Tổng quan: Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật trên bệnh nhân chấn thương sọ não là một trong những bệnh cảnh lâm sàng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong, vì vậy cần sự thận trọng tối đa khi thực hiện loại phẫu thuật này. Nghiên cứu của Borges L.F. (1992) cho thấy 5-7% trường hợp nhiễm khuẩn xảy ra sau phẫu thuật sọ não và số liệu thực tế có thể còn cao hơn nữa(1,4). Để góp phần thêm số liệu về vấn đề này, chúng tôi đã khảo sát tỉ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật sọ não trên bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2009- 07/2009. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn trên bệnh nhân phẫu thuật sau chấn thương sọ não tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2009-07/2009 Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang 346 mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân chấn thương sọ não được chẩn đoán là nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật sọ não để xác định tác nhân vi khuẩn gây nhiễm. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm khuẩn là 11,27%. Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn cao nhất là S. aureus chiếm tỉ lệ 30,77%.Các loại vi khuẩn gây nhiễm đề kháng với hầu hết kháng sinh thông dụng và chỉ còn nhạy cảm với họ glycopeptid, fosfomycin và nhóm carbapenems. Kết luận: Qua khảo sát 346 mẫu bệnh phẩm trong thời gian từ 1/2009-07/2009 tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật trên bệnh nhân chấn thương sọ não khá cao 11,27% và vi khuẩn gây nhiễm chiếm tỉ lệ cao nhất là S. aureus 30,77%. Các loại vi khuẩn phân lập được chỉ còn nhạy cảm với kháng sinh họ glycopeptid, fosfomycin và carbapenems. Kết quả này cho thấy nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao khi thực hiện phẫu thuật ở bệnh nhân chấn thương sọ não. Số liệu này cao hơn số liệu công bố của y văn là 5-7%. Ngoài ra, vi khuẩn S. aureus là tác nhân gây nhiễm khuẩn cần được chú ý đặc biệt ở nhóm bệnh nhân này.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật trên bệnh nhân chấn thương sọ não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 171
NHIỄM KHUẨN SAU PHẪU THUẬT
TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
Mai Nguyệt Thu Hồng*, Trần Thị Thanh Nga**, Lục Thị Vân Bích*
TÓM TẮT
Tổng quan: Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật trên bệnh nhân chấn thương sọ não là một trong những bệnh
cảnh lâm sàng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong, vì vậy cần sự thận trọng tối đa khi thực hiện loại phẫu
thuật này. Nghiên cứu của Borges L.F. (1992) cho thấy 5-7% trường hợp nhiễm khuẩn xảy ra sau phẫu thuật sọ
não và số liệu thực tế có thể còn cao hơn nữa(1,4). Để góp phần thêm số liệu về vấn đề này, chúng tôi đã khảo sát tỉ
lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật sọ não trên bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2009-
07/2009.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn trên bệnh nhân phẫu thuật sau chấn thương sọ não tại bệnh viện Chợ
Rẫy từ 1/2009-07/2009
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang 346 mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân chấn thương sọ não được chẩn
đoán là nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật sọ não để xác định tác nhân vi khuẩn gây
nhiễm.
Kết quả: Tỉ lệ nhiễm khuẩn là 11,27%. Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn cao nhất là S. aureus chiếm tỉ lệ
30,77%.Các loại vi khuẩn gây nhiễm đề kháng với hầu hết kháng sinh thông dụng và chỉ còn nhạy cảm với họ
glycopeptid, fosfomycin và nhóm carbapenems.
Kết luận: Qua khảo sát 346 mẫu bệnh phẩm trong thời gian từ 1/2009-07/2009 tại bệnh viện Chợ Rẫy cho
thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật trên bệnh nhân chấn thương sọ não khá cao 11,27% và vi khuẩn gây
nhiễm chiếm tỉ lệ cao nhất là S. aureus 30,77%. Các loại vi khuẩn phân lập được chỉ còn nhạy cảm với kháng
sinh họ glycopeptid, fosfomycin và carbapenems.
Kết quả này cho thấy nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao khi thực hiện phẫu thuật ở bệnh nhân chấn thương sọ
não. Số liệu này cao hơn số liệu công bố của y văn là 5-7%. Ngoài ra, vi khuẩn S. aureus là tác nhân gây nhiễm
khuẩn cần được chú ý đặc biệt ở nhóm bệnh nhân này.
Từ khóa: nhiễm khuẩn sau phẫu thuật hệ thần kinh trung ương, kháng sinh, Staphylococcus aureus.
ABSTRACT
POSTOPERATIVE CENTRAL NERVOUS SYSTEM INFECTION
Mai Nguyet Thu Hong, Tran Thi Thanh Nga, Luc Thi Van Bich
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 171 - 176
Background: Postoperative infection (PI) in patients undergoing neurosurgical procedures represents a
serious problem that requires immediate attention. Recent studies (which have included a minimum of 1000
operations) have reported that the incidence of PI after neurosurgical procedures is 5%–7%, and many physicians
believe that the true incidence is even higher(1,4). To address this issue, we examined the incidence of PI in a
sizeable patient population at Cho Ray hospital during 01/2009 – 07/2009.
* Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ** Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS. BS. Mai Nguyệt Thu Hồng Email: vohoangnhan@pnt.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 172
Objective: To determine the incidence of Postoperative central nervous system infection in Cho Ray hospital
during 01/2009 – 07/2009
Method: The medical records and postoperative courses for patients involved in 346 neurosurgical
procedures at our hospital during 01/2009–07/2009 were reviewed to determine the incidence of PCNSI, the
identity of offending organisms
Results: Of the 346 cranial operations, 39 (10.27%) were complicated by PI. The most common offending
organism was Staphylococcus aureus (12 cases; 30.77% of infections). The resistance to common antibiotic of the
strains must been concerned and the strains were only susceptible to glycopeptid, fosfomycin and carbapenems
antibiotics
Conclusions: The results from this study indicate that the true incidence of PI after neurosurgical
procedures may be greatly overestimated in the literature and that, in surgical procedures associated with a high
risk of infection, prophylaxis for S. aureus infection should be of primary concern.
Key words: Postoperative central nervous system infection (PCNSI). Antibiotic, Staphylococcus aureus.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều nguyên nhân gây tăng tỉ lệ nhiễm
khuẩn ở hệ thần kinh trung ương, trong đó,
phẫu thuật sau chấn thương sọ não là một yếu
tố rất quan trọng góp phần cho bệnh cảnh lâm
sàng này. Một trong những vị trí thường gặp là
đám rối mạng nhện, nơi mà khi nhiễm khuẩn có
thể phát hiện đến trên 100.000 vi sinh vật cho
mỗi gam mô tế bào(6, 7).
Sau phẫu thuật sọ não, tai biến do nhiễm
khuẩn thường gặp là viêm màng não, abscess
dưới màng nhện, abscess não,(4, 10).
Korinek AM (2006) nghiên cứu trên 16,200
bệnh nhân sau phẫu thuật do chấn thương sọ
não cho thấy hiện tượng thẩm thấu dịch não
tủy và giới tính nam là yếu tố nguy cơ xuất
hiện nhiễm khuẩn sau phẫu thuật do chấn
thương sọ não(6).
Korinek AM (2006) cũng xác định vai trò của
kháng sinh dự phòng trước khi phẫu thuật sẽ
giảm nguy cơ cơ nhiễm khuẩn(6).
Thao tác phẫu thuật vô trùng cũng là yếu
tố rất quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ
nhiễm khuẩn.
Raggueneau JL (1983) nghiên cứu trên hơn
1.000 trường hợp phẫu thuật sọ não cho thấy tỉ
lệ nhiễm khuẩn từ 5-7% và có thể tăng đến 10%
nếu không dự phòng bằng kháng sinh(9).
Để góp phần cho các số liệu về nhiễm khuẩn
sau phẫu thuật trên bệnh nhân chấn thương sọ
não, chúng tôi khảo sát 346 mẫu bệnh phẩm từ
bệnh nhân để xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn trên
bệnh nhân phẫu thuật sau chấn thương sọ não
tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2009-07/2009.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
346 mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân được
phẫu thuật sau chấn thương sọ não tại bệnh
viện Chợ Rẫy từ 01/2009-07/2009 được khảo sát
tác nhân vi khuẩn gây nhiễm.
Môi trường nuôi cấy vi khuẩn
Thạch máu, thạch chocolat, thạch Mac
Conkey và canh thang thioglycolat.
Nhiệt độ nuôi cấy
37oC.
Bệnh phẩm từ môi trường thạch Chocolat
được ủ trong điều kiện 5% CO2.
Thời gian nuôi cấy
3 ngày, và có thể đến 7 ngày đối với vi
khuẩn mọc chậm.
Thử nghiệm sinh hóa
Staphylococci: catalase, coagulase, kháng
Novobiocin, urease.
Streptococci: catalase, sinh hemolysin, nhạy
cảm Bacitracin (Taxo A), Camp, mọc ở NaCl
6,5%, tan trong muối mật, bile esculin, tụ latex
với kháng nguyên nhóm A, B, C, D, E, G.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 173
Enterobacteriaceae: oxidase, glucose, lactose,
Methyl red, H2S, Indole, di động, citrate, urease,
decarboxylase, ONPG, khử nitrat.
Các trường hợp nghi ngờ được thử nghiệm
lại với bộ kit định danh sau:
- Crystal Gram Positive – BD: định danh cầu
khuẩn gram dương và bacillus.
- Crystal E/NF: định danh Enterobacteriaceae
và một số vi khuẩn gram âm không lên men
lactose.
Môi trường nuôi cấy và môi trường thử
nghiệm phản ứng sinh hóa được pha chế tại
phòng xét nghiệm bệnh viện và có kiểm tra với
chủng chuẩn.
Thử nghiệm kháng sinh đồ
WHO-ASTS 2008.
KẾT QUẢ
Vi khuẩn gây nhiễm
Trong 346 mẫu bệnh phẩm thì 39 mẫu nhiễm
chiếm tỉ lệ 11,27%. Tỉ lệ nhiễm khuẩn trên các
mẫu bệnh phẩm như sau: bệnh phẩm mủ
31,34% (21 mẫu nhiễm trên 67 mẫu khảo sát –
21/67), bệnh phẩm máu 8,89% (8/90), bệnh phẩm
dịch não tủy – 5,29 (10/189).
Vi khuẩn gây nhiễm được phát hiện như
sau: Staphylococcus aureus chiếm tỉ lệ 30,77%,
Enterococcus spp. 5,13%, Nocardia spp. 5,13%,
Pseudomonas aeruginosa 7,69%, Stenotrophomonas
maltophilia 2,56%, Acinetobacter baumani 25,64%,
Proteus spp. 2,56%, Klebsiella spp. 12,82%,
Escherichia coli 5,13%, Citrobacter freundii 2,56%.
Bảng 1. Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trên bệnh
nhân sau phẫu thuật do chấn thương sọ não
Nhóm vi
khuẩn
Tên vi khuẩn Tổng số Tỉ lệ %
(%)
Gram
dương
Staphylococcus aureus 12 30,77
Enterococcus spp. 2 5,13
Nocardia spp. 2 5,13
Gram âm Pseudomonas aeruginosa 3 7,69
Stenotrophomonas
maltophilia
1 2,56
Nhóm vi
khuẩn
Tên vi khuẩn Tổng số Tỉ lệ %
(%)
Acinetobacter baumanni 10 25,64
Proteus spp. 1 2,56
Klebsiella spp. 5 12,82
Escherichia coli 2 5,13
Citrobacter freundii 1 2,56
Tổng số chủng 39
Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn:
Vi khuẩn Staphylococcus aureus
Kết quả tính đề kháng kháng sinh của 12
chủng Staphylococcus aureus cho thấy 83,33%
chủng đề kháng với kháng sinh các họ -lactams
(Oxacillin, Cefoxitin), aminoglycoside (gentamicin,
Amikacin), họ Macrolid (Erythromycin,
Azithromycin); 75% chủng đề kháng với họ
Quinolone (Ciprofloxacin), 66,66% chủng đề
kháng với họ Sulfonamide và Trimethoprim,
41,66% đề kháng với họ Fosfomycin, 16% đề
kháng với họ Tetracyclines. Không có chủng đề
kháng với họ Glycopeptides (Vancomycin và
Teicoplanin)
Bảng 2. Tính đề kháng kháng sinh của
Staphylococcus aureus (12 chủng)
Họ kháng sinh Tên kháng sinh Tổng
số (n)
Tỉ lệ đề
kháng (%)
Họ -lactams
Penicillins Oxacillin 10 83,33
Cephalosporins Cefoxitin 10 83,33
Họ aminoglycoside Gentamycin 10 83,33
Amikacin 10 83,33
Họ Quinolone Ciprofloxacin 9 75,00
Họ Macrolid Erythromycin 10 83,33
Azithromycin 10 83,33
Họ Tetracyclines Doxycycline 2 16,66
Họ Sulfonamide và
Trimethoprim
Trimethoprim
sulfamethoxazol
8 66,66
Họ Glycopeptides Vancomycin 0 0,00
Teicoplanin 0 0,00
Họ Fosfomycin Fosfomycin 5 41,66
Vi khuẩn Enterobacteriaceae
Kết quả tính đề kháng kháng sinh của 9
chủng Enterobacteriaceae (E. coli, Klebsiella spp.,
Citrobacter spp., Proteus spp.) cho thấy 100%
chủng đề kháng với kháng sinh Penicillins – họ
β-lactams, 66,66 – 77,77% chủng đề kháng với
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 174
Cephalosporins – họ β-lactams,
Ticarcillin/Clavulanic acid – họ kháng sinh ức chế
β-lactamase, họ aminoglycosides và họ
Sulfonamide - Trimethoprim, 55,55 – 88,88%
chủng đề kháng với họ Quinolone, 33,33% đề
kháng với Piperacillin/Tazobactam và
Sulbactam/Cefoperazone. Không có chủng đề
kháng với Carbapenems.
Bảng 3. Tính đề kháng kháng sinh của
Enterobacteriaceae E. coli, Klebsiella spp., Citrobacter
spp., Proteus spp. (9 chủng)
Kháng sinh Tổng số Tỉ lệ đề
kháng
Họ β lactams Tên kháng sinh n (%)
Penicillins Ampicillin 9 100
Cefpodoxime 7 77,77
Ceftazidime 6 66,66
Ceftriaxone 6 66,66
Cephalosporins
Cefepime 6 66,66
Imipenem 0 0
Meropenem 0 0
Họ β lactams khác -
Carbapenems
Ertapenem 0 0
Ticarcillin/
Clavulanic acid
6 66,66
Piperacillin/
Tazobactam
3 33,33
Kháng sinh ức chế
lactamase
Sulbactam/
Cefoperazone
3 33,33
Gentamicin 5 55,55
Amikacin 6 66,66
Họ aminoglycoside
Netilmicin 6 66,66
Họ Quinolone Ciprofloxacin 8 88,88
Levofloxacin 5 55,55
Họ Sulfonamide và
Trimethoprim
Trimethoprim
sulfamethoxazol
7 77,77
Vi khuẩn Acinetobacter baumani
Kết quả tính đề kháng kháng sinh của 10
chủng Acinetobacter baumani cho thấy 90-100%
chủng đề kháng với kháng sinh các họ -lactams
(Cephalosporins), họ aminoglycosides, họ
Quinolone, họ Sulfonamide và Trimethoprim;
60% chủng đề kháng với họ Tetracycline,
Ticarcillin/ Clavulanic acid, Piperacillin/
Tazobactam; 20% chủng đề kháng với
Sulbactam/ Cefoperazone.
Không có chủng đề kháng với họ
Polypeptid (Colistin).
Bảng 4. Tính đề kháng kháng sinh của Acinetobacter
baumani (10 chủng)
Kháng sinh Tổng số Tỉ lệ đề
kháng
Họ β lactams Tên kháng sinh n (%)
Cephalosporins Ceftazidime 10 100
Ceftriaxone 10 100
Cefepime 10 100
Họ β lactams khác -
Carbapenems
Imipenem 3 30
Meropenem 3 30
Kháng sinh ức chế
β lactamase
Ticarcillin/
Clavulanic acid
6 60
Piperacillin/
Tazobactam
6 60
Sulbactam/
Cefoperazone
2 20
Họ aminoglycoside Gentamicin 10 100
Amikacin 9 90
Netilmicin 10 100
Họ Tetracycline Doxycyclin 6 60
Họ Quinolone Ciprofloxacin 10 100
Họ Sulfonamide và
Trimethoprim
Trimethoprim
sulfamethoxazol
10 100
Họ Polypeptid Colistin 0 0
BÀN LUẬN
Kết quả khảo sát từ 346 mẫu bệnh phẩm từ
bệnh nhân phẫu thuật sau chấn thương sọ não
cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn là 11,27%. Tỉ lệ này
cao hơn nghiên cứu của Shearwood McClelland
III và Walter A. Hall – 2007 là 5-7% (p<0,05)
Vi khuẩn Staphylococcus aureus là tác nhân
gây nhiễm khuẩn cao nhất, chiếm tỉ lệ 30,77%.
Một số vi khuẩn đáng chú ý khác như
Acinetobacter baumani, Klebsiella spp. và
Pseudomonas aeruginosa cũng có khả năng gây
nhiễm cao với tỉ lệ 25,64%, 12,82% và 7,69%.
Theo Shearwood McClelland III và Walter
A. Hall, tỉ lệ nhiễm do S. aureus là 50% và
Pseudomonas aeruginosa là 25%. Tuy nhiên, vì số
liệu thu thập được còn ít, nên không so sánh với
số liệu này.
Staphylococcus aureus là vi khuẩn gây bệnh,
thường trú trên da và rất dễ đi vào mô sau các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 175
chấn thương hoặc phẫu thuật, vì vậy kết quả
thu được phù hợp với đặc điểm sinh học của
vi khuẩn(5).
Một số vi khuẩn thường gặp trong tự nhiên -
đất, nước và môi trường không khí như nhóm
Enterococcus spp., Nocardia spp.(8),
Stenotrophomonas.(3), cũng được phát hiện trong
khảo sát này. Vì vậy, có thể nghĩ đến nguyên
nhân do vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện,
tuy nhiên, cần có thêm dữ kiện để khẳng định
kết luận này.
Pseudomonas aeruginosa là tác nhân gây
nhiễm khuẩn bệnh viện và có thể xâm nhập qua
da do chấn thương, do tổn thương hộp sọ và
gây nhiều bệnh cảnh lâm sàng quan trọng, đặc
biệt là viêm màng não, vì vậy cần chú ý đặc biệt
đến các nhiễm khuẩn sau phẫu thuật sọ não do
Pseudomonas aeruginosa gây ra để tránh các bệnh
cảnh lâm sàng nặng có thể dẫn đến tử vong.
Acinetobacter là vi khuẩn gặp trong môi
trường bệnh viện, không gây bệnh cho người
bình thường, nhưng có thể gây nhiễm khuẩn
nặng ở người có sức đề kháng yếu hoặc bệnh
nhân trong khu vực săn sóc đặc biệt. Do đó, vi
khuẩn này cũng là tác nhân gây nhiễm khuẩn
nguy hiểm ở bệnh nhân phẫu thuật sọ não(11).
Vi khuẩn Enterobacteriaceae (E. coli, Klebsiella,
Citrobacter) là vi khuẩn sống trong đất, nước,
thường trú trong ruột, nhưng có thể gây nhiễm
trùng tiểu, nhiễm trùng huyết, viêm màng
não,..có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, cần phải
chú ý đến các nhiễm trùng sau phẫu thuật sọ
não do nhóm vi khuẩn này gây ra(2).
Khảo sát tính đề kháng kháng sinh cho thấy
12 chủng Staphylococcus aureus kháng với hầu
hết kháng sinh ngoại trừ họ Glycopeptides
(Vancomycin và Teicoplanin) và Fosfomycin
Các chủng Enterobacteriaceae chỉ còn nhạy
cảm với họ Carbapenems và kháng sinh ức chế
-lactamase.
Vi khuẩn Acinetobacter baumani cũng chỉ
nhạy cảm với họ Carbapenems và kháng sinh ức
chế -lactamase.
Kết quả tính đề kháng kháng sinh cho
thấy đa số vi khuẩn đề kháng với các kháng
sinh thông dụng và chỉ còn nhạy cảm với
kháng sinh mới như họ Glycopeptides,
Fosfomycin và nhóm Carbapenems. Đây cũng
là một vấn đề cần chú ý trong khi phẫu thuật,
chăm sóc và điều trị bệnh nhân sau phẫu
thuật do chấn thương sọ não. Tuy nhiên, vì cỡ
mẫu còn ít, nên kết luận này chỉ có giá trị
tham khảo và cần tiếp tục với cỡ mẫu lớn hơn.
KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát 346 mẫu bệnh phẩm từ
bệnh nhân phẫu thuật sau chấn thương sọ não
từ 01/2009 – 07/2009 tại bệnh viện Chợ Rẫy cho
thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn là 11,27%. Tỉ lệ này cao
hơn nghiên cứu của Shearwood McClelland III
và Walter A. Hall – 2007 là 5-7% (p<0,05). Vi
khuẩn gây nhiễm nhiều nhất là S. aureus chiếm
tỉ lệ 30,77%. Ngoài ra, còn một số vi khuẩn gây
nhiễm khuẩn khác như Enterococcus spp. 5,13%,
Nocardia spp. 5,13%, Pseudomonas aeruginosa
7,69%, Stenotrophomonas maltophilia 2,56%,
Acinetobacter baumani 25,64%, Proteus spp. 2,56%,
Klebsiella spp. 12,82%, Escherichia coli 5,13%,
Citrobacter freundii 2,56%
Các vi khuẩn này đề kháng với hầu hết
kháng sinh thông dụng và chỉ còn nhạy cảm với
họ Glycopeptides, Fosfomycin và nhóm
Carbapenems.
Đây là kết quả khảo sát bước đầu để các nhà
lâm sàng có thêm tài liệu tham khảo trong việc
thực hiện phẫu thuật, chăm sóc và điều trị bệnh
nhân sau phẫu thuật do chấn thương sọ não tại
bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Borges LF. (1992): “Infections in neurologic surgery: host
defenses. Neurosurg Clin N Am”; 3:275–8.
2. Farmer, J F, III, J G Wells, P M Griffin, I K Wachsmuth. (1987):
“Enterobacteriaceae, nomenclature, classification and reporting.
Clin. Microbiol. Newsl”. 6: 63-66
3. Garrison M W, D E Anderson, D M Campbell, K C Caroll, C L
Malone, J D Anderson (1996): “Stenotrophomonas maltophilia:
emergence of multidrug resistant strains during therapy and in
invitro pharmacodynamic chamber model. Antimicrob. Agents
Chemother”. 40: 2859-2864
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 176
4. Hall WA. (1994): ”Cerebral infectious processes. In: Loftus CM,
ed. Neurosurgical emergencies, vol. 1. Park Ridge, IL: American
Association of Neurological Surgeons Publications”, 165–182.
5. Kloos, W E. (1990): ”Systematics and the natural history of
Staphylococci 1. J. Appl. Bacteriol. Symp. Suppl”. 69: 25S-37S
6. Korinek AM, Baugnon T, Golmard JL, van Effenterre R, Coriat
P, Puybasset L. (2006): “Risk factors for adult nosocomial
meningitis after craniotomy: role of antibiotic prophylaxis.
Neurosurgery”; 59:126–33.
7. Marion DW. (1991): “Complications of head injury and their
therapy. Neurosurg Clin N Am”; 2:411–24.
8. Pier, A C, R E Fichner. (1981): “Distribution of serotypes of
Nocardia asteroids from animal, human and environment
sources. J. Clin. Microbiol“. 13: 148-153
9. Raggueneau JL, Cophignon J, Kind A, et al. (1983): “Analysis of
infectious sequelae of 1000 neurosurgical operations: effects of
prophylactic an- tibiotherapy [in French]. Neurochirurgie“;
29:229–33.
10. Rubin, J V L Yu. (1990): “Malignant external otitis insights into
pathogenesis, clinical manifestations, diagnosis and therapy. Am.
J. Med“. 85: 391-398
11. Wisplingghoff, H M B Edmond, M A Pfaller R N Jones, R P
Wenzel, H Seifert. (2000): “Nosocomial bloodstream infections
caused by Acinetobacter species in United States hospitals:
clinical features, molecular epidemiology, and antimicrobial
susceptibility. Clinic. Infect. Dis“. 31: 690-697