Kỹ năng giao tiếp có thể học hỏi và rèn luyện theo thời gian. Nếu bạn luyện
tập thường xuyên những nguyên tắc sau trong giao tiếp, bạn sẽ nói chuyện
thuyết phục hơn và có khả năng gây ảnh hưởng trong bất kỳ hoàn cảnh nào
với bất kỳ ai từ sếp, đồng nghiệp đến khách hàng.
Không yêu cầu những ngôn từ mới, giao tiếp đôi thực ra chỉ cần những kỹ năng để
nói chuyện và giữ cho mối quan hệ diễn ra êm đẹp. Bạn có biết giao tiếp tốt chính
là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc. Vậy thế nào là giao tiếp
tốt? Đó là khi những điều bạn muốn nói được truyền đạt một cách rõ ràng và chính
xác đến người nghe.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những kỹ năng cần thiết để giao tiếp tốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những kỹ năng cần thiết để giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp có thể học hỏi và rèn luyện theo thời gian. Nếu bạn luyện
tập thường xuyên những nguyên tắc sau trong giao tiếp, bạn sẽ nói chuyện
thuyết phục hơn và có khả năng gây ảnh hưởng trong bất kỳ hoàn cảnh nào
với bất kỳ ai từ sếp, đồng nghiệp đến khách hàng.
Không yêu cầu những ngôn từ mới, giao tiếp đôi thực ra chỉ cần những kỹ năng để
nói chuyện và giữ cho mối quan hệ diễn ra êm đẹp. Bạn có biết giao tiếp tốt chính
là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc. Vậy thế nào là giao tiếp
tốt? Đó là khi những điều bạn muốn nói được truyền đạt một cách rõ ràng và chính
xác đến người nghe.
Kỹ năng giao tiếp: Những nhóm kỹ năng cần thiết
Đây là một kỹ năng có thể học hỏi và rèn luyện theo thời gian. Nếu bạn luyện tập
thường xuyên những nguyên tắc sau trong giao tiếp, bạn sẽ nói chuyện thuyết phục
hơn và có khả năng gây ảnh hưởng trong bất kỳ hoàn cảnh nào với bất kỳ ai từ sếp,
đồng nghiệp đến khách hàng.
1. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất
thiết phải luôn trực tiếp. Thông thường, bạn có thể biết điều người kia đang cố nói
thông qua ngôn ngữ cơ thể. Vậy nên nếu bạn đang mắc lỗi với ai đó mà khi có cơ
hội nói chuyện, bạn thấy họ đan chéo tay hay chân thì đó có thể là thời điểm tốt để
bạn xin lỗi
Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó lại là bản năng. Nếu đàn ông nhìn vào mắt bạn thì có
vẻ họ đang thích bạn. Những cử chỉ động chạm đơn giản cũng là dấu hiệu khác cho
biết bạn đang được họ quan tâm. Ví dụ, chạm nhẹ vào chân, cọ tay vào lưng hay
tay bạn, vòng tay qua eo hay cù nhẹ.
2. Kỹ năng diễn đạt
Ở những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩ của người
khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình huống từ xấu
thành tồi tệ. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ thì nên
nói ra.
Trong một mối quan hệ, giao tiếp rõ ràng rất cần thiết để tiến hành mọi việc. Mối
ràng buộc giữa hai bạn có thể nhanh chóng trở nên gay gắt, trừ phi bạn chia sẻ
những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Nếu không biết rõ cái gì đang khiến hai bạn
khó chịu, cả hai rất dễ hiểu nhầm, thậm chí là oán giận lẫn nhau.
Đừng bao giờ giữ riêng vấn đề chung nào cho riêng mình, hãy cởi mở, chia sẻ cho
dù có thể làm hai bạn cãi nhau một chút. Chỉ đến khi nào vấn đề được giải quyết,
bạn mới vui vẻ và thoải mái. Và cũng không có cách nào xử lý trừ phi bạn cho
người kia biết đó là vấn đề cần quan tâm.
Trên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung. Thực tế, nó thường
không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói. Tất cả những sự phức tạp,
rắc rối có thể được đá bung từ một nỗi sợ hãi phản ứng xấu tới việc chọn sai thời
điểm để nói ra. Bất kể trường hợp nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại để đảm
bảo hai bạn đều cùng một điểm xuất phát của vấn đề.
Những nguyên tắc giao tiếp giúp bạn giao tiếp tốt hơn: Sự rõ ràng
1. Nguyên tắc 3S: giúp bạn tránh được những hiểu lầm trong giao tiếp và để
mọi người hiểu rõ bạn muốn gì.
Say what you mean – nói điều bạn nghĩ, sử dụng ngôn từ, câu chữ đơn giản,
rõ ràng, dễ hiểu
Say what you want – nói điều bạn muốn, đưa ra yêu cầu/ý kiến/mong muốn
của mình một cách rõ ràng và trực tiếp
Say what you feel – nói điều bạn cảm nhận.
2. Nói ít hiểu nhiều: nói chậm rãi và bạn có thể dùng những câu nói thông dụng để
diễn đạt ý của mình. Ví dụ, bạn có thể dùng câu “Tiền nào của nấy” để diễn đạt ý
giá cả đi liền với chất lượng và ngược lại.
3. Kỹ năng lắng nghe
Nếu bạn có thể liệt kê những vấn đề trong mối quan hệ đang làm bạn khó chịu thì
hãy xé nó ngay lập tức. Hãy làm nó bốc hơi với những yêu cầu và bạn sẽ đẩy đối
tác vào thế phòng thủ. Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy bắt đầu bằng một
câu hỏi hay dù là bạn phải bắt đầu với một câu hỏi chung chung về mối quan hệ
của hai bạn và chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe.
Tôn trọng những điểm khác nhau: Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là
một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó cho cho
thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình
cũng như tranh luận về chúng. Mặc dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn
đề chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được
hướng giải quyết.
Gặp nhau ở điểm giữa: Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải
quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng
quan điểm của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người
ấy. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của
lối đi tìm giải pháp.
Để cuộc nói chuyện đi đến kết quả như bạn mong muốn, bạn cần đặt mình vào tâm
trạng và hoàn cảnh của người bạn đang nói chuyện để hiểu họ hơn. Lắng nghe giúp
bạn hiểu được những điều họ nói và cả những điều họ không nói ra. Để hiểu được
đối phương bạn cần:
Tập trung vào người đang nói, hướng người về phía trước thể hiện bạn đang
lắng nghe họ. Không nên ngắt lời, đưa ra nhận xét hay bình phẩm khi họ
đang nói.
Khi người nói vừa dứt lời, đừng nên đáp lại ngay. Dừng lại một lúc trước khi
nói giúp bạn hiểu người nói ở mức độ cao hơn.
Đặt câu hỏi. Bạn không nên nghĩ rằng mình hiểu hết những gì mới nghe
thấy. Nếu có bất kỳ khúc mắc nào, đừng ngại hỏi lại “Có phải ý bạn là?”.
Nếu không chắc những gì mình đã nghe hãy lập lại những lời đó để xác nhận
với người nói, ví dụ “Bạn đã nói Như vậy có đúng không?”. Những câu
hỏi này sẽ giúp bạn tránh hiểu nhầm và cũng thể hiện sự quan tâm, lắng
nghe của bạn.
4. Kỹ năng ra quyết định
Đặt cách giải quyết của bạn vào thực tế rồi xem mọi việc diễn ra thế nào. Hãy quan
sát thật ký để điều chỉnh nếu cần thiết. Với thực hành cộng với kinh nghiệm, bạn sẽ
nhận thấy những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp đôi lứa sẽ trở thành bản tính thứ
hai. Từ việc chọn một bộ phim vào tối thứ Sáu để cảm thấy bạn có vẻ cần nhiều
không gian cho sự lãng mạn được thăng hoa, nó đồng nghĩa với việc bạn có trách
nhiệm đối với bất kỳ tình huống nào và cùng nhau tìm kiếm kết quả tích cực
5. Kỹ năng tiếp nhận thông tin
Ai cũng cần thời gian để tiếp nhận những thông tin mới, đặc biệt là những thông
tin hay ý kiến yêu cầu họ thay đổi thói quen hay quan điểm của mình. Theo tự
nhiên, ai cũng nói “Không” trước sự thay đổi hay ý kiến mới. Chính vì vậy, hãy
dành cho người nghe khoảng 72 giờ để tiếp nhận và suy nghĩ về những thông tin
này.
Vì bản chất con người là không thích thay đổi nên khi mở lời về những ý tưởng
mới, bạn nên chọn cách tiếp cận như sau: “Tôi đang nghĩ không biết mình có thể
thực hiện/giải quyết vấn đề này theo hướng này được không? Anh thấy sao?”. Khi
bạn không áp đặt chủ kiến của mình thì người nghe sẽ thấy cởi mở và thoải mái
hơn khi lắng nghe bạn.
Cuối cùng, để giao tiếp tốt, cơ bản là bạn phải đặt trọng tâm vào người mà bạn
đang nói chuyện và tập trung vào câu chuyện. Hãy cởi mở, thân thiện và lịch sự để
những cuộc gặp gỡ không chỉ giúp bạn giải quyết vấn đề nào đó mà còn mang lại
cho bạn những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc lẫn trong cuộc sống!