thêm hiểu biết về sự hiện diện cũng như liên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 14
quan giữa các gen của vi khuẩn H. pylori trong
quần thể bệnh nhân được khảo sát làm cơ sở cho
những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng
8/2012 – 2/2013 tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.
Hồ Chí Minh‐Cơ sở 2. Bệnh nhân đến khám tiêu
hóa đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân là trẻ em hoặc phụ nữ mang thai.
Phương pháp nghiên cứu
Mẫu sinh thiết dạ dày của bệnh nhân thu
thập qua nội soi, lấy ở vùng hang vị phía bờ
cong lớn, cách môn vị khoảng 3cm. Phương
pháp multiplex PCR được dùng để xác định
đồng thời sự hiện diện/không hiện diện của H.
pylori và xác định các gen của vi khuẩn H. pylori.
Kết quả H. pylori‐dương tính được chẩn
đoán ngoài phương pháp multiplex PCR kết
hợp với ít nhất một trong hai thử nghiệm khác là
CLO‐test hoặc/và huyết thanh‐dương tính.
Phương pháp multiplex PCR với khả năng
đồng thời phát hiện và xác định H. pylori dựa
trên gen cagA và vacA được sử dụng trong
nghiên cứu. Multiplex PCR dựa trên sự nhân
bản đồng thời nhiều vùng gen cagA, vacA khác
nhau, bằng nhiều cặp mồi đặc trưng với H.
pylori trong cùng một phản ứng. Vì vậy, tính đặc
hiệu của phản ứng được đảm bảo.
Để đảm bảo cho tính chính xác sự hiện diện
của các gen H. pylori trong quần thể khảo sát, chỉ
những bệnh phẩm dương tính với multiplex
PCR, và dương tính với ít nhất một trong hai
phương pháp chẩn đoán khác (CLO test và
huyết thanh) mới được đưa vào phân tích thống
kê. Các trường hợp âm tính với multiplex PCR,
không xác định được týp gen, và được loại trừ
khi CLO test và huyết thanh âm tính.
Phương pháp phân tích thống kê sử dụng
các phép kiểm chi bình phương (χ2) để đánh giá
kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê khi p <
0,05 bằng phần mềm SPSS (phiên bản 10.0, SPSS
Inc, Ill) với khoảng tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Trong 258 bệnh nhân viêm dạ dày đủ tiêu
chuẩn đưa vào nghiên cứu, trong đó có 38,4%
(99/258) nam và 61,6% (159/258) nữ, tuổi trung
bình là 44,2±12,7 (tuổi nhỏ nhất là 17 và lớn
nhất là 76).
Kết quả phân tích các gen cagA‐
dương/cagA‐âm tính, vacA s1/s2, và m1/m2
của H. pylori trình bày trong bảng 1
Bảng 1: Kết quả các gen cagA‐dương/cagA‐âm tính,
vacA s1/s2 và m1/m2 của H. pylori
Kết quả Phân nhóm
Số bệnh
nhân
Phần trăm
(%)
PCR chẩn
đoán H. pylori Âm tính 86 33,3
(n=258) Dương tính 172 66,7
cagA
Dương tính
Âm tính
157
15
91,3
8,7
(n=172)
vacA Dương tính 169 98,3
(n=172) Không phát hiện 3 1,7
vacA s1/s2 s1 161 93,6
(n=172) s2 2 1,2
s1 và s2 1 0,6
Không phát hiện 8 4,6
vacA m1/m2 m1 64 37,2
(n=172) m2 83 48,3
m1 và m2 17 9,9
Không phát hiện 8 4,6
Nhận xét: Trong 258 trường hợp viêm dạ
dày, có 33,3% (86/258) âm tính và 66,7%
(172/258) dương tính với H. pylori. Kết quả týp
gen H. pylori xác định bằng phương pháp
multiplex PCR ở bảng trên cho thấy trong 172
trường hợp H. pylori‐dương tính, tỷ lệ gen cagA‐
dương tính là 91,3% (157/172) và không có gen
cagA là 8,7% (15/172) trường hợp.
Gen vacA phát hiện được trong 98,3%
(169/172) trường hợp, và có 1,7% (3/172) vacA
không xác định hay vacA‐âm tính. Tỷ lệ các gen
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 15
vacA s1 và s2 lần lượt là 93,6% (161/172) và 1,2%
(2/172). Một trường hợp có cả hai gen vacA s1 và
s2. Gen vacA s1/s2 không xác định được là 4,6%
(8/172). Tỷ lệ gen vacA m1 và m2 tương ứng lần
lượt là 37,2% (64/172) và 48,3 (83/172). Có cả hai
gen vacA m1 và m2 chiếm 9,9% (17/172) trường
hợp. Gen vacA m1 và m2 không xác định được
là 4,6% (8/172).
Liên quan giữa gen cagA với các gen vacA
s1/s2 và với vacA m1/m2
Liên quan giữa gen cagA‐dương/cagA‐âm
tính với các gen vacA s1/s2 và m1/m2 của H.
pylori được trình bày trong bảng 2, 3 và 4. Chúng
tôi xin lưu ý: các trường hợp không phát hiện
gen vacA s1/s2, vacA m1/m2, và vừa đồng thời
có các gen vacA s1 và s2 hoặc vacA m1 và m2
không được đưa vào phân tích.
Bảng 2: Liên quan giữa gen cagA với các gen vacA
s1/s2
Gen vacA
Gen cagA
Tổng cộng
Dương tính Âm tính
s1 125 14 139
s2 2 0 2
Tổng cộng 127 14 141
Nhận xét: không có mối liên quan giữa gen
cagA‐dương tính với các gen vacA s1 và s2,
p=0,636 (χ2‐test).
Bảng 3: Liên quan giũa gen cagA với các gen vacA
m1/m2
Gen vacA
Gen cagA
Tổng cộng
Dương tính Âm tính
m1 60 2 62
m2 67 12 79
Tổng cộng 127 14 141
Nhận xét: mối liên quan giữa gen cagA‐
dương tính với các gen vacA m1 và m2 khác biệt
có ý nghĩa thống kê, với p=0,018 (χ2‐test).
Bảng 4: Liên quan giữa gen cagA với các tổ hợp gen
vacA s1/s2 và m1/m2
Các tổ hợp
gen vacA
Gen cagA Tổng cộng
Dương tính Âm tính
Các tổ hợp
gen vacA
Gen cagA Tổng cộng
Dương tính Âm tính
s1m1 59 2 61
s1m2 66 12 78
s2m1 1 - 1
s2m2 1 - 1
Tổng cộng 127 14 141
Nhận xét: không có mối liên quan giữa gen
cagA‐dương tính với các tổ hợp các gen vacA
s1/s2, m1/m2, p=0,120 (χ2‐test).
BÀN LUẬN
Nhiễm H. pylori trong nghiên cứu của chúng
tôi năm 2013 trên bệnh nhân viêm dạ dày là
66,7% (172/258). Tỷ lệ nhiễm H. pylori trong
nghiên cứu của Fock(5) là 74,6%, theo Nguyen(13)
là 65,6%. Như vậy, tỷ lệ nhiễm H. pylori trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn ở Trung Quốc
là 58,07%, Hàn Quốc 59,6%, Đài Loan 54,5%,
Thái Lan 57% nhưng thấp hơn so với tỷ lệ nhiễm
H. pylori ở Ấn Độ là 79%(5).
Liên quan đến gen cagA
Trong nghiên cứu của chúng tôi năm 2013,
gen cagA chiếm 91,3% trong các trường hợp
viêm dạ dày có H. pylori dương tính, tỷ lệ này
tương đương với gen cagA‐dương tính là 93,6%
trong nghiên cứu của Nguyen (2010) trên nhóm
bệnh nhân ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh(13).
Trong một nghiên cứu khác của Trần Thiện
Trung (2011)(18,19), ở nhóm chứng 91 viêm dạ dày,
tỷ lệ gen cagA‐dương tính chiếm 92,3%, và
cagA‐âm tính là 7,7% trường hợp. Như vậy, mặc
dù có khác biệt về thời điểm nghiên cứu (2010,
2011 và 2013) nhưng tỷ lệ H. pylori‐dương tính
có gen cagA giữa các nghiên cứu gần giống
nhau. Trong kết quả của một số nghiên cứu
khác, gen cagA thường được phát hiện trong
nhóm bệnh nhân ung thư dạ dày hơn, so với
nhóm đối chứng(8). Trần Thiện Trung (2011)(18,19),
tỷ lệ gen cagA‐dương tính trong ung thư dạ dày
chiếm 100% trường hợp.
Liên quan đến các gen vacA s1/s1 và vacA
m1/m2
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các chủng
H. pylori có các gen vacA s2 mặc dù chiếm một tỷ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 16
lệ rất nhỏ là 1,2% (n = 258), trong khi nghiên cứu
của Nguyen(13), (n = 100) không phát hiện được
gen này. Điều này có thể giải thích do tỷ lệ gen
vacA s2 rất thấp trong nghiên cứu của chúng tôi
là 1,2% so với 93,6% vacA s1, nên khó phát hiện
được gen này trong trường hợp cỡ mẫu nhỏ.
Hơn nữa, chúng tôi còn phát hiện được một
trường hợp đồng nhiễm (0.6%) của cả hai chủng
vacA s1 và vacA s2. Theo chúng tôi được biết,
nhiễm H. pylori đồng thời có cả hai chủng có cả
hai gen vacA s1 và s2 chưa từng được báo cáo
trong các nghiên cứu ở Việt Nam. Trên thế giới,
sự đồng nhiễm nhiều chủng H. pylori đã được
báo cáo ở một số nghiên cứu, nhưng chỉ trên các
chủng có gen vacA m1 và vacA m2(4).
Tỷ lệ H. pylori có gen vacA m1 là 37,2% trong
nghiên cứu của chúng tôi tương đương với tỷ lệ
được công bố trong nghiên cứu của Nguyen(13) là
36,2%. Trong khi đó, tỷ lệ H. pylori có gen vacA
m2 là 48,3% của chúng tôi thấp hơn so với tỷ lệ
đã công bố 63,8%(13). Tuy nhiên, trong nghiên
cứu của chúng tôi, tỷ lệ đồng nhiễm vacA m1 và
m2 là khá cao chiếm 9,9% (17/172) so với tỉ lệ
đồng nhiễm vacA s1 và s2. Tương tự, nhiễm H.
pylori đồng thời có cả hai chủng có cả hai gen
vacA m1 và vacA m2 chưa từng được báo cáo ở
Việt Nam, nhưng đã được báo cáo ở một số
nghiên cứu trên thế giới(4).
Một số trường hợp trong nghiên cứu của
chúng tôi không thể xác định được các gen vacA
s1/s2 và vacA m1/m2. Tình trạng này cũng gặp
phải ở một số nghiên cứu khác trên thế giới khi
sử dụng phương pháp PCR để xác định các gen
vacA và nguyên nhân vẫn còn chưa được hiểu
rõ(7,21). Trong nghiên cứu của chúng tôi, các
trường hợp không xác định được gen vacA có
thể là do mật độ vi khuẩn trong mẫu thấp (độ
sáng của vạch tín hiệu không mạnh), khi đó kết
quả multiplex PCR biểu hiện thường lên không
đủ vạch đặc trưng cho từng kiểu gen vacA.
Liên quan giữa gen cagA và các gen vacA
s1/s2 và vacA m1/m2
Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy
liên quan giữa gen cagA với các gen vacA s1 và
s2 (p = 0,636), nhưng có liên quan đến các gen
vacA m1và m2 (p = 0,018). Theo Nguyen và cs(13),
đối với quần thể người Việt Nam, gen vacA m1
cho thấy liên quan đến nguy cơ gia tăng bị loét
dạ dày, và có thể góp phần giải thích cho sự
khác nhau về tỷ lệ loét và ung thư dạ dày giữa
hai khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, trường hợp có gen cagA‐dương
tính kết hợp với gen vacA m1 có thể làm tăng
nguy cơ ung thư dạ dày. Hơn nữa, điều này có
thể là sự khác biệt khá đặc trưng giữa Châu Âu
và Châu Á. Đối với gen vacA, hầu hết các chủng
H. pylori đều có gen vacA nhưng sự khác biệt ở
khả năng tạo ra độc tố(14). Các gen vacA s1 và m1
cho thấy có khả năng gây độc cao hơn so với gen
vacA s2 và m2(2). Tỷ lệ các gen vacA và khả năng
gây bệnh thay đổi tùy theo từng địa lý khác
nhau trên thế giới, ở các nước phương tây sự
hiện diện của gen cagA và vacA s1 liên quan đến
loét đường tiêu hóa. Trong nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa
gen cagA và gen vacA m1 trên bệnh nhân viêm
dạ dày.
Liên quan giữa gen cagA và tổ hợp các gen
vacA s1/s2 và m1/m2 trong nghiên cứu của chúng
tôi năm 2013 không cho thấy mối liên hệ (p =
0,120). Trong đó, tổ hợp gen cagA‐dương tính
và vacA s1m2 chiếm ưu thế 46,8% (66/141); tiếp
theo là cagA‐dương tính và vacA s1m1 41,8%
(59/141); và cagA‐âm tính, vacA s1m2 là 8,5%
(12/141). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi,
mặc dù khác nhau về tỷ lệ nhưng về thứ tự
phổ biến, tương đồng với kết quả nghiên cứu
của Reza (Iran, 2013)(15).
Hơn nữa, trong nghiên cứu của chúng tôi
năm 2013, chúng tôi còn phát hiện được gen
vacA s2m1 hiện diện trong nghiên cứu và kiểu
tổ hợp gen này chưa từng được phát hiện
trước đây ở Việt Nam. Gần đây, một số nghiên
cứu trên thế giới cũng cho thấy kiểu gen này
nhưng với tỉ lệ rất thấp 1,7% (2/115)(15). Ngoài
ra chúng tôi còn tìm thấy tổ hợp gen cagA‐âm
tính với các gen vacA s1m1 và ngược lại, tổ
hợp gen cagA‐dương tính với các gen vacA
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 17
s2m1 và cagA‐dương tính với các gen vacA
s2m2 là những bất thường mà chúng tôi mới
phát hiện được trong nghiên cứu này (bảng 4).
Trong nghiên cứu khác của Trần Thiện
Trung (2011)(18,19), liên quan giữa gen cagA và các
gen vacA trên bệnh nhân ung thư và viêm dạ
dày. Ở nhóm 78 bệnh nhân ung thư dạ dày, tỷ lệ
gen cagA‐dương tính chiếm 100% trường
hợp, và chỉ gặp ở các gen vacA s1m1 là 65,4%
(51/78), và các gen vacA s1m2 là 34,6% (27/78)
trường hợp. Ở nhóm chứng 91 viêm dạ dày, tỷ
lệ gen cagA‐dương tính chiếm 92,3% (84/91), và
cagA‐âm tính chỉ gặp ở nhóm viêm dạ dày 7,7%
(7/91) trường hợp. Trong nhóm viêm dạ dày, ở
bệnh nhân có cagA‐dương tính, chúng tôi gặp
các gen vacA s1m1 là 41,8% (38/91), gen vacA
s1m2 là 50,5% (46/91). Ở bệnh nhân cagA‐âm
tính có các gen vacA s1m2 là 4,4% (4/91), và gen
vacA s2m2 là 3,3% (3/91). Chúng tôi không gặp
các tổ hợp gen mới khác như trong nghiên cứu
năm 2013.
KẾT LUẬN
Trên bệnh nhân viêm dạ dày có H. pylori‐
dương tính, xác định các gen của vi khuẩ