Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các đặc điểm sai khớp cắn, nhu cầu, yêu cầu điều trị CHRM của học sinh 12 tuổi tại
thành phố Thủ Dầu Một (TP TDM), tỉnh Bình Dương năm 2012.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu gồm 420 học sinh 12 tuổi được khám răng
mặt để xác định các đặc điểm khớp cắn, nhu cầu điều trị CHRM của học sinh theo IOTN; xác định yêu cầu điều
trị CHRM của học sinh qua bảng câu hỏi.
Kết quả: Đặc điểm sai khớp cắn có tỷ lệ cao nhất là sai lệch vị trí răng >2mm (61,7%), kế đến là cắn chìa
>4mm (13,8%), cắn phủ >4mm (12,6%), cắn chéo răng trước (10,2%), cắn chéo răng sau (6,4%); tương quan
răng cối theo phân loại Angle hạng I (66%), hạng II (3,6%), hạng III (11%). Học sinh có nhu cầu điều trị CHRM
về sức khỏe răng (DHC-IOTN) là 48,3%, về thẩm mỹ răng (AC-IOTN) là 25,5%, có yêu cầu điều trị CHRM là
18,3%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về nhu cầu, yêu cầu điều trị CHRM giữa học sinh nam và nữ, giữa
thành thị và nông thôn (p>0,05).
Kết luận: Tỷ lệ sai khớp cắn và nhu cầu điều trị CHRM của học sinh 12 tuổi tại TP TDM, tỉnh Bình Dương
năm 2012 khá cao. Nhu cầu điều trị CHRM cao hơn yêu cầu điều trị CHRM của học sinh. Các yếu tố có ý nghĩa
dự báo yêu cầu điều trị CHRM của học sinh là: sai lệch vị trí răng >2mm, sự không hài lòng của học sinh về hàm
răng, yêu cầu điều trị CHRM của phụ huynh cho con.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu, yêu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt của học sinh 12 tuổi tại Thành phố Thủ Dầu Nột - Tỉnh Bình Dương năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 97
NHU CẦU, YÊU CẦU ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT
CỦA HỌC SINH 12 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT -
TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2012
Nguyễn Thị Kim Yến*, Nguyễn Thị Kim Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các đặc điểm sai khớp cắn, nhu cầu, yêu cầu điều trị CHRM của học sinh 12 tuổi tại
thành phố Thủ Dầu Một (TP TDM), tỉnh Bình Dương năm 2012.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu gồm 420 học sinh 12 tuổi được khám răng
mặt để xác định các đặc điểm khớp cắn, nhu cầu điều trị CHRM của học sinh theo IOTN; xác định yêu cầu điều
trị CHRM của học sinh qua bảng câu hỏi.
Kết quả: Đặc điểm sai khớp cắn có tỷ lệ cao nhất là sai lệch vị trí răng >2mm (61,7%), kế đến là cắn chìa
>4mm (13,8%), cắn phủ >4mm (12,6%), cắn chéo răng trước (10,2%), cắn chéo răng sau (6,4%); tương quan
răng cối theo phân loại Angle hạng I (66%), hạng II (3,6%), hạng III (11%). Học sinh có nhu cầu điều trị CHRM
về sức khỏe răng (DHC-IOTN) là 48,3%, về thẩm mỹ răng (AC-IOTN) là 25,5%, có yêu cầu điều trị CHRM là
18,3%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về nhu cầu, yêu cầu điều trị CHRM giữa học sinh nam và nữ, giữa
thành thị và nông thôn (p>0,05).
Kết luận: Tỷ lệ sai khớp cắn và nhu cầu điều trị CHRM của học sinh 12 tuổi tại TP TDM, tỉnh Bình Dương
năm 2012 khá cao. Nhu cầu điều trị CHRM cao hơn yêu cầu điều trị CHRM của học sinh. Các yếu tố có ý nghĩa
dự báo yêu cầu điều trị CHRM của học sinh là: sai lệch vị trí răng >2mm, sự không hài lòng của học sinh về hàm
răng, yêu cầu điều trị CHRM của phụ huynh cho con.
Từ khóa: sai khớp cắn, nhu cầu điều trị CHRM, yêu cầu điều trị CHRM
ABSTRACT
ORTHODONTIC TREATMENT NEED AND DEMAND OF SCHOOL CHILDREN AGED 12 YEARS IN
THU DAU MOT CITY, BINH DUONG PROVINCE (2012)
Nguyen Thi Kim Yen, Nguyen Thi Kim Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 97 - 104
Objective: To assess the normative need, demand for orthodontic treatment and related factors
schoolchildren aged 12 years in Thu Dau Mot city, Binh Duong province (2012).
Methods: Cross-sectional study. The sample consisted of 420 schoolchildren aged 12 years in Thu Dau Mot
city, Binh Duong province, randomly selected from different geographical area. The orthodontic treatment needs
(IOTN) and occlusal features were calculated for the total sample. The related factors and demand for orthodontic
treatment were assessed with a questionnaire.
Results: The malocclusion traits were: contact point displacement >2mm (61.7%), overjet >4mm (13.8%),
overbite >4mm (12.6%), anterior crossbite (10.2%), posterior crossbite (6.4%). According to the classification of
Angle, the prevalence of Class I, Class II, and Class III malocclusions was 66%, 3.6% and 11%. The DHC and the
AC of the IOTN classified respectively 48.3% and 25.5% of the children as having a definite need for orthodontic
treatment. 18.3% of the schoolchildren expressed a demand for orthodontic treatment There were no significant
* Bệnh Viện đa khoa tỉnh Bình Dương, ** Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS.BSCKII Nguyễn Thị Kim Yến, ĐT: 0918350707, Email: kimyenngthi@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 98
gender or geographical areas differences concerning this need, demand for orthodontic treatment.
Conclusion: The prevalence of malocclusion and the need for orthodontic treatment were high. The
prevalence of need for orthodontic treatment far exceeds the demand of schoolchildren. Contact point displacement
>2mm, dissatisfaction with dental appearance and parents' desire for treatment are strong predictors for
schoolchildren' demand for orthodontic treatment.
Key words: Malocclusion, orthodontic treatment need, orthodontic treatment demand, IOTN
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khảo sát nhu cầu điều trị CHRM trong các
điều tra dịch tễ về sức khỏe răng miệng là xác
định tình trạng sai khớp cắn, tình trạng thẩm
mỹ răng miệng của cộng đồng và xác định các
đối tượng cần phải được điều trị CHRM. Đánh
giá nhu cầu và yêu cầu điều trị CHRM không
chỉ là vấn đề quan trọng của các nhà dịch tễ
mà còn là vấn đề quan tâm của các nhà điều
trị lâm sàng CHRM, cũng như của các nhà
hoạch định chính sách.
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về nhu
cầu và yêu cầu điều trị CHRM. Tỷ lệ nhu cầu và
yêu cầu điều trị CHRM thay đổi tùy thuộc vào
cộng đồng dân cư do có sự khác nhau về điều
kiện, ý thức chăm sóc răng miệng, về văn hóa,
kinh tế xã hội cũng như nhận thức về thẩm mỹ.
Tỉnh Bình Dương hiện nay chưa có nghiên
cứu nào về vấn đề này. Tiến hành điều tra nhu
cầu và yêu cầu điều trị CHRM của học sinh tại
thành phố Thủ Dầu Một (TP TDM), tỉnh Bình
Dương là việc làm cần thiết, là cơ sở để lập kế
hoạch phù hợp về nhân sự, đào tạo, ngân sách
dành cho chương trình chăm sóc sức khoẻ răng
miệng nói chung và CHRM nói riêng tại tỉnh
Bình Dương.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ các đặc điểm sai khớp cắn, nhu
cầu, yêu cầu điều trị CHRM của học sinh 12 tuổi
tại TP TDM tỉnh Bình Dương năm 2012 và các
yếu tố liên quan.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
420 học sinh 12 tuổi tại các trường trung học
cơ sở tại TP TDM tỉnh Bình Dương được chọn
ngẫu nhiên phân tầng theo thành thị và nông
thôn. Đặc điểm của mẫu là trẻ có sức khỏe bình
thường, chưa được điều trị CHRM.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Phương tiện nghiên cứu
Dụng cụ khám răng, thước đo (thước IOTN),
phiếu khám, bảng câu hỏi, hóa chất kiểm soát
nhiễm khuẩn. Nội dung chính của bảng câu hỏi
gồm: nguồn thông tin về CHRM, sự hài lòng về
hàm răng của học sinh, yêu cầu điều trị CHRM.
Các biến số nghiên cứu và cách đánh giá
Khám răng mặt và sử dụng thước IOTN để
xác định các đặc điểm khớp cắn (tương quan
răng cối theo phân loại của Angle, độ cắn chìa,
độ cắn phủ, cắn chéo răng sau, sai lệch vị trí
răng) và nhu cầu điều trị CHRM của học sinh
theo IOTN.
Đánh giá yêu cầu điều trị CHRM của học
sinh và các yếu tố liên quan qua bảng câu hỏi.
Đánh giá yêu cầu điều trị CHRM của phụ
huynh cho con qua bảng câu hỏi.
Các yếu tố liên quan với nhu cầu, yêu cầu
điều trị CHRM là: giới tính, vùng địa dư, đặc
điểm khớp cắn, nguồn thông tin CHRM, sự
không hài lòng về hàm răng.
Xử lý - Phân tích sô liệu
Nhập số liệu và phân tích với phần mềm
SPSS for Windows 19. Sử dụng chỉ số Kappa,
phép kiểm Chi-square, phép kiểm xác suất chính
xác Fisher, phân tích hồi quy logistic đa biến.
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
Mẫu nghiên cứu gồm: 360 học sinh ở tầng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 99
thành thị và 60 học sinh ở tầng nông thôn phù
hợp với tỷ lệ tổng số học sinh theo vùng địa dư
(86 % là thành thị và 14 % là nông thôn); có 168
học sinh nam (40 %) và 252 học sinh nữ (60 %).
Không có sự khác biệt về giới giữa thành thị và
nông thôn (p>0,05).
Đặc điểm khớp cắn
Đặc điểm sai khớp cắn có tỷ lệ cao nhất là sai
lệch vị trí răng (61,7 %), kế đến là cắn chìa >4mm
(13,8%), cắn phủ >4mm (12,6%), cắn chéo răng
trước (10,2%), cắn chéo răng sau (6,4%). Học sinh
12 tuổi tại TP TDM tỉnh Bình Dương trong
nghiên cứu này có tương quan răng cối theo
phân loại của Angle như sau: nhiều nhất là hạng
I (66%), hạng III (11%) nhiều hơn hạng II (3,6%);
có 10,7 % tương quan răng cối hai bên phải và
trái khác nhau, có 8,8% không xác định tương
quan răng cối do mất (hoặc vỡ) răng cối lớn thứ
nhất. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của
Đống Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng (2000)(10), và
nghiên cứu của Chu CH (2009) ở Hồng Kông(9).
Nhu cầu điều trị CHRM
Nghiên cứu đánh giá nhu cầu điều trị
CHRM theo IOTN(6) và sử dụng thước IOTN để
xác định các mức độ về sức khỏe răng (DHC-
IOTN)(2,8,14,21). Thước IOTN với các vạch đã được
định mức sẵn giúp cho việc xác định các mức độ
về sức khỏe răng được chính xác, nhanh chóng.
Khi khám răng ở cộng đồng, sử dụng thước
thông thường để đo thì rất khó thấy và cần
nhiều thời gian.
Học sinh có nhu cầu (cần điều trị CHRM) về
sức khỏe răng (DHC-IOTN) là 48,3%, về thẩm
mỹ răng (AC-IOTN) là 25,5%. Tỷ lệ học sinh cần
điều trị CHRM (mức 4-5 DHC-IOTN) trong
nghiên cứu của chúng tôi khá cao, tương tự các
nghiên cứu nhu cầu điều trị CHRM đánh giá
theo IOTN ở lứa tuổi 12 trên thế giới ở
Malaysia(1), Senegan(16), Thụy Sỹ(8). Do đó, cần
tăng cường biện pháp CHRM phòng ngừa,
CHRM can thiệp cho học sinh tại TP TDM tỉnh
Bình Dương.
Nhu cầu điều trị CHRM đánh giá theo
IOTN không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa
học sinh nam và nữ, giữa thành thị và nông
thôn tại TP TDM tỉnh Bình Dương (p>0,05).
Kết quả này tương tự như các nghiên cứu ở
Nepal(22), Pháp(23), Thổ Nhĩ Kỳ(25). Nghiên cứu
tại TP HCM(26), Đồng Nai(24), Đà Nẵng(17) đã cho
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về nhu
cầu điều trị CHRM theo giới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự nhất trí
trung bình giữa nhu cầu điều trị CHRM đánh
giá về sức khỏe răng (DHC-IOTN) và thẩm mỹ
răng (AC-IOTN) (chỉ số Kappa là 0,53). Nhu cầu
điều trị CHRM về sức khỏe răng (DHC-IOTN)
(48,3%) cao hơn nhu cầu điều trị CHRM về thẩm
mỹ răng (AC-IOTN) (25,5%) và sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Sự khác nhau này
là do nhu cầu điều trị CHRM về sức khỏe răng
(DHC-IOTN) được xác định căn cứ vào các đặc
điểm sai khớp cắn. Mất răng cối lớn, răng cối
nhỏ mọc lệch, cắn chéo răng sau, cắn sâu gây
chấn thương nướu, ảnh hưởng nhiều đến sức
khỏe răng miệng, nhưng về mặt thẩm mỹ, các
bất thường này không được chú ý. Trong khi
nhu cầu điều trị CHRM về thẩm mỹ răng (AC-
IOTN) chỉ đánh giá các khía cạnh thẩm mỹ của
khớp cắn nhìn từ phía trước (do đó, nhu cầu
điều trị về thẩm mỹ răng có ít hơn), và có nhiều
tính chủ quan.
Nghiên cứu này cho thấy có sự liên quan
có ý nghĩa giữa nhu cầu điều trị CHRM về sức
khỏe răng (DHC-IOTN) và các đặc điểm sai
khớp cắn của học sinh như: cắn chéo răng
trước (p 4mm (p<0,01), cắn
chéo răng sau (p<0,001), sai lệch vị trí răng
>2mm (p<0,001). Trong các học sinh cần điều
trị CHRM ở TP TDM tỉnh Bình Dương (2012),
các đặc điểm sai khớp cắn chiếm tỷ lệ nhiều
nhất là sai lệch vị trí răng (trong đó, sai lệch vị
trí răng>4mm là 29%), kế đến là cắn phủ
>4mm (18,7%), cắn chìa >4mm (16,3 %).
Có thể do tỷ lệ sai lệch vị trí răng khá cao nên
nhu cầu điều trị CHRM về sức khỏe răng trong
nghiên cứu này nhiều hơn các nghiên cứu trong
nước tại TP HCM (21%) (26), Đồng Nai (26,4%)(24),
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 100
Đà Nẵng (32%)(17) (Bảng 1).
Bảng 1. Nhu cầu, yêu cầu điều trị CHRM đánh giá
theo IOTN của các nghiên cứu thực hiện ở Việt Nam.
ðịa ñiểm
(tỉnh)
Cỡ
mẫu
Tuổi DHC (%)
(mức 4-5)
AC (%)
(Ảnh 8 – 10)
Yêu
cầu (%)
ðà Nẵng
(2003)(17)
425 12
32
4,9 75,3
TP.HCM
(2006)(26)
143 11
21
17,5
ðồng Nai
(2011)(24)
386 9-11
26.4
17,9 56
Bình Dương
2012
420 12
48,3
25,5 18,3
Nói chung, sai khớp cắn thường gặp trong
các đối tượng có nhu cầu điều trị CHRM (mức 4-
5 của DHC-IOTN) là sai lệch vị trí răng(1, 4, 7, 11).
Nguyên nhân gây sai lệch vị trí răng thường
gặp nhất là do thiếu khoảng mọc răng. Thiếu
khoảng có thể do sâu răng mặt bên làm giảm
kích thước gần - xa của răng sữa dẫn đến thiếu
chỗ cho răng thay thế, do răng sữa mất sớm,
khoảng mất răng hẹp lại vì các răng kế cận
nghiêng, di chuyển vào khoảng trống do mất
răng. Do vậy, việc giữ gìn bộ răng sữa có thể
giúp duy trì chức năng ăn nhai và ngăn ngừa bất
hài hòa của chiều dài, chiều ngang cung răng.
Ngành RHM tại Bình Dương chưa có đơn vị
chuyên điều trị cho răng trẻ em. Nhân lực
chuyên trách về công tác Nha học đường tại TP
TDM tỉnh Bình Dương nói riêng và tỉnh Bình
Dương nói chung quá ít. Thực tế, đa số phụ
huynh chưa biết rõ tầm quan trọng của bộ răng
sữa, không chú trọng đến việc bảo tồn và phục
hồi các răng sữa, không muốn trám răng sữa sâu
mà chỉ muốn nhổ răng (thậm chí còn nhổ răng
cối lớn thứ nhất).
Học sinh sống ở nông thôn mất (hoặc vỡ lớn)
răng cối lớn thứ nhất (18,3%) nhiều hơn học sinh
sống ở thành thị (7,2%), sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p<0,01). Về vùng địa dư, học
sinh và phụ huynh sống ở nông thôn chưa quan
tâm chăm sóc các răng sau (có lẽ do các răng này
không ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, và
nghĩ là còn răng mọc thay thế).
Răng hô, răng mọc không đều hoặc sai khớp
cắn không những gây bất hài hòa về mặt thẩm
mỹ và chức năng giữa các cấu trúc sọ mặt, mà
còn ảnh hưởng về mặt tâm lý, làm giảm sự tự tin
trong giao tiếp của bệnh nhân. Các mục đích của
điều trị CHRM là: cải thiện chức năng của bộ
răng, cải thiện sức khỏe răng miệng, cải thiện
thẩm mỹ răng mặt(5). Những vấn đề này không
chỉ là thẩm mỹ mà còn có ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng cuộc sống. Tại Việt Nam nói riêng và
trên thế giới nói chung, nhu cầu điều trị CHRM
tăng cùng với sự phát triển của dân số và sự phát
triển của kinh tế xã hội.
Yêu cầu điều trị CHRM
Học sinh có yêu cầu (muốn điều trị
CHRM) là 18,3%. Yêu cầu điều trị CHRM của
học sinh TP TDM tỉnh Bình Dương ít hơn kết
quả nghiên cứu ở Đồng Nai (56%)(24), TP Đà
Nẵng (75,3%)(17) (Bảng 1).
Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt
có ý nghĩa về yêu cầu điều trị CHRM giữa học
sinh nam và nữ (p>0,05). Kết quả này tương tự
như các nghiên cứu trong nước tại TPHCM(26),
Đồng Nai(24), TP Đà Nẵng(17) và nước ngoài ở Ý(18),
Tây Ban Nha(20). Tuy nhiên, Hassan AH (2006)
khảo sát 743 sinh viên (17- 24 tuổi) ở Tây Ban
Nha, kết quả là nữ có yêu cầu điều trị nhiều hơn
nam(12). Kết quả khác nhau giữa các nghiên cứu
có thể do các lứa tuổi nghiên cứu khác nhau. Ở
lứa tuổi 12, mối quan tâm về thẩm mỹ giữa nam
và nữ chưa có sự khác biệt rõ, khi lớn hơn (17- 24
tuổi), nữ đã có sự quan tâm về thẩm mỹ nhiều
hơn nam.
Kết quả của nghiên cứu là không có sự khác
biệt có ý nghĩa về yêu cầu điều trị CHRM học
sinh tại TP TDM tỉnh Bình Dương giữa thành thị
và nông thôn (p>0,05).
Sai khớp cắn và yêu cầu điều trị CHRM của
học sinh
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yêu
cầu điều trị CHRM của học sinh với các sai khớp
cắn như: cắn chìa >4 mm (p<0,001), cắn chéo
răng trước (p4 mm (p<0,05), sai
lệch vị trí răng >2mm (p<0,001). Đây chính là các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 101
đặc điểm sai khớp cắn biểu hiện ở vùng răng
trước, rất dễ nhìn thấy và ảnh hưởng nhiều đến
thẩm mỹ. Điều này, tương tự với kết quả của
Josefsson E (2009) là học sinh có yêu cầu điều trị
CHRM khi có các sai khớp cắn dễ thấyở vùng
răng trước(13).
Bảng 2. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố liên quan đến yêu cầu điều trị CHRM của học sinh.
Các yếu tố OR chưa hiệu chỉnh
(KTC 95%)
OR hiệu chỉnh (*)
(KTC 95%)
p
Sai lệch vị trí răng
≤2 (mm) 1 1
>2 (mm) 8,1 (3,6 – 18,2) 4,3 (1,6 –11,8) <0,01
DHC-IOTN
Không cần 1 1
Cần ñiều trị 2,8 (1,7 – 4,8) 0,5 (0,2 – 1,3) >0,05
AC- IOTN
Không cần 1 1
Cần ñiều trị 3,9 (2,3 – 6,5) 1,2 (0,5 – 2,9) >0,05
Nguồn thông tin về CHRM của học sinh
Chưa biết 1 1
Biết ** 1,9 (1,1 – 3,2) 1,4 (0,7– 3,0) >0,05
Hài lòng của học sinh
Hài lòng 1 1
Không 0,05 (0,03 – 0,1) 8,8 (4,2 – 18,3) <0,001
Yêu cầu của phụ huynh
Không muốn 1 1
Muốn 23,1 (12,5 – 42,7) 11,9 (5,8 – 24,7) <0,001
Kiểm định χ2, hồi quy logistic: (*) OR đã hiệu chỉnh khi xét chung tất cả các yếu tố trong bảng, giới tính của học sinh và vùng
địa dư.
Qua phân tích hồi quy logistic, học sinh có
sai lệch vị trí răng > 2 mm có khuynh hướng
muốn điều trị CHRM gấp 4,3 lần học sinh có sai
lệch vị trí răng ≤2 mm (Bảng 2). Cần phải tăng
cường giáo dục SKRM, nâng cao nhận thức về
hậu quả trầm trọng của các đặc điểm sai khớp
cắn, để người dân biết và có yêu cầu điều trị
CHRM không chỉ khi có răng hô, răng mọc lệch
mà còn khi có cắn chéo răng sau, cắn hở
Nguồn thông tin về CHRM và yêu cầu điều
trị CHRM của học sinh
Phần lớn học sinh trong nghiên cứu chưa
biết về CHRM (38,5%). Nguồn cung cấp thông
tin CHRM qua bác sỹ RHM (16%), có 24,5% học
sinh biết qua phương tiện truyền thông, 21% học
sinh biết qua người thân. Tỷ lệ học sinh ở nông
thôn chưa biết về CHRM (51,7%) nhiều hơn ở
thành thị (36,4%), sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).
Với mức độ tiếp cận về CHRM không nhiều,
nguồn cung cấp thông tin CHRM qua bác sỹ
RHM (có giá trị về mặt chuyên môn) quá ít, học
sinh (đặc biệt là ở nông thôn) chưa hiểu rõ về
điều trị CHRM nên tỷ lệ học sinh trong nghiên
cứu muốn điều trị CHRM còn ít.
Sự không hài lòng về hàm răng và yêu cầu
điều trị CHRM của học sinh
Đa số học sinh hài lòng về hàm răng của
mình (70%), không hài lòng về hàm răng (30%),
không có sự khác biệt có ý nghĩa về sự không hài
lòng về hàm răng giữa học sinh nam và nữ giữa
thành thị và nông thôn (p>0,05). Ở lứa tuổi 12,
nhận thức và sự quan tâm về thẩm mỹ giữa nam
và nữ chưa có sự khác biệt nhiều. Điều này góp
phần làm cho không có sự khác biệt có ý nghĩa
về yêu cầu điều trị CHRM của học sinh theo giới,
theo vùng địa dư.
Học sinh không hài lòng về hàm răng của
mình có khuynh hướng muốn điều trị CHRM
gấp 8,8 lần học sinh đã hài lòng (p<0,001) (Bảng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 102
2). Tương tự, nghiên cứu của Badran SA (2010)
cho thấy: yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng yêu
cầu điều trị CHRM là sự không hài lòng về hàm
răng của học sinh(3).
Học sinh ở TP TDM, tỉnh Bình Dương (2012)
không hài lòng về hàm răng của mình do răng
mọc không đều 60%, kế đến là do hô (11,9%),
móm (7,9%). Nghiên cứu của Wang G (1999) cho
thấy khoảng 2/3 trẻ em không hài lòng về hàm
răng của chính mình, nhưng chỉ có 40% trong số
này có yêu cầu điều trị CHRM(27).
Vì sao các học sinh ở TP TDM tỉnh Bình
Dương không muốn điều trị CHRM? Đó là do
học sinh đã hài lòng với hàm răng của mình
(72,8%), do sợ nhổ răng (27,2%).
Nếu học sinh biết về CHRM nhiều hơn, hoặc
được bác sĩ khám và tư vấn sẽ biết lợi ích của
điều trị CHRM (cải thiện thẩm mỹ, chức năng và
tâm lý), hoặc ở lứa tuổi lớn hơn trẻ sẽ chấp nhận
nhổ răng để điều trị cải thiện thẩm mỹ, thì có thể
tỷ lệ học sinh muốn điều trị CHRM sẽ tăng lên.
Yêu cầu điều trị CHRM của phụ huynh cho
con
Có 23,3% phụ huynh ở TP TDM tỉnh Bình
Dương muốn điều trị CHRM cho con, không
muốn điều trị là 76,7%. Tỷ lệ phụ huynh muốn
điều trị CHRM cho con ở TP TDM tỉnh Bình
Dương ít hơn các nghiên cứu thực hiện tại Đồng
Nai (68,6%)(24), TP. Hồ Chí Minh (51,7%)(26), Đà
Nẵng (53,4%)(17).
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự
khác biệt có ý nghĩa về yêu cầu điều trị CHRM
của phụ huynh theo giới của học sinh, theo vùng
địa dư (p>0,05). Phụ huynh ở vùng nông thôn
chưa biết về CHRM (38,3%) nhiều hơn vùng
thành thị (12,5%). Tỷ lệ phụ huynh chưa biết về
CHRM ở TP TDM, tỉnh Bình Dương (16,2%)
tương đương với phụ huynh học sinh ở Đồng
Nai (16,8%)(24) và nhiều hơn của phụ huynh học
sinh ở TP HCM (7%)(26).
Phụ huynh muốn điều trị CHRM cho con thì
khuynh hướng học sinh có yêu cầu điều trị
CHRM tăng gấp 11,9 lần so với học sinh mà phụ
huynh không muốn điều trị CHRM cho con
(Bảng 2). Theo Marque LS (2009) yêu cầu điều trị
CHRM của phụ huynh cho con, sai lệch vị trí
răng >2mm là các yếu tố liên quan có ý nghĩa
đến yêu cầu điều trị CHRM của học sinh(15). Ở trẻ
12 tuổi, nhận thức và sự quan tâm về thẩm mỹ
chưa cao, các yêu cầu của trẻ còn phụ thuộc
nhiều vào cha mẹ. Mong muốn điều trị CHRM
cho con c